Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 23/07/2016

  • |
T5g.org.vn - Hãi hùng thuốc… 3 không; Vụ xông vào Bệnh viện Quốc Ánh chém người: Khởi tố 11 đối tượng…

Hãi hùng thuốc… 3 không

Lâu nay thị trường dược phẩm vẫn tồn tại nhiều loại thuốc không chất lượng, không nguồn gốc, không giấy phép. Và nay, thuốc “3 không” như vậy đang len lỏi vào tận nhà thuốc, thậm chí bệnh viện.

Tình trạng này đã rộ lên trong thời gian gần đây và Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã “trảm” không ít sản phẩm thuốc, công ty dược sai phạm. Một lần nữa, việc kiểm soát chất lượng thuốc trở nên báo động hơn bao giờ hết.

Nhan nhản thuốc…dỏm

Qua công tác quản lý, giám sát, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa phát hiện và đình chỉ lưu hành hàng loạt thuốc kháng sinh không đạt tiêu chuẩn chất lượng, có cả thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu nước ngoài (thuốc Ấn Độ). Cụ thể như thuốc Philtadol do Công ty TNHH Phil Inter Pharma (Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, huyện Thuận An, Bình Dương) sản xuất. Đây là thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh từ nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp dưới, bị Cục Quản lý dược đình chỉ lưu hành do không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu định lượng. Hay như thuốc viên nén bao phim Rom-150 tablets do Công ty Zee Laboratories (Ấn Độ) sản xuất, Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha nhập khẩu. Loại thuốc này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan…

Ngoài hàng chục loại thuốc bị đình chỉ trong thời gian gần đây, từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý dược cũng đã xử phạt vi phạm hành chính gần 40 công ty dược phẩm các loại. Trong đó có 8 doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm chất lượng thuốc. Đáng nói là có công ty dược ngang nhiên dùng nguyên liệu “dỏm” để sản xuất thuốc. Đó là Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) bị cơ quan chức năng tạm đình chỉ hoạt động 3 tháng kể từ tháng 6-2016. Nguyên do công ty này đã sử dụng nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất thuốc thành phẩm và bán ra thị trường…

Thực tế cho thấy, tình trạng thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc đang ngày càng nhiều. Giữa tháng 7 này, Bộ Công an cũng đã bắt giữ gần 5.000 hộp thuốc tây không rõ nguồn gốc với hơn 234.000 đơn vị sản phẩm (gồm viên, ống, lọ) do bà Nguyễn Thị Mỹ D. “thu gom” để phân phối cho các hiệu thuốc ở TPHCM. Trước đó, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cũng đã phát hiện hệ thống nhà thuốc Minh Châu (đường Hai Bà Trưng, quận 1, TPHCM) buôn bán hàng ngàn loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không nguồn gốc, hóa đơn chứng từ. Đáng quan ngại trong đó có cả trăm loại thuốc đặc trị các bệnh nan y, thuốc kháng sinh…

Khó kiểm soát!

Theo Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI&ADR quốc gia), từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hàng loạt loại thuốc phản ứng có hại. Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2016 đã ghi nhận 300 báo cáo phản ứng có hại của thuốc nghi ngờ liên quan đến hoạt chất Cefotaxim. Cục Quản lý dược cũng đã yêu cầu tạm ngừng mua, bán và sử dụng trên toàn quốc đối với thuốc chứa hoạt chất Cefotaxim như Tarcefoksym dạng bột pha tiêm 1g/lọ kể từ ngày 28-6 vừa qua. Hồi tháng 3-2016, Trung tâm DI&ADR quốc gia cũng đã ghi nhận thuốc Necpim (cefepim) do Ấn Độ sản xuất có số lô VPIB14001 gây phản ứng chuỗi cho 3 trường hợp sốc phản vệ, tím người, run tay chân… Theo TS Nguyễn Quốc Bình, Trung tâm DI&ADR quốc gia tại TPHCM, tình trạng phản ứng có hại của thuốc được báo cáo có sự gia tăng hàng năm với trung bình trên 1.000 báo cáo/năm. Tuy nhiên, còn rất nhiều trường hợp phản ứng có hại do thuốc khác chưa được các cơ sở khám chữa bệnh báo cáo đầy đủ.

Theo các chuyên gia y tế, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường dược phẩm đang đặt ra những lo ngại về chất lượng thuốc. Thậm chí thị trường đã xuất hiện những loại thuốc có giá rẻ dưới cả giá thành sản xuất (!?). Tại hội nghị Đại hội đồng Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế mới đây, Interpol cảnh báo Việt Nam và các nước châu Á đang là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm sản xuất, buôn bán thuốc giả. Còn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo có tới 68% thuốc trị sốt rét ở các nước Lào, Việt Nam, Campuchia được phát hiện là “dỏm” và kém chất lượng. Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc phổ biến và đắt tiền khác cũng thường bị làm giả, kể cả thuốc trị ung thư.

Tuy nhiên, trong khi thủ đoạn sản xuất, kinh doanh thuốc giả, kém chất lượng ngày càng tinh vi, phức tạp thì năng lực quản lý, kiểm tra, kiểm nghiệm của các cơ quan quản lý còn hạn chế. Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cần nâng cao tính chủ động phòng chống của doanh nghiệp có sản phẩm; nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các trung tâm, viện kiểm nghiệm ở trung ương lẫn địa phương. Để hạn chế thuốc “dỏm”, Cục Quản lý dược cũng đã yêu cầu buộc kiểm tra chất lượng 100% lô thuốc nhập khẩu của công ty đã từng có thuốc vi phạm chất lượng… Mặt khác, Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần tăng cường kiểm tra, giám sát các công ty nhập khẩu, kinh doanh thuốc trên địa bàn về việc thực hiện quy định về quản lý chất lượng thuốc, chú trọng kiểm tra việc thực hiện thông báo thu hồi thuốc kém chất lượng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành. (Sài gòn giải phóng (trang 3).

Vụ xông vào Bệnh viện Quốc Ánh chém người: Khởi tố 11 đối tượng

Ngày 22-7, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân (TPHCM) cho biết, vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng gồm Sỳ Vĩnh Sáng (tự “A Tày”, 55 tuổi), Sín Hỷ Phí (37 tuổi, em vợ Sáng), Cổ Vũ Linh (24 tuổi) và Trần Minh Đương (28 tuổi), tất cả đều ngụ quận Bình Tân để điều tra, xử lý về hành vi “Cố ý gây thương tích”. - See more at: http://www.sggp.org.vn/phapluat/2016/7/428048/#sthash.AL1zgc6P.dpuf Đây là các nghi can có liên quan đến vụ nhóm côn đồ xông vào Bệnh viện Quốc Ánh (quận Bình Tân) chém bệnh nhân đang cấp cứu hôm 5-6, gây hoang mang dư luận.

Ngoài các đối tượng nói trên, hiện công an cũng đang truy bắt 2 đối tượng bỏ trốn là Sín Nhục Diện (40 tuổi) và Nguyễn Thanh Long (16 tuổi) cùng ngụ quận Bình Tân, đồng thời ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 5 đối tượng khác để điều tra, xử lý 2 hành vi “Cố ý gây thương tích” và “Gây rối trật tự công cộng”. Trước đó, tối 5-6, Cổ Chí Linh (24 tuổi, em ruột Cổ Vũ Linh) và Trần Minh Đương đang được cấp cứu tại Bệnh viện Quốc Ánh thì bất ngờ bị Sỳ Vĩnh Sáng cùng một nhóm hơn 10 người mang theo mã tấu, dao, kiếm xông vào chém làm Linh và Đương trọng thương. Sự việc gây náo loạn cả bệnh viện. Nhận tin báo, Công an quận Bình Tân vào cuộc điều tra, truy xét và lần lượt bắt giữ một số đối tượng liên quan.

Làm việc với công an, Sỳ Vĩnh Sáng và những người trong nhóm khai do mâu thuẫn và ẩu đả với nhóm của Cổ Vũ Linh, Cổ Chí Linh và Trần Minh Đương từ chiều 5-6, đến tối cùng ngày khi phát hiện nhóm đối phương đang cấp cứu tại Bệnh viện Quốc Ánh thì tiếp tục lao vào truy sát.

Theo Công an quận Bình Tân, liên quan đến vụ việc nói trên, đến nay cơ quan này đã khởi tố 11 đối tượng trong cả hai băng nhóm. Đa số các đối tượng bị khởi tố đều dưới 16 tuổi. Riêng đối tượng Sỳ Vĩnh Sáng (tự “A Tày”, biệt danh “Hùm xám cây Da Sà”) là trùm giang hồ có “số má” ở TPHCM, từng là một “mắt xích” trong đường dây tội phạm của Năm Cam, 4 lần bị đưa đi cải tạo và ở tù vì các tội đánh bạc, chống người thi hành công vụ… Sau nhiều lần xộ khám, “Hùm xám cây Da Sà” tỏ ra tinh ranh hơn khi giả vờ hoàn lương nhưng âm thầm quy tụ đàn em hoạt động bảo kê, làm ăn phi pháp.  (Sài gòn giải phóng (trang 7), Công an nhân dân (trang 5).

Công bố 3 số điện thoại nóng của ngành y tế Hà Nội

Sáng nay, 22-7, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị đối thoại với các tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực y, dược tư nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế Hà Nội. Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, Sở Y tế đã cấp 19.128 chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề trong và ngoài công lập; cấp 2.931 giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, trong đó có 145 giấy phép cho phòng khám đa khoa, 2.221 phòng khám chuyên khoa và cơ sở dịch vụ y tế, 565 phòng chẩn trị y học cổ truyền.

Trong lĩnh vực dược, 6 tháng đầu năm nay, Sở Y tế Hà Nội đã cấp 7.156 chứng chỉ hành nghề dược, 6.408 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bao gồm 3.068 nhà thuốc và 2.115 quầy thuốc.

Tại buổi đối thoại này, Sở Y tế Hà Nội đã công bố 3 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân. Cụ thể: Số máy 04.39985765 tiếp nhận thông tin phản ánh chung về các lĩnh vực của ngành y tế; số máy 04. 37343622 giải thích các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của Sở Y tế; số điện thoại 04.39902390 tiếp nhận phản ánh của người dân về hoạt động của bộ phận một cửa.

TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, qua đối thoại trực tiếp, qua thư góp ý, qua đường dây nóng, lãnh đạo Sở Y tế mong nhận được những ý kiến phản ánh về tinh thần, thái độ của cán bộ thực thi công vụ để Sở Y tế xử lý các cán bộ gây khó khăn, yêu sách với người dân trong giải quyết công việc. Mục đích cao nhất là xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân, vì người dân. Ngược lại, về phía tổ chức, cá nhân người hành nghề cũng phải hoạt động đúng quy định của pháp luật khi được Sở Y tế Hà Nội cấp phép.

Được biết, trong thời gian vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân. Cụ thể như giảm 50% thời gian cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; cải cách nhiều nội dung trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong cấp phép hành nghề y, dược tư nhân và mỹ phẩm... Hiện tại, Sở Y tế đang làm các thủ tục để có thể tiến hành cấp phép trên mạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 vào tháng 8 tới. (An ninh Thủ đô (trang 2).

Đình chỉ bác sĩ mổ nhầm tay

Chiều 22/7, ông Hoàng Văn Hảo, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An, cho biết, Sở đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An báo cáo hình thức kỷ luật bác sĩ và ê kíp mổ nhầm tay bệnh nhân; đình chỉ công tác một tháng đối với bác sĩ tiến hành ca mổ. Ông Trần Văn Tuấn, người tiến hành ca mổ, bị kỷ luật với hình thức “Cảnh cáo trước toàn bệnh viện, đình chỉ công tác trong vòng một tháng và phải chịu trách nhiệm toàn bộ về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nếu có di chứng do cuộc phẫu thuật gây ra”. Kíp mổ bị kỷ luật khiển trách, xếp lao động hạng C trong vòng 6 tháng, bị trừ 20% lương. Bệnh viện 115 phải tiếp tục theo dõi sát sao về tình hình sức khỏe của bệnh nhân bị mổ nhầm tay, chịu mọi tổn thất về chi phí cũng như chăm sóc cho đến khi bệnh nhân khỏi hẳn.

Trước đó, ngày 16/6, bác sĩ Tuấn phẫu thuật lấy đinh ở tay phải cho bệnh nhân Phạm Thành Luân (SN 2010, ở thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh). Tuy nhiên, thay vì mổ tay phải, bác sĩ Tuấn lại rạch 1,5cm da ở tay trái bệnh nhân, khi không nhìn thấy đinh thì khâu vết mổ lại và chuyển sang thực hiện phẫu thuật rút đinh ở cẳng tay phải.    (Tiền phong (trang 2).

Lần đầu tiên sử dụng chất nhuộm màu điều trị ung thư đại trực tràng

Ngày 21.7, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM công bố, bệnh viện sẽ bắt đầu sử dụng chất nhuộm màu ICG trong các ca phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng. Đây là bệnh viện đầu tiên và duy nhất trong cả nước được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này. Indocyanine green (ICG) là một chất nhuộm màu được sử dụng trong chẩn đoán y khoa chỉ khoảng 2 năm nay. ICG được áp dụng rộng rãi trên thế giới ở các bệnh lý như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư da...

Áp dụng kỹ thuật sử dụng ICG trong các ca phẫu thuật giúp làm tăng tỷ lệ xác định chính xác đối với các hạch di căn và giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh chính xác hơn, giúp nạo hạch triệt để hơn. Điều này giúp tăng hiệu quả điều trị đối với bệnh ung thư đại trực tràng. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là đơn vị đầu tiên và duy nhất được Bộ Y Tế cho phép ứng dụng ICG trong phẫu thuật đại trực tràng cũng như một số bệnh lý khác.

BS Nguyễn Hữu Thịnh – Trưởng phòng Khoa học Đào tạo Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng là lấy đi tế bào ung thư ra khỏi cơ thể người bệnh. Khi áp dụng ICG sẽ giúp làm tăng tỷ lệ xác định chính xác đối với các hạch di căn và giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó giúp phẫu thuật cắt bỏ u và nạo vét hạch triệt để hơn. Điều này giúp tăng khả năng khỏi bệnh trên và giảm tỷ lệ tái phát đối với người bệnh ung thư đại trực tràng. Chi phí phẫu thuật khi áp dụng ICG thay đổi không đáng kể. Ngoài ung thư đại trực tràng, ICG còn được áp dụng trong các bệnh lý như ung thư vú, ung thư da, ung thư dạ dày...

Hai trường hợp người bệnh đầu tiên ở Việt Nam sẽ được ứng dụng ICG trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng trong ca mổ vào ngày 28 và 29.7 tới đây.

Bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng và thường được phát hiện thông qua các chương trình tầm soát ung thư.. Ở giai đoạn trễ hơn, người bệnh ung thư đại trực tràng thường có các biểu hiện như tiêu ra máu, thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu phân lỏng xen kẽ táo bón), thay đổi hình dạng khối phân, mót rặn, đau bụng và thiếu máu...

Nếu người bệnh đến trễ, có thể gặp các biến chứng như tắc ruột, chảy máu tiêu hóa, thủng u. Trung bình có khoảng 20 - 25% người bệnh ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở giai đoạn rất trễ khi các tế bào ung thư đã tiến triển và lan rộng. Trong các bệnh ung thư, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ ba ở nam giới và thứ hai ở nữ giới. (Nông thôn ngày nay (trang 5).

10 cơ sở sai phạm trong công tác tiêm chủng

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng TP tham mưu hình thức xử lý 10 cơ sở tiêm chích sai phạm trong công tác tiêm chủng mà Sở đã phát hiện. “Bất cứ sai sót liên quan đến công tác tiêm chủng tùy theo mức độ có thể ảnh hưởng đến chất lượng tiêm chủng. Do vậy, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng TP tham mưu hình thức xử lý 10 cơ sở tiêm chích sai phạm trong công tác tiêm chủng mà Sở đã phát hiện trong đợt kiểm tra vừa qua”, thông tin trên được BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cung cấp.

Từ ngày 16-5 đến 16-6, Sở Y tế TP.HCM kiểm tra công tác an toàn tiêm chủng tại 10 cơ sở y tế. Bao gồm phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ, phòng khám đa khoa Nancy, BV An Sinh, BV GaYa Việt Hàn, BV Vạn Hạnh, BV Hùng Vương, BV Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Y tế dự phòng quận Thủ Đức, Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp và  Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM. Kết quả ghi nhận 10 cơ sở tiêm chủng nói trên đều có nhiều sai phạm.

Theo BS Hưng, hiện 10 cơ sở tiêm chích sai phạm nói trên đã khắc phục các thiếu sót. Sở Y tế TP.HCM tiếp tục kiểm tra các cơ sở tiêm chích còn lại để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những thiếu sót nếu có.

Cụ thể 40% cơ sở không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất; 40% không đảm bảo điều kiện về trang thiết bị; 70% không đảm bảo về thực hiện ghi chép đầy đủ thông tin theo mẫu phiếu khám sàng lọc.

Kết quả còn cho thấy 80% cơ sở có xảy ra sai phạm về dây chuyền lạnh; 75% có quy trình xử lý sự cố khi mất điện chưa thực tế, cụ thể và chưa có thiết bị bảo quản dự phòng tại điểm tiêm. (Nông thôn ngày nay (trang 5). 

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang