Cung ứng đủ thuốc cho 1.500 bệnh nhân ghép thận có BHYT điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Những ngày qua, bệnh nhân (BN) ghép thận có thẻ BHYT phản ánh Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) hết thuốc ức chế miễn dịch - chống thải ghép, nên BN phải ra ngoài mua và tự chi trả. Đây là những thuốc đắt tiền có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng/viên, thuộc danh mục BHYT.
Trước những phản ánh này, ngày 28.4, trao đổi với Thanh niên, bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - BV Chợ Rẫy, cho biết các thuốc trên thuộc gói thuốc đấu thầu quốc gia, khi có kết quả thầu thì BV Chợ Rẫy mới mua. Nhưng Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia chưa đấu thầu được và đã thông báo BV đấu thầu mới 1 tháng nay và BV không đấu thầu kịp. Bên cạnh đó, một số BV khác cũng không có những loại thuốc này nên BN tập trung về BV Chợ Rẫy nhiều hơn.
“Trong các loại thuốc trên, có 1 thuốc BV sẽ mua vượt 20% số lượng thầu đợt trước và vài hôm nữa sẽ có thuốc. Các thuốc khác thì phải đấu thầu và nhanh nhất nửa tháng tới mới có”, bác sĩ Việt thông tin.
Theo BV Chợ Rẫy, trong 30 năm qua BV ghép thận 1.030 ca, nhưng hiện có khoảng 1.500 BN ghép thận điều trị ngoại trú tại BV này.
Theo lãnh đạo BHXH TP.HCM, đây là những thuốc đấu thầu quốc gia và đang đàm phán giá, chưa có kết quả. Do đó, Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia đã có văn bản đề nghị các BV tự đấu thầu mua theo hình thức chỉ định thầu hoặc mua sắm trực tiếp. Trong thời gian chờ đấu thầu thì BV Chợ Rẫy chuyển BN qua BV Đại học Y Dược, nơi có các thuốc trên, để BN được hưởng BHYT.
Trước thắc mắc do BV thiếu thuốc, nên BN phải tự mua thuốc bên ngoài thì quỹ BHYT có chi trả lại cho BN hay không, lãnh đạo BHXH TP.HCM nói: “Theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế thì không cho quỹ BHYT thanh toán trực tiếp cho BN mà chỉ chi trả trực tiếp cho BV theo kết quả đấu thầu. Nếu muốn thanh toán cho BN đã mua thuốc ở ngoài, Bộ Y tế phải sửa đổi quy định”. (Thanh niên, trang 4)
Ngày thứ 21 TP.HCM không có ca tử vong do Covid-19
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, ngày 28.4 là ngày thứ 21 liên tục TP.HCM không có ca mắc Covid-19 tử vong.
Trong ngày 28.4, TP.HCM có 82 ca mắc Covid-19, trong đó 8 ca phát hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh, 74 ca phát hiện tại cộng đồng.
Từ ngày 21.4 đến nay, số ca mắc mới dưới 100. Tổng số ca cộng dồn do Bộ Y tế công bố tại TP.HCM là 609.591 ca. Cũng trong ngày 28.4, TP.HCM chỉ có 29 ca mắc Covid-19 nhập viện, tổng số ca nằm viện hiện tại chỉ còn 365 ca. Trong đó 99 ca có hỗ trợ hô hấp và 19 ca thở máy xâm lấn. Chỉ còn 1 ca cách ly tập trung và 4.191 ca cách ly tại nhà. Như vậy, hiện TP.HCM đang cách ly, chăm sóc và điều trị cho 4.557 ca.
Liên quan việc tiêm vắc xin Covid-19, sau hơn 10 ngày, TP.HCM đã tiêm được 210.064 liều vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 - 12 tuổi. Như vậy, đến nay, TP.HCM đã tiêm tổng cộng 20,6 triệu liều vắc xin Covid-19 cho trẻ em và người trưởng thành. (Thanh niên, trang 4)
Ngưng kiểm tra y tế, hành khách nhập cảnh tại Tân Sơn Nhất chỉ tốn 5 phút
TPHCM - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã bỏ khâu kiểm tra hành khách có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, tổ chức phân luồng ngay khi hành khách nhập cảnh để giải quyết tình trạng ù ứ tại khu vực làm thủ tục nhập cảnh nhà ga quốc tế trong bối cảnh lượng khách tăng... (Chi tiết xem báo Lao động, trang 2)
Dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới
Bộ Y tế cho biết, đến nay hơn 9,16 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi, hiện trong số các F0 đang điều trị, giám sát còn hơn 600 ca nặng. Dự báo thời gian tới dịch bệnh còn diễn biến khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn...
Hơn 9,16 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi
Theo thông tin của Bộ Y tế ngày 27/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.004 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước tại 58 tỉnh, thành phố (có 6.688 ca trong cộng đồng). Số ca mắc COVID-19 trong ngày liên tục giảm nên trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua còn 9.460 ca/ngày. Trong khi giai đoạn cao điểm của tháng 3, số trung bình này có thể lên đến hơn 150.000 ca/ ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.631.516 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.469 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.623.767 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.583.541), TP. Hồ Chí Minh (608.160), Nghệ An (480.717), Bắc Giang (385.033), Bình Dương (383.309).
Hơn 9,16 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi
Theo thông tin của Bộ Y tế ngày 27/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.004 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước tại 58 tỉnh, thành phố (có 6.688 ca trong cộng đồng). Số ca mắc COVID-19 trong ngày liên tục giảm nên trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua còn 9.460 ca/ngày. Trong khi giai đoạn cao điểm của tháng 3, số trung bình này có thể lên đến hơn 150.000 ca/ ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.631.516 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.469 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.623.767 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.583.541), TP. Hồ Chí Minh (608.160), Nghệ An (480.717), Bắc Giang (385.033), Bình Dương (383.309).
Tại cuộc giao ban trực tuyến với các quận huyện của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội, ông Vũ Cao Cương, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 20-26/4, trung bình Hà Nội ghi nhận 972 ca bệnh/ngày, giảm 28,9% so với kỳ báo cáo trước (trung bình 1.368 ca ca bệnh/ngày).
Từ ngày 16/4, Hà Nội đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi trên toàn địa bàn. Số trẻ đã được tiêm là 122.952 trẻ, đạt 40,5%.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, Thành phố đã kiểm soát tốt tình hình dịch. Trong đó, hầu hết các xã, phường, thị trấn đã đưa cấp độ dịch về cấp độ 1, thành phố bước sang trạng thái bình thường mới.
Dự báo, thời gian tiếp theo, dịch đã bước vào giai đoạn giảm mạnh, số ca mắc, chuyển nặng sẽ tiếp tục giảm, tuy nhiên, khó kết thúc sớm do đó các địa phương cần quan tâm và điều trị nhằm giảm tử vong; hệ thống y tế dần trở về trạng thái bình thường mới.
Nhằm đảm bảo cho người dân Thủ đô yên tâm nghỉ lễ và kỳ SEA Games 31 diễn ra thuận lợi, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và thành phố; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là mà phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và khử khuẩn.
Các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi bảo đảm an toàn trong công tác tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. (Sức khoẻ & Đời sống, trang 3; An ninh thủ đô, trang 2).