QUYẾT LIỆT CHỐNG DỊCH DO VIRUS ZIKA
Trước diễn biến phức tạp của dịch do virus Zika, nhất là đã có nghi vấn ca trẻ sơ sinh teo não đầu tiên ở nước ta, ngày 18 -10, Phó Chủ tịch UBND thành phố HCM Nguyễn Thị Thu đã trực tiếp giám sát tại địa bàn quận 2 – nơi đã xuất hiện 2 ca mắc virus Zika…( Sài Gòn giải phóng trang 1)
Cùng chủ đề tin, bài còn có các tin, bài sau:
Tuổi trẻ (trang 5): TP.HCM CÔNG BỐ DỊCH BỆNH ZIKA CẤP PHƯỜNG, XÃ
Lao động (trang 3): TP.HCM CÔNG BỐ DỊCH DO VIRUS ZIKA
Sức khỏe & đời sống (trang 2): TRẺ SƠ SINH ĐẦU TIÊN NGHI MẮC CHỨNG ĐẦU NHỎ DO ZIKA TẠI VIỆT NAM
Tiền phong (trang 6): TPHCM KHẨN TRƯƠNG ĐỐI PHÓ ZIKA
“ÔM HẬN” VÌ KHÔNG CÓ BẢO HIỂM Y TẾ. KỲ 2: “THẢNH THƠI” NẰM VIỆN
Bị trọng bệnh, nhiều người mới thấy giá trị của bảo hiểm y tế khi được chi trả hàng tỷ đồng, khỏi bệnh mà gia đình không “tán gia bại sản”. Các bác sĩ cũng vui lây khi có bảo hiểm y tế “chống lưng”, yên tâm giành giật sự sống cho bệnh nhân từ tay thần chết…(Nông thôn ngày nay trang 5)
SỐT XUẤT HUYẾT Ở BẾN TRE GIẢM, NHƯNG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP
Bác sĩ Đỗ Tấn Hồng – giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Bến Tre – cho biết từ đầu năm đến nay, trên toàn tỉnh Bến Tre đã có 2,359 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2015. Ông Hồng cho biết thêm, số ca mắc sốt xuất huyết tuy đã có chiều hướng giảm so với thời gian trước nhưng diễn biến còn phức tạp…( Tuổi trẻ trang 14)
THỦ TƯỚNG NHẮC NHỞ BỘ Y TẾ VIỆC QUẢN LÝ THUỐC, ĐẤU THẦU THUỐC VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
Ngày 18-10, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng, đã kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ Y tế đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở Bộ Y tế 8 vấn đề.
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những năm qua, ngành y tế đã có nhiều cố gắng, nổi bật là công tác xây dựng thể chế, nhất là khi Chính phủ mới kiện toàn, xây dựng các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng 11 nghị định từ hơn 70 thông tư của Bộ. Đây là thành công lớn.
Cùng với đó, công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe nhân dân được chỉ đạo quyết liệt, có chuyển biến về y đức, về chuyên môn, đầu tư cho các bệnh viện (BV) từ tuyến Trung ương cho tới cơ sở, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là việc nâng cao y đức và quyết tâm giảm tải các BV Trung ương với mục tiêu không để bệnh nhân nằm ghép.
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý Bộ trưởng Bộ Y tế 8 vấn đề, ngoài những nhiệm vụ đã giao.
Theo đó, mặc dù Bộ Y tế và các bộ được phân công đã có nhiều cố gắng, nhưng người dân vẫn rất quan tâm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP), vì kết quả đạt được chưa nhiều. Trong đó, có việc Cục Quản lý Dược nhập salbutamol để sản xuất thuốc, nhưng quản lý sơ hở, có 6/9 tấn trôi nổi trên thị trường có thể bị sử dụng để làm chất tạo nạc trong chăn nuôi. Cùng với đó là thông tin, dù đã được Viện Kiểm nghiệm ATVSTP kiểm tra, nhưng 40.000 thùng hàng nước giải khát vẫn bị nhiễm chì…(Công an nhân dân trang 2)
Cùng chủ đề tin, bài còn có các tin, bài sau:
Nhân dân (trang 3): KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA BỘ Y TẾ
Tiền phong (trang 2): BỘ Y TẾ KHÔNG CHỦ TRƯƠNG CỔ PHẦN HÓA BỆNH VIỆN
Thanh niên (trang 6): BỘ Y TẾ KHÔNG CHỦ TRƯƠNG CỔ PHẦN HÓA BỆNH VIỆN
NGƯỜI BÁC SĨ CÓ ĐÔI BÀN TAY VÀNG, GẮP THÀNH CÔNG HƠN 1.000 CA HÓC DỊ VẬT
Với người dân Bắc Ninh, Bắc Giang và vùng lân cận, khi gặp vấn đề hóc dị vật, người đầu tiên họ tìm đến là Đại tá, PGS.TS Diêm Đăng Thanh, Giám đốc Bệnh viện Quân y 110. Nhiều người nói anh là bác sĩ có bàn tay vàng gắp dị vật, gắp thành công những ca dị vật hy hữu, mang lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc và sức khỏe cho nhiều người không may bị hóc dị vật…( Công an nhân dân trang 6)
BAN HÀNH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ DỊCH VỤ THUÊ, KHOÁN BÊN NGOÀI BỆNH VIỆN
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến vừa ký Quyết định số 6197/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn quản lý dịch vụ thuê, khoán bên ngoài tại bệnh viện.
Theo đó, các loại hình dịch vụ thuê, khoán bên ngoài như: Dịch vụ bảo vệ, an ninh trật tự; Dịch vụ vệ sinh công nghiệp và vệ sinh ngoại cảnh; Dịch vụ bảo quản thi hài người bệnh tử vong trong bệnh viện; Dịch vụ vận chuyển người bệnh không cần trợ giúp của y tế; Dịch vụ vận chuyển người bệnh cần có trợ giúp y tế; Dịch vụ ăn uống trong bệnh viện; Dịch vụ trông giữ xe; Dịch vụ ngân hàng hỗ trợ thanh toán cho người bệnh; Dịch vụ cung cấp hàng hóa, siêu thị mini; Dịch vụ bưu chính viễn thông… đều được quy định rõ ràng và các điều khoản ràng buộc nhằm bảo đảm quyền lợi người bệnh và người nhà bệnh nhân…(Hà Nội mới trang 5)
CHẤN CHỈNH TÌNH TRẠNG CHUYỂN NGƯỜI BỆNH TRÁI QUY ĐỊNH
Bộ Y tế vừa có Công văn số 7537/BYT-KCB gửi Giám đốc các BV trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/ thành phố và Thủ trưởng y tế ngành về việc chấn chỉnh tình trạng chuyển người bệnh ra điều trị ngoài BV trái quy định…(Sức khỏe & đời sống trang 2)
BỘ Y TẾ PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH NHẮN TIN ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO VÙNG LŨ
Để chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vừa qua, trưa ngày 18/10, Bộ Y tế đã phát động quyên góp ủng hộ các địa phương và nhân dân vùng bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống…(Sức khỏe & đời sống trang 2)
Cùng chủ đề tin, bài còn có các tin, bài sau:
Gia đình & xã hội (trang 2): CƠ QUAN BỘ Y TẾ ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG