Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội 2018
Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm vừa có chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội xuân 2018…(Nhân dân, trang 5; Sài Gòn giải phóng, trang 7; An ninh thủ đô, trang 5)
Thêm ba người được cứu sống nhờ ghép tạng
Các bác sĩ hai bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và T.Ư quân đội 108 vừa kết hợp thực hiện ghép tim và thận thành công cho ba người bệnh từ nguồn tạng của người chết não hiến tặng… Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện Việt Đức đã thực hiện được 522 ca ghép thận, 45 ca ghép gan và 18 ca ghép tim. bệnh viện 108 đã thực hiện thành công 14 ca ghép thận, 01 ca ghép gan từ người cho sống... (Nhân dân, trang 5)
Điều trị, cứu sống 38 nghìn lượt người bệnh nhờ truyền máu
Thực hiện công tác vận động hiến máu tình nguyện, 10 năm qua (2008-2017), tỉnh Phú Yên đã tổ chức 360 đợt tiếp nhận máu, vận động hàng nghìn lượt người hưởng ứng và tham gia hiến máu. Qua đó, đã tiếp nhận được 70 nghìn đơn vị máu, vượt bình quân hàng năm 5% so với chỉ tiêu của Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện quốc gia giao, góp phần điều trị, cứu sống 38 nghìn lượt người bệnh…(Nhân dân, trang 5)
Nhập 7 trung tâm lĩnh vực y tế, tinh giản 59 người
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu vừa phê duyệt đề án tổ chức lại các trung tâm chuyên ngành thuộc lĩnh vực y tế dự phòng thành “Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP”, thuộc Sở Y tế. Việc tổ chức lại này nhằm giảm đầu mối, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn TP... (Sài Gòn giải phóng, trang 1)
Bác sĩ không vòi vĩnh, nhưng việc đưa phong bì đã thành lệ
Theo bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế, việc “cám ơn” bác sĩ không phải do người ta vòi vĩnh mà gần như đã thành luật bất thành văn mà người bệnh nào cũng tự nguyện chấp hành…(An ninh thủ đô, trang 1)
90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước phải nhập ngoại
Dân số càng tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, dân trí được cải thiện, thì nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh của người dân cũng ngày càng lớn. Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng dần từ 9,85 USD trong năm 2005 lên đến 22,25 USD trong năm 2010 và con số này tăng gần gấp đôi vào năm 2015 (37,97 USD). Mức tăng trưởng trung bình trong chi tiêu dành cho thuốc hàng năm đạt 14,6% trong giai đoạn 2010-2015 và duy trì ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025, chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025. Một khảo sát của Công ty Vietnam Report cho thấy năm 2017 thị trường dược phẩm Việt Nam doanh thu ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm trước. Ngành dược càng phát triển thì người dân càng có nhiều cơ hội được tiếp cận với các loại thuốc mới, có chất lượng với giá thành hợp lý. Tuy nhiên, đánh giá về những khó khăn trong ngành dược hiện nay, hơn 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng “Quy trình đấu thầu thuốc bệnh viện – kênh ETC” và vấn đề “Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài” đang là những rào cản lớn nhất…(Công an nhân dân, trang 4)