Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 29/8/2022

  • |
T5g.org.vn - Để người lao động không còn ngại tiêm vaccine mũi 4; Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cách phòng ngừa lây nhiễm tại cơ sở y tế

 

Để người lao động không còn ngại tiêm vaccine mũi 4

Hiện vẫn còn nhiều người lao động chưa tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4. Nguyên nhân được đưa ra chủ yếu là do xuất hiện tâm lý “ngại” tiêm vaccine, chủ quan khi dịch bệnh đang được kiểm soát tốt.

Xuất hiện tâm lý chủ quan

Bà Vũ Thị Minh Phượng - Phó ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam - cho biết, tính đến thời điểm này, mới có khoảng 50% số công nhân lao động các khu công nghiệp đã tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19 (tương đương hơn 50.000 công nhân lao động).

Bà Phượng liệt kê ra 3 nguyên nhân khiến tỉ lệ tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19 chưa cao tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Thứ nhất là do nhiều công nhân lao động chưa đủ điều kiện về thời gian để tiêm mũi 4. Nhiều người lao động mới bị COVID-19 vào tháng 3, tháng 4.2022, nên đến tháng 6, tháng 7.2022 mới được tiêm mũi 3, chưa đủ điều kiện về thời gian để tiêm mũi 4. 

Thứ hai là ý thức của người lao động và doanh nghiệp còn chưa cao, có những trường hợp người lao động chủ quan cho rằng bị mắc COVID-19 rồi thì không tiêm mũi 4. Một số công nhân còn viết đơn không tiêm vaccine, cam kết tự chịu trách nhiệm. 

Ngoài ra, theo Phó ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp có nhiều đơn hàng, tăng ca nhiều sau thời gian sản xuất bị gián đoạn nên có tâm lý nếu để công nhân lao động đi tiêm vaccine mũi 4 thì người lao động sẽ bị sốt, phải nghỉ ở nhà, thiếu người làm. 

Ở KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), cũng có trường hợp công nhân “ngại” tiêm vaccine COVID-19. Chị Hoàng Thị Ngọc Ánh (quê Tuyên Quang) - công nhân một công ty về linh kiện điện tử cho hay - chị mới tiêm 2 mũi vaccine COVID-19. Tháng 3.2022, chị mắc COVID-19, nhờ trước đó đã tiêm 2 vaccine nên chị chỉ bị sốt ngày đầu sau đó ho 2-3 hôm là khỏi.

Mặc dù biết được tác dụng của vaccine nhưng chị Ánh quyết định không tiêm mũi 3, mũi 4. Nguyên nhân chị Ánh đưa ra là, triệu chứng sau 2 mũi tiêm vaccine khá mạnh. “Tôi vật vã suốt mấy hôm sau tiêm. Tôi bị sốt, đau bụng, đau mỏi cơ, phải nghỉ làm 3-4 hôm” - chị Anh nói.

Mặt khác, do tiêm 2 mũi vaccine, nữ công nhân đã phải hoãn kế hoạch mang bầu. Nếu tiếp tục tiêm vaccine COVID-19, chị phải chờ thêm một thời gian khá dài nữa. Được biết, chị Ánh đã kết hôn 2 năm và vẫn chưa có con.

Còn anh Nguyễn Văn Khoa (công nhân ở Cụm công nghiệp Phú Minh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) quyết định chỉ tiêm vaccine mũi 3 vì anh cho rằng, nếu có chế độ ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể nâng cao sức khoẻ. 

Chỉ đạo quyết liệt tiêm vaccine phòng COVID-19

Để đẩy nhanh việc tiêm vaccine mũi 4, thời gian qua, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam đã tăng cường công tác tuyên truyền tới doanh nghiệp và người lao động, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công tác này. “Hiện công tác tiêm vaccine mũi 4 cho công nhân lao động vẫn đang được triển khai, dự kiến đến giữa tháng 9.2022 sẽ đạt 70-75% công nhân lao động được tiêm mũi 4; hết tháng 10.2022 đạt trên 90%” - bà Vũ Thị Minh Phượng nói.

Còn ở Bắc Ninh, ông Nguyễn Thế Quyết - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh - cho biết, đến thời điểm này, số công nhân lao động trong các khu công nghiệp tiêm vaccine mũi 1, mũi 2 là 98-99%; mũi 3, mũi 4 đạt trên 80% đối tượng trong diện tiêm. 

Theo ông Quyết, có trường hợp người lao động ở nơi khác xuống Bắc Ninh xin việc khai báo chưa tiêm mũi vaccine nào; hoặc mới tiêm mũi 1. Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết, một số công nhân ngại tiêm vaccine mũi 4 vì thời gian vừa qua, dịch COVID-19 đã ổn định, xuất hiện tâm lý chủ quan. 

Bên cạnh đó, nhiều công nhân lao động tiêm mũi 4 bị sốt nên ngại tiêm. Theo ông Quyết, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo rất quyết liệt về việc tiêm vaccine phòng COVID-19. Bên cạnh đó, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh khuyến khích công nhân lao động ở lại trong dịp nghỉ lễ 2.9 sắp tới, thay vì về quê. (Lao động, trang 5).

 

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cách phòng ngừa lây nhiễm tại cơ sở y tế

Theo Bộ Y tế, trước tình hình mở cửa đón khách du lịch và các đối tác kinh tế trở lại sau khi dịch COVID-19 được khống chế, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn dịch đậu mùa khỉ xâm nhập.

Vì vậy, Bộ Y tế đưa ra 6 nguyên tắc dự phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh:

1. Tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở KBCB.

2. Áp dụng phòng ngừa lây nhiễm qua "tiếp xúc" và "giọt bắn" khi chăm sóc các trường hợp bệnh xác định và bệnh nghi ngờ.

3. Trong trường hợp có các thủ thuật tạo khí dung, bắt buộc áp dụng thêm các biện pháp dự phòng qua "không khí".

4. Điều tra, truy vết, xác định người tiếp xúc gần nhằm theo dõi, quản lý và tư vấn cách tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

5. Quản lý người nhà người bệnh và khách thăm có liên quan đến đâu mùa khỉ.

6. Sàng lọc người nhiễm, nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm ca bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh:

Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám chữa bệnh triển khai sàng lọc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ khi có tại địa phương có thông báo ca bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng hoặc cơ sở khám chữa bệnh.

Đặt biển báo tại cổng vào của cơ sở khám chữa bệnh để người bệnh có thể nhận biết ngay hướng đi tới khu sàng lọc. Một số nội dung cần được ghi rõ trong biển báo: yếu tố dịch tễ (tiếp xúc với động vật, người nghi ngờ hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ, đậu mùa hoặc tiếp xúc với đồ dùng/vật dụng của họ) và dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ.

Khu vực sàng lọc cần được bố trí tại đơn vị khám bệnh và cấp cứu. Với những cơ sở khám chữa bệnh không có điều kiện bố trí khu sàng lọc trong nhà có thể thiết lập khu vực sàng lọc ngoài trời.

Nhân viên y tế thực hiện sàng lọc mang phương tiện phòng hộ phù hợp (khẩu trang y tế, mũ giấy, áo choàng phòng dịch và găng tay y tế).

Bộ Y tế lưu ý khi khám sàng lọc lưu ý khai thác tiền sử dịch tễ, các dấu hiệu triệu chứng của bệnh. Nội dung câu hỏi sàng lọc cần cập nhật phù hợp với diễn biến tình hình bệnh dịch; Yêu cầu người bệnh mang khẩu trang y tế nếu tình trạng người bệnh cho phép.

Cách ly người bệnh xác định nhiễm hoặc ca bệnh nghi ngờ tại Khoa Truyền nhiễm hoặc khu cách ly của cơ sở khám chữa bệnh.

Các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh bố trí sẵn sàng một buồng cách ly để sử dụng khi phát hiện người bệnh nội trú nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hoặc để điều trị người bệnh đậu mùa khỉ vừa hoặc nhẹ kèm theo bệnh chuyên khoa mà không thể chuyển về đơn vị riêng điều trị đậu mùa khỉ của cơ sở khám chữa bệnh. Tùy theo tình hình bệnh dịch, có thể tăng số buồng cách ly cho đậu mùa khỉ tại đơn vị lâm sàng.

Buồng cách ly người bệnh phải được dán biển cảnh báo "Buồng cách ly" và nêu rõ các biện pháp cách ly cần áp dụng, giường bệnh cách nhau tối thiểu 1 mét. Hạn chế vận chuyển người bệnh ra ngoài khu cách ly. (An ninh thủ đô, trang 3).

 

Tốc độ tiêm vaccine phòng covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi còn chậm

Số liệu ngày 28-8 của Bộ Y tế cho biết, số mũi tiêm thực hiện trong ngày trên cả nước là 130.902 tại 29 tỉnh, thành phố, trong đó 118.136 mũi cho người tư 12 tuổi trở lên và 12.766 mũi cho trẻ từ 5-11 tuổi. Như vậy, tổng số mũi vaccine đã tiêm ở nước ta đến nay là 255.990.852 mũi… (An ninh thủ đô, trang 3).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang