Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 8/11/2015

  • |
T5g.org.vn - Khoảng 13,5 triệu người đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến; Những đứa trẻ cần máu như không khí; Cam kết không sử dụng động vật hoang dã làm dược liệu trong y học cổ truyền...

Khoảng 13,5 triệu người đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến

Đó là số liệu được Bộ Y tế công bố ngày 7-12 tại Hội thảo hoàn thiện Chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2016-2025 và tầm nhìn đến 2030 do Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng LHQ phối hợp tổ chức. Tại Việt Nam, dù chưa có điều tra quốc gia nhưng theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và thương tích, thì có khoảng 15% số dân (tương đương khoảng 13,5 triệu người) Việt Nam đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến, trong đó khoảng ba triệu người mắc các rối loạn tâm thần nặng.

Do vậy, dự thảo Chiến lược quốc gia đề ra mục tiêu cụ thể cũng như xác định mục tiêu và các kế hoạch hành động ưu tiên, định hướng cho các cơ quan liên quan và các địa phương triển khai. Nhờ đó góp phần tăng cường sức khỏe tâm thần, phát hiện sớm, điều trị, quản lý, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội cho những người bị rối loạn tâm thần. (Nhân dân trang 5, Tiền phong trang 6, An ninh thủ đô trang 4, Thanh niên trang 2, Tuổi trẻ trang 14, Công an nhân dân trang 4)

 

Những đứa trẻ cần máu như không khí

Không như những đứa trẻ bình thường, các em nhỏ mắc phải bệnh tan máu bẩm sinh chỉ có thể sống nếu được truyền máu đều đặn. Các em cần máu như cần không khí để thở, và sinh tồn.

Thẳm sâu trong đôi mắt của những đứa trẻ, lẽ ra chỉ có sự hồn nhiên nhưng ở các em đang điều trị tan máu bẩm sinh ở Viện huyết học truyền máu trung ương, người ta còn tìm thấy nỗi buồn và khát khao được sống bình thường. Các em muốn biết đến ngày lễ, ngày tế, muốn được sống một cuộc đời bình thường mà không phải đối mặt với cơn đau từ những mũi tiêm, những lần tiếp máu, dịch truyền,... để duy trì sự sống...( Hà Nội mới trang 5)

 

Cam kết không sử dụng động vật hoang dã làm dược liệu trong y học cổ truyền

Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo tập huấn về vai trò của y học cổ truyền (YHCT) trong bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD) do Mạng lưới giám sát buôn bán ĐVHD TRAFFIC phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương (Bộ Y tế) tổ chức ngày 7-12 tại Hà Nội.

Được biết, nhiều nghiên cứu cho thấy, tại các quốc gia có hoạt động YHCT phát triển, các sản phẩm dược liệu từ ĐVHD thường được sử dụng rất nhiều. Đơn cử như tại Việt Nam, nhu cầu đối với sản phẩm ĐVHD đang làm suy giảm nghiêm trọng các quần thể động vật hiếm. Nạn săn trộm hiện đang tiếp diễn bất kể việc pháp luật nghiêm cấm săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã nguy cấp. Tuy nhiên, GS Hoàng Bảo Châu, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho rằng, có rất nhiều dược liệu có thể thay thế ĐVHD mà vẫn không ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên, vì vậy không cần kê đơn thuốc có thành phần từ ĐVHD nguy cấp như sừng tê giác. Tại hội thảo đã cung cấp cho học viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để hành nghề một cách hiệu quả, có đạo đức và an toàn, qua đó góp phần bảo vệ ĐVHD nguy cấp. Cũng tại đây, có khoảng 600 học viên đến từ 11 cơ sở YHCT uy tín tại Việt Nam đã cam kết không sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD.(Hà Nội mới trang 5)

 

Phòng bệnh đường hô hấp, đột quỵ do trời rét

Mấy ngày gần đây, thời tiết chuyển rét khiến trẻ em, người già mắc các bệnh lý đường hô hấp, tim mạch có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.

Gia tăng bệnh nhi nhập viện

Trong mấy ngày qua, tại Khoa Nhi tổng hợp - Bệnh viện Xanh Pôn, số bệnh nhi bị các bệnh lý do thời tiết nhập viện gia tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong số các bệnh nhi vào khám, điều trị. Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp - Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, nếu như 2 tuần trước bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện chiếm tỷ lệ lớn thì khoảng 1 tuần nay, nhất là từ khi trời chuyển rét, trong khi bệnh nhân sốt xuất huyết có xu hướng giảm nhanh thì số bệnh nhi mắc các bệnh lý như hen, viêm phế quản, bệnh đường hô hấp trên lại gia tăng.

Hiện toàn khoa đang điều trị cho khoảng 50 bệnh nhi mắc các bệnh lý này, đáng chú ý đối tượng mắc hầu hết là nhóm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bác sĩ Nguyễn Văn Thường nhấn mạnh, thông thường khi thời tiết thay đổi, sau khoảng 4-5 ngày rét liên tục thì số bệnh nhi mắc bệnh đường hô hấp đến viện bắt đầu gia tăng.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó trưởng Khoa Miễn dịch dị ứng - Bệnh viện Nhi Trung ương, thông thường vào mùa đông hay khi thời tiết chuyển mùa thì số bệnh nhi đến khám tại các bệnh viện từ trung ương đến địa phương đều tăng. Nguyên nhân vì thời tiết lạnh nên thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển, đặc biệt là virus, vi khuẩn. Cùng với đó, nhiều yếu tố khác về môi trường làm cho virus, vi khuẩn biến chủng, biến đổi theo và gây ra đề kháng với môi trường, khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh hơn, bệnh nặng hơn.

Bên cạnh những dịch bệnh vốn lưu hành trong mùa đông ở nước ta như cúm, viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng hay sốt xuất huyết, thì những năm gần đây đã xuất hiện một số virus gây bệnh truyền nhiễm mới. Để phòng bệnh, điều quan trọng là cần giữ ấm cho trẻ. Nên tránh chỗ đông người, tập cho trẻ thói quen vệ sinh mũi họng, vệ sinh tay hàng ngày. Trẻ phải được uống đủ nước, chế độ ăn đủ chất. Mặt khác, trẻ phải được tiêm chủng đầy đủ.

Bệnh tim mạch dễ biến chuyển nặng

Trong khi ở trẻ em, bệnh lý thường gặp nhất do thời tiết giá rét là các bệnh về đường hô hấp thì ở người cao tuổi, mối lo thường trực là các bệnh lý tim mạch, đột quỵ. ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, Phòng Cấp cứu Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ở người cao tuổi, mùa đông là mùa dễ mắc các bệnh thấp khớp, hô hấp, hay tim mạch. Lý do vì thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch.

Do vậy, người già cũng giống như trẻ nhỏ cần phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt với người có tiền sử mắc bệnh tim mạch thì trong mùa đông nên ngủ sớm và dậy muộn. Những thực phẩm có nhiều muối như dưa muối, thịt đông... không phù hợp với người bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt.

Trước đó, tại buổi hội thảo truyền thống về phòng chống các bệnh do trời rét diễn ra đầu tháng 12 này, TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cũng đã cảnh báo, khi trời chuyển rét, không ít trường hợp người cao tuổi sau khi đi tập thể dục bất ngờ bị đột quỵ, xuất huyết não, không thể cấp cứu kịp.

Do vậy, ngoài việc phải giữ ấm cơ thể, đảm bảo điều kiện dinh dưỡng thì người dân, nhất là người cao tuổi cần điều chỉnh thói quen dậy sớm, ra ngoài trời tập thể dục quá sớm trong mùa đông. TS Trương Đình Bắc khuyến cáo, sau khi thức giấc, người cao tuổi không nên đột ngột ngồi dậy, ra khỏi giường ngay mà cần xoa bóp, làm ấm cơ thể từ từđể tránh nguy cơ đột quỵ do nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột.(An ninh thủ đô trang 7)

 

Bổ sung 15 chất ma túy dùng hạn chế trong y tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.

Theo đó, bổ sung 15 chất  vào Danh mục II “Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền” gồm: 25B-NBOMe; 25C-NBOMe; 25I-NBOMe; 2C-H; 5-Meo-DiPT; 5-MeO-MiPT; AH-7921; AM-2201; JWH-018; JWH-073; JWH-250; MDPV; Mephedrone; Methylone; XLR-11.

Bên cạnh đó, bổ sung 2 chất: Alpha-phenyl acetoacetonitrile (APAAN) và Gamma-butyro lactone (GBL) vào Danh mục IV "Cáctiền chất". Sửa tên Danh mục III thành "Các chất ma túy (quy định cũ là các chất hướng thần) được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền".(An ninh thủ đô trang 7)

 

14 bệnh viện Đắk Lắk hết tiền trả lương

Sở Y tế Đắk Lắk xác nhận hiện có 14 bệnh viện của tỉnh thiếu tiền cho bác sĩ, cán bộ, nhân viên. Nguyên nhân là nguồn thu của các bệnh viện hụt quá lớn sơ với dự toán ban đầu...( Tuổi trẻ trang 4)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang