Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 7/1/2016

  • |
T5g.org.vn - Tai biến Quinvaxem ít hơn các vaccine khác; Ký quy chế phối hợp quản lý an toàn thực phẩm; “Sốt” vắc xin dịch vụ hay “khủng hoảng niềm tin”?...

Tai biến Quinvaxem ít hơn các vaccine khác

Đây là kết luận do PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) công bố tại Hội thảo về truyền thông nguy cơ trong công tác tiêm chủng mở rộng ngày 6.1.

Theo TS Phu, Hội đồng đánh giá tai biến vaccine của Bộ Y tế đã xem xét hơn 3.000 ca tai biến thông thường sau tiêm vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 1-9.2015. Kết quả có 32 trẻ phản ứng nặng, trong đó 16 trường hợp tử vong. Cụ thể số ca tai biến tử vong sau tiêm vaccine lao là 5 trường hợp, Quinvaxem 8 trường hợp và viêm gan B có 3 trường hợp.

Trong số các ca tử vong sau tiêm chủng có 31% là do trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy số ca tử vong sau tiêm Quinvaxem cao hơn các vaccine khác nhưng số mũi tiêm gấp hơn 3 lần các vaccine khác. Năm 2015, cả nước tiêm khoảng 4,8 triệu liều Quinvaxem, trong khi các vaccine khác chỉ hơn 1,5 triệu liều.

GS-TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine Quinvaxem được Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) tài trợ cho Việt Nam đến năm 2020. Hiện mỗi năm, có hơn 1,5 triệu trẻ dưới 1 tuổi ở Việt Nam được tiêm Quinvaxem với hơn 4,5 triệu liều. Sau năm 2020, Việt Nam  sẽ chủ động hoàn toàn về nguồn vaccine. Khi đó, chúng ta sẽ cân nhắc xem có nên dùng Quinvaxem hay thay thế bằng vaccine khác.(  Nông thôn ngày nay trang 4, An ninh thủ đô trang 2, Hà Nội mới trang 7)

Ký quy chế phối hợp quản lý an toàn thực phẩm

Chiều 6-1, tại Hà Nội diễn ra hội nghị ký quy chế phối hợp và triển khai kế hoạch chuyên đề trọng tâm về an toàn thực phẩm (ATTP) giữa Sở Y tế, Sở NN&PTNT và Sở Công thương Hà Nội.

Được biết, quy chế phối hợp giữa Sở Y tế, NN&PTNT, Công thương trong quản lý ATTP trên địa bàn TP Hà Nội gồm 3 chương, 10 điều. Quy chế quy định rõ trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp quản lý nhà nước về ATTP của từng đơn vị, bao gồm: Quản lý cơ sở thực phẩm hỗn hợp; thanh tra, kiểm tra về ATTP; phòng chống sự cố về ATTP. Bên cạnh đó, quy chế cũng đề ra nguyên tắc, hình thức phối hợp trong quản lý.

Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, trong năm 2015, Ban Chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố đã tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác thanh, kiểm tra, quản lý ATTP và đã có 10.125 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm bị xử lý hành chính và phạt tiền với số tiền phạt trên 18 tỷ đồng.

Việc 3 sở ký kết quy chế phối hợp trong quản lý ATTP mở ra một hướng mới trong kiểm soát và bảo đảm chất lượng ATTP. Tới đây, các ngành chức năng sẽ cùng nhau tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng như mang đến cho người dân bữa ăn an toàn.( Hà Nội mới trang 1)

Sốt” vắc xin dịch vụ hay “khủng hoảng niềm tin”?

Chờ đợi suốt đêm, chen lấn đến ngất xỉu … để ngóng một mũi tiêm vắc xin dịch vụ trong khi vắc xin Quinvaxem phòng các bệnh tương tự, đầy đủ, miễn phí lại bị bỏ qua. Các chuyên gia nhận định “cơn sốt” này là do người dân hoang mang, thiếu tin tưởng vào vắc xin khác mà ngành Y tế đang sử dụng…( Hà Nội mới trang 6)

Bộ Y tế yêu cầu xác minh thông tin dầu cá Omega-3 Trung Quốc có khả năng bào mòn xốp

Chiều 6-1, theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, ngay sau khi nhận được thông tin thực phẩm chức năng (TPCN) dầu cá Omega – 3 xuất xứ từ Trung Quốc gây bào mòn xốp, Cục ATTP đã yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra thông tin, báo cáo chi tiết vụ việc…( Hà Nội mới trang 7, Thanh niên trang 2, Tuổi trẻ trang 14)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp mặt các thầy thuốc trẻ tiêu biểu

Chiều 6-1, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp mặt các đại biểu và các gương thầy thuốc trẻ “bám bản” tiêu biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ III. Cùng dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Đào Trọng Thi, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Trong nhiệm kỳ 2012 - 2015, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã khẳng định vai trò nòng cốt, xung kích trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; thể hiện trách nhiệm, chiều sâu y đức. Bảy năm qua, mạng lưới Hội đã phát triển mạnh mẽ tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, với hơn 80 nghìn hội viên; tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bốn triệu người, mổ mắt miễn phí cho 3.800 người cao tuổi, khám tầm soát ung thư cho 30 nghìn người...

Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những đóng góp của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đề nghị các cấp Hội phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo, thi đua rèn đức, luyện tài, xây dựng Hội vững mạnh. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Y tế đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để Hội phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.(  Nhân dân trang 1, Tiền phong trang 7)

Cần nhận thức đúng về hai loại vắc xin Quinvaxem và Pentaxim

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hỗn loạn tại một số điểm tiêm chủng ở Hà Nội thời gian qua là do việc tổ chức tiêm chưa tốt, nhưng nguyên nhân không kém quan trọng là ý thức, thói quen, kể cả yếu tố “tâm lý đám đông” của một số người khi lựa chọn vắc – xin để tiêm chủng cho trẻ. Bảng phân tích, so sánh giữa hai loại vắc – xin phổ biến ở Việt Nam hiện nay là Quinvaxem và Pentaxim do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra cho thấy, cần nhận thức đúng để có những quyết định đúng đắn về hai loại vắc – xin đó…( Nhân dân trang 5)

Trường Đại học Y Dược Thái Bình – đơn vị Anh hùng Lao động

Hơn 47 năm trước, ngày 23-7-1968, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 114/CP thành lập Phân hiệu Đại học Y khoa Thái Bình vào giữa thời điểm lịch sử miền bắc chia lửa với chiến trường miền nam trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. 10 năm sau, ngày 24-1-1979, Hội đồng Chính phủ ký Quyết định số 34/CP chuyển Phân hiệu Đại học Y khoa Thái Bình thành Trường đại học Y Thái Bình. Ngày 11-11-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2154/QĐ-TTg đổi tên Trường đại học Y Thái Bình thành Trường đại học Y Dược Thái Bình - mốc son lịch sử rất quan trọng để có Trường đại học Y Dược Thái Bình như hôm nay…( Nhân dân trang 5)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang