Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 20/12/2022

  • |
T5g.org.vn - Việt Nam sẽ sản xuất vắc xin phối hợp “5 trong 1”; Hà Nội: Số mắc sốt xuất huyết tuần qua giảm 11% nhưng số tử vong vẫn cao; Thuốc giả - hiểm họa thật…

 

Việt Nam sẽ sản xuất vắc xin phối hợp “5 trong 1”

Bộ Y tế đang xin ý kiến các đơn vị liên quan về dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện 'Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030'.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu: Đến năm 2025, trong nước làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin; sản xuất được tối thiểu 3 loại vắc xin, trong đó có vắc xin phối hợp “5 trong 1” phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bệnh do Haemophilus Influenzae (Hib) và một trong hai bệnh bại liệt hoặc viêm gan B. Đến năm 2030, làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin; sản xuất được tối thiểu 5 loại vắc xin; các vắc xin sản xuất trong nước bảo đảm đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đưa ra các giải pháp về cơ chế, chính sách cho các mục tiêu trên.

Theo đó, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan sẽ nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù, ưu tiên, ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin, nhất là đối với vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới chưa có tại VN; các vắc xin phối hợp; vắc xin phòng các bệnh chưa được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng. (Thanh niên, trang 4).

 

Hà Nội: Số mắc sốt xuất huyết tuần qua giảm 11% nhưng số tử vong vẫn cao

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 1.165 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), số mắc giảm 11% so với tuần trước đó, tuy nhiên số tử vong không giảm...

Ngày 19-12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, trong tuần qua (từ 11-16/12/2022), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.165 ca mắc SXH, giảm 11% so với tuần trước (1.309 ca). Bệnh nhân tập trung đông tại một số quận, huyện như: Hà Đông (176), Đống Đa (77), Phú Xuyên (67), Chương Mỹ (66), Hoàng Mai (66), Thạch Thất (64)...

Đáng chú ý là dù số mắc đã giảm 2 tuần liên tiếp (một phần nguyên nhân do thời tiết chuyển lạnh), tuy nhiên số tử vong không giảm. Tuần này, Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca tử vong ở Đan Phượng và Thường Tín, bằng số tử vong tuần trước và tuần trước nữa.

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố ghi nhận 18.788 ca mắc, 25 ca tử vong; số mắc tăng gấp 5,6 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021 (năm ngoái không có tử vong). Tuýp virus Dengue lưu hành đã xác định được là: DENV1 và DENV2, DENV4.

Cũng theo CDC Hà Nội, trong tuần qua, tại thành phố ghi nhận thêm 22 ổ dịch SXH mới tại: Đống Đa (7), Hà Đông (5), Bắc Từ Liêm (3), Hai Bà Trưng (2), Hoài Đức (2), Đan Phượng (1), Thanh Trì (1), Phúc Thọ (1).

Tính chung trên cả nước, theo số liệu của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, tuần 50/2022 cả nước ghi nhận 7.350 trường hợp mắc SXH, giảm 24% so với tuần trước đó. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 354.282 trường hợp mắc, 133 tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 5 lần, tử vong tăng 107 trường hợp. (Hà Nội mới, trang 7).

 

Thuốc giả - hiểm họa thật

Thuốc chữa bệnh là mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người sử dụng, nên việc đảm bảo an toàn chất lượng thuốc chữa bệnh có vai trò quan trọng đối với công tác điều trị. Dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số hàng vạn mặt hàng thuốc trên thị trường dược phẩm nhưng thuốc giả, thuốc kém chất lượng lại là mối nguy hại vô cùng lớn - không chỉ với sức khỏe người sử dụng mà còn ảnh hưởng kinh tế - xã hội.

Nguyên liệu từ… thức ăn chăn nuôi

Công an quận 8 (TPHCM) vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất tân dược giả, bắt giữ 7 đối tượng và thu gi ữ lượng lớn thuốc giả nhãn hiệu nổi tiếng các loại. Địa điểm sản xuất thuốc giả là bãi xe không số nằm trên đường Cao Lỗ, phường 4, quận 8. Qua khám xét, công an thu giữ gần 9.000 sản phẩm thuốc chữa bệnh các loại, như: Terpin Codein, Decotyl, Asmacort, Glotal… Đây là các loại thuốc kháng sinh, trị ho, hen suyễn, giảm đau. Khai nhận tại cơ quan điều tra, các đối tượng thừa nhận sản xuất tân dược giả là thuốc tây chữa bệnh, sau đó bỏ mối cho các đại lý kinh doanh thuốc để tuồn vào các cửa hàng, chợ thuốc ở TPHCM. Mở rộng phạm vi điều tra, tại các địa điểm trên địa bàn TPHCM, tỉnh Đồng Nai, cơ quan chức năng đã thu giữ gần 30.000 hộp thuốc giả nhãn hiệu các loại. Ước tính số tân dược giả được thu giữ trị giá hàng tỷ đồng.

Trước đó, lực lượng chức năng của Hà Nội đã phát hiện một cơ sở sản xuất tân dược giả quy mô lớn ở thôn Cánh Chủ, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất. Tại cơ sở này, lực lượng chức năng phát hiện hệ thống máy dập vỉ thuốc, máy nén viên và tủ sấy thuốc. Cùng với đó là hơn 90kg thuốc thành phẩm dạng viên nén màu hồng, với 2 loại thành phẩm thuốc có ghi nhãn mác: thuốc Tetracyclin TW3 (250mg) (48 hộp/thùng, 400 viên/hộp), trên nhãn ghi LSX 0321, NSX 07/07/2021, HD: 07/07/2024; và thuốc Sabumol 2mg có số lượng 4.330 vỉ (10 viên/vỉ). Đặc biệt, khi tiến hành kiểm tra về nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia, lực lượng chức năng phát hiện 30 bao Lactose loại 25kg/bao, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn có ghi công dụng là nguyên liệu dùng trong sản xuất… thức ăn chăn nuôi!

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng vừa kiểm tra đột xuất một căn hộ ở tầng 18 chung cư Hanoi Center Point (27 đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân), phát hiện kho tàng trữ thuốc do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận chất lượng. Lực lượng chức năng đã thu giữ gần 150.000 đơn vị thuốc, gồm nhiều loại như: thuốc kháng sinh Tavanic, thuốc chữa ung bướu Femera, thuốc thần kinh Depakin, thuốc huyết áp Plavix, thuốc điều trị mỡ máu Crestor, thuốc trị tiểu đường các loại.

Không chỉ nhiều loại tân dược bị làm giả, mà đông dược cũng bị làm giả rất tinh vi. Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa có thông báo thu hồi thuốc giả Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn. Qua kiểm tra, trên nhãn sản phẩm này ghi số đăng ký VD-93312-13; Cơ sở đông nam dược Thái Sơn (399 Trần Hưng Đạo, Ba Đình, Hà Nội) sản xuất, nhưng thực tế cơ sở này chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và thuốc có trộn Paracetamol.

Đủ chiêu qua mặt cơ quan chức năng

Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm, tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng bị phát hiện chỉ chiếm từ 0,5%-1% trong số hàng vạn mặt hàng thuốc đang lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, đáng báo động là mặt hàng thuốc giả, thuốc kém chất lượng được phát hiện gần đây ngày càng tinh vi và có chiều hướng gia tăng.

Bà Nguyễn Diệu Hà, Chánh văn phòng kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, cho biết, nhiều loại thuốc giả chỉ có thể bị phát hiện khi đặt thuốc thật và thuốc giả cạnh nhau để so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng, tuy nhiên người tiêu dùng rất khó phân biệt điều này.

"Thuốc giả không chỉ bất hợp pháp mà còn là mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Các thuốc giả được sản xuất tại cơ sở không đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn quy định có thể chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc, điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với trường hợp các thuốc dùng đường tiêm hoặc trên những người bệnh bị suy giảm miễn dịch", bà Nguyễn Diệu Hà nhấn mạnh.

Theo PGS-TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc (Bộ Y tế), chia sẻ, quy mô thị trường thuốc giả khoảng 80 tỷ USD/năm. Bên cạnh một số nước tập trung nhiều đường dây sản xuất thuốc giả, thì nhiều nước lại là những thị trường trung chuyển, từ đó xâm nhập vào các quốc gia và khu vực trên thế giới. Nạn thuốc giả, thuốc kém chất lượng hiện diện khắp nơi trên thế giới, nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, nơi có các kênh phân phối phi chính thức phát triển rất mạnh và không an toàn.

Tại Việt Nam, ngoài dược phẩm, thị trường sản phẩm bảo vệ sức khỏe cũng tăng vọt do mô hình bệnh tật đang chuyển đổi sang mô hình các bệnh mạn tính, do tuổi thọ tăng, do thu nhập của người dân tăng và khuynh hướng bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe để phòng chống dịch bệnh. Sức hút của thị trường làm cho số nhà sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng vọt.

Cùng với đó là bùng nổ tình trạng kinh doanh trực tuyến, quảng cáo qua mạng xã hội, internet, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, chat box, bán hàng đa cấp, chuyển hàng qua bưu điện, hoặc qua người vận chuyển khiến tình trạng thuốc giả ngày càng phức tạp.

Theo PGS-TS Lê Văn Truyền, trong bối cảnh hiện nay, các nhà quản lý và sản xuất cần sử dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến khác nhau để tự bảo vệ sản phẩm của mình, như: công nghệ chuỗi khối truyền tải dữ liệu an toàn hệ thống mã hóa, nhận dạng qua tần số vô tuyến, xử lý ảnh kỹ thuật số, đặc biệt là sử dụng trường điện từ tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ được gắn vào sản phẩm để theo dõi sản phẩm từ khâu sản xuất và quá trình phân phối đến tận người tiêu dùng. (Sài Gòn giải phóng, trang 4).


Nước ta có thêm 234 ca Covid-19, 1 bệnh nhân tử vong tại Bến Tre

Chiều 19-12, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 234 ca mắc Covid-19 (tăng 57 ca so với ngày trước đó). Hiện còn 47 bệnh nhân nặng đang phải thở ô xy và có thêm 1 ca mắc Covid-19 tử vong tại Bến Tre.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.523.161 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.450 ca nhiễm).

Về tình hình điều trị, có thêm 24 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 10.610.290 ca. Ngoài ra, hiện có 47 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó có 36 ca thở ô xy qua mặt nạ, 3 ca thở ô xy dòng cao HFNC và 8 ca thở máy xâm lấn.

Về số bệnh nhân tử vong, ngày 18-12 ghi nhận 1 ca tử vong tại Bến Tre. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.180 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam xếp thứ 26/230 quốc gia, vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Về tình hình tiêm chủng, theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 265.168.684 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.154.249 liều; tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.858.364 liều và tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.156.071 liều. (Hà Nội mới, trang 7).

 

Giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, các biến thể mới có thể xuất hiện

Theo thống kê của Bộ Y tế đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; WHO cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại...

Hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi

Bộ Y tế cho biết ngày 16/12, có 333 ca mắc COVID-19, giảm nhẹ so với hôm qua. Ngày 16/12 tiếp tục không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.522.431 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.443 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.610.122 trường hợp; trong số hơn 580 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát số bệnh nhân đang thở oxy là 48 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 41 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 2 ca.

Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Ngày 2/12/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron, có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch.

WHO cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; thậm chí lây lan phổ biến hơn cả Omicron, biến thể chính trên toàn cầu hiện nay. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Tiếp tục theo dõi, cập nhật khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tiêm vaccine phòng COVID-19 để mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

TP HCM: Tiếp tục chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới nổi

Năm 2023, dịch COVID-19 và các loại dịch mới nổi vẫn là thách thức lớn đối với ngành Y tế. Song song đó, ngành Y tế tiếp tục củng cố năng lực y tế cơ sở, đẩy mạnh nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới xây dựng một trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm khu vực.

Đây là những nội dung chính của "Định hướng phát triển và các hoạt động trọng tâm của ngành Y tế thành phố trong năm 2023" do Sở Y tế TP HCM vừa công bố.

Theo Sở Y tế TP HCM, tình trạng miễn dịch cộng đồng trên địa bàn đã đạt được ở mức cao, đồng thời với nỗ lực bao phủ vaccine phòng COVID-19, số ca mắc, số ca nặng và tử vong do COVID-19 tại thành phố bàn tiếp tục được kiểm soát ở mức rất thấp.

Tuy nhiên, các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn liên tục xuất hiện trên thế giới, diễn tiến dịch vẫn còn phức tạp, khó dự đoán, đòi hỏi không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Bên cạnh đó, các bệnh không lây nhiễm sẽ tiếp tục là gánh nặng đối với sức khỏe của người dân. Người mắc các bệnh này cần phải được phát hiện sớm, được điều trị và quản lý tốt.

Do đó ngành Y tế Thành phố sẽ tiếp tục chủ động hơn nữa trong phòng, chống dịch bệnh, phát hiện kịp thời và kiểm soát hiệu quả, không để bùng phát và lan rộng; đồng thời triển khai chăm sóc và quản lý bệnh không lây dựa vào cộng đồng và phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 656,5 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.

Trung Quốc sẽ triển khai chương trình tiêm chủng mũi vaccine tăng cường thứ 2 phòng ngừa COVID-19 cho một số nhóm dân cư nhất định đã được tiêm mũi tăng cường đầu tiên cách đây 6 tháng, nhóm dân cư này là những người thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh cao, người trên 60 tuổi, người có bệnh nền nghiêm trọng và những người có hệ miễn dịch yếu. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang