Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 5.12.2015

  • |
T5g.org.vn - Khoa Da liễu - Bệnh viện Bạch Mai: Điều trị thành công nhờ thầy thuốc tận tình, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến; Trường dân lập mở ngành y, lo nhất là thiếu thực hành

Khoa Da liễu - Bệnh viện Bạch Mai: Điều trị thành công nhờ thầy thuốc tận tình, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến

Chúng tôi tới khoa Da liễu - Bệnh viện Bạch Mai giữa tiết trời mưa lạnh, nhưng bên trong thì nóng bừng. Những phòng bệnh lúc nào cũng chật kín bệnh nhân. Được tận mắt thấy những bệnh nhi loét lưỡi kêu gào đau đớn, có trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn lở loét toàn thân, có cụ già dị ứng đứng ngồi không yên, những bệnh nhân zona thần kinh, bệnh pemphuygus, bệnh vảy nến toàn thân… tôi thấy nản. Các bác sĩ ở đây vẫn bình thản thăm, khám tỉ mỉ, hướng dẫn ân cần. 

Bác sĩ Trưởng khoa Ngô Xuân Nguyệt cho biết: Khoa Da liễu được hình thành từ năm 1954 với các giáo sư đầu ngành. Hiện, cả khoa có 3 thầy thuốc ưu tú, 4 bác sĩ chuyên khoa II, 4 thạc sĩ - bác sĩ, 6 điều dưỡng đại học, 6 điều dưỡng trung cấp, 1 kỹ thuật viên, 1 hộ lý. Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho những bệnh ngoài da phát triển. Mặt khác, nhận thức của người bệnh còn nhiều hạn chế, thường khi bệnh trở nặng mới đến chữa trị. Trưởng khoa Da liễu cho biết, khoảng tháng 9-2015 có bệnh nhân Trần Thị D. bị zona thần kinh đã điều trị ở nhiều nơi nhưng không đỡ, khi đến khám, bệnh nhân đau co quắp, teo cơ và gần như mất vận động vùng cánh tay. Gia đình và bệnh nhân rất bi quan chán nản. Được bác sĩ hướng dẫn vận động và an ủi động viên, sau khoảng 1 tháng tích cực điều trị, bệnh thuyên giảm, chức năng vận động của cánh tay bệnh nhân đã trở lại gần như bình thường.

Một trường hợp khác: Vào đầu tháng 10-2015, bệnh nhân Nguyễn Thị T. nhập viện với thể trạng yếu, toàn thân có nhiều mảng mụn mủ trên nền da đỏ, được chẩn đoán là vảy nến thể mủ. Các bác sĩ trong khoa nhiều lần hội chẩn để đưa ra những phương pháp điều trị tối ưu. Chỉ sau một tháng, da bệnh nhân trở lại bình thường, sức khỏe dần dần hồi phục, khuôn mặt tươi sáng trở lại.

Bác sĩ Trưởng khoa Ngô Xuân Nguyệt khẳng định, có được kết quả điều trị thành công cho bệnh nhân là do áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học đã kế thừa và phát huy thành quả của những thế hệ đi trước. Việc ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến vào chẩn đoán và điều trị các bệnh zona thần kinh, vảy nến, bớt sắc tố, bạch biến… mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bệnh nhân (An ninh thủ đô trang 6).

Trường dân lập mở ngành y, lo nhất là thiếu thực hành

GS.TS Lê Gia Vinh, Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, vừa từ chối tham gia giảng dạy tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Trao đổi với PV Tiền Phong, GS Vinh cho biết, lo ngại nhất của ông là các trường dân lập mở ra ngành y, nhưng lại thiếu cơ sở thực hành, nghiên cứu trực thuộc. GS Vinh cho hay, trước đây GS Lê Anh Tuấn, nguyên Giám đốc sở Y Tế Hà Nội, có mời về trường làm. “Tôi mới chỉ cam kết nhưng chưa ký hợp đồng, chưa giảng, chưa nhận lương, chưa làm gì hết và do bị huyết áp cao nên tôi đã báo anh Tuấn vừa xin rút rồi”, ông Vinh nói.

Nhiều người lo ngại về cơ sở vật chất, điều kiện để mở ngành đào tạo y dược tại các trường dân lập. Ông đánh giá gì về điều này?

Hiện nay một số các trường tư thục đã thành lập ngành y học. Về cơ sở vật chất, ĐH Kinh doanh và Công nghệ đã có họp báo rồi. Đầu tiên nhìn về những tiêu chuẩn, tiêu chí, giảng viên cũng có gần 50 người đăng ký cơ hữu, đang ký hợp đồng, tôi nghĩ khó có thể nói được là trường này có thành công hay không. Tuy nhiên, đào tạo y học thì đầu tiên phải có hệ thống bệnh viện và phải có truyền thống, điều đó thì ai cũng biết. Nhưng mà bây giờ cũng có nhiều trường đào tạo và nó như là trào lưu. Tôi cũng không có căn cứ gì để bảo người ta có thể thành công hay không. Hai Bộ Giáo dục và Y tế cũng đã có thẩm định.

Cơ sở thực hành, bệnh viện quan trọng ra s ao với đào tạo ngành y, thưa ông?

Đấy là điều khó khăn. Tôi thấy một số trường đã được thành lập ngành y dược, đã mở bắt đầu đào tạo thì hệ thống bệnh viện cũng chẳng đâu vào đâu. Tôi học trường Y nên tôi thấy đúng là hệ thống bệnh viện rất quan trọng. Sau này tôi làm trong quân y thì cũng thấy thế, các bệnh viện trong Học viện Quân y to lắm, nhiều khoa lắm, truyền thống bao nhiêu năm rồi! Nhưng mà nếu chỉ những trường đó đào tạo mãi thì cũng chưa chắc đã mở mang được, nhu cầu thực tế ở xã hội bây giờ là có. Đúng là tôi băn khoăn, phải nói là ai cũng băn khoăn về yêu cầu thực hành cho sinh viên ngành y.

Vấn đề đặt ra là khi thẩm định, hai Bộ phải siết chặt ngay từ đầu, phải xem xét nếu được thì bảo được nếu không được thì cũng phải kiểm tra các trường xem ra làm sao. Các trường khác cũng phải siết chặt đầy đủ toàn diện ở các nơi, chứ không thể thời điểm này siết chặt thời điểm khác lại không, chỗ này siết chặt chỗ kia thì không (Tiền phong trang 10).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang