Việt Nam – Hoa Kỳ tổ chức kỷ niệm 20 năm hợp tác y tế
Ngày 28/10, Việt Nam – Hoa Kỳ tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm hợp tác y tế giữa hai nước tại Hà Nội. Sự hợp tác này còn diễn ra trước cả thời điểm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào năm 1995, và đã cứu sống được bao nhiêu người và hơn thế nữa trong những năm qua.
Theo đó, hai nước đã có nhiều chương trình hợp tác về y tế hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như an toàn dược phẩm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống cúm và các dịch bệnh bùng phát ngày càng phức tạp như hiện nay.... Trong cuộc chiến chống HIV/AIDS, Kế hoạch Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về cứu trọ phòng chống AIDS hay còn gọi là chương trình PEPFAR đã hỗ trợ hơn 100 nghìn người VN được điều trị ARV và hơn 40 nghìn người được điều trị bằng methadone.
Ngoài ra, từ năm 2005, Hoa Kỳ và VN đã hợp tác chặt chẽ để giúp xây dựng mạng lưới giám sát cúm đầu tiên, tiến hành nghiên cứu và xây dựng các chính sách phát triển vaccine cúm và hỗ trợ ứng phó và kiểm soát các đợt bùng phát cúm H5N1 trên người ở VN.... VN - Hoa Kỳ còn phối hợp mở văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh tại Hà Nội, nhằm giúp VN giám sát và ứng phó khả năng bùng phát các dịch bệnh, như dịch bệnh Ebola trong thời gian qua....
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Ngoại giao VN Hà Kim Ngọc cho biết sự hợp tác y tế giữa VN – Hoa Kỳ này không chỉ mang lại lợi ích cho hai nước mà còn vì cả khu vực và toàn thế giới. Đại sứ Mỹ Ted Osius khẳng định trong những năm tới, Mỹ cam kết sẽ đẩy mạnh hợp tác y tế với VN.
Tại lễ kỷ niệm, Đại sứ Ted Osius và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho 8 cán bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bằng Khen của Đại sứ quán Hoa Kỳ cho 32 cán bộ Việt Nam vì sự đóng góp to lớn của họ cho các hoạt động hợp tác y tế song phương. (Sức khỏe & Đời sống (trang 2):
Hơn 1.200 đại biểu dự hội nghị nhãn khoa ASEAN
Chiều 29-10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị nhãn khoa ASEAN lần 2 (AOS 2015) với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu Việt Nam và 230 đại biểu quốc tế là bác sĩ nhãn khoa của các nước trong khu vực ASEAN và Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… Đây là lần đầu Việt Nam đăng cai tổ chức một hội nghị lớn về lĩnh vực nhãn khoa tại các nước ASEAN. Hội nghị sẽ là một cơ hội tốt cho các bác sĩ nhãn khoa Việt Nam và các đồng nghiệp từ nhiều nước trên thế giới chia sẻ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; cập nhật kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng khám, điều trị các bệnh về mắt, góp phần đạt được mục tiêu đến năm 2020 thanh toán được các bệnh gây mù có thể phòng ngừa được.
Tổng số có 289 báo cáo được trình bày tại hội về các lĩnh vực: Glocom, thể thủy tinh, dịch kính võng mạc, tật khúc xạ, mắt trẻ em, giác mạc, phòng chống mù lòa…
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu không có các chương trình can thiệp kịp thời ở các nước, không có sự giúp đỡ tích cực có hiệu quả của tổ chức này, các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt nếu không có sự nỗ lực của mỗi bác sĩ nhãn khoa trên thế giới thì số người mù sẽ không ngừng tăng lên. Đến năm 2020 ước tính trên thế giới có khoảng 75 triệu người bị mù và hàng trăm triệu người bị khiếm thị. (Nhân dân (trang 5), Sức khỏe & Đời sống (trang 2)
Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh hoạt động của Đường dây nóng y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký ban hành Công văn số 8108/BYT-VPB1 gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký ban hành Công văn số 8108/BYT-VPB1 gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, giám đốc các đơn vị trực thuộc Bộ và thủ trưởng y tế các ngành về việc chấn chỉnh lại tình trạng sử dụng các số điện thoại Đường dây nóng (ĐDN) của cơ sở y tế. Theo đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả của ĐDN, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương tập trung chỉ đạo, thực hiện hoàn thiện việc thành lập Ban chỉ đạo “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” tại các Sở Y tế và các đơn vị trong toàn ngành, trong đó phân công nhiệm vụ thường trực ĐDN của các đơn vị.
Để thuận tiện cho người dân khi cần phản ánh và cho việc theo dõi đánh giá của Bộ Y tế, Sở Y tế đối với các đơn vị, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị sử dụng Bảng thông báo số điện thoại trực ĐDN duy nhất của ngành y tế trên toàn quốc là 1900-9095 tại các vị trí dễ thấy tại Khoa Khám bệnh và các vị trí công cộng của bệnh viện. Đồng thời xây dựng Quy chế trực ĐDN; Quy chế khen thưởng, kỷ luật để kịp thời động viên, khuyến khích các cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị khi tiếp xúc với người bệnh cần thể hiện sự ân cần, chu đáo, văn minh, lịch sự với khẩu hiệu: “Đến tiếp đón niềm nở - Ở chăm sóc tận tình - Về dặn dò chu đáo”...
Bộ Y tế cho biết theo số liệu thống kê trong 9 tháng đầu năm 2015, có tổng số 12.197 cuộc gọi đến Đường dây nóng Bộ Y tế qua số tổng đài 1900-9095. Trong đó, chỉ có 4.595 cuộc gọi (37,67%) phản ánh đúng phạm vi tiếp nhận, không đúng phạm vi giải đáp có 7.602 cuộc gọi (62,33%).(Sức khỏe & Đời sống (trang 2):
Cần tăng ngân sách và chế độ đãi ngộ cho công tác y tế dự phòng
Tối ngày 28/10, Ủy ban các vấn đề xh của Quốc hội phối hợp với BYT tổ chức Hội thảo đại biểu dân cử với việc thực hiện chính sách pháp luật về Y tế dự phòng. Chủ nhiệm Ủy ban Trương Thị Mai chủ trì Hội thảo với sự tham gia của đại diện đại biểu Quốc hội hơn 30 tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế (Chi tiết xem báo) (Sức khỏe & Đời sống (trang 2).
150 vụ ngộ độc thực phẩm trong 10 tháng
Chỉ tính riêng từ ngày 25-9 đến 25-10, cả nước liên tiếp xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 813 người mắc và đi viện, không có ca tử vong.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong 10 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.077 người mắc, 21 người tử vong.
Trong số đó, riêng bếp ăn tập thể có 33 vụ, làm 2.302 người mắc, 2.268 người đi viện. Cụ thể, có 70% vụ ngộ độc do cơ sở cung cấp thức ăn sẵn (đặt dịch vụ) không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình vận chuyển, bảo quản thức ăn và 30% do bếp ăn tại chỗ.
Chỉ tính riêng từ ngày 25-9 đến 25-10, cả nước liên tiếp xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 813 người mắc và đi viện, không có ca tử vong. Trong đó, có 7 vụ ngộ độc do vi sinh vật (điều kiện bảo quản thực phẩm không đảm bảo…), 3 vụ do độc tố tự nhiên (như ăn cóc, nấm độc…) và 3 vụ chưa xác định nguyên nhân.
Số vụ và ca mắc trên tuy giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn gây hoang mang trong dư luận. Đặc biệt, giai đoạn chuyển mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi để nhiều vi sinh vật phát triển, nếu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì nguy cơ ngộ độc rất cao.
Riêng tại các khu công nghiệp, ngộ độc tập thể có xu hướng gia tăng. Hiện khẩu phần ăn của người lao động tại các khu công nghiệp còn quá thấp, trung bình chỉ khoảng 11.000 đồng, chưa kể lợi nhuận của bếp ăn, chi phí thuế. Với mức giá này, sau khi trừ đi các khoản chi phí khác, giá trị thật của bữa ăn công nhân chỉ còn khoảng 8.000 đồng. Như vậy khẩu phần dinh dưỡng của công nhân không bảo đảm, sản phẩm thực phẩm kém chất lượng.
Bên cạnh đó, bản thân công nhân tại các khu công nghiệp chủ yếu là lao động nữ, trong độ tuổi sinh đẻ, bữa ăn như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm việc và tác động xấu tới sức khỏe sinh sản, duy trì nòi giống.
Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, nếu một lao động ăn đủ khẩu phần ăn thì năng suất lao động sẽ tăng 20%.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của công nhân cũng như góp phần nâng cao năng suất lao động, Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền và đề nghị các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho công nhân thông qua chế độ giám sát của các tổ chức công đoàn, đồng thời các cơ quan quản lý và chuyên môn tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở không có giấy phép về an toàn thực phẩm. * Sức khỏe đời sống (trang 2), Tuổi trẻ:
Phát động tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc
Chiều 29-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo phát động và triển khai tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc nhằm thu hút và tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội về phòng, chống kháng thuốc; nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cơ sở y tế, cộng đồng...
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mỗi năm, thế giới có hàng trăm nghìn người chết do kháng thuốc và phải chi hàng trăm tỷ USD. Vì thế Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.
Hưởng ứng lời kêu gọi của WHO, lần đầu tiên Việt Nam sẽ tổ chức tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc nhằm báo động tình trạng kháng sinh đang dần vô tác dụng do lạm dụng. Tuần lễ đó sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 22- 11 với nhiều hoạt động: mit-tinh, diễu hành, chạy bộ sẽ được tổ chức tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng… và rất nhiều hoạt động cụ thể tại các cơ sở y tế trong cả nước.
Đáng chú ý, từ nay đến ngày bắt đầu tuần lễ, Ban tổ chức thực hiện lấy một triệu chữ ký thể hiện cam kết phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam. Trong dịp này, WHO tại Việt Nam cũng lập trang fanpage Tuần lễ kháng thuốc kháng sinh 2015 - AMR Week 2015 Viet Nam, nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc cũng thúc đẩy cộng đồng và cán bộ y tế quan tâm, chia sẻ và cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, ở mức báo động.
Theo nghiên cứu của WHO, tại Việt Nam, trong số 10 loại thuốc được dùng phổ biến thì kháng sinh là cao nhất, trong đó kháng sinh thế hệ thứ 3 nằm đầu danh sách. Có đến 90% thuốc kháng sinh được bán không có đơn của bác sĩ trong khi những người bán thuốc lại thường không có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhu cầu thực phẩm gia tăng, sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng ở mức báo động...
Tình trạng kháng kháng sinh đã làm cho thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao và chi phí điều trị ngày càng cao. Nhiều chủng vi khuẩn đã kháng nhiều loại kháng sinh kể cả kháng sinh thế hệ mới. Trong khi đó, việc phát triển các kháng sinh mới đã chững lại từ hơn 30 năm nay và chỉ có một vài kháng sinh mới ra đời. WHO cảnh báo: "Hôm nay không hành động - Ngày mai không có thuốc chữa trị".(Sức khỏe đời sống (trang 14):
Mô hình hiệu quả tuyên chiến với thuốc lá
Chiều ngày 26/10/2015, BV Y học Cổ truyền Trung ương đã diễn ra lễ Khai trương Phòng tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá và Hội nghị triển khai công tác phòng chống tác hại thuốc lá năm 2015 (chi tiết xem báo) (Gia đình & Xã hội (trang 16).
Cứu thành công 2 mẹ con sản phụ bị hẹp van tim nặng
Ngày 28/0, BS CK II. Bạch Cẩm An, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đơn vị vừa cứu sống thành công một sản phụ bệnh tim rất nặng và sinh non.
Bệnh nhân P.T.P.T. (35 tuổi, trú tỉnh Gia Lai) nhập Bệnh viện Trung ương Huế vào chiều 21/10 khi mang thai tuần 35. Đồng thời, chị T. còn bị vỡ ối, bệnh tim rất nặng do bị hẹp khít van tim 2 lá, 3 lá, tăng áp phổi. Do tình trạng sức khỏe nguy kịch, các y bác sĩ khoa sản đã mổ lấy thai nhi sinh non. Ê-kíp bác sĩ khoa Sản đã phối hợp với khoa Gây mê Hồi sức A đã tiến hành gây mê, đặt nội khí quản và mổ lấy thai nhi nặng 1,9kg (trong tình trạng thiếu cân - PV) ra kịp thời.
BS. Bạch Cẩm An trao đổi, thường các sản phụ bị bệnh hẹp khít van tim lúc sinh con thường có tỷ lệ tử vong cao, cả mẹ và con thường khó cứu sống được cả hai. Đây là ca cứu sống sản phụ bị bệnh tim nặng và sinh non hiếm.
Qua đây, BS An cũng khuyến cáo với những phụ nữ mắc bệnh hẹp khít van tim nặng không nên mang thai vì khi sinh rất dễ tử vong cả mẹ và con.
Vào ngày 28/10, sau một tuần được cứu sống và đang được chăm sóc đặc biệt tại khoa Gây mê Hồi sức A, chị T. và con đã khỏe mạnh. Riêng các chỉ số sinh tồn (mạch, huyết áp, hơi thở) của chị T. đã ổn định, ăn uống tốt. Con chị T. sức khỏe tiến triển tốt và bú mẹ được nhiều. * Sức khỏe & Đời sống (trang 2)
Cứu sống hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch phức tạp
Thay vì phải trải qua cuộc đại phẫu có nguy cơ rủi ro cao, chi phí lớn, chăm sóc hậu phẫu phức tạp thì nay bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch phức tạp, đa thương tổn có thể được hồi sinh sự sống, tiết kiệm chi phí, thời gian phục hồi bằng phương pháp hybrid. (Chi tiết xem báo) * Gia đình & Xã hội (trang 7)
Cấp cứu lưu động cứu bé gái 8 tuổi
Ngày 29/10, BV Nhi Trung ương cho biết Bv vừa có ca cấp cứu lưu động với khoảng cách gần 100km cho em TTL, 8 tuổi ở Phú Thọ bị nguy kịch do viêm cơ tim cấp, suy thở và suy tuần hoàn (chi tiết xem báo). * Tuổi trẻ (trang 14):