Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 23/3/2020

  • |
T5g.org.vn - Tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam; TPHCM: Kiểm soát chặt chẽ các ca nhiễm mới; Hoàn thiện Bệnh viện điều trị Covid-19…

 

Quân với dân một ý chí phòng chống dịch

Chiều 22-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm, làm việc với Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) về công tác phòng chống dịch Covid-19. Cuộc làm việc được kết nối trực tuyến với 50 điểm cầu trong toàn quân, trong đó có một số điểm là nơi đang thực hiện cách ly tập trung.

Theo Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đến thời điểm này, trong quân đội chưa xác định người mắc Covid-19; tổng số quân nhân cách ly là 426 người (176 người đã hết cách ly và 248 người đang cách ly); số công dân cách ly tập trung trong doanh trại quân đội: 34.734 người (17.910 người đã hết cách ly và 16.538 người đang cách ly). Hiện lực lượng quân y có 2 viện y học dự phòng ở cấp chiến lược và 11 đội y học dự phòng của các quân khu, quân đoàn với 5 đội cơ động phòng chống dịch; 30 bệnh viện quân y với tổng số 977 giường truyền nhiễm, có khả năng mở rộng lên 2.429 giường… Toàn quân sẽ có 140 điểm cách ly với khả năng tiếp nhận được 44.718 người.

Về việc Thủ tướng giao cho quân đội mua 10 xe xét nghiệm cơ động, Thượng tướng Trần Đơn cho biết, đây là vấn đề hết sức khó khăn. Hiện mỗi xe mới có giá khoảng 17-18 tỷ đồng nhưng rất khó mua. Song, quân đội sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ này sớm. “Quân đội xin hứa với Thủ tướng Chính phủ, với Đảng và Nhà nước là trong bất cứ tình huống nào cũng luôn sẵn sàng, đi đầu trong nhiệm vụ phòng chống dịch với quyết tâm rất cao. Luôn luôn bảo đảm nhiệm vụ của mình, vì nhân dân phục vụ, vì nhân dân làm hết sức mình”, Thượng tướng Trần Đơn cho biết.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, qua nghe báo cáo, đặc biệt là ý kiến của những người tại khu cách ly, đã thể hiện rõ quân với dân một ý chí trong việc phòng chống dịch Covid-19. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, trong đó quân đội là lực lượng tiên phong để thực hiện chủ trương của nhà nước bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. “Quân đội của chúng ta luôn là trụ cột quốc gia, đất nước, đặc biệt là khi đất nước lâm nguy. Thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm thì vai trò chủ đạo, tính chất nòng cốt của quân đội càng thể hiện rõ và phát huy mạnh mẽ, đặc biệt là quân đội ta, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng”, Thủ tướng nhấn mạnh và ghi nhận tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn vì nhân dân quên mình của cán bộ chiến sĩ đang làm việc ở tuyến biên giới khu cách ly tập trung và nhiều nơi khác phòng chống đại dịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo Cục Quân y huy động lực lượng quân y các quân khu, một số đơn vị y tế cơ sở các địa phương để đào tạo, bồi dưỡng quy định lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, sử dụng kết quả nhanh, đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm, đặc biệt lây nhiễm trong đơn vị được phân công cách ly. Tại đây, Thủ tướng cũng đánh giá cao 2 việc quan trọng mà Bộ Quốc phòng làm trong thời gian qua. Đó là giải quyết nguồn nước ngọt cho các tỉnh Tây Nam bộ hết sức tận tụy, mang lại hình ảnh tốt cho quân đội; biểu dương các lực lượng vũ trang đã xử lý tốt tình hình biển Đông vừa qua để không ảnh hưởng nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi Tổ quốc.

Để phòng chống dịch Covid-19 thành công trong giai đoạn tới, Thủ tướng đề nghị người dân tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế. Đó là người trên 60 tuổi hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác, hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài và nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát trùng, tăng cường dinh dưỡng, tập luyện, nâng cao sức khỏe. Mỗi người dân, mỗi địa phương, đơn vị là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch Covid-19. “Tôi yêu cầu các địa phương hỗ trợ các lực lượng quân đội, quân y hoàn thành tốt nhệm vụ được giao phó”, Thủ tướng nhấn mạnh. (Sài Gòn giải phóng, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 1: “Thủ tướng biểu dương toàn quân “vì nhân dân quên mình” chống đại dịch Covid-19”; Nhân dân, trang 1: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Quốc phòng”; Thanh niên, trang 3: “Thủ tướng biểu dương quân đội trong phòng chống dịch”; Sức khỏe & Đời sống, trang 2: “Thủ tướng làm việc với 50 điểm cầu chống dịch trong toàn quân”; An ninh Thủ đô, trang 1: “Quân đội luôn là tru cột quốc gia”; Tiền phong, trang 1: “Quân, dân một ý chí chống dịch”; Công an Nhân dân, trang 1: “Thắm tình dân tộc, đượm nghĩa đồng bào trong chống dịch”; Lao động, trang 1: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Quân đội bao quát, điều hành cách ly thành công trên toàn quốc”.

 

TPHCM: Kiểm soát chặt chẽ các ca nhiễm mới

Đến tối 22-3, TPHCM ghi nhận có thêm 6 trường hợp mắc Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Trong đó, có 2 người nước ngoài và 3 người Việt Nam. Do các trường hợp này đều đã được cách ly tập trung từ sớm, trước khi có các xét nghiệm xác định bệnh nên đã hạn chế được việc lây lan ra cộng đồng.

Đến nay, TPHCM ghi nhận 18 trường hợp mắc Covid-19; 8 trường hợp nghi ngờ trong ngày đã được làm xét nghiệm đang đợi kết quả. Số trường hợp đang cách ly tập trung trong ngày là 7.495.

Cơ quan y tế TP đã phối hợp với các ngành chức năng, quận huyện xử lý nhanh các biện pháp như áp dụng cách ly tại nhà, nơi lưu trú đối với toàn bộ block chung cư có căn hộ của người bệnh và các căn hộ cùng tầng của block chung cư khác nếu có thông tầng. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các căn hộ lân cận sẽ có hướng xử lý tiếp theo.

Hiện tại, TPHCM đảm bảo công tác cách ly cho người nhập cảnh. Hàng ngày, các khu cách ly sẵn sàng khoảng 2.000 giường để tiếp nhận người nhập cảnh, đảm bảo không để ùn ứ hành khách tại sân bay; khẩn trương điều tra, xác minh đầy đủ sinh hoạt, hành trình của người mắc bệnh mới được xác định (quận 2, quận 4, Bình Thạnh…) để khoanh vùng. Chuyển cách ly tập trung những người sống trong các khu chung cư có người mắc bệnh để được theo dõi y tế chặt chẽ hơn, đồng thời giảm áp lực cho công tác giám sát, quản lý khu chung cư. Chuyển cách ly tập trung toàn bộ cộng đồng người Hồi giáo khu vực có thánh đường ở quận 8 (khoảng 700 người) với khu cách ly riêng, được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, phòng ngừa lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Về việc ngành y tế ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 mới tại TPHCM, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM đã dự báo sớm và chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan chủ động kế hoạch, khoanh vùng, cách ly và kiểm soát chặt chẽ tất cả các ca nhiễm mới này nên hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Dự báo trong những ngày tới, số lượng người Việt từ nước ngoài nhập cảnh về qua sân bay Tân Sơn Nhất vẫn lớn, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM đề nghị ngành y tế TP phối hợp các đơn vị tổ chức cách ly tập trung đối với người nhập cảnh, nhanh chóng chuyển về khu cách ly cấp TP. Bên cạnh đó, cơ quan y tế phối hợp cùng các đơn vị mở rộng các khu cách ly để có đủ diện tích bố trí số lượng người được cách ly cho phù hợp, đảm bảo các điều kiện về cách ly y tế, tránh việc lây chéo trong các khu cách ly; đảm bảo không để người thân, người bên ngoài tiếp xúc với người đang được cách ly để tránh lây lan cho cộng đồng. (Sài Gòn giải phóng, trang 1).

 

Hoàn thiện Bệnh viện điều trị Covid-19

Ngày 22-3, PGS-TS Tăng Chí Thượng đã đến kiểm tra công tác tiếp nhận và điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị Covid-19 tại huyện Cần Giờ, phấn đấu đưa bệnh viện đi vào hoạt động hiệu quả.

Bệnh viện với quy mô 300 giường bệnh được chia thành 3 khu vực: khu cách ly tạm để chờ kết quả xét nghiệm, khu cách ly theo dõi đối với người có kết quả xét nghiệm âm tính và khu cách ly điều trị đối với người có kết quả xét nghiệm dương tính. Hiện bệnh viện đã tiếp nhận cách ly điều trị và cách ly theo dõi hơn 70 người, trong đó có 4 trường hợp dương tính.

Về nhân lực của bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Quận Thủ Đức và Bệnh viện Quận 2 hỗ trợ luân phiên cho đủ số lượng, bao gồm: 9 bác sĩ và 20 điều dưỡng, 6 hộ lý cho Bệnh viện điều trị Covid-19. Bệnh viện Quận Thủ Đức cử một phó phòng hành chính quản trị chịu trách nhiệm phụ trách công tác hậu cần cho Bệnh viện điều trị Covid-19.

Về trang thiết bị, bệnh viện sử dụng các trang thiết bị sẵn có của Trung tâm Y tế Cần Giờ (vừa được đầu tư mới khi Bệnh viện Cần Giờ mới đi vào hoạt động). Ngoài ra, 20 phòng áp lực âm đang được lắp đặt và đưa vào sử dụng trong thời gian tới, trước mắt sẽ đưa 4 phòng cách ly áp lực âm đi vào hoạt động ngay trong ngày 23-3. Các chỉ định X-quang, siêu âm, xét nghiệm sẽ được thực hiện tại chỗ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Về ứng dụng công nghệ thông tin, bệnh viện sẽ báo cáo tình hình mỗi ngày bằng phần mềm “Quản lý người cách ly Covid-19” của Sở Y tế. Các phòng áp lực âm và các phòng cách ly khu vực có xét nghiệm dương tính được lắp đủ camera cho mỗi phòng. Đặc biệt, Sở Y tế sẽ chuyển giao 2 robot khử khuẩn phòng cách ly cho bệnh viện sau khi nghiệm thu sản phẩm tại Bệnh viện bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi. Phòng CNTT của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phối hợp phòng CNTT của Bệnh viện Quận Thủ Đức nghiên cứu lắp đặt hệ thống telemedicine để hội chẩn từ xa với các bệnh viện chuyên khoa khi có ca nặng.

Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, các ca bệnh đang điều trị tại TPHCM hiện tại sức khỏe ổn định, tiếp tục điều trị, theo dõi. Tổng số trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh mới đang được theo dõi 842 trường hợp. Tổng số trường hợp nghi ngờ 224 trường hợp (trong đó có 216 trường hợp có kết quả âm tính, 8 trường hợp đang đợi kết quả). Tổng số trường hợp đang được cách ly tại khu cách ly tập trung của TP 6.890 trường hợp. (Sài Gòn giải phóng, trang 9)

 

Không phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 22-3, Bệnh viện Bạch Mai đã có thông báo khẳng định bệnh viện không bị phong tỏa như một số tin đồn thất thiệt lan truyền trên mạng xã hội.

Đồng thời để đảm bảo an toàn cho người bệnh và người nhà người bệnh, Bệnh viện Bạch Mai đang triển khai đồng loạt các hoạt động, gồm: Công tác khám chữa bệnh và cấp cứu người bệnh vẫn triển khai như thường quy. Tạm dừng hoạt động khám theo yêu cầu và tái khám tại các khoa để tránh tập trung đông người tại khu vực điều trị nội trú; Với người bệnh theo chương trình quản lý bệnh tăng huyết áp, lupud... bệnh viện vẫn khám như thường quy và tuỳ theo thực tế, sẽ cấp phát thuốc tối đa 2 tháng để người bệnh giảm tải việc có mặt tại bệnh viện trong mùa dịch.

Bệnh viện Bạch Mai đề nghị mọi người khi vào bệnh viện nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra thân nhiệt và đeo khẩu trang đầy đủ để bảo vệ người bệnh và người thân.  Để tránh hiện tượng lộn xộn tập trung ở cổng viện, tạm dừng việc giao nhận hàng trước cổng viện, tạm dừng hoạt động xe ôm trong khuôn viên bệnh viện. Trung tâm Dinh dưỡng - Nhà ăn bệnh viện đảm bảo cung cấp suất ăn cho người bệnh và người nhà người bệnh có nhu cầu. Đồng thời, bệnh viện đã trang bị cồn khử khuẩn tại tất cả các vị trí có nguy cơ tiếp xúc cao như thang máy, cửa ra vào và khử khuẩn toàn bộ khuôn viên trong bệnh viện. (Sài Gòn giải phóng, trang 9).

Cùng chủ đề Báo Sức khỏe & Đời sống, trang 3: “Đảm bảo an toàn cho nhân viện y tế và người bệnh”; Báo Công an Nhân dân, trang 2: “Bệnh viên Bạch Mai: Việc khám chữa bệnh và cấp cứu vẫn triển khai như bình thường”.

 

Rà soát, cách ly người nhập cảnh để phòng, chống dịch Covid-19

UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 948/UBND-KGVX ngày 21-3-2020 về việc tổ chức rà soát, cách ly người nhập cảnh phòng, chống dịch Covid-19 chưa qua cách ly từ ngày 7-3-2020 đến nay.

Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Công an thành phố, Sở Y tế chỉ đạo cơ quan công an, y tế, UBND các xã, phường, thị trấn rà soát lập danh sách tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam chưa qua cách ly tập trung, đang cư trú trên địa bàn từ ngày 7-3-2020 đến nay để tổ chức giám sát, theo dõi y tế và kịp thời cách ly theo quy định.

Trong quá trình rà soát, nếu phát hiện trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài về có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì chuyển ngay tới bệnh viện của thành phố theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Đối với trường hợp dương tính sẽ chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh) để điều trị, đồng thời, tổ chức các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định; tiến hành rà soát các đối tượng F1, F2 để tổ chức cách ly. Đối với trường hợp âm tính thì tiếp tục cách ly tại nhà, nơi cư trú đến hết thời gian 14 ngày theo quy định.

Thời gian hoàn thành các nội dung công việc trên chậm nhất trước ngày 25-3-2020. (Hà Nội mới, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Nhân dân, trang 8: “Chuẩn bị các cơ sở cách ly đón người từ nước ngoài về”; Công an Nhân dân, trang 3: “Đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu cách ly”.

 

Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực ứng phó dịch Covid-19

Số ca mắc mới Covid-19 tại nước ta đang tăng lên trong những ngày qua. Điều mà người dân quan tâm vào thời điểm này là những giải pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch và công tác điều trị cho bệnh nhân. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về việc này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, Việt Nam đã chuẩn bị các nguồn lực để có thể đối phó với tình huống dịch bệnh tăng nhanh về số lượng và người bệnh nặng.

- Hiện số ca mắc Covid-19 đang tăng nhanh trên toàn cầu. Xin ông cho biết thực trạng này đặt ra thách thức gì đối với công tác phòng, chống dịch của Việt Nam?

- Dịch Covid-19 đang tăng nhanh và nguy cơ bệnh xâm nhập vào nước ta từ nhiều quốc gia là rất lớn. Do đó, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam gia tăng trong những ngày qua không phải là điều bất ngờ và tất cả đều trong kịch bản cũng như kế hoạch được dự đoán. Trong chống dịch, vấn đề giảm tỷ lệ mắc và giảm tỷ lệ tử vong luôn được đặt lên hàng đầu.

Thực tế tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia, Iran… cho thấy, dịch Covid-19 lây lan rất nhanh với số ca mắc rất lớn chỉ trong thời gian ngắn. Thậm chí, ở một số nước phát triển, có nền kinh tế vững mạnh, nhưng do giải pháp không hiệu quả ngay từ ban đầu nên đã không kiểm soát được dịch bệnh. Những bài học này cho thấy, chúng ta càng phải kiểm soát dịch thật chặt chẽ.

- Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, đâu là giải pháp quan trọng nhất để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19?

- Mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là giảm số người mắc và giảm ca tử vong. Hiện vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu Covid-19, nên việc giảm số người mắc, sẽ hầu như giảm được tỷ lệ tử vong. Khi số ca mắc bệnh không lớn, sẽ không xảy ra tình trạng các cơ sở y tế bị quá tải. Vì vậy, giải pháp tốt nhất hiện nay vẫn là ngăn chặn, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng và dập dịch. Các biện pháp chống dịch này đang thực hiện rất tốt, là cơ sở để hy vọng đẩy lùi và chiến thắng dịch Covid-19. Thực tế, cách làm này của Việt Nam rất phù hợp và được quốc tế đánh giá rất cao. Vì vậy, có lý do để tin rằng dịch Covid-19 ở nước ta có thể tạo ra những "đốm lửa nhỏ", nhưng không thể bùng phát thành những "đám cháy lớn".

- Cơ sở vật chất và nhân lực của ngành Y tế hiện tại có đáp ứng được trong trường hợp số lượng ca mắc Covid-19 tăng mạnh không, thưa ông?

- Việt Nam đã chuẩn bị các nguồn lực để có thể đối phó với tình huống dịch bệnh tăng nhanh về số lượng và người bệnh nặng. Riêng ngành Y tế đã chuẩn bị các nguồn nhân lực, tài lực, các trang thiết bị cũng như vật tư y tế để bảo đảm ứng phó tốt nhất với những tình huống dự kiến.

Đối với nguồn nhân lực ở Việt Nam, hiện có khoảng 89.000 bác sĩ, 126.000 điều dưỡng. Trong những tình huống xấu hơn, có thể huy động khoảng 16.000 sinh viên năm cuối của các trường đại học y, dược trên cả nước để tham gia phòng, chống dịch. Về các trang thiết bị y tế, nếu dịch xảy ra ở cấp độ khoảng 3.000 người mắc, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động được với số lượng máy thở và các trang thiết bị để theo dõi, điều trị cho người bệnh.

- Thành công trong điều trị hiệu quả cho 16 bệnh nhân mắc Covid-19 trong giai đoạn đầu đã giúp ngành Y tế có thêm những kinh nghiệm cho việc điều trị bệnh nhân ở giai đoạn mới này như thế nào, thưa ông?

- Từ việc điều trị trong giai đoạn đầu, chúng tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, đó là bố trí cơ sở điều trị thông khí, thoáng, mở cửa sổ để lấy khí trời. Bên cạnh đó, tập trung nâng đỡ thể trạng, điều trị các bệnh nền với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, từ đó tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại vi rút. Tại cơ sở điều trị cũng tăng cường nhiệm vụ khử khuẩn các dụng cụ, khu vực cách ly người bệnh để hạn chế sự lây lan, đồng thời hướng dẫn người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh vùng họng, miệng, giảm sự gia tăng của vi rút trong cơ thể…

Trong giai đoạn mới này đã có thêm những bệnh nhân nặng, hiện phải thở máy. Do đó, chúng tôi phải huy động thêm các chuyên gia, giáo sư đầu ngành và thực hiện hội chẩn trực tuyến để đưa ra những giải pháp kịp thời trong điều trị cho người bệnh.

- Để phòng dịch bệnh trong giai đoạn này, lời khuyên của ông đối với người dân là gì?

- Trước tiên, mỗi người hãy tuân thủ những hướng dẫn, quy định, như: Hạn chế đi du lịch nước ngoài, hạn chế đến những nơi đông người. Nếu bắt buộc phải đến những nơi đông người, nhất là khi sử dụng các phương tiện công cộng: Máy bay, xe buýt…, mọi người phải thực hiện các biện pháp phòng vệ cá nhân, như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên... Khi thấy người thân, hay hàng xóm bị ho, sốt, khó thở…, có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hãy khuyên họ đến các cơ sở y tế hoặc thông báo cho y tế địa phương. Người dân chỉ nên theo dõi những thông tin chính thống và chúng tôi cam đoan tất cả những thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đưa ra là hoàn toàn công khai, minh bạch và chính xác.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, mỗi người dân nên tăng cường rèn luyện thân thể, tập thể dục, có chế độ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ, ăn sạch, uống sạch; nên rửa tay, súc miệng thường xuyên; thực hiện khai báo y tế. Những ngày qua đã có hơn 100.000 lượt người thực hiện khai báo y tế điện tử. Đây là cơ sở dữ liệu y tế rất tốt cho ngành Y tế để quản lý được sức khỏe của người dân trong thời điểm dịch này, đồng thời có thể xác định được khu vực, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh, từ đó có can thiệp kịp thời và cần thiết.

- Trân trọng cảm ơn ông! . (Hà Nội mới, trang 5).

 

Ngộ độc nặng vì uống 15 viên thuốc sốt rét để phòng ngừa Covid-19

Như HNMO đưa tin, trên mạng xã hội Facebook, nhiều bác sĩ đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm khi xuất hiện tình trạng người dân săn lùng mua thuốc trị sốt rét (hoạt chất chloroquine và hydroxychloroquine) để dự phòng Covid-19. Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) vừa tiếp nhận trường hợp đầu tiên bị ngộ độc thuốc sốt rét sau khi uống để phòng Covid-19.

Bệnh nhân là nam giới, 44 tuổi, vào khoa Cấp cứu bệnh viện huyện ở Hà Nội trong tình trạng nôn nhiều, mờ mắt, suy hô hấp... Trước đó, theo thông tin lan truyền trên mạng xã hội về tác dụng của thuốc sốt rét dự phòng Covid-19, bệnh nhân đã mua dự trữ ở nhà 100 viên. Sau khi uống 15 viên chloroquine 250mg, bệnh nhân đã phải nhập viện.

Tại đây, bệnh nhân đã được rửa dạ dày, dùng than hoạt tính, thở máy không xâm nhập kịp thời. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.

Hydroxychloroquine và chloroquine được sử dụng với mục đích ban đầu là điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh lý khác, như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, phát ban đa dạng do ánh sáng... Bên cạnh việc điều trị, thuốc có thể gây những bất lợi không mong muốn khi dùng. Ngay cả liều điều trị thông thường vẫn có thể gây rối loạn tiêu hóa nhẹ, chán ăn, nhức đầu. Nếu dùng liều cao có thể gây rối loạn tiêu hóa nặng hơn, độc với thần kinh và tâm thần như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn thính giác, thị giác, tổn thương da, suy tim, suy gan, suy thận, thiếu máu, tan máu...

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh) khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua thuốc sốt rét về uống dự phòng hay điều trị. Biện pháp dự phòng Covid-19 tốt nhất là thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thể thao... (Hà Nội mới, trang 7).

Cùng chủ đề Báo Nhân dân, trang 5: “Không tự mua, sử dụng biệt dược chống Covid-19”; Thanh niên, trang 21: “Thuốc sốt rét “cháy hàng”, đội giá vì tin đồn chữa được Covid-19”; Sức khỏe & Đời sống, trang 1: “Phòng và trị Covid-19: Thực chất về loại thuốc người dân đang đồ xô tìm mua”; An ninh Thủ đô, trang 1: “Tự ý mua thuốc chữa sốt rét dự phòng Covid-19 là bỏ tiền mua rủi ro”; Tiền phong, trang 4: “Phải thở máy vì uống thuốc sốt rét”; Nông thôn ngày nay, trang 5: “Súyt chết vì chống Covid-19 bằng… thuốc trị sốt rét ”.

 

“Chiến sĩ” áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch

Có mặt tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong tuần qua, tận mắt chứng kiến các y, bác sĩ, nhân viên y tế - những "chiến sĩ" áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch đang làm nhiệm vụ mới thấy hết vất vả lặng thầm của họ trong thực hiện nhiệm vụ "chống dịch như chống giặc". Nhưng vượt qua tất cả, mọi người đều tận tâm, trách nhiệm, hết mình vì sức khỏe của cộng đồng...

Căng mình làm nhiệm vụ

Kỹ thuật viên Trần Thị Như Hoa, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì, được tăng cường làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) trong những ngày cao điểm đón khách từ nước ngoài về Việt Nam. Nhiệm vụ của chị là hướng dẫn hành khách ngồi đúng tư thế, khuyến cáo để hành khách biết khi lấy mẫu ở hầu họng sẽ khó chịu, tiến hành lấy mẫu, lưu mẫu... Mỗi ngày chị di chuyển từ huyện Ba Vì đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và chiều ngược lại cũng gần hai trăm cây số. Có những ca trực 7h sáng, chị cùng các đồng nghiệp phải xuất phát từ 4h30 sáng. "May mắn là hầu hết hành khách đều hợp tác, vui vẻ khi chúng tôi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời tuân thủ nghiêm nguyên tắc phòng dịch nên mọi việc diễn ra suôn sẻ" - chị Hoa chia sẻ.

Còn bác sĩ Đặng Đình Huân, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội phụ trách tổ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong những ngày còn tổ chức lấy xét nghiệm hành khách ngay tại sân bay. Bác sĩ Huân kể, trong suốt ca trực 6 tiếng đồng hồ, bộ quần áo bảo hộ nóng bức, nặng nề cũng không "làm khó" được anh. "Vào ca trực, anh em chúng tôi hiếm khi nói chuyện với nhau, cũng không có thời gian nghỉ ngơi và chỉ tranh thủ trao đổi công việc khi thật cần thiết. Có lúc đến bữa, bụng đói nhưng anh em không nỡ dừng tay vì không muốn để hành khách phải chờ đợi lâu, để họ sớm về địa điểm cách ly sau một chặng bay đầy mệt mỏi" - bác sĩ Huân chia sẻ. Không chỉ vậy, bác sĩ Huân còn cho biết, kể từ khi Hà Nội ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, anh cùng nhiều đồng nghiệp đã ở lại cơ quan, không về nhà. "Nhiều lúc nhớ gia đình lắm nhưng tôi cố nén nỗi nhớ. Vì sức khỏe của người thân và cộng đồng, tôi tin gia đình sẽ thông cảm và chia sẻ” - bác sĩ Huân tâm sự.

Trong khi đó, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hải Nam, Trưởng khoa Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội chia sẻ: "Căng mình làm nhiệm vụ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài không đơn giản như trực làm nhiệm vụ thông thường nên mỗi cán bộ, y, bác sĩ đều ý thức được trọng trách của mình. Khi làm việc tại đây, dù căng thẳng nhưng chúng tôi luôn tin rằng dịch bệnh sớm được ngăn chặn và bị đẩy lùi để chúng tôi bớt vất vả, được trở về sum vầy bên gia đình". Những ngày ấy, có mặt ở Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, chỉ chứng kiến từ xa công việc của những bác sĩ, nhân viên y tế cũng đủ thấy sự vất vả, tận tâm, trách nhiệm của họ. Họ đi lại thoăn thoắt trong khu vực làm việc, nhìn thấy người quen cũng chẳng kịp vẫy tay chào.

Thái độ, tinh thần làm việc của các nhân viên y tế trong những ngày lấy xét nghiệm tại sân bay quốc tế Nội Bài đã nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của nhiều hành khách. Anh Cao Tuấn Th., hành khách bay từ Ba Lan về Việt Nam ngày 17-3 cho biết: "Thực xúc động khi nhìn những “chiến sĩ” áo trắng tận tình hướng dẫn hành khách thực hiện theo quy trình y tế. Trong khó khăn, dịch bệnh mới thấy các anh chị ấy đã hy sinh và vất vả như thế nào" - anh Th. xúc động. Cùng chung cảm xúc, anh Đỗ Huy T., một hành khách trở về từ Thụy Sĩ cho biết: “Được các “chiến sĩ” áo trắng động viên, tận tình hướng dẫn thực hiện quy trình lấy mẫu xét nghiệm, nhiều hành khách cảm thấy ấm lòng. Tôi thực sự cảm phục họ bởi chính họ đã và đang góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng".

Nỗ lực vì mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh

Những ngày lượng hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tăng cao, để bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã huy động 60 đội phản ứng nhanh của 30 Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và 5 đội của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tham gia lấy mẫu xét nghiệm. Các đội được chia thành 4 kíp thường trực 24/24 giờ. Mỗi ca làm việc trong thời gian ấy có khoảng 50 người, từ 6 đến 12 tiếng/ca tùy từng bộ phận. Trong ca trực, mỗi người một việc, từ hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt đến lấy mẫu xét nghiệm... Tất cả được quán triệt làm việc khẩn trương nhất, hiệu quả nhất. Nhờ thực hiện với tinh thần này, họ đã kịp thời lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho hàng nghìn hành khách.

Khi nhìn lại công việc của những nhân viên y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết: "Mặc dù công việc nhiều, lại chịu sức ép thời gian nhưng đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế Thủ đô đã tận tụy, nỗ lực hết mình, nhiều người quên cả lợi ích cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao".

Còn theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hải Nam, Trưởng khoa Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, quá trình làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài những ngày vừa rồi đã mang lại nhiều trải nghiệm cho các bác sĩ, nhân viên y tế. “Điều quan trọng nhất là phải triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm dịch nhằm đáp ứng nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Tất cả các khâu đều được giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, chỉ đạo nghiêm ngặt - từ kiểm tra tờ khai y tế; thu, đóng dấu tờ khai; giám sát máy đo thân nhiệt; giám sát tàu bay, hàng hóa cho đến phun khử khuẩn tàu bay, khử khuẩn môi trường trong nhà ga... Và để mọi việc diễn ra thông suốt, anh em trong đơn vị phải luôn ý thức rõ công việc, trách nhiệm với cộng đồng của mình" - bác sĩ Nguyễn Hải Nam thông tin.

Từ ngày 19-3, hành khách đi các chuyến bay quốc tế đến Nội Bài từ vùng dịch đã được phân luồng và chuyển đến địa điểm cách ly tập trung rồi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại đây. 60 đội phản ứng nhanh của 30 Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và 5 đội của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lại tiếp tục lên đường đến các địa điểm cách ly để thực hiện quy trình khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho các hành khách.

Nhiệm vụ của các “chiến sĩ” áo trắng vẫn chưa dừng lại, thậm chí thêm phần vất vả. Nhưng trong câu chuyện của họ, không một lời kêu than vất vả. Tất cả chỉ đau đáu thực hiện nhiệm vụ một cách hoàn hảo nhất, để góp phần nhanh chóng đẩy lùi và chiến thắng dịch Covid-19 như chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hải Nam, Trưởng khoa Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Không quá lời khi nói rằng họ thực sự là những "lá chắn" ngăn ngừa dịch bệnh lây lan nơi đầu tuyến phòng, chống dịch. (Hà Nội mới, trang 8).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 1: “những “chiến binh” bluose trắng”; Thanh niên, trang 9: “Thương quá những chiến binh thầm lặng mùa dịch”.

 

Ðoàn kết, góp sức chống dịch

Những ngày qua, tình hình dịch Covid-19 tại nước ta đang diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, cùng những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, thì sự chung tay, đoàn kết đồng lòng chống dịch của mỗi người dân và cả cộng đồng là hết sức cần thiết.

Trên tinh thần "chống dịch như chống giặc", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân, không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp tử vong, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc. Cơ quan đi đầu là Bộ Y tế. Từ những ngày đầu tiên xác nhận thông tin về trường hợp mắc Covid-19 tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), Bộ Y tế đã kích hoạt hệ thống giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp lây nhiễm, cách ly triệt để, theo dõi các trường hợp có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm; chỉ đạo các địa phương có cửa khẩu, đường bộ, đường thủy, sân bay quốc tế giám sát chặt các hành khách nhập cảnh đối với các trường hợp đi từ vùng dịch, quản lý các trường hợp bệnh, phòng, chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế...

Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế đã khởi động các cơ sở y tế phòng, chống dịch tuyến tỉnh; các bệnh viện tuyến trung ương; bệnh viện thuộc ngành công an, quân đội; bệnh viện dã chiến của quân đội để chủ động ứng phó, sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân khi có yêu cầu, tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm việc khử trùng, tẩy độc tại các cửa khẩu (đường hàng không, đường bộ, đường thủy). Công tác thông tin và tuyên truyền được Bộ Y tế đặc biệt chú ý. Thông tin về tình hình dịch được cập nhật hằng giờ, hằng ngày, công khai, minh bạch, quyết không giấu dịch. Công tác khuyến cáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng liên tục được đưa ra, xuất hiện dày đặc trên báo đài, tạp chí, phương tiện truyền thông. Ước tính trong những ngày qua, mỗi ngày có hàng triệu tin nhắn đã được gửi, có cả tin nhắn hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh, có cả tin nhắn cổ vũ, động viên cán bộ y tế và nhân dân. Tại các bệnh viện tuyến đầu, đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế đã quên mình chăm sóc bệnh nhân, làm việc không có ngày nghỉ. Áp lực tăng lên khi các bệnh viện phải theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho hàng chục người từ vùng dịch nước ngoài về.

Phối hợp Bộ Y tế, các bộ, ban, ngành, các địa phương đã thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Bộ Công an đã phối hợp ngành y tế thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch ngay tại cửa khẩu. Bảo đảm an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh; chia sẻ các thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành y tế. Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng. Ðối với Bộ Quốc phòng trong thời gian qua đã phối hợp ngành y tế thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch tại cửa khẩu, chia sẻ các thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành y tế; chỉ đạo sát sao việc cấm người qua lại tại các đường mòn, lối mở với Trung Quốc và kiểm soát chặt chẽ khách qua lại tại các cửa khẩu khác. Các bệnh viện dã chiến đều tích cực chuẩn bị, sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất. Ðể đón đồng bào từ vùng dịch về, nhiều đơn vị quân đội đã bố trí lại nơi ăn chốn ở của đơn vị để đón đồng bào…

Cùng với sự cố gắng nỗ lực của Chính phủ và bộ, ngành… trong thời điểm khó khăn khi xảy ra dịch bệnh, càng thấy trân quý hơn những tấm lòng, việc làm tốt đẹp cùng những sáng kiến hay, thể hiện rõ trách nhiệm với cộng đồng của các tổ chức, cá nhân ở khắp mọi miền đất nước. Từ giúp đỡ, hỗ trợ những công dân không may bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh đến chung tay góp sức cùng cộng đồng phòng, chống lây nhiễm, "giải cứu", nông sản. Những nghĩa cử cao đẹp thể hiện rõ tinh thần và trách nhiệm ấy đang tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội.

Không ít tấm gương bác sĩ làm việc quên ăn, quên ngủ, quên cả bản thân… quyết tâm đánh đuổi "giặc dịch" mang lại cuộc sống bình yên cho người dân. Không ít những tấm lòng nhân hậu, biết sẻ chia phát miễn phí khẩu trang cho người qua đường giữa cơn bão đội giá, găm hàng tại các nhà thuốc. Vậy mà vẫn có không ít người quên đi đạo lý bao đời của dân tộc "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân"… sẵn sàng trục lợi, làm giàu trên nỗi đau của người khác. Không chỉ nâng giá thực phẩm; đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh lên mạng xã hội để tăng lượng theo dõi (follow), tương tác bán hàng mà còn có những kẻ vì lợi nhuận coi thường mạng sống của người dân, sản xuất khẩu trang giả từ giấy vệ sinh hay buôn lậu khẩu trang qua biên giới… mà còn tự ý phao tin đồn nhảm về số người nhiễm, số người tử vong và bịa ra những câu chuyện bi thảm về tình cảnh nông sản rớt giá, tiêu thụ khó khăn...

Trong đó, nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết, nhưng cũng không ít trường hợp cố tình làm những việc thiếu trách nhiệm với cộng đồng để thỏa mãn ý thích và lợi ích cá nhân, gây thêm khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

Những hành vi trục lợi chỉ mang tính cá biệt và ngay lập tức bị tẩy chay, xử lý. Tương thân, tương ái - đó là vẻ đẹp đậm rõ thể hiện qua sự chung tay, góp sức ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi dịch Covid-19. Tình người là sợi dây kết nối, là động lực và cần tiếp tục nhân lên để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, dịch bệnh. (Nhân dân, trang 4).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 7: “Mỗi miền quê là một “pháo đài” chống dịch Covid-19”; Sức khỏe & Đời sống, trang 2: “Phát động phong trào thi đua “Ngành Y tế chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19””; Sức khỏe & Đời sống, trang 3: “Bộ Chính trị kêu gọi cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động chiến thắng đại dịch COVID-19”; Tiền phong, trang 3: “Các bác sĩ về hưu sẵn sàng lên đường”; Tiền phong, trang7: “Nhiều hoạt động sáng tạo phòng chống dịch”; Công an Nhân dân, trang 1: “Lan tỏa niềm tin trong phòng, chống dịch Covid-19”; Công an Nhân dân, trang 2: “Ngăn chặn, hạn chế tối đa lây lan Covid-19 ra cộng đồng”.

 

Việt Nam bước vào “2 tuần thử thách”

Với các biện pháp kiểm soát mạnh tay thực hiện chống dịch Covid-19 kể từ ngày 15.3 đến nay, dự kiến sau 2 tuần tới mới là “thời điểm an toàn” của Việt Nam khi hầu hết các trường hợp nhập cảnh trước đó đã hết thời gian ủ bệnh.

Ngày 22.3, Bộ Y tế thông báo thêm 19 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc lên 113; trong đó có 17 bệnh nhân (BN) đã được điều trị khỏi.

Các BN còn lại đang được cách ly, điều trị hầu hết có sức khỏe ổn định, không sốt, không ho hoặc ho ít, không khó thở. Một số BN có dấu hiệu viêm phổi và viêm phổi tiến triển đang được điều trị theo phác đồ.

Nhiều ca có lịch trình phức tạp

Trong số 19 ca mắc mới, BN thứ 95 (nam, 20 tuổi, Q.Gò Vấp, TP.HCM) là du học sinh tại Pháp. Ngày 17.3, BN từ Paris (Pháp) về Việt Nam trên chuyến bay của Hãng hàng không Air France, số hiệu AF 258, số ghế 34J, tới sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ngày 18.3. Khi nhập cảnh, BN đau họng, ho nhưng chưa sốt, chưa khó thở và được chuyển về khu cách ly tập trung tại Q.12. BN được xét nghiệm (XN) xác định dương tính với Covid-19, hiện đang điều trị tại BV dã chiến Củ Chi.

BN thứ 96 (nữ, 21 tuổi, Q.8, TP.HCM) 2 tuần trước khi về Việt Nam đã đi tới các quốc gia Bỉ, Đức, Cộng hòa Czech, Pháp. BN từ Pháp về Việt Nam quá cảnh Dubai trên chuyến bay của Hãng hàng không Emirates, số hiệu EK 392, số ghế 30E, nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất ngày 19.3, được chuyển đến khu cách ly tập trung tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM sáng 20.3. Tại đây, qua khám sàng lọc, BN được phát hiện sốt, ho và được chuyển BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cách ly, điều trị, hiện đã được XN xác định dương tính Covid-19.

BN thứ 97 (nam, 34 tuổi, quốc tịch Anh, trú Q.4, TP.HCM) là giáo viên ngoại ngữ tại Việt Nam. BN ở Malaysia trong 2 tuần trước khi về Việt Nam. Ngày 13.3, BN từ Penang (Malaysia) lên chuyến bay của Hãng hàng không AirAsia, số hiệu AK 1502 (không nhớ số, hàng ghế), tới sân bay Tân Sơn Nhất cùng ngày.

Ngày 14.3, BN đến quán bar Buddha (nơi BN 91 tới cùng ngày). Ngày 20.3, khi biết thông tin về BN 91, BN tới Phòng khám đa khoa FV Sài Gòn (Q.1) để khai báo tiền sử dịch tễ, sau đó được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cách ly, lấy mẫu XN dương tính Covid-19.

BN Covid-19 thứ 98 (nam, 34 tuổi, quốc tịch Anh, trú Q.4, TP.HCM, cùng phòng với BN 97) là giáo viên ngoại ngữ tại Việt Nam. BN từ Penang (Malaysia) về Việt Nam trên chuyến bay của Hãng hàng không AirAsia, số hiệu AK 1502 (không nhớ số, hàng ghế), tới sân bay Tân Sơn Nhất ngày 6.3. Quá trình lưu trú tại TP.HCM, BN đã cùng BN 97 đến quán bar Buddha ngày 14.3.

Ngày 20.3 khi biết thông tin về BN 91, BN đã cùng BN 97 tới Phòng khám đa khoa FV Sài Gòn để khai báo tiền sử dịch tễ, sau đó được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cách ly, và chưa ghi nhận triệu chứng bệnh. Hiện BN được XN dương tính Covid-19.

BN Covid-19 thứ 99 (nam, 29 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Ngày 17.3, BN từ Paris (Pháp) về VN trên chuyến bay của Hãng hàng không Air France số hiệu AF 258, số ghế 33H, tới sân bay Tân Sơn Nhất ngày 18.3. Khi nhập cảnh, BN không có triệu chứng bệnh, được chuyển về khu cách ly tập trung tại Q.12, XN dương tính Covid-19.

BN Covid-19 thứ 100 (nam, 55 tuổi, Q.8, TP.HCM) có bệnh đái tháo đường và viêm khớp. Ngày 3.3, BN từ Kuala Lumpur (Malaysia) về Việt Nam trên chuyến bay của Hãng hàng không AirAsia số hiệu AK 524. BN được hướng dẫn tự cách ly tại nhà nhưng từ ngày 4 - 17.3 BN có đi lễ 5 lần/ngày tại Thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar, số 157B/9 Dương Bá Trạc, P.1, Q.8.

Ngày 18.3, BN chưa có dấu hiệu bệnh, được Trung tâm y tế Q.8 lấy mẫu giám sát theo nhóm đối tượng dự lễ hội từ Malaysia. Hiện BN được XN dương tính Covid-19, đang được cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM.

6 ca đang cách ly tại khu vực ĐBSCL

Tại khu cách ly Đồng Tháp ghi nhận 4 trường hợp dương tính với Covid-19 đều là hành khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu Việt Nam 50 từ Anh về sân bay Cần Thơ sáng 18.3. Khi nhập cảnh, các trường hợp này đều chưa có triệu chứng bệnh và được đưa về khu cách ly tập trung của Đồng Tháp.

4 BN gồm: BN thứ 101 (nữ, 26 tuổi, TP.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu), số ghế trên chuyến bay 26F. BN thứ 102 (nữ, 9 tuổi, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), số ghế trên chuyến bay 20D. BN thứ 103 (nam, 22 tuổi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), số ghế trên chuyến bay là 12F. BN thứ 104 (nữ, 33 tuổi, Q.12, TP.HCM), số ghế trên chuyến bay 27D.

Tại khu cách ly Trà Vinh có 2 trường hợp dương tính Covid-19 đều là hành khách trên chuyến bay của Hãng hàng không Air Asia số hiệu AK 575 từ Malaysia về sân bay Cần Thơ sáng 18.3. Khi nhập cảnh, 2 trường hợp này đều chưa có triệu chứng bệnh, được đưa về khu cách ly tập trung của Trà Vinh. 2 BN gồm: BN thứ 105 (nữ, 35 tuổi, Chợ Mới, An Giang), số ghế trên chuyến bay 6E. BN thứ 106 (nữ, 20 tuổi, Châu Phú, An Giang), số ghế trên chuyến bay 6C.

Con gái BN 86 dương tính covid-19

BN Covid-19 thứ 107 (nữ, 25 tuổi, nhân viên thiết kế đồ họa, là con gái và sống cùng BN 86, tại Q.Thanh Xuân, Hà Nội) được cách ly và điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.

BN Covid-19 thứ 108 (nam, 19 tuổi, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) là du học sinh Việt Nam tại Anh về nước ngày 18.3 trên chuyến bay VN 54 (số ghế 3K), sau đó được cách ly tập trung tại khách sạn Hòa Bình, Q.Hoàn Kiếm. Ngày 20.3, BN có biểu hiện ho, sốt nhẹ được chuyển BV Thanh Nhàn cách ly theo dõi. Ngày 21.3, kết quả XN dương tính Covid-19, hiện BN được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.

BN Covid-19 thứ 109 (nam, 42 tuổi, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) là giảng viên một trường đại học của Anh, về nước ngày 15.3 (quá cảnh qua Bangkok, Thái Lan, về Việt Nam trên chuyến bay TG 560, số ghế 37E), được chuyển cách ly tập trung tại Trường Quân sự TX.Sơn Tây. Kết quả xét nghiệm lần 1 khi nhập cảnh ngày 15.3 âm tính. Ngày 20.3 BN có sốt, được XN, 3 kết quả XN dương tính, hiện BN được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.

BN Covid-19 thứ 110 (nam, 19 tuổi, Q.Đống Đa, Hà Nội) là du học sinh tại Mỹ, về Việt Nam ngày 19.3 (quá cảnh tại Nhật Bản, về Hà Nội trên chuyến bay JL 571, số ghế 1A). Tiền sử có tiếp xúc với BN dương tính ở Mỹ ngày 8.3. Khi nhập cảnh Việt Nam, BN có triệu chứng sốt nên được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh cách ly và điều trị, sức khỏe ổn định. Hiện BN được XN dương tính.

BN Covid-19 thứ 111 (nữ, 25 tuổi, H.Hải Hậu, Nam Định), là du học sinh tại Pháp, về Việt Nam ngày 18.3, trên chuyến bay VN 18, số ghế 36D. Ngày 19.3, tại sân bay Nội Bài, qua XN sàng lọc dương tính, được chuyển về khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Hưng Yên. Hiện BN đang được cách ly và điều trị BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.

BN Covid-19 112 (nữ, 30 tuổi, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) là du học sinh tại Pháp. Tại Pháp, BN làm thêm tại một cửa hàng phở Việt Nam đã có tiếp xúc gần với người có biểu hiện ho sốt trong thời gian gần đây. Ngày 17.3, BN về Việt Nam trên chuyến bay VN 18 (số ghế 22C), nhập cảnh sân bay Nội Bài sáng 18.3, XN sàng lọc dương tính, được chuyển cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Hưng Yên. Hiện, BN đang được cách ly và điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.

BN Covid-19 thứ 113 (nữ, 18 tuổi, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) là du học sinh ở Anh về nước trên chuyến bay VN 54 (số ghế 2A) ngày 18.3 sau đó được cách ly tại khách sạn Hòa Bình, Q.Hoàn Kiếm (XN sàng lọc ngày 18.3 cho kết quả âm tính). Ngày 20.3 BN có biểu hiện sốt nhẹ, hơi tức ngực được chuyển BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh cách ly theo dõi. Ngày 21.3 XN dương tính Covid-19. Hiện BN đang được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.

2 tuần thử thách

Với các biện pháp kiểm soát mạnh tay đã thực hiện kể từ 15.3 đến nay, “độ trễ” của chính sách khiến 2 tuần sắp tới đây là “2 tuần thử thách” với việc chống dịch Covid-19 của Việt Nam.

Kể từ ngày 15.3, ngay sau khi Thủ tướng quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương với 28 quốc gia châu Âu (gồm 26 nước EU, Anh và Bắc Ailen), tạm dừng nhập cảnh với công dân đến từ các nước này, các chuyến bay từ nước ngoài về cũng được rà soát, phân loại, lấy mẫu ngay tại sân bay và đưa đi cách ly tập trung toàn bộ.

Bắt đầu từ 18.3, Việt Nam ngưng cấp visa với toàn bộ công dân các nước trên thế giới để hạn chế nguồn vào; ngưng chính sách miễn thị thực đơn phương với Nhật, Nga, Belarus. Đến 22.3, Việt Nam chính thức ngưng cho nhập cảnh với người nước ngoài và người gốc Việt có giấy miễn thị thực trước nguy cơ quá tải khu cách ly. Như vậy, nguồn lây nhiễm “ngoại nhập” từ ngày 15.3 trở đi đã được kiểm soát tương đối tốt, ít nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Tuy nhiên, các chuyến bay mang theo người nhập cảnh trước đó vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, tuy vi rút ủ bệnh phổ biến trong 14 ngày nhưng vẫn có những trường hợp trên 20 ngày, cá biệt lên đến 27, thậm chí hơn 30 ngày.

Do đó, sau 2 tuần tới mới là “thời điểm an toàn” của Việt Nam, khi hầu hết các trường hợp nhập cảnh trước đó đã hết thời gian ủ bệnh, đặc biệt là những người nhập cảnh từ châu Âu và Đông Nam Á (hiện cũng đã trở thành khu vực dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, đặc biệt ở Malaysia).

Điều này thể hiện ở việc những BN được phát hiện mắc Covid-19 gần đây, ngoài các chuyến bay nhập cảnh sau 15.3, vẫn còn khá nhiều BN nhập cảnh trước thời điểm này. Đây là các trường hợp có nguy cơ lây lan ra cộng đồng, cá biệt có thể kể đến BN thứ 91, 97, 98 ở TP.HCM (3 người quốc tịch Anh, đều từng đến bar Buddha tại Q.2, trong đó 2 người có tiền sử trở về từ Malaysia) và đặc biệt là BN thứ 100 (trong thời gian được khuyến nghị cách ly đã nhiều lần đi lễ tại Thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar). Điều tra diện tiếp xúc của các BN này sẽ vô cùng vất vả.

Tại Hà Nội, 2 điều dưỡng của BV Bạch Mai nhiễm Covid-19 cũng tiềm ẩn những yếu tố khó lường, khi BN thứ 86 đã lây cho con là BN thứ 107. Hiện vẫn còn 12 người trong gia đình BN này đang thuộc diện theo dõi. Đặc biệt, môi trường làm việc tại BV lớn của 2 điều dưỡng này đặt ra những thách thức lớn cho việc ngừa lây lan.

Đúng như cảnh báo về việc dịch Covid-19 tại Việt Nam đang bước vào “2 tuần quyết định", số ca dương tính được phát hiện trong vài ngày tới sẽ có thể còn tăng lên. Việc các ca này có đạt đỉnh rồi hạ xuống trong 2 tuần này không, hay sẽ tăng ngoài tầm kiểm soát, phụ thuộc rất nhiều vào sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, và cả sự hợp tác của người dân.

“Đứng yên là yêu nước”, bảo vệ chính mình cũng là yêu nước. Bước vào giai đoạn quyết định này, Thủ tướng đã khuyến cáo người dân thay đổi mạnh mẽ các thói quen: tăng cường giao dịch trực tuyến, hạn chế tập trung đông người, đeo khẩu trang tại nơi công cộng; hạn chế ra đường, hạn chế tối đa việc tập trung đông trên 50 người tại các đám cưới, đám hiếu; tạm thời đóng cửa các cơ sở dịch vụ giải trí như karaoke, mát xa; vận động các tổ chức tôn giáo tu hành tại gia, không tiến hành các nghi lễ tập trung đông người. (Thanh niên, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 9: “Việt Nam ghi nhận ca bệnh thứ 113”; Tuổi trẻ, trang 1: “2 tuần quyết định”; Tiền phong, trang 2: “Một ngày thêm 19 bệnh nhân”.

 

22 đơn vị đủ năng lực xét nghiệm khẳng định ca bệnh Covid-19

Theo Bộ Y tế, hiện có 22 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm khẳng định mắc Covid-19, gồm: Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang, các trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh. Phòng xét nghiệm của các bệnh viện: Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Chợ Rẫy, T.Ư Thái Nguyên, T.Ư Huế, Nhi T.Ư, Phú Thọ, Bạch Mai, Nhi đồng 1, Viện Y học dự phòng quân đội, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, T.Ư Quân đội 108.

Phòng xét nghiệm đạt chuẩn là một trong những điều kiện để các địa phương có thể công bố ca bệnh Covid-19. Bộ Y tế cho biết danh sách này sẽ được cập nhật sau khi có thêm các phòng xét nghiệm đủ điều kiện. (Thanh niên, trang 3).

 

Ai được lựa chọn cách ly có trả phí?

Thông tin nhiều địa phương lựa chọn một số khách sạn, resort làm nơi cách ly có thu phí nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt trong bối cảnh người về từ nước ngoài phải cách ly tăng cao. Nhưng ai là người được sử dụng dịch vụ này, quy trình đăng ký ra sao... cần được minh bạch.

Tại TP.HCM, tính đến sáng 22.3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết tổng số đang được cách ly, theo dõi dịch bệnh Covid-19 là hơn 8.400 người. Trong đó, tại khu cách ly tập trung của TP là 6.890 người (tăng 2.000 người so với hôm trước), tại khu cách ly tập trung của quận, huyện là 556 người và cách ly tại nhà là 957 người.

Không chọn khách sạn ở nội thành

Bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng, người phát ngôn Sở Y tế TP.HCM, cho biết những ngày gần đây lượng người về TP rất đông. Hiện đã có 8 khu cách ly tập trung của TP; 24 khu cách ly quận huyện quản lý với tổng số 23.600 giường.

Theo quy định, mọi hành khách khi nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất đều cách ly tập trung theo phân luồng của Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế. Tuy nhiên, người có nhu cầu cách ly ở khách sạn, resort có trả phí có thể đăng ký ngay tại cửa khẩu. Sau đó, nhân viên Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế sẽ xem xét người đó đi từ vùng nào về, nguy cơ cao hay thấp để quyết định đưa đi cách ly tập trung hay tự chọn.

“Nguyên tắc cách ly ở khách sạn là phải được chủ khách sạn đồng ý. Nhưng hình thức cách ly này có rủi ro và người cách ly có khả năng dương tính bất cứ lúc nào nên khu vực ngoại thành, xa khu dân cư là ưu tiên hàng đầu. Nếu dùng khách sạn trong nội thành cách ly là không khả thi, họ có đăng ký cũng không dám nhận. Ngoài ra, nhân viên khu cách ly của khách sạn phải được tập huấn, được đảm bảo phòng chống lây nhiễm chéo. Nhân viên y tế sẽ đến khách sạn ngày 2 lần để đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe”, BS Mai nói.

Xin đổi chỗ, phải cách ly lại từ đầu

Cũng theo BS Mai, ngành y tế đang quản lý các khu cách ly rất chặt chẽ. Nếu người cách ly xin đổi chỗ cách ly từ khu cũ qua khu mới thì sẽ phải tính lại như cách ly từ đầu, nếu ở 1 tuần mà đổi chỗ thì sẽ ở thêm 2 tuần nữa, tổng cộng là 3 tuần. Trong trường hợp người cách ly muốn đổi chỗ thì thông báo cho cơ sở lưu trú để đơn vị này báo lại cho cơ quan chức năng.

“Trong thời gian cấp bách này, bà con ở yên giùm để đỡ kẹt cho nhân viên y tế, giúp họ tập trung làm việc. Quan điểm của Sở Y tế là ai cách ly ở đâu thì cứ ở yên đó”, bà Mai khuyến cáo và cho biết đường dây nóng của Sở Y tế mấy hôm nay “cháy máy” vì số lượng người hỏi chỗ cách ly ở khách sạn.

Bà Đoàn Thị Ngọc Cẩm, Phó chủ tịch UBND H.Cần Giờ (TP.HCM), cho biết có 7 resort, khách sạn ở huyện đủ điều kiện đón người đến cách ly theo hình thức có trả phí. Bảy cơ sở này gồm 2 resort Cần Giờ và Phương Nam cùng 5 khách sạn: Mangrove, Thái Dương, Tân Thái Dương, Tâm Tâm và Khánh Vân 1 với tổng công suất 321 phòng. Đến 18 giờ ngày 22.3, các cơ sở lưu trú đã nhận 173 người đến cách ly có trả phí.

An ninh nghiêm ngặt

Theo bảng báo giá dịch vụ của các cơ sở lưu trú đăng ký với Sở Du lịch, giá phòng dao động từ 350.000 - 500.000 đồng/ngày, chi phí suất ăn một bữa là 50.000 đồng, giá trọn gói bộ drap, gối là 2,4 triệu đồng.

Như vậy, sau 14 ngày cách ly, người chọn hình thức cách ly có trả phí phải thanh toán 9,4 - 10,8 triệu đồng/người, chưa kể các chi phí phát sinh theo nhu cầu cá nhân. Riêng resort Phương Nam, do chủ khách sạn đã bàn giao khu nghỉ dưỡng cho H.Cần Giờ làm khu cách ly tập trung nên người cách ly không phải thanh toán tiền phòng mà chỉ trả các khoản như các cơ sở lưu trú khác.

Nhân viên khách sạn Tâm Tâm, H.Cần Giờ cho biết chủ khách sạn đã đăng ký nhận người từ nước ngoài về cách ly với ngành y tế nên không nhận khách bên ngoài. Theo quy trình, khách đến sẽ được kiểm tra y tế, khử khuẩn toàn thân rồi lên phòng, hạn chế ra bên ngoài. Hằng ngày, nhân viên giao đồ ăn cũng phải mặc đồ bảo hộ, để đồ ăn trước cửa và người cách ly mở cửa nhận đồ, hai bên không tiếp xúc trực tiếp, kể cả thanh toán bằng tiền mặt. Khách có nhu cầu đặt thêm đồ ăn, thức uống thì nhà bếp làm rồi phục vụ theo quy trình tương tự. Nhân viên này cho biết quy trình trên đã được Sở Y tế, Sở Du lịch và UBND H.Cần Giờ tập huấn nhằm đảm bảo an toàn, đúng theo hướng dẫn phòng chống dịch.

Về vấn đề an ninh, thượng tá Nguyễn Văn Công, Phó trưởng công an H.Cần Giờ, cho biết mỗi điểm cách ly đều có một tổ an ninh gồm công an, quân sự, bộ đội biên phòng, bảo vệ dân phố và thanh niên xung phong túc trực.

Mỗi ngày được chia thành 3 ca, mỗi ca 5 người đảm bảo an ninh trật tự tại địa điểm cách ly. Ông Công cho biết kể từ khi nhận người cách ly (hôm 19.3), nhiều gia đình người cách ly đến trước cổng đề nghị được gặp người thân. Tổ an ninh giải thích cho mọi người hiểu nên ai cũng chấp hành.

Cách ly y tế tập trung tại khách sạn chỉ áp dụng với người nước ngoài

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1246/QĐ-BYT của bộ này về cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng chống dịch Covid-19, do người cách ly tự nguyện chi trả. Căn cứ diễn biến dịch, trong giai đoạn hiện nay, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ triển khai áp dụng đối với người nước ngoài như: chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao... thuộc đối tượng phải cách ly y tế tập trung; kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kịp thời thông tin, phản ánh các vướng mắc về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế). (Thanh niên, trang 4).

Cùng chủ đề Báo Tuổi trẻ, trang 5: “Nơi nào áp dụng cách ly trả phí”; Tiền phong, trang 5: “Khi nào nên  thu phí cách ly?”.

 

Thủ tướng khuyên người già trên 60 tuổi nên ở nhà

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ trong buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) chiều 22-3.

"Người trên 60 tuổi hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác, hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài và nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát trùng, tăng cường dinh dưỡng, tập luyện, nâng cao sức khỏe" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trong buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) vào chiều 22-3.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, ghi nhận lực lượng quân đội đã "ngày đêm quên mình chăm sóc, hỗ trợ hàng vạn người cách ly tập trung dù ban đêm hay ban ngày, trời nắng hay mưa". Rất nhiều cử chỉ, hành động của người lính trong phòng chống dịch COVID-19 đã đem lại niềm tin cho nhân dân...

Ghi nhận, biểu dương nhưng Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị quân đội, nhất là lực lượng tham gia các công việc phòng chống dịch, các điểm cách ly "phải bảo vệ chính mình, mọi đơn vị, cán bộ chiến sĩ phải phòng chống bệnh tật, đeo khẩu trang, rửa tay, ăn uống, tập luyện, giữ gìn sức khỏe, không để dịch bệnh lây vào đơn vị quân đội".

Trong giai đoạn cao điểm sắp tới cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa, hi sinh thời gian, bao quát mọi công việc điều hành việc cách ly toàn quốc thành công.

Theo thượng tướng Trần Đơn, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đến thời điểm này quân đội chưa ghi nhận có quân nhân nào mắc bệnh nhưng có 426 người phải cách ly, trong đó 176 người đã hết cách ly.

Số công dân cách ly tập trung trong các doanh trại quân đội là gần 35.000 người, nhưng hơn 50% số này đã hết cách ly, hiện chỉ còn trên 16.500 người đang cách ly trong các doanh trại quân đội.

Thứ trưởng Trần Đơn cho biết Bộ Quốc phòng đã bố trí 140 điểm với khả năng tiếp nhận gần 45.000 người cùng lúc. Đến thời điểm này, đã triển khai 109 điểm, đang cách ly tại 91 điểm với 16.538 người về từ Trung Quốc, châu Âu, các nước khối ASEAN, Hàn Quốc, Mỹ, Anh...

Hiện vẫn còn 31 điểm chưa triển khai, và 31 điểm này có thể tiếp nhận gần 30.000 người. Bộ Quốc phòng vẫn đang chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân rà soát doanh trại để tiếp tục bổ sung các điểm cách ly mới. (Tuổi trẻ, trang 3).

 

Khai báo y tế ở ga, bên xe ra sao?

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu triển khai việc khai báo y tế điện tử với hành khách đi các phương tiện công cộng từ 12h ngày 21-3-2020. Việc khai báo y tế tại các khu vực bến xe, nhà ga trên địa bàn TP.HCM ra sao?

Ông Đỗ Ngọc Hải - trưởng Phòng quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT TP.HCM - cho biết từ nay trở đi, các bến xe liên tỉnh lưu ý lưu lại thông tin hành khách đi lại thông qua bến, hướng dẫn khai báo y tế bắt buộc.

Hành khách khai báo y tế "nhiệt tình"

Đại diện bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh), bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) nói đã thông báo yêu cầu các doanh nghiệp vận tải triển khai nhanh chóng việc ghi nhận thông tin hành khách, hướng dẫn khai báo y tế tại các quầy vé.

Có nhiều cách khai báo y tế điện tử tại bến xe như hướng dẫn hành khách tải ứng dụng "Vietnam Health Declaration" rồi điền đầy đủ thông tin hoặc khai báo trực tiếp trên website tokhaiyte.vn.

Nếu hành khách chưa kịp khai báo khi lên xe chuẩn bị di chuyển thì nhân viên trên xe hướng dẫn lại. Trường hợp hành khách không sử dụng điện thoại thông minh, nhân viên trên xe có thể hỗ trợ hành khách khai báo.

Ghi nhận ngày 22-3 tại bến xe Miền Đông và bến xe Miền Tây, các đơn vị đã phát loa thông báo yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã xe khách liên tỉnh... hướng dẫn hành khách khai báo y tế điện tử đầy đủ trước khi xe xuất bến.

Tại một số khu vực quầy vé của bến xe có trang bị máy tính bảng để hành khách khai báo y tế. Người dân chỉ cần đến quầy vé này, nhân viên sẽ hướng dẫn khách thực hiện khai báo y tế nhanh chóng.

10h sáng cùng ngày ở quầy vé của Hãng xe Phương Trang trong bến xe Miền Đông có dán thông báo hướng dẫn hành khách khai báo y tế điện tử đầy đủ các bước. Tương tự, ghi nhận lúc 14h tại quầy vé hãng xe này ở bến xe Miền Tây, nhân viên hãng có mặt hướng dẫn hành khách khai báo y tế ngay từ khi hành khách đặt vé.

Ngoài ra, nhân viên hãng xe cũng ghi nhận lại toàn bộ thông tin hành khách gồm họ tên, nơi ở, công việc, số điện thoại, email, tình trạng sức khỏe... sẵn sàng cung cấp khi cơ quan nhà nước yêu cầu.

Một nhân viên hãng xe khẳng định từ 7h sáng đến 14h ngày 22-3, hàng trăm hành khách đã khai báo y tế, thông tin cá nhân đầy đủ trước khi lên xe đi về các tỉnh. "Hầu hết hành khách rất nhiệt tình khai báo y tế và thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn" - nhân viên này nói.

Người già gặp khó khi khai báo y tế bằng giấy

Ghi nhận của Tuổi Trẻ chiều 22-3 tại ga nội địa cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhiều hành khách ngồi bệt xuống đất, tựa vào tường... để viết giấy khai báo y tế thay vì làm bằng thiết bị điện tử.

Lúc 15h, ghi nhận số lượng khách làm thủ tục check-in tại quầy VietJet bị ùn vì chưa hoàn tất khai báo y tế nên chưa thể làm thủ tục chuyến bay. Hành khách đứng quanh quầy thủ tục của VietJet để lấy giấy, tìm bút, chứng minh nhân dân điền vào tờ khai. Các trường hợp này được nhân viên giải thích do quy định nên đều chấp thuận khai báo đầy đủ thông tin để vào làm thủ tục.

Bà Nguyễn Quỳnh Tiên, có chuyến bay từ TP.HCM - Đà Nẵng của VietJet chiều 22-3, nói: "Cán bộ đưa tôi tờ giấy này, bảo điền đủ thông tin về họ tên, tình trạng sức khỏe mới được vô làm thủ tục. Việc khai báo hơi mất thời gian nhưng tôi ủng hộ việc khai báo y tế. Lỡ có chuyện gì còn dễ dàng tra thông tin để chủ động tìm cách phòng tránh dịch bệnh" - bà Tiên nói.

Một nhân viên của VietJet cho biết hãng đã bố trí người nhắc nhở hành khách làm trước khai báo y tế điện tử rồi vào làm thủ tục nhanh chóng. "Các chuyến bay vào khung giờ buổi chiều khá nhiều, hành khách chưa quen khai báo hoặc khi vào làm thủ tục mới biết nên xảy ra tình trạng đông đúc. Có nhiều khách đã làm trước tờ khai điện tử, chỉ cần vài phút là xong thủ tục ngay" - nhân viên này nói.

Tương tự, tại quầy của Jetstar Pacific nhiều hành khách khi vào quầy thủ tục được nhân viên hướng dẫn khai báo bằng điện tử. Trước cửa vào quầy có tờ giấy A4 in hướng dẫn khai báo y tế bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Theo ghi nhận, hành khách chỉ cần mở máy ảnh quét vào mã QR sẽ hiện ra đường dẫn: tokhaiyte.vn. Khi click vào, hành khách sẽ điền đầy đủ thông tin về họ tên, số điện thoại, địa chỉ, tình trạng sức khỏe... Sau khi hoàn tất các nội dung khai báo, hành khách chỉ cần chụp lại và trình diện cho nhân viên làm thủ tục.

Ngành đường sắt tuân thủ nghiêm việc khai báo y tế

Ông Đào Anh Tuấn - tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn - đã đề nghị các đơn vị thực hiện thủ tục khai báo y tế. Trên tinh thần hết sức khẩn trương, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn đã yêu cầu Đoàn tiếp viên đường sắt Phương Nam chỉ đạo các trưởng tàu, tiếp viên trang bị máy tính bảng, điện thoại thông minh tải ứng dụng khai báo sức khỏe để hướng dẫn và hỗ trợ hành khách khai báo theo quy định. Còn "tại nhà ga, trên tàu, công ty cũng đã phát thanh cho hành khách đi tàu thực hiện" - ông Tuấn cho biết.

Theo ông Tuấn, trước khi Bộ GTVT triển khai lấy thông tin kê khai y tế, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn đã tiến hành lấy thông tin hành khách, đặc biệt là các hành khách nước ngoài khi mua vé.

Còn đại diện Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết ngành đường sắt đã thực hiện khuyến cáo, hướng dẫn hành khách khai báo y tế điện tử qua hệ thống phát thanh trên tàu từ khi Chính phủ có chủ trương. Với khách đi tàu đều áp dụng việc kê khai số điện thoại, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu khi mua vé nên dữ liệu về hành khách khá đầy đủ, khi cần sẽ truy xuất được.

"Chiều 22-3 chúng tôi mới nhận được thông báo triển khai cho hành khách khai báo y tế điện tử. Chúng tôi đã cho nhân viên hướng dẫn hành khách khai báo y tế điện tử. Ai chưa khai thì hỗ trợ, hướng dẫn. Tuy nhiên, không phải nhân viên phục vụ toa xe và hành khách đi tàu nào cũng có điện thoại thông minh hay máy tính bảng" - vị này cho biết.

Tại ga Hà Nội, bà Lã Thị Thanh (53 tuổi, Thái Nguyên, hành khách đi mua vé tàu) bày tỏ: "Tôi rất đồng ý với chủ trương khai báo y tế khi đi tàu, xe liên tỉnh. Tuy nhiên, tôi nghĩ bên cạnh khai báo y tế điện tử thì cần bổ sung khai báo y tế trực tiếp trên giấy. Bởi vì người già chúng tôi hoặc là học sinh, người lao động phổ thông... không phải ai cũng có điện thoại thông minh để khai báo y tế". (Tuổi trẻ, trang 4).

Cùng chủ đề Báo Sức khỏe & Đời sống, trang 3: “Hành khách sử dụng phương tiện công cộng bắt buộc phải khai báo y tế”.

 

Tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông báo: Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Chính phủ Việt Nam quyết định tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt (khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao); tạm dừng hiệu lực Giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân.

Các biện pháp nêu trên được áp dụng từ 00:00 giờ ngày 22 tháng 3 năm 2020

Người nhập cảnh vào Việt Nam phải tuân thủ quy trình kiểm tra y tế và thực hiện cách ly tập trung, trừ trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt khác (khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao) được thực hiện cách ly phù hợp tại cơ sở lưu trú theo quy định.

Bộ Ngoại giao đã thông báo quyết định này tới các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nhằm đảm bảo công dân các nước chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam./.

Chiều ngày 21/3, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn vừa ký công văn hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc bộ, các sở GTVT khẩn trương triển khai thực hiện về việc khai báo y tế bắt buộc trên các chuyến bay nội địa và phương tiện giao thông công cộng nhằm phát hiện sớm ca bệnh và ngăn chặn lây lan kịp thời dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Sở GTVT và các Cục: Hàng không, Đường sắt, Đường thủy nội địa, tiến hành thông báo cho tất cả các hãng hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ, chủ và người điều khiển phương tiện vận tải thực hiện ngay việc khai báo y tế điện tử bắt buộc đối với tất cả các hành khách trước khi thực hiện hành trình trên các chuyến bay nội địa, tàu hỏa, tàu chở khách du lịch và xe khách liên tỉnh. Bộ GTVT cũng yêu cầu nhân viên phục vụ trên các phương tiên nêu trên(tiếp viên hàng không, tiếp viên phụ trách toa xe trên tàu hỏa, phụ xe khách liên tỉnh, thuyền viên trên các tàu chở khách du lịch) thực hiện các bước sau:

Bước1: Phải sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để tải ứng dụng khai báo sức khỏe (tìm kiếm theo từ khóa chính xác: "Vietnam Health Declaration") từ CH Play (đối với hệ điều hành Android) hoặc App store (đối với hệ điều hành iOs).

Bước 2: Hướng dẫn và hỗ trợ hành khách khai báo trên trang website http://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng như hướng dẫn tại bước 1 đối với hành khách chưa khai báo.

Bước 3: Thông báo ngay cho sở y tế, Trung tâm y tế dự phòng/Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 nơi gần nhất khi phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ nhiễm Covid-19 (sốt, ho, khó thở).

Bộ GTVT yêu cầu: "Hành khách trước khi thực hiện hành trình của mình phải thực hiện khai báo y tế điện tử bắt buộc và cung cấp cho nhân viên sử dụng ứng dụng, thực hiện quét mã "QR code" mà khách được cấp khi khai trên ứng dụng này".

Thời gian thực hiện từ 12 giờ ngày 21/3. (An ninh Thủ đô, trang 3).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang