Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 5/5/2022

  • |
T5g.org.vn - “Hộ chiếu vaccine” điện tử của Việt Nam có thể sử dụng tại những quốc gia nào?; Cả nước ghi nhận thêm 3.088 ca mắc Covid-19; TP.HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

“Hộ chiếu vaccine” điện tử của Việt Nam có thể sử dụng tại những quốc gia nào?

Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 7/4, Việt Nam đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 19 nước, gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Saint Lucia, Hàn Quốc, Iran và Malaysia.

 “Hộ chiếu vaccine” điện tử là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do các cơ sở tiêm chủng và Bộ Y tế ký số xác nhận dựa trên thông tin tiêm chủng COVID-19 của người dân. 

Mã QR của “Hộ chiếu vaccine” có thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ Y tế ký số xác nhận. khi mã hết hạn, người dân sẽ được thông báo và tự động khởi tạo mã QR mới để sử dụng. Đây là giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.

"Hộ chiếu vaccine" điện tử của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh Châu Âu (EU) ban hành, hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.

Để được cấp "Hộ chiếu vaccine", người dân đã tiêm chủng và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được ký số xác nhận "Hộ chiếu vaccine" mà không phải làm thủ tục gì thêm.

 “Hộ chiếu vaccine" sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới. Người dân chỉ cần vào ứng dụng hoặc trang tra cứu trên để biết mình đã được cấp "Hộ chiếu vaccine" hay chưa.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Bộ Công an bổ sung chức năng hiển thị “Hộ chiếu vaccine” trên ứng dụng VNEID. Hiện nay đơn vị đầu mối của hai Bộ đang làm việc để sớm hoàn thiện.

Người dân cần kiểm tra thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng hoặc trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử. Nếu có sai sót/thiếu thông tin đề nghị người dân liên hệ (trực tiếp hoặc phản ánh trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 https://tiemchungcovid19.gov.vn) với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật. Tính đến chiều nay 4/5, Việt Nam đã tiêm được hơn 215 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đã xác nhận "Hộ chiếu vaccine" cho gần 4 triệu người (Công an nhân dân, trang 7).

 

Cả nước ghi nhận thêm 3.088 ca mắc Covid-19

Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.088 ca nhiễm mới tại 48 tỉnh, thành phố (tăng 379 ca so với ngày trước đó).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hải Dương (tăng 91 ca), Vĩnh Phúc (tăng 83 ca), Hưng Yên (tăng 48 ca).

24 giờ qua, có 15 địa phương không ghi nhận ca nhiễm mới. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Đà Nẵng (giảm 35 ca), Yên Bái (giảm 31 ca), Bắc Ninh (giảm 29 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 4.418 ca/ngày.

Cụ thể, tính từ 16h ngày 3-5 đến 16h ngày 4-5, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-18 ghi nhận 3.088 ca nhiễm mới tại 48 tỉnh, thành phố (có 2.105 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (705), Phú Thọ (268), Vĩnh Phúc (198), Nghệ An (133), Quảng Ninh (130), Bắc Kạn (126), Yên Bái (116), Hải Dương (114), Tuyên Quang (106), Lào Cai (102), Hưng Yên (73), Quảng Bình (60), Hà Giang (58), Thái Bình (55), Hà Nam (54), Lâm Đồng (52), Cao Bằng (49), Quảng Trị (45), Thái Nguyên (44), Hà Tĩnh (43), Quảng Ngãi (38), Ninh Bình (38), thành phố Hồ Chí Minh (36), Hải Phòng (35), Đắk Nông (33), Nam Định (33), Hòa Bình (32), Sơn La (30), Bình Dương (29), Bắc Giang (25), Lai Châu (25), Đà Nẵng (24), Gia Lai (23), Thanh Hóa (21), Lạng Sơn (21), Bình Phước (17), Tây Ninh (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (14), Cà Mau (11), Vĩnh Long (10), Bến Tre (9), Sóc Trăng (8), Thừa Thiên - Huế (7), Bình Thuận (6), Bình Định (6), Khánh Hòa (5), Điện Biên (3), Kiên Giang (2).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.662.446 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.763 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27-4-2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.654.696 ca, trong đó có 9.306.519 bệnh nhân đã được công bố khỏi.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là Hà Nội (1.589.106), thành phố Hồ Chí Minh (608.531), Nghệ An (482.088), Bắc Giang (385.329), Bình Dương (383.465).

Về tình hình điều trị, có thêm 42.055 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 9.309.336 ca. Ngoài ra, hiện có 480 bệnh nhân đang thở ô xy.

Về số bệnh nhân tử vong, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3 ca tử vong tại: An Giang (1), Bến Tre (1), Bình Dương (1).

Như vậy, trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 2 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.047 ca, chiếm 0,4% tổng số ca nhiễm (Hà Nội mới, trang 7; Nhân dân, trang 8).

 

TP.HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Hôm qua 4.5, Sở Y tế TP.HCM đưa ra cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Đây là cảnh báo lần thứ 2 chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng qua.

Gần 4.500 ca mắc, 4 ca tử vong

Theo Sở Y tế TP.HCM, tính từ đầu năm đến giữa tháng 4.2022, TP.HCM ghi nhận gần 4.500 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện (BV). Có 4 ca SXH tử vong trên địa bàn TP.HCM, trong đó 3 trẻ em và 1 người lớn, hầu hết đều nhập viện trễ.

Trước tình hình gia tăng số ca mắc bệnh giai đoạn đầu mùa dịch năm 2022, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu BV Bệnh nhiệt đới, BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2, BV Nhi đồng Thành phố khẩn trương triển khai tập huấn lại về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXH của Bộ Y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố. Ngành y tế TP.HCM tiếp tục theo dõi sát sao tình hình diễn biến của dịch bệnh nói chung và SXH nói riêng để kịp thời có những biện pháp can thiệp phù hợp.

PGS-TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết diễn biến này phù hợp với chu kỳ dịch bệnh của SXH, một loại dịch bệnh đặc hữu của TP.HCM và các tỉnh khu vực phía nam. Cùng với biến đổi khí hậu, dấu hiệu gia tăng số ca mắc bệnh giai đoạn đầu mùa dịch năm 2022, ông Trung dự báo bệnh SXH sẽ rất phức tạp và ngành y tế TP.HCM cần hành động ngay với mục tiêu là hạn chế số ca chuyển nặng và tử vong cũng như không để xảy ra những ổ dịch lớn.

Còn theo PGS-TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (BV Nhi đồng 1), năm nay mùa mưa đến sớm, số ca SXH tăng so với cùng kỳ năm 2021 và chu kỳ 3 - 4 năm dịch SXH sẽ tăng, nên năm nay phải cảnh giác với bệnh SXH khi vào mùa mưa.

Còn tâm lý sợ Covid-19 nên ngại đưa trẻ đi khám?

PGS-TS Phạm Văn Quang cho biết thêm, trong 3 tháng đầu năm, số ca SXH đến khám và nhập viện Nhi đồng 1 tăng 1,5 - 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Hai tuần đầu tháng 4, số ca nhập viện cũng tăng, nhất là các trường hợp SXH nặng. Từ đầu năm đến nay, tại BV đã có 2.554 ca đến khám, 852 ca nhập viện và 157 ca sốc nặng, tổn thương các cơ quan, thậm chí có ca ngưng thở ngưng tim trước nhập viện. Đã có 5 ca SXH tử vong khi đến BV Nhi đồng 1, trong đó 4 ca ở các tỉnh và 1 ca ở TP.HCM. “Các trường hợp nặng đa số do nhập viện trễ. Có thể do dịch Covid-19 mà người dân quên đi SXH là bệnh lý nguy hiểm thường gặp. Ngoài ra tâm lý còn sợ Covid-19 nên các phụ huynh ngại đưa trẻ đến khám tại BV”, ông Quang nói.

PGS-TS Phạm Văn Quang khuyến cáo các dấu hiệu nhận biết SXH: Sốt cao 2 - 7 ngày, xuất hiện chấm xuất huyết ở da thường ở cẳng tay, cẳng chân, chảy máu răng, máu mũi. Khi trở nặng thì đau bụng nhiều, trụy tim mạch với tay chân lạnh, nôn ra máu, tiêu phân đen. Đối với trẻ em, chăm sóc ở nhà: Cho uống thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt, không dùng hạ sốt ibuprofen do nguy cơ xuất huyết dạ dày trên bệnh SXH. Uống nhiều nước. Tái khám mỗi ngày theo y lệnh bác sĩ. Nhập viện ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo như lừ đừ, đau bụng nhiều, nôn ói nhiều, tay chân mát, tiểu ít, xuất huyết tiêu hóa... “Tuyệt đối không truyền dịch tại nhà hoặc các phòng khám tư vì nguy cơ sốc dịch truyền hoặc quá tải dịch khi bệnh SXH trở nặng, tăng biến chứng và khó khăn cho công tác điều trị tại BV”, ông Quang lưu ý (Thanh niên, trang 5).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang