Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 31/7/2023

  • |
T5g.org.vn - Gần 100% trẻ mắc tay chân miệng nhập viện dưới 6 tuổi; Quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế được đặt lên hàng đầu; Dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp: Ca bệnh tăng, thuốc điều trị cạn kiệt…

 

Hành trình Đỏ 2023 tiếp nhận hơn 115 nghìn đơn vị máu

Hành trình Đỏ lần thứ XI năm 2023 đã triển khai được 308 điểm hiến máu, tiếp nhận hơn 115.000 đơn vị máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh.

Sáng 30/7, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện, Công ty Cổ phần VTV Corp tổ chức Hội nghị tổng kết Hành trình Đỏ lần thứ XI,năm 2023.

Chương trình đã tổ chức được 308 buổi hiến máu, tiếp nhận hơn 115.000 đơn vị máu. Trong đó, tổ chức được 68 ngày hội hiến máu chính thức, tiếp nhận hơn 46.000 đơn vị; tổ chức được 240 điểm hiến hưởng ứng Hành trình Đỏ.

Tại tất cả các địa phương, ngày hội Hành trình Đỏ đều nhận được sự quan tâm tham dự của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các buổi hiến máu đều vượt kế hoạch tiếp nhận. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo địa phương cũng tích cực tham gia hiến máu tại Hành trình Đỏ, tiêu biểu như đồng chí Lê Duy Thành – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã dành sự quan tâm đặc biệt và hiến máu 3 năm liên tiếp trong chương trình Hành trình Đỏ tại tỉnh.

Từ đầu năm 2023 đến nay, cũng nhờ lượng máu tiếp nhận được từ Hành trình Đỏ, viện đã cung cấp hơn 23.000 đơn vị máu cho Bệnh viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ và hơn 2.500 đơn vị máu cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Các trung tâm truyền máu khác như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh cũng tích cực hỗ trợ hàng nghìn đơn vị máu cho các địa phương khi có nhu cầu.

Qua 11 năm tổ chức, Hành trình Đỏ đã đã diễn ra tại 58/63 tỉnh/thành phố; tổ chức thành công 2.653 điểm hiến máu, tiếp nhận hơn 810.000 đơn vị máu. Trong đó có 5 địa phương đã tổ chức Hành trình Đỏ trong 11 năm liên tiếp là: Lâm Đồng, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh; 6 địa phương tổ chức trong 10 năm là: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Cần Thơ... (Nhân dân, trang 2).

Cùng chủ đề Báo Tiền phong, trang 2: “Hành trình Đỏ tiếp nhận trên 115 nghìn đơn vị máu ”; Hà Nội mới, trang 1: “Hành trình đỏ 2023 tiếp nhận trên 115.000 đơn vị máu”; An ninh Thủ đô, trang 2: “Hành trình đỏ tiếp nhận 115.000 đơn vị máu, khắc phục khan hiếm máu dịp hè”.

 

Quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế được đặt lên hàng đầu

Với mục tiêu bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế lên hàng đầu, thời gian qua, ngành bảo hiểm xã hội và ngành y tế đã phối hợp chặt chẽ trong công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2023, cả nước có gần 91 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ gần 92% dân số. Kết quả nêu trên cho thấy, hầu hết người dân đã tham gia và được thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu đạt 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế vào năm 2025 theo Nghị quyết20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đề ra.

Bảo đảm quyền lợi của người dân khi tham gia khám, chữa bệnh

Cùng với việc mở rộng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế, cơ hội để người dân được tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng, số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả tăng cao. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ Bảo hiểm y tế chi trả hơn 100 nghìn tỷ đồng cho việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Riêng 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có gần 83 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú, với số tiền giám định, thanh toán hơn 57 nghìn tỷ đồng. Chính sách bảo hiểm y tế đã giúp giảm chi trực tiếp từ tiền túi của người dân cho dịch vụ y tế, góp phần tạo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi; nhiều trường hợp đã được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám, chữa bệnh lên đến hàng tỷ đồng.

Từ giữa năm 2022 xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc, cũng như những vướng mắc về chính sách làm ảnh hưởng đến việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh có bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kịp thời quán triệt, chỉ đạo bảo hiểm xã hội các địa phương tập trung, phối hợp chặt chẽ ngành y tế hướng dẫn, giải quyết khó khăn vướng mắc và bảo đảm việc cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 5/11/2022 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn về cơ chế chính sách. Đến quý IV/2022 tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đã cơ bản được khắc phục tại tất cả các địa phương.

Để bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ các vướng mắc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện trên các máy do nhà trúng thầu vật tư, hóa chất cung cấp sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất, cơ bản; các trang thiết bị y tế xã hội hóa chưa kịp chuyển đổi sang hình thức sở hữu theo quy định của Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Ngày 4/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP sửa đổi khoản 4 của Nghị quyết 144/NQ-CP ngày 5/11/2022 của Chính phủ. Nghị quyết đã cơ bản tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sử dụng trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí dịch vụ kỹ thuật thực hiện từ các trang thiết bị này.

Cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi khi đi khám, chữa bệnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực triển khai việc sử dụng căn cước công dân khi làm thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy, giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian cho người dân khi khám, chữa bệnh. Đến nay, đã có 12.504 cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đồng ý sử dụng căn cước công dân gắn chip (97,6%); với 31 triệu lượt sử dụng, tra cứu (được tích hợp trên ứng dụng VneID - ứng dụng định danh điện tử quốc gia) rất tiện lợi.

Cùng với đó, bước đầu ứng dụng sinh trắc học tại cơ sở khám, chữa bệnh, vừa bảo đảm quyền lợi cho người dân, vừa tiết kiệm chi phí và tăng cường quản lý của các cơ quan, chống lãng phí, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế. Qua đó, khắc phục tình trạng mượn thẻ bảo hiểm y tế, căn cước công dân, tiết kiệm chi phí…; đồng thời, giúp ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý chặt chẽ, chính xác, tránh trục lợi, phục vụ tốt công tác giám định, kiểm tra, thanh tra, quản lý với khoảng 170 triệu lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mỗi năm.

Với sự kết nối liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh của gần 13 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh và ứng dụng hệ thống giám định điện tử, việc quản lý, giám sát chi phí khám, chữa bệnh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã góp phần quan trọng giúp Bộ Y tế theo dõi, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn quỹ bảo hiểm y tế, giúp các cơ sở khám, chữa bệnh ngày một tuân thủ tốt hơn các quy định của pháp luật. (Nhân dân, trang 5).

 

Dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp: Ca bệnh tăng, thuốc điều trị cạn kiệt

Số trẻ mắc tay chân miệng, đặc biệt là nhóm trẻ diễn tiến bệnh nặng tăng cao ở khu vực phía Nam (nhất là tại TPHCM và Bình Dương). Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị cho nhóm bệnh nhân mắc tay chân miệng thể nặng đang dần cạn kiệt gây áp lực rất lớn lên hệ thống điều trị.

Điểm nóng Bình Dương

Ngày 30/7, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Huỳnh Minh Chín cho biết, từ đầu năm đến nay, địa phương ghi nhận hơn 1.700 ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM), tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng 7 này có 2 trường hợp tử vong (đều dưới 10 tuổi).

Theo đánh giá của ngành y tế tỉnh Bình Dương, bệnh TCM ở địa phương này đang có xu hướng tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Tân Uyên, thị xã Bến Cát và huyện Bắc Tân Uyên là những địa phương ghi nhận ca mắc TCM cao nhất của tỉnh Bình Dương. Trong đó, ở một số phường, xã ghi nhận điểm nóng dịch bệnh với 5 tuần gần đây mỗi tuần khoảng 10 ca mắc mới.

Điển hình như tại thành phố Thuận An, từ đầu năm đến nay, địa phương này đã ghi nhận 436 ca bệnh, trong đó có 2 trường hợp tử vong và ba điểm nóng về dịch bệnh tại các phường Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Phú.

Hiện tại, toàn tỉnh Bình Dương có 74 ca bệnh TCM nặng. Hai nhóm tuổi có số ca mắc cao là từ 1 đến 2 tuổi (chiếm 33,1%) và từ 2 đến dưới 6 tuổi (chiếm 54,6%). Hai nhóm tuổi này thuộc nhóm trẻ và mẫu giáo.

“Bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Với tình hình hiện tại, bệnh TCM rất dễ lây lan thành ổ dịch. Vi rút gây bệnh có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường bên ngoài qua phân, nước bọt.

Người dân cần giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt của trẻ sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh đồ chơi, rửa tay cho trẻ bằng xà phòng. Khi trẻ sốt cao đột ngột cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn theo dõi và can thiệp, điều trị kịp thời”- ông Trần Văn Chung, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương lưu ý.

TPHCM thuốc điều trị dần cạn kiệt

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) trong tuần 29, số ca mắc bệnh TCM được ghi nhận lên tới 2.356 trường hợp, tăng gấp 1,6 lần so với trung bình 4 tuần trước là 1.455 ca. Hiện nay, tất cả các quận huyện đều ghi nhận số ca mắc tăng cao, trong đó điểm nóng tập trung tại quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và quận Tân Phú. Thành phố chưa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh lý TCM ở những trẻ nhiễm bệnh cư trú trên địa bàn, tuy nhiên đã có hơn 200 trẻ mắc bệnh với những diễn tiến nặng.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM và 3 bệnh viện nhi đồng được giao nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị bệnh lý TCM cho bệnh nhi trên địa bàn và bệnh nhi từ các tỉnh thành khác chuyển đến. Tuy nhiên, hiện nay khoa Nhiễm của các bệnh viện nhi đồng đang đối mặt với áp lực rất lớn vì số trẻ nhập viện đột ngột tăng vọt. BS Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, mỗi ngày khoa đang tiếp nhận, điều trị cho khoảng 150 bệnh nhi. Bệnh viện đã phải trưng dụng thêm một tầng lầu để phục vụ điều trị các bệnh truyền nhiễm, nâng tổng số giường bệnh khoa này lên 300.

Áp lực tương tự cũng đang xảy ra tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố và Bệnh viện Nhi Đồng 2. Nếu giai đoạn từ tháng 4 đến hết tháng 5 mỗi ngày các bệnh viện chỉ phải tiếp nhận từ 20 đến 30 trẻ nhập viện điều trị nội trú vì mắc TCM thì hiện nay số ca bệnh đã tăng lên trung bình từ 80 đến 90 bệnh nhi mỗi ngày, trong đó có nhiều trường hợp diễn tiến nặng phải thở máy.

Cùng với những áp lực do số ca bệnh tăng cao, các bệnh viện đang đối mặt với khó khăn rất lớn khi những loại thuốc phục vụ điều trị cho các trường hợp mắc TCM diễn tiến nặng đang rơi vào tình trạng khan hiếm hoặc hết hàng. Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM tính đến cuối tháng 7/2023 các bệnh viện trên địa bàn chỉ còn khoảng 1.000 lọ thuốc IVIG, thuốc Phenobarbital dạng uống chữa TCM đang dần cạn kiệt, trong khi đó thuốc Phenobarbital dạng truyền tĩnh mạch đã hết. (Tiền phong, trang 10).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 7: “TPHCM: Ca mắc Tay chân miệng tăng nhanh”.

 

Gần 100% trẻ mắc tay chân miệng nhập viện dưới 6 tuổi

Trong khi đó, từ đầu năm 2023 đến nay, TP.HCM có 13.173 ca mắc tay chân miệng (TCM). Các BV tại TP.HCM đang điều trị 477 ca TCM; trong đó có 476 ca mắc TCM dưới 6 tuổi (chiếm 99,7%); có 36 ca TCM nặng. Theo Sở Y tế, phần lớn các ca bệnh SXH và TCM nặng là ở các tỉnh chuyển lên.

Về tình hình dịch bệnh Covid-19, từ đầu năm 2023 đến nay, TP.HCM có 5.135 ca mắc Covid-19 được công bố. Hiện tại chỉ còn 2 ca đang điều trị tại BV (1 ca cần hỗ trợ hô hấp) và 1 ca cách ly tại nhà.

Trước tình hình dịch bệnh SXH và TCM gia tăng, trong tuần qua, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM đã đến các quận, huyện để đánh giá hoạt động phòng chống dịch, đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh công tác phòng chống dịch. Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, dịch bệnh SXH và TCM lưu hành tại TP.HCM nhiều năm. Như năm 2022, TP.HCM có số ca mắc SXH và tử vong cao nhất trong nhiều năm qua, do đó phải hết sức cảnh giác. Trong những tháng đầu năm 2023, số ca mắc SXH tuy thấp hơn cùng kỳ 2022 nhưng Sở Y tế đánh giá nguy cơ có thể bùng phát, lan rộng nếu không có các giải pháp. TP.HCM đã có sự chuẩn bị từ đầu năm và đã triển khai kiểm soát khá tốt SXH. Để phòng chống dịch SXH tốt hơn, bác sĩ Hưng cho rằng phải huy động người dân cùng tham gia diệt muỗi, lăng quăng và phản ánh qua ứng dụng "Y tế trực tuyến" các điểm nguy cơ để chính quyền địa phương xử lý. Còn với dịch bệnh TCM, bác sĩ Hưng đánh giá nguy cơ gia tăng sắp tới là rất lớn, đặc biệt là ở các gia đình có trẻ em. Do đó các phòng y tế quận, huyện tăng cường giám sát ca bệnh TCM, đặc biệt là báo cáo ca bệnh từ các cơ sở y tế tư nhân. Bên cạnh đó là truyền thông về rửa tay, phòng chống lây nhiễm từ người nuôi bệnh.

Về điều trị, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trong 1 - 2 tuần gần đây số ca SXH bắt đầu gia tăng. Do đó các BV, phòng khám cần nhận biết dấu hiệu bệnh nặng, tránh để tử vong. Đối với TCM, hiện các BV của TP.HCM cũng đang quá tải do tiếp nhận bệnh nhân từ các tỉnh trong khu vực chuyển về. Hội đồng chuyên môn các BV đã làm việc với nhau và đưa ra khuyến cáo sử dụng thuốc hiệu quả, đặc biệt thuốc Gamma Globulin truyền tĩnh mạch đang khan hiếm. Dự kiến hơn 1 tuần nữa sẽ có 3.000 lọ Gamma Globulin được nhập về kịp thời điều trị cho bệnh nhân TCM nặng. (Thanh niên, trang 3).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang