Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 21/8/2017

  • |
T5g.org.vn - Các bệnh viện cam kết đãi ngộ bác sĩ giỏi; Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội; Yêu cầu Hà Nội chấn chỉnh các đội xung kích diệt bọ gậy; ...

 

Các bệnh viện cam kết đãi ngộ bác sĩ giỏi

Chiều 20-8, Trường đại học Y Hà Nội tổ chức “Ngày hội việc làm” thu hút đại diện lãnh đạo của các bệnh viện công lập và tư nhân và sinh viên tham dự.

Tại ngày hội, đại diện các bệnh viện cho biết, đều có nhu cầu tuyển dụng bác sĩ, điều dưỡng cho các chuyên ngành: ngoại, sản, nhi, tai mũi họng… với chế độ đãi ngộ, thu hút khi đáp ứng nhu cầu tuyển dụng… Các nhà tuyển dụng nêu rõ yêu cầu: Các bác sĩ về công tác cần chăm chỉ và trung thực; không ngừng nâng cao y đức; xác định làm nghề y là phải học tập, trau dồi kiến thức, trình độ để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh và cộng đồng (Nhân dân ,trang 5).

 

Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội

Sáng ngày 20/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Sáng ngày 20/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Cùng tham gia với Đoàn, về phía Hà Nội có đồng chí Ngô Văn Quý- phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội và các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội

Theo phân mức trên bản đồ dịch tễ của Hà Nội, Quận Tây Hồ hiện là một trong các quận, huyện đang ở mức cam (mức 2) của dịch. Từ đầu năm đến nay Quận Tây Hồ ghi nhận gần 300 ca, cao nhất phường Thuỵ Khuê 67 ca.

Báo cáo với Bộ trưởng, TS Vũ Đức Chính, Trưởng Khoa Ký sinh trùng và côn trùng của Viện Sốt rét và ký sinh trung TW  cho biết, qua kiểm tra ngẫu nhiên, ông cùng các chuyên gia đi bắt muỗi của Viện đã phát hiện 5 ổ bọ gậy ở hai hộ gia đình trong ngõ 282 phố Thụy Khuê, mỗi ổ bọ gậy khoảng hơn 10 con một ổ, trong đó 4 ổ chứa muỗi aedes truyền bệnh sốt xuất huyết: tại lọ hoa cây phất lộc để góc cầu thang, sân thượng, phế thải, họng sàn thoát nước.

Cũng theo TS Vũ Đức Chính, do địa bàn này mới được phun hóa chất diệt muỗi nên các chuyên gia không bắt được muỗi. Tuy nhiên Bộ trưởng nhấn mạnh, việc phun hóa chất là “hạ hỏa”diệt muỗi, nếu không diệt lămg quăng, bọ gậy đúng cách, liều lượng thì sẽ tiếp tục phát sinh các ổ lăng quăng mới.

Kiểm tra hai lọ bọ gây do các chuyên gia vừa "bắt" được, Bộ trưởng cho biết đây là loại bọ gậy ở tuổi 3, khoảng vài ngày nữa sẽ nở thành muỗi. Do đó Bộ trưởng đề nghị sau 1 tuần tiếp tục phun lại để diệt nguồn muỗi phát sinh. Bộ trưởng cũng yêu cầu tiếp tục tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch, loại bỏ các tâc nhân chứa lăng quăng, bọ gậy chứ ngành y tế và các ngành vào cuộc mà người dân không hợp tác thì khó hiệu quả.

Kiểm tra tại công trường trên ngõ 2, phố Văn Cao- phường Thụy Khuê nơi đang phun hóa chất diệt muỗi, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã hỏi cán bộ phun hóa chất rất kỹ về thành phần, tỷ lệ pha hóa chất như thế nào? Cán bộ phun hóa chất có được tập huấn phun như thế nào để đảm bảo phun đạt yêu cầu?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, phun hóa chất chỉ diệt được muỗi mang mầm bệnh, nếu không duy trì diệt bọ gậy thì sau 2 tuần lại có. Quan trọng nhất vẫn là diệt bọ gậy. Do đó, Bộ trưởng tiếp tục yêu cầu Hà Nội tập trung phun chợ, các phòng khám đa khoa, các bệnh viện, rạp chiếu phim, nơi biểu diễn nghệ thuật tập trung đông người- nơi công cộng tập trung đông người.

"Khi phun phải hướng dẫn cán bộ phun đề nghị người dân mở cửa để hóa chất vào nhà và tập huấn cho lái xe phải phun theo chiều gió. Phun cả trong nhà và ngoài hiện trường để diệt cả muỗi cái và muỗi đực"- Bộ trưởng nhấn mạnh

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Phó chủ tịch phường Thuỵ Khuê cũng thừa nhận một bộ phận người dân vẫn thờ ơ, chủ quan.

Tại cuộc làm việc sau đó với Hà Nội về công tác phòng chống dịch diễn ra tại Trung tâm y tế Quận Tây Hồ, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đề nghị Hà Nội họp chấn chỉnh các đội xung kích diệt bọ gậy, vì vẫn phát hiện bọ gậy.

Theo thống kê của ngành y tế Hà Nội đến thời điểm này Hà Nội đã có trên 18.000 ca mắc sốt xuât huyết, 7 trường hợp tử vong.

Theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, Ngô Văn Quý cho biết, trong 4 ngày qua số ca mắc sốt huyết có chững lại. Trong tuần này, thành phố cố gắng hạ hỏa dịch, phun đồng bộ, cuốn chiếu; trong thứ 7, chủ nhật cố gắng phun tất cả trường học từ trường mầm non, cấp 1-2-3, đại học trên địa bàn, trong tuần tập trung phun khu chợ. Hà Nội hy vọng trong thời gian tới sẽ khống chế được dịch. Sắp tới, thành phố huy động học sinh tự kiểm tra bọ gậy tại chính hộ gia đình

Từ tuần trước, Hà Nội đã tiến hành phân 3 mức độ vùng dịch tễ ( đỏ, da cam, vàng), căn cứ trên số ca  bệnh, tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân, mật độ muỗi, bọ gậy, phân lập virus...

Và hiện 12 quận, huyện của Hà Nội vẫn ở trong mức báo độ đỏ về sốt xuất huyết. Một số quận, huyện vẫn là điểm nóng sốt xuất huyết với số ca sốt xuất huyết cao:  Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân... tập trung đến 90% bệnh nhân toàn thành phố (Sức khỏe & đời sống, trang 1; Lao động, trang 2; Công an nhân dân, trang 6; Sài Gòn giải phóng, trang 11).

 

​Yêu cầu Hà Nội chấn chỉnh các đội xung kích diệt bọ gậy

Sáng 20.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại P.Thụy Khuê (Q.Tây Hồ, Hà Nội).

Hiện toàn phường có 66 ca mắc, với 17 ổ dịch ghi nhận trong các tháng gần đây. Một số người dân ở ngõ 282 phố Thụy Khuê cho biết ở đây muỗi không nhiều, nhân viên y tế đã phun hóa chất nhưng vẫn có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tại một hộ dân trong ngõ này, các chuyên gia của Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng T.Ư phát hiện 4 ổ bọ gậy (lăng quăng) trong các bình chứa nước trồng cây, họng ống thoát nước và dụng cụ trên sân thượng đọng nước mưa. Đây cũng là những nơi đội xung kích của P.Thụy Khuê từng đến tìm diệt bọ gậy nhưng đã bỏ sót. Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu ngành y tế và các quận, huyện rút kinh nghiệm, chỉ đạo sát sao và tập huấn kỹ để các đội xung kích diệt bọ gậy hoạt động hiệu quả hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lưu ý, phun hóa chất chỉ diệt được muỗi mang mầm bệnh, nếu không duy trì diệt bọ gậy thì sau 2 tuần lại có lứa muỗi mới, nên quan trọng nhất vẫn là diệt bọ gậy. Bà Tiến yêu cầu ngành y tế Hà Nội tiếp tục tập trung phun hóa chất diệt muỗi tại khu vực công cộng.

Tại cuộc làm việc với TP.Hà Nội về công tác phòng chống dịch diễn ra tại Trung tâm y tế Q.Tây Hồ, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đề nghị TP chấn chỉnh các đội xung kích diệt bọ gậy để hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt, cần kiểm soát nguy cơ dịch bùng phát khi tới đây khoảng 1 triệu sinh viên về nhập học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. (Thanh niên, trang 4; An ninh thủ đô, trang 3).

 

​Nhiều bệnh viện vẫn không công nhận kết quả xét nghiệm liên thông

TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, có bệnh nhân sáng làm xét nghiệm máu ở Bệnh viện Thanh Nhàn, chiều làm lại ở Bệnh viện Bạch Mai nhưng kết quả khác nhau hoàn toàn.

Sau 20 ngày đầu tiên thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm tại 37 bệnh viện tuyến Trung ương, đến nay, số xét nghiệm được liên thông, tức là được các bệnh viện công nhận của nhau còn rất ít. Thực tế này cho thấy, kỳ vọng tiết kiệm chi phí và thời gian khám chữa bệnh vẫn chưa được như mong muốn.

Liên thông rất ít

Là bệnh viện hạng đặc biệt, mỗi năm thực hiện trên 11 triệu xét nghiệm hóa sinh, hơn 1 triệu xét nghiệm huyết học và 1,4 triệu xét nghiệm vi sinh… nên nếu Bệnh viện Bạch Mai công nhận kết quả xét nghiệm mà bệnh nhân đã thực hiện từ bệnh viện khác chuyển đến chắc chắn sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho người bệnh. Thế nhưng, thực tế từ 1-8, khi bắt đầu thực hiện chủ trương liên thông kết quả xét nghiệm, đến nay, số xét nghiệm được liên thông tại Bệnh viện Bạch Mai còn khá ít.

TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Bạch Mai lý giải, danh mục 65 xét nghiệm về huyết học, hóa sinh, vi sinh mà Bộ Y tế cho phép được liên thông kết quả xét nghiệm và liên thông có điều kiện so với tổng số các xét nghiệm Bệnh viện Bạch Mai đang làm là một con số không lớn. 

Hơn nữa, theo nguyên tắc, việc liên thông chỉ áp dụng cho một số xét nghiệm mà kết quả có giá trị trong một thời gian nhất định, bệnh viện cũng chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của bệnh viện khác có chất lượng tương đương hoặc cao hơn. Trong khi trên thực tế, đa phần người bệnh chuyển từ tuyến dưới lên, phòng xét nghiệm ở các bệnh viện tuyến dưới khó có thể đạt tiêu chuẩn bằng hoặc cao hơn so với Bệnh viện Bạch Mai. Đấy là chưa kể với rất nhiều loại xét nghiệm, kết quả có thể thay đổi rất nhanh theo từng giờ. Do vậy, chỉ một số xét nghiệm có tính bền vững, ít biến đổi theo thời gian thì  không phải thực hiện lại. Còn với đa số xét nghiệm khác, nếu không cho làm xét nghiệm lại, bác sĩ rất khó để chẩn đoán và chỉ định điều trị. 

TS Dương Đức Hùng dẫn chứng, trong giai đoạn dịch sốt xuất huyết hiện nay, có bệnh nhân phải thực hiện xét nghiệm tiểu cầu mỗi tiếng một lần, có khi buổi sáng xét nghiệm còn 70.000 thì đến trưa chỉ còn 30.000. “Hay có bệnh nhân buổi sáng làm xét nghiệm men gan ở Bệnh viện Thành Nhàn, chiều sang Bệnh viện Bạch Mai bác sĩ vẫn yêu cầu xét nghiệm lại. Bệnh nhân cũng thắc mắc nhưng kết quả cho ra hoàn toàn khác nhau. Điều này không hẳn do chất lượng xét nghiệm khác nhau mà bệnh tình bệnh nhân nặng thêm” - TS Dương Đức Hùng lấy ví dụ. 

Không thể cứng nhắc 

Phân tích thêm về vấn đề này, TS Dương Đức Hùng cho biết, không phải Bệnh viện Bạch Mai không tin tưởng các bệnh viện khác mà cơ bản là do các phòng xét nghiệm có chuẩn khác nhau, sai số có thể xảy ra nên việc xét nghiệm lại là đảm bảo quyền lợi của người bệnh. “Việc giảm chi phí, thời gian cho người bệnh là rất cần thiết song không phải là tất cả, điều quan trọng là cần xét nghiệm chính xác để có hướng điều trị cho bệnh nhân”. 

Tương tự, TS Nguyễn Xuân Hiền, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh -  Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bác sĩ là người chịu trách nhiệm trước quyết định có nên làm lại xét nghiệm của bệnh nhân hay không, do vậy, việc này tùy theo thực tế điều trị chứ không thể cứng nhắc, kể cả với các bệnh viện đồng hạng được phép liên thông kết quả xét nghiệm…

Trước lo ngại về việc các bác sĩ có thể lạm dụng việc xét nghiệm nhằm trục lợi, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khẳng định lo ngại trên là hoàn toàn không có cơ sở vì mỗi quyết định của bác sĩ đều dựa trên sức khỏe của bệnh nhân và lương tâm của người thầy thuốc.

Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, việc liên thông kết quả xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế ban hành là quyết định đúng đắn, vừa thuận tiện cho bệnh nhân vừa đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh, giảm chi phí xét nghiệm, thủ tục hành chính. “Xét nghiệm bất kỳ cơ sở nào cũng quan trọng. Đó là tài liệu tham khảo, để nhân viên y tế hiểu hơn về tiền sử bệnh của bệnh nhân” - đại diện Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ. 

Cũng theo đại diện Bệnh viện Bạch Mai, đích hướng tới của việc liên thông này không chỉ là liên thông kết quả xét nghiệm mà còn là liên thông kết quả chẩn đoán hình ảnh, kết quả siêu âm và đặc biệt là liên thông các thông tin của người bệnh. Một khi các bệnh viện liên thông với nhau thì người bệnh và bác sĩ điều trị đều được lợi bởi lẽ bác sĩ chỉ cần “bấm nút” là có thể truy xuất được thông tin về không chỉ một vài kết quả xét nghiệm mà là cả quá trình diễn biến điều trị trước đó của người bệnh. (An ninh thủ đô, trang 6).

 

Phát động chương trình “Bữa ăn an toàn”

Sáng 20-8, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phối hợp các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công thương Hà Nội phát động chương trình "Bữa ăn an toàn". Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Ðức Ðam dự.

Chương trình "Bữa ăn an toàn", nhằm nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc tiêu dùng thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2017 - 2020 và được chia làm bốn giai đoạn. Giai đoạn một, chương trình được triển khai tại năm khu chung cư và đến giai đoạn bốn sẽ nhân rộng ra 30 khu dân cư, với việc xây dựng các gian hàng cung cấp thực phẩm sạch cố định tại những nơi này…

Phát biểu ý kiến tại lễ phát động, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam cho rằng: Bảo đảm an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm lương tâm của tất cả mọi người. Do vậy, mọi người không chỉ nói "không" với thực phẩm bẩn, mà cần phải lên án và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Mỗi người dân, mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp và mỗi địa phương trên cả nước cần có những hành động thiết thực, cụ thể để bảo đảm an toàn thực phẩm… Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam đề nghị, các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện, cổ vũ việc sản xuất, kinh doanh sản xuất thực phẩm an toàn; nhân rộng chương trình này trên địa bàn TP Hà Nội và tại các địa phương trên cả nước thời gian tới. (Nhân dân, trang 2; Lao động, trang 2; Nông thôn ngày nay, trang 11).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang