Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 30/7/2016

  • |
T5g.org.vn - Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM: nhiều sai phạm; Khó tiếp cận thuốc điều trị viêm gan C; Sở Y tế Hà Nội công bố ba số điện thoại đường dây nóng…

Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM: nhiều sai phạm

Hồ sơ dự thầu không hợp lệ, giá cả bị “thổi” lên gấp cả trăm lần nhưng lãnh đạo Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền (YHCT) TPHCM vẫn để “lọt”… Đó là một vài sai phạm tiêu biểu mà Thanh tra Sở Y tế vừa công bố trong kết luận thanh tra công tác đấu thầu dược liệu và vị YHCT tại BV YHCT.

Hồ sơ dự thầu không đạt cũng… lọt!

Trong 2 năm (2014-2015), BV YHCT đã thực hiện công tác đấu thầu gồm 3 gói thầu. Gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2013 (gói thí điểm) thuộc dự án thuốc y tế năm 2013; gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2013 (gói thầu BV năm 2013) và gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2015 (gói thầu BV năm 2014-2015). Trong đó, gói thí điểm có tổng giá trị gần 51 tỷ đồng được chia làm 2 lô: dược liệu chưa sơ chế và dược liệu đã sơ chế. Gói thầu BV năm 2013 do BV YHCT làm chủ đầu tư có tổng trị giá gần 27 tỷ đồng. Gói thầu BV năm 2014-2015 cũng do BV YHCT làm chủ đầu tư có tổng trị giá gần 37 tỷ đồng. Sau khi thanh tra, Sở Y tế TPHCM đã phát hiện cả 3 gói thầu nói trên của BV YHCT đều có sai phạm.

Cụ thể, gói thầu thí điểm đã sai phạm khi thay đổi tư cách nhà thầu của Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú không thực hiện trước thời điểm đóng thầu; trong hồ sơ mời thầu không xây dựng nội dung tiêu chí đánh giá năng lực kinh nghiệm về tài chính trong trường hợp nhà thầu liên danh. Đáng nói, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, các thành viên tham gia công tác đấu thầu của BV YHCT chưa tuân thủ nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu, nhất là đối với liên danh nhà thầu Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú - Công ty TNHH Thiên Ân Dược. Liên danh này không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế và chế biến dược liệu, không có chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn. Mặt khác, hồ sơ dự thầu liên danh nhưng chỉ đánh giá năng lực tài chính của Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú, còn Công ty TNHH Thiên Ân Dược không có kê khai năng lực tài chính trong hồ sơ dự thầu…

Tương tự, tại gói thầu BV năm 2013, BV YHCT cũng sai phạm trong đánh giá hồ sơ dự thầu của Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú như bỏ qua cam kết theo tiêu chuẩn cơ sở và bảng chào giá chỉ chào hàng theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV, kể cả gói dược liệu đã chế biến và chưa chế biến; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế và chế biến dược liệu, không có chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn… Và cả gói thầu BV năm 2014-2015, BV YHCT cũng đã “ưu ái” cho Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú mặc dù công ty này không đáp ứng đủ các điều kiện về chứng chỉ hành nghề, không có hợp đồng mua bán trực tiếp với Công ty TNHH Thiên Ân Dược…

Kết luận thanh tra cũng đã chỉ ra nhiều sai phạm khác trong đấu thầu dược liệu, vị thuốc YHCT tại BV như: Không thực hiện đăng tải kế hoạch đấu thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên báo; tất cả các hồ sơ thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, vì vậy tất cả hồ sơ dự thầu này phải loại bỏ theo quy định.

Lòng vòng trung gian đẩy giá

Thanh tra Sở Y tế cũng đã chỉ ra những “liên minh ma quỷ” để đẩy giá dược liệu và thuốc YHCT vào BV YHCT. So sánh giá trúng thầu vô BV với giá nhập (giá đầu vào) của nhà trúng thầu cung cấp đến BV (giá từ Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú, từ Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex đến BV) trúng thầu chênh lệch lên tới gấp 1,5 lần so với giá đầu vào của nhà thầu trúng thầu. Đặc biệt, trước khi giá trúng thầu vô BV, dược liệu và thuốc YHCT đã bị thổi giá lòng vòng qua trung gian: Từ Công ty TNHH Thiên Ân Dược → Cửa hàng dược liệu Hòa Phú → Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú → BV YHCT đã chênh lệch giá gấp 146 lần so với giá nhập đầu vào… Quan ngại hơn cả là mặc dù mua sắm hàng chục tỷ đồng dược liệu đã sơ chế, chưa sơ chế để phục vụ chữa bệnh, nhưng qua kiểm nghiệm của cơ quan chức năng cho thấy một lỷ lệ rất lớn dược liệu kém chất lượng. Năm 2014, Viện Kiểm nghiệm TPHCM lấy 17 mẫu thì hết 7 mẫu không đạt chất lượng (đảng sâm (lấy mẫu 2 lần), thổ phục linh, hoa hòe, hoàng bá, thăng ma, hoàng kỳ). Còn năm 2015, BV YHCT gửi 2 mẫu kiểm nghiệm thì một mẫu không đạt (đảng sâm). Cũng trong năm 2015, Viện Kiểm nghiệm TPHCM lấy 11 mẫu thì 5 mẫu không đạt chất lượng…

Trước những sai phạm của BV YHCT, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh yêu cầu BV tổ chức kiểm điểm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm (kết luận thanh tra nêu rõ: “Đối với các sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về giám đốc BV và các thành viên tham gia hội đồng đấu thầu, tổ chuyên gia, tổ thẩm định của BV YHCT”). Đồng thời, giao Phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế kiểm điểm ban giám đốc BV YHCT có sai phạm; tổ chức tập huấn cho các đơn vị trực thuộc các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực này; tổng hợp và công bố các nhà thầu vi phạm trong đấu thầu thuốc nói chung và dược liệu, vị thuốc YHCT nói riêng để làm cơ sở dữ liệu cho các đơn vị trực thuộc xem xét, đánh giá, lựa chọn nhà thầu đáp ứng điều kiện. Mặt khác, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm dược - mỹ phẩm - thực phẩm TPHCM tăng cường lấy mẫu dược liệu kiểm tra chất lượng nhằm bảo đảm công tác điều trị cho người bệnh đạt hiệu quả…

Chuyển cơ quan điều tra

Thanh tra Sở Y tế chuyển cơ quan điều tra để làm rõ những hành vi sai phạm trong đấu thầu dược liệu và thuốc YHCT tại BV YHCT do có hành vi sử dụng giấy tờ giả để chứng minh năng lực tài chính của Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú khi tham gia đấu thầu các gói thầu dược liệu và vị thuốc YHCT năm 2014-2015. Thanh tra Sở Y tế cho biết, trong năm 2014 và 2015, hồ sơ của Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú có dấu hiệu bất thường về chứng minh năng lực tài chính của cả 3 gói thầu nêu trên.

( Sài Gòn giải phóng trang 3)

Khó tiếp cận thuốc điều trị viêm gan C

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống viêm gan (28/7) với chủ đề “Hãy nhận biết và hành động ngay”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người dân toàn cầu cần nhận biết rõ nguy cơ lây nhiễm viêm gan vi rút của bản thân và cộng đồng, từ đó kịp thời xét nghiệm và điều trị.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện tỷ lệ nhiễm viêm gan, trong đó có viêm gan C (VGC) ở nước ta rất cao. Dù là một căn bệnh nguy hiểm nhưng VGC lại ít có triệu chứng biểu hiện ra ngoài cho đến khi tiến triển thành xơ gan hay ung thư gan. VGC chỉ có thể chẩn đoán được bằng xét nghiệm. Trên thế giới, ước tính, có khoảng 110 triệu người đã từng hoặc đang nhiễm vi rút VGC, trong đó 55-85% người nhiễm vi rút VGC sẽ tiến triển thành VGC mạn tính. Hơn 700 nghìn người tử vong mỗi năm do các biến chứng liên quan đến VGC (như: Xơ gan và ung thư gan). Còn tại Việt Nam, theo một ước tính mới đây, khoảng hơn 1 triệu người đang nhiễm vi rút VGC, gấp 4 đến 5 lần số người hiện mắc HIV trên cả nước. Số người nhiễm VGC còn có nguy cơ tăng cao hơn nữa bởi khả năng lây nhiễm qua đường máu của vi rút VGC cao hơn gấp nhiều lần so với vi rút HIV.

Hiện nay, VGC đã có thể chữa khỏi được. Mục đích điều trị là loại trừ vi rút VGC ra khỏi cơ thể người bệnh, ngăn ngừa viêm gan tiến triển thành xơ gan, ung thư gan hoặc tử vong và dự phòng lây nhiễm VGC trong cộng đồng. Các thuốc điều trị VGC hiện nay như Peg-interferon đã đươc bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả một phần (khoảng 30%) nhưng giá thành còn rất cao, khiến cho nhiều người nhiễm VGC chưa được tiếp cận với điều trị.( Hà Nội mới trang 7)

Sở Y tế Hà Nội công bố ba số điện thoại đường dây nóng

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 3 số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân liên quan đến ngành y tế Thủ đô.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, số máy 04.39985765 tiếp nhận thông tin phản ánh chung về các lĩnh vực của ngành y tế.

Số máy 04. 37343622 giải thích các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của Sở Y tế Hà Nội.

Số máy đường dây nóng 04.39902390 tiếp nhận phản ánh của người dân về hoạt động của bộ phận một cửa.

Thông qua hoạt động của đường dây nóng, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội mong nhận được những ý kiến phản ánh về tinh thần, thái độ của cán bộ thực thi công vụ để kịp thời biểu dương khen thưởng các cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cũng như xử lý các cán bộ gây khó khăn, yêu sách với người dân trong giải quyết công việc.( Nhân dân trang 5)

Đình chỉ hoạt động công ty cung cấp suất ăn khiến công nhân ngộ độc

Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Bình Phước đã ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động cung cấp thức ăn của công ty của công ty TNHH Happy Spoon - Chi nhánh 2 (địa chỉ: Lô A5, Khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành) để điều tra làm rõ vụ ngộ độc tập thể tại công ty Lisheng (khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc) phải nhập viện vào ngày 25-7.

Theo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bình Phước, việc tạm đình chỉ mọi hoạt động cung cấp thực phẩm công ty Happy Spoon chỉ là biện pháp trước mắt cho đến khi có quyết định của các cơ quan chức năng có liên quan. Bên cạnh đó, Chi cục sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính công ty này để nhằm răn đe và cảnh báo cho các Công ty, đơn vị phục vụ bếp ăn tập thể, cung cấp suất ăn sẵn đóng trên địa bàn.( Nhân dân trang 5)

Mang khối u buồng trứng nặng 32kg vì không điều trị

Ngày 29/7, nguồn tin từ Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa phẫu thuật thành công cắt khối u buồng trứng khổng lồ, nặng đến 32 kg cho một nữ bệnh nhân.

Trước đó, bệnh nhân T.D. (54 tuổi, người dân tộc Khmer, ở huyện Vị Thủy, Hậu Giang), nhập viện trong tình trạng suy kiệt nặng, khó thở khi nằm do ổ bụng căng rất to. Tại bệnh viện Ung bướu, bệnh nhân D. được siêu âm, cho thấy bụng rất nhiều dịch, chụp CT-scan có u chiếm toàn bộ ổ bụng, chèn ép các cơ quan khác, thận hai bên ứ nước…Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị u ổ bụng (nghi u buồng trứng) dọa vỡ, có biến chứng chèn ép nên chỉ định phẫu thuật khẩn.

Bác sĩ CK II Huỳnh Thảo Luật – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ cho biết, trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 5 đơn vị hồng cầu lắng. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành hút dịch trong khối u (20 lít dịch), làm sạch ổ bụng và bóc tách cắt khối u ra ngoài gửi giải phẫu bệnh lý (sau khi rút nước khối u còn lại nặng12 kg).

Hiện bệnh nhân đang được tiếp tục theo dõi, chăm sóc và hồi sức tích cực.

Các bác sĩ phẫu thuật cho biết, đây là trường hợp u buồng trứng to nhất từng thấy tại bệnh viện, do bệnh nhân để lâu ngày không điều trị nên thể trạng suy kiệt nặng.

Người nhà bệnh nhân cho biết, chị D. đã từng đi khám và phát hiện khối u hơn 6 năm về trước, nhưng không đi bệnh viện điều trị, chỉ ở nhà trị bằng cách uống thuốc nam do người quen hướng dẫn. Sau đó bụng ngày càng to dần, ăn uống không được nên mới đến Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.( Nông thôn ngày nay trang 5)

Viêm gan – dính là “ôm hận” cả đời

Hàng chục triệu người Việt đang mang trong mình virus viêm gan nguy hiểm. Tuy nhiên, hầu hết chỉ đến khi bệnh trọng, đối mặt với cái chết, bệnh nhân mới biết mình bị bệnh vì virus này.

Trong lần khám sức khoẻ định kỳ ở cơ quan, anh Nguyễn Văn Đông (Cầu Giấy, Hà Nội) hốt hoảng khi được bác sĩ thông báo mình bị nhiễm virus viêm gan (VG) C. Các bác sĩ chỉ định anh phải điều trị, nếu không sẽ có nguy cơ bị các bệnh nguy hiểm về gan. Vì virus lây truyền qua đường tình dục, vợ anh cũng được yêu cầu đi xét nghiệm. “Một thời gian trước, tôi thường mệt mỏi, đau đầu, chán ăn nhưng chỉ nghĩ mình lao động vất vả, cảm cúm nên bỏ qua. Nếu không đi khám sức khoẻ định kỳ thì cũng không biết được” – anh Đông cho biết.

Theo PGS – TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus VGB và  VGC khá cao. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, tại một số quần thể dân cư ở Việt Nam, tỷ lệ dân số có virus VGB dao động từ 6-20%, VGC là 0,2-4%. Ngoài ra, còn có tỷ lệ không nhỏ người dân nhiễm virus VGA, D, E. “Trong số những người hiến máu lần đầu ở tuổi từ 18 - 60, tỷ lệ người khỏe mạnh mang virus VGB thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 - 25%. Tình hình nhiễm virus VGB ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 - 20% và có khả năng lây sang trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy, 90% trẻ nhiễm virus VGB ngay sau khi sinh có nguy cơ chuyển thành bệnh nhiễm virus VGB mãn tính” – PGS Phu nhấn mạnh.

Theo PGS Phu, trong 5 loại virus VG thì virus VGB và VGC có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người hơn cả. Ước tính virus VGB và VGC là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu. Ước tính có khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do nhiễm VGB và VGC. Theo kết quả điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2013, nguyên nhân có liên quan đến virus VG đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên nhân gây ra tử vong nhiều nhất.

PGS Phu cũng cho biết, virus VG rất nguy hiểm, và rất dễ lây. Virus VGB và C lây qua truyền máu và dịch thể, qua quan hệ tình dục. Còn virus VGD chỉ lây truyền khi cơ thể đã có virus VGB và cũng lây truyền qua truyền máu và quan hệ tình dục. Virus VGA và E lây qua đường phân – miệng do thức ăn, nước uống và thực hành vệ sinh không đầy đủ. “Đáng lo ngại, trừ khi được làm xét nghiệm máu để tìm virus, còn mọi người đều không biết mình bị nhiễm virus VG. Tuy nhiên, khi nhiễm virus này, người dân có nguy cơ mắc bệnh VG mãn tính, xơ gan, ung thư gan” – PGS Phu cho biết.

Phát hiện bệnh gan rất muộn

PGS –TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cho biết, hàng năm có hàng triệu người mắc bệnh VG và hàng vạn người đã tử vong vì căn bệnh này. “Người ta gọi bệnh VG là “kẻ giết người thầm lặng” bởi không có dấu hiệu lâm sàng để nhận biết. Chỉ có 10% người bị bệnh gan có các dấu hiệu rõ ràng như vàng mắt, mệt mỏi. 90% còn lại luôn thấy mình khoẻ mạnh và chỉ đi khám khi cơ thể có các dấu hiệu đau đớn, chướng bụng… Khi đó, bệnh đã chuyển thành xơ gan, ung thư gan giai đoạn cuối. Lúc đó tốn tiền điều trị mà tỷ lệ sống cũng rất nhỏ” – PGS Kính cho biết.

Đáng nói, việc điều trị VG rất tốn kém và dai dẳng. Người nhiễm virus VGB phải uống thuốc cả đời với số tiền từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một tháng. Còn người bị VGC chỉ cần điều trị 1 năm, có thể khỏi hẳn nhưng chi phí rất lớn, từ 200-300 triệu đồng. “Nhiều người dù biết bệnh nhưng chấp nhận đánh cược số phận  vì không có tiền điều trị” – PGS Kính cho biết.

PGS Kính khuyến cáo, để bản thân không mắc bệnh trọng, không tốn khoản tiền lớn, người dân cần đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Nếu không bị nhiễm virus VG nên tiêm phòng vaccine. Hiện trên thị trường đã có các vaccine VGB, VGA. Đặc biệt, người dân cần cho trẻ đi tiêm vaccine VGB miễn phí ngay 24 giờ sau sinh để loại trừ bệnh cho con. ( Nông thôn ngày nay trang 5)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang