Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 21/3/2016

  • |
T5g.org.vn - Trẻ bị tay chân miệng tăng chóng mặt; Xét nghiệm hơn 200 mẫu, chưa phát hiện virus Zika; Giảm tải bệnh viện tuyến trên: Nâng cao trình độ cho tuyến dưới…

Trẻ bị tay chân miệng tăng chóng mặt

Thời điểm này, dịch bệnh tay chân miệng tại Hà Nội đang bước vào mùa cao điểm với số bệnh nhi phải nhập viện tăng mạnh. Theo ghi nhận của chúng tôi, chỉ tính riêng khoa Nhi - Bệnh viện Xanh Pôn, hiện có hơn chục bệnh nhi đang điều trị và hầu như ngày nào cũng có vài ca mới nhập viện vì bệnh dịch này. Trong khi tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng liên tục tiếp nhận bệnh nhân.

Tăng nhanh nhưng chưa nhiều ca nặng

Tại khoa Nhi tổng hợp - Bệnh viện Xanh Pôn, khoảng hơn 1 tuần nay, bệnh nhi bị tay chân miệng vào điều trị tăng mạnh và hầu như ngày nào cũng tiếp nhận thêm vài ca mới. Đáng chú ý, hầu hết bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện từ đầu năm đến nay là trẻ em dưới 5 tuổi, nhiều nhất là nhóm trẻ 3 tuổi đang học mẫu giáo, mầm non.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa Nhi tổng hợp - Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, thông thường mùa dịch của bệnh tay chân miệng là từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, song năm nay, dù mới ở giai đoạn đầu của mùa dịch nhưng lượng bệnh nhi phải nhập viện đã tăng rất mạnh.

Qua thăm khám, đa số bệnh nhi nhập viện do tay chân miệng khi bệnh diễn tiến ở giai đoạn độ 2A với các triệu chứng điển hình như sốt cao trên 39 độ C, đã có loét miệng, xuất hiện nốt phồng ở tay, chân. Xét nghiệm chẩn đoán ban đầu có khá nhiều ca dương tính với virus EV71 - chủng virus tay chân miệng gây biến chứng nặng nhưng rất may là đến thời điểm này tại Bệnh viện Xanh Pôn chưa ghi nhận ca mắc tay chân miệng nào biến chứng nặng.

Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, bác sĩ Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, thời điểm này bệnh viện cũng tiếp nhận rải rác các ca bệnh nhập viện do tay chân miệng, hầu hết là bệnh nhi. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay cũng đã tiếp nhận điều trị cho 24 trường hợp mắc tay chân miệng. Trong khi đó, số liệu cập nhật của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 176 ca mắc tay chân miệng rải rác tại 19 quận, huyện, thị xã, chưa có ca tử vong.

Dễ nhầm với nhiều bệnh khác

Bác sĩ Nguyễn Văn Thường cho biết, bệnh nhân mắc tay chân miệng thường diễn biến khoảng 7-10 ngày sẽ tự khỏi. Với những bệnh nhân nhẹ, có thể theo dõi điều trị tại nhà. Việc điều trị chủ yếu là giảm đau, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, hạn chế vận động, vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể diễn tiến rất nhanh, người bệnh có thể gặp phải 3 biến chứng nguy hiểm là viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Do vậy, quan trọng nhất là phải theo dõi chặt diễn tiến bệnh của bệnh nhân để có thể đưa bệnh nhân đi viện điều trị kịp thời nếu phát hiện triệu chứng của biến chứng. Nếu thấy bé giật mình chới với, sốt cao liên tục, đi đứng lảo đảo, ngồi không vững, run tay khi cầm vật dụng, yếu tay chân nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả là vệ sinh cá nhân và vệ sinh - khử khuẩn môi trường (sàn nhà, đồ đạc, vật dụng thường có tiếp xúc với bàn tay…). Trẻ bị bệnh phải được cách ly, cho nghỉ học để không lây nhiễm bệnh sang các bạn khác.

Cũng theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng khi mới khởi bệnh rất dễ nhầm với triệu chứng của một số bệnh khác như viêm da, thủy đậu, sốt xuất huyết, viêm đường tiêu hóa, sốt virus, viêm màng não… do đó không được phép chủ quan.

Có thể phân biệt tay chân miệng với một số bệnh khác thông qua các biểu hiện, triệu chứng sau: với bệnh tay chân miệng, các bóng nước (nốt ban) xuất hiện nhanh trên niêm mạc miệng và vỡ ra tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt, bóng nước cũng xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay và lòng bàn chân; với bệnh viêm da mủ, các ban gây đau, đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng; với bệnh thủy đậu, các ban nổi rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào…

Trời nồm, trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp

Bác sĩ Nguyễn Văn Thường cho biết, thời tiết nóng - lạnh thất thường, cộng thêm trời nồm, độ ẩm không khí cao như thời điểm này là điều kiện khiến hầu hết các dạng bệnh mãn tính, bệnh liên quan đến đường hô hấp đều dễ trở nặng, nhất là hen, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên...

Nhiều trẻ bị viêm tiểu phế quản với những cơn ho dai dẳng, dễ phù nề đường thở gây khó thở, trong khi bệnh lại không đặc hiệu với kháng sinh nên việc điều trị phải rất kiên trì. Ngoài ra, các bệnh sởi, thủy đậu cũng rất dễ bùng phát trong điều kiện thời tiết như hiện nay.( An ninh thủ đô trang 6)

Xét nghiệm hơn 200 mẫu, chưa phát hiện virus Zika

Bộ Y tế cho biết, tính đến thời điểm này, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur trên cả nước đã lấy hơn 200 mẫu xét nghiệm bệnh phẩm để xét nghiệm phát hiện trường hợp nhiễm virus Zika…Kết quả cho thấy, tất cả các trường hợp được xét nghiệm đều âm tính với virus Zika. Như vậy, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus Zika.( An ninh thủ đô trang 6, Sức khỏe & đời sống trang 2)

Giảm tải bệnh viện tuyến trên: Nâng cao trình độ cho tuyến dưới

Ngày 19-3-2016, lần đầu tiên, Bệnh viện (BV) Sản nhi Quảng Ninh đã phẫu thuật vết thương sọ não cho bệnh nahan mới 35 ngày tuổi và cứu sống cháu bé bị vết thương rất hiểm nghèo. Trước đó, tháng 2-2016, BV Sản nhi Bắc Giang cũng cứu sống một em bé so sinh bị suy hô hấp và bị gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi trong quá trình cấp cứu, sức khỏe cực kỳ nguy hiểm. Kết quả này chính là thành công của quá trình chuyển giao tiếp nhận kỹ thuật của các BV tuyến tỉnh từ BV Nhi trung ương những năm qua, theo chủ trương của Bộ Y tế, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở địa phương và giảm tải cho các BV tuyến Trung ương…(Công an nhân dân trang 6)

Vụ tử vong do mổ chân: Bệnh viện hỗ trợ 100 triệu đồng cho gia đình nạn nhân

Sau cái chết “tức tưởi” của bà Trần Thị Là (SN 1969, trú thôn Thạch Bồ, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Ngày 19.3, Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã trực tiếp đến nhà và hỗ trợ số tiền 100 triệu đồng nhằm chia sẻ đau thương, mất mát với gia đình bệnh nhân.

Tại đám tang bà Là, lãnh đạo bệnh viện đã thắp hương và bày tỏ sự đồng cảm trước nỗi đau của gia đình. Theo Phó GĐ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng - Lê Đức Nhân, sau cái chết đáng tiếc của bệnh nhân Là, công đoàn bệnh viện kêu gọi các khoa, phòng tự nguyện quyên góp để chia sẻ cùng gia đình bệnh nhân với số tiền là 100 triệu đồng.

Cũng trong ngày, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu GĐ Sở Y tế Đà Nẵng chỉ đạo BV Đà Nẵng thành lập Hội đồng chuyên môn xác minh nguyên nhân bà Là tử vong. Qua đó làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân tham gia trong suốt quá trình chẩn đoán, điều trị cho bà Là.

Trước đó, chiều 17.3, người nhà bà Là đã kéo đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để bày tỏ bức xúc về sức khỏe hiện tại của bà Là và yêu cầu các bác sĩ tại đây cho biết nguyên nhân.

Ngày 6.3, do bất cẩn, bà Là bị vấp ngã ngay trước hiên nhà và được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Sau khi các bác sĩ chẩn đoán bị gãy chân, bà Là về nằm tại Khoa ngoại chấn thương.

Tuy nhiên, đến chiều ngày 15.3, bà Là mới được đưa đi phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Khoảng 18h cùng ngày, bà Là phẫu thuật xong và đưa sang chăm sóc tại Khoa hồi sức ngoại khoa. Và dù sau khi ca phẫu thuật kết thúc, và Là vẫn khá tỉnh táo, nói chuyện rất nhiều thì bất ngờ đến rạng sáng ngày 18.3, đã tử vong.( Lao động trang 3)

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bệnh nhân Lê Thị Hà Vi

Liên quan đến vụ việc em Lê Thị Hà Vi trú xã Ea B’hốk, huyện Cư Kuin (Đắk LắK) bị cưa chân do sự tắc trách của bác sĩ bệnh viện Cư Kuin, chiều ngày 19/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm, động viên Vi đang điều trị tại Khoa Chấn thương – Chỉnh hình, BV Chợ Rẫy…(Sức khỏe & đời sống trang 2)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang