Mô hình y tế dự phòng: Trung ương đổi mới chậm hơn cơ sở
http://vov.vn/xa-hoi/mo-hinh-y-te-du-phong-trung-uong-doi-moi-cham-hon-co-so-591930.vov
Mô hình y tế dự phòng tuyến Trung ương vẫn nhiều đầu mối và đổi mới chậm hơn so với mô hình y tế dự phòng tuyến tỉnh và huyện.
Hôm nay (8/2), tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có buổi kiểm tra thực tế và làm việc với một số đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng, gồm: Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Dinh dưỡng và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường.
Theo nhận định của Bộ Y tế, mô hình y tế dự phòng tuyến Trung ương vẫn nhiều đầu mối và đổi mới chậm hơn so với mô hình y tế dự phòng tuyến tỉnh và huyện.
Trong khi nhiều đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh và tuyến huyện đã và đang sáp nhập để trở thành mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) theo xu hướng của thế giới, thì ở cấp Trung ương, các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng của Bộ Y tế vẫn dàn trải với bộ máy cồng kềnh.
Một số đơn vị như Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương là mô hình đã quá cũ, hầu hết các nước trên thế giới đã sáp nhập vào Trung tâm kiểm soát bệnh tật nói chung. Trong khi đó, Viện nghiên cứu ung thư cần phát triển và mở rộng thì lại quá nhỏ, đặt tại Bệnh viện K Trung ương.
Điều đáng nói là hiện nay, nhiều đơn vị y tế dự phòng chủ yếu hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu từ các dịch vụ khám chữa bệnh, tiêm vaccine…
Tại nhiều Viện, nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học lại không phát huy được và nhiều năm qua, không tìm được nguồn kinh phí cho các công trình nghiên cứu. Thay vào đó, hầu hết các Viện đang chú trọng mở rộng các dịch vụ khám, chữa bệnh để tăng nguồn thu.
Qua kiểm tra 4 Viện thuộc hệ y tế dự phòng tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thời gian tới sẽ tập trung kiện toàn lại mô hình hoạt động của y tế dự phòng tuyến Trung ương giống như việc đổi mới mô hình hoạt động của y tế dự phòng tuyến tỉnh và tuyến huyện đang diễn ra hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “Thực hiện đổi mới và kiện toàn bộ máy của y tế tuyến huyện, giảm bớt đầu mối và hình thành Trung tâm y tế với 2 chức năng vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh, vừa thực hiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý các bệnh không lây nhiễm. Tại một số tỉnh cũng đã sáp nhập một số trung tâm thuộc hệ y tế dự phòng (không có giường bệnh) thành những Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Những đổi mới này đã thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước là giảm bớt đầu mối, tinh giảm biên chế và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước”./.
Sẽ tập trung kiện toàn lại mô hình hoạt động của y tế dự phòng tuyến TW
Ngày 8/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có buổi kiểm tra thực tế và làm việc với một số đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng, gồm: Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Dinh dưỡng và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường
Ngày 8/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có buổi kiểm tra thực tế và làm việc với một số đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng, gồm: Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng TW, Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Viện Dinh dưỡng và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường.
Trước khi vào làm việc trong buổi chiều ngày 8/2, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã dành nguyên sáng ngày 8/2 để đi kiểm tra thực tiễn tại 4 Viện trên. Tại các Viện này, Bộ trưởng đã trực tiếp đến tận các khoa, phòng nghiên cứu, xét nghiệm, vi sinh… để nắm thông tin từ thực tiễn.
Đến các Viện, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao và ghi nhận các mặt tích cực của các Viện, đặc biệt là việc đổi mới toàn diện của các đơn vị y tế từ cơ sở hạ tầng xanh - sạch - đẹp đến thái độ phục vụ cũng như chất lượng chuyên môn. Bộ trưởng mong muốn, các đơn vị tiếp tục phát huy những thế mạnh đã đạt được; đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và có những giải pháp mang tính đột phá để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của hệ thống Y tế Dự phòng. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã trực tiếp thăm hỏi sức khỏe của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; đồng thời Bộ trưởng đã có những chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo một số Viện về việc cần cải tạo, bố trí lại một số khoa, phòng chưa hợp lý. Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, lãnh đạo các Viện hứa sẽ khắc phục những khó khăn, hạn chế của đơn vị mình trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo của 4 Viện trên. Tại đây, những khó khăn cũng như những đề xuât, kiến nghị của các Viện về đổi mới tài chính; về nhân lực cũng như về đào tạo cán bộ cho hệ thống y tế dự phòng đã được Bộ trưởng chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ. “Hiện hệ thống y tế Dự phòng cần tập trung thực hiện 4 chức năng sau: Nghiên cứu, Y tế công cộng, các loại dịch vụ và các hoạt động khác”, Bộ trưởng nhấn mạnh
Hiện nay, trong khi nhiều đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh và tuyến huyện đã và đang sáp nhập để trở thành mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) theo xu hướng của thế giới, thì ở cấp TW, các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng của Bộ Y tế vẫn dàn trải với bộ máy cồng kềnh. Một số đơn vị như Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng TW là mô hình đã quá cũ, hầu hết các nước trên thế giới đã sáp nhập vào Trung tâm kiểm soát bệnh tật nói chung. Trong khi đó, Viện nghiên cứu ung thư cần phát triển và mở rộng thì lại quá nhỏ, đặt tại BV K TW.
Điều đáng nói là hiện nay, nhiều đơn vị y tế dự phòng chủ yếu hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu từ các dịch vụ khám chữa bệnh, tiêm vắc xin… Tại nhiều Viện, nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học lại không phát huy được và nhiều năm qua, không tìm được nguồn kinh phí cho các công trình nghiên cứu.
Qua kiểm tra 4 Viện thuộc hệ y tế dự phòng tại Hà Nội trong buổi sáng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thời gian tới sẽ tập trung kiện toàn lại mô hình hoạt động của y tế dự phòng tuyến TW giống như việc đổi mới mô hình hoạt động của y tế dự phòng tuyến tỉnh và tuyến huyện đang diễn ra hiện nay.
Theo Bộ trưởng, vừa qua, thực hiện đổi mới và kiện toàn bộ máy của y tế tuyến huyện, đã giảm bớt đầu mối và hình thành Trung tâm y tế với 2 chức năng vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh, vừa thực hiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý các bệnh không lây nhiễm.
“Tại một số tỉnh cũng đã sáp nhập một số trung tâm thuộc hệ y tế dự phòng (không có giường bệnh) thành những Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Những đổi mới này đã thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước là giảm bớt đầu mối, tinh giảm biên chế và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước”- Bộ trưởng nói
Được biết, các nghiên cứu gần đây của Viện sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng trung ương cho thấy, do tập quán ăn uống, sinh hoạt của người dân không hợp vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng rất cao trong cộng đồng. Bệnh chủ yếu là giun truyền qua đất, bệnh sán truyền qua thức ăn (sán lá gan, sán phổi, ấu trùng sán lợn…). Riêng bệnh sán lá gan nhỏ (gây tổn thương gan, xơ gan...) được phát hiện tại 32 tỉnh thành, trong đó chiếm tỷ lệ cao ở một số địa phương như: Nam Định (chiếm 34,8%), Hoà Bình (32,7%), Hà Nội (27,7%), Thanh Hoá (17,7%), Ninh Bình (25%). Đáng lưu ý, nhiều loại côn trùng kiến ba khoang, bọ xít hút máu, bọ đậu đen... thay đổi tập tính trú đậu cũng là tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Các bệnh ký sinh trùng là một trong những là gánh nặng đối với sức khoẻ cộng đồng nhưng hiện chưa được quan tâm đầu tư kinh phí nghiên cứu phòng chống đúng mức. Tương tự, báo cáo của Viện Dinh dưỡng cũng chỉ ra vấn đề về thừa dinh dưỡng hay dinh dưỡng không hợp lý gây ra các bệnh như: Béo phì, tim mạch, đái tháo đường, ung thư... đang gia tăng nhanh chóng và chiếm tới 73% gánh nặng bệnh tật và tử vong.
Bộ trưởng Y tế: Bệnh từ ký sinh trùng bị lãng quên!
http://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-truong-y-te-benh-tu-ky-sinh-trung-bi-lang-quen-2017020900075127.htm
Ngày 8/2, tại buổi thị sát, làm việc với Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, cho rằng những bệnh từ ký sinh trùng là nhóm bệnh bị lãng quên do kinh phí đầu tư còn hạn chế. Trong khi người dân thì cứ vô tư chơi đùa, ôm ấp vật nuôi, ăn gỏi sống..
PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện sốt rét- ký sinh trùng- côn trùng Trung ương cho biết các nghiên cứu cho thấy do tập quán ăn uống, sinh hoạt của người dân không hợp vệ sinh nên tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng rất cao.
Trong đó, bệnh do giun truyền có tỉ lệ nhiễm rất cao. Ở học sinh tiểu học một số tỉnh tỷ lệ nhiễm giun còn cao như: Hà Giang (85%), Đắk Lăk (25%), Quảng Ninh (21%), Thanh Hóa (18%), Bình Thuận (18%)…
Ngoài các bệnh giun do vệ sinh ăn uống không đảm bảo, các bệnh sán truyền qua thức ăn (sán lá gan, sán phổi, ấu trùng sán lợn…), các loại đơn bào gây bệnh (amip, trùng roi)… cũng rất nguy hiểm.
Như với bệnh sán lá gan nhỏ, khi nhiễm sán lá gan sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan, gây xơ gan, có thể dẫn đến hiện tượng xơ hóa gan, cổ chướng, thoái hóa mỡ ở gan.
Trong khi đó, căn bệnh sán lá gan nhỏ được phát hiện tại 32 tỉnh thành trong cả nước với tỉ lệ từ 18%- 35% dân số ở các tỉnh Nam Định, Hòa Bình, Hà Nội, Thanh Hoá, Ninh Bình... do tập quán ăn gỏi cá của người dân.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, những bệnh từ ký sinh trùng là nhóm bệnh bị lãng quên do kinh phí đầu tư còn hạn chế, hơn nữa đây là những bệnh lý đặc thù, không nghĩ đến, khó phát hiện. Trong khi người dân thì cứ vô tư chơi đùa, ôm ấp vật nuôi, ăn gỏi sống…
Vì thế, Bộ trưởng yêu cầu Viện phải tuyên truyền để người dân hiểu được các hành vi nguy cơ, thực hành đúng sẽ không mắc các bệnh lý nguy hiểm này.
Tăng cường kiểm soát yếu tố nguy cơ, tinh giảm biên chế
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi thị sát và làm việc 3 viện khác gồm Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Sức khỏe nghề nghiệp & môi trường và Viện Dinh dưỡng quốc gia) về công tác y tế dự phòng.
Báo cáo của Viện Dinh dưỡng cho thấy các vấn đề như: Béo phì, tim mạch, đái tháo đường, ung thư... đang gia tăng nhanh chóng và chiếm tới 73% gánh nặng bệnh tật và tử vong.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị, 4 Viện trên cần phải tăng cường kiểm soát yếu tố nguy cơ, phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng, nhất là chú trọng công tác truyền thông để người dân có kiến thức, kỹ năng phòng bệnh.
Cũng trong buổi làm việc với 4 viện, Bộ trưởng cho rằng hệ thống y tế dự phòng tuyến TƯ hiện còn cồng kềnh, nhiều đầu mối (gần 600 biên chế/4 viện), trong khi xu hướng các nước trên thế giới đều sát nhập các viện về dự phòng thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC). Bộ trưởng dẫn chứng tại Trung Quốc, nước bạn sát nhập 25 viện liên quan đến dự phòng.
Vì thế, Bộ trưởng Y tế cho biết thời gian tới sẽ kiện toàn lại mô hình hoạt động của y tế dự phòng tuyến TƯ, giảm đầu mối, tinh giản biên chế như một số tỉnh, huyện đang tiến hành.
Trước đó, từ tháng 1/2016, Bộ Y tế tiến hành sắp xếp lại hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt với y tế dự phòng trước thực trạng nhiều địa phương tồn tại 5-7 trung tâm, cá biệt có nơi 12-15 trung tâm cùng chức năng gây lãng phí nguồn nhân lực, chi phí duy trì hoạt động các trung tâm này.
Dinh dưỡng không hợp lý gia tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong
http://cand.com.vn/y-te/Dinh-duong-trong-benh-vien-con-yeu-427634/
Đây là kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia được TS. Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ngày 8-2
Theo đó, ở nước ta, cho tới nay vấn đề điều trị bằng dinh dưỡng cho các bệnh nhân còn ít được quan tâm. Với mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện từ năm 2011.
Mặc dù Khoa Dinh dưỡng đã được thành lập, nhưng thực tế hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực của cán bộ Khoa Dinh dưỡng còn yếu, chưa cung cấp suất ăn bệnh lý, chế độ dinh dưỡng điều trị cho bệnh nhân.
Vấn đề về thừa dinh dưỡng hay dinh dưỡng không hợp lý như thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, tăng đường máu và các bệnh mạn tính không lây liên quan tới dinh dưỡng như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư... đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và chiếm tới 73% gánh nặng bệnh tật và tử vong.
Tuy nhiên, đại diện Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết một số kết quả nghiên cứu của Viện, như đã ưu tiên xây dựng xong thực đơn đi biển dài ngày và thực đơn trên bờ cho Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân và đã cùng Viện Công nghệ mới thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Quân sự thử nghiệm thành công).
Hiện nay đang nghiên cứu các sản phẩm dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện phục vụ ngành khoa học dinh dưỡng lâm sàng, thay thế các sản phẩm ngoại nhập. Đồng thời nghiên cứu một số thực phẩm đặc thù cho các đối tượng lao động đặc biệt như: chiến sĩ hải quân, bộ đội đặc công, công an, công nhân các khu công nghiệp nặng…Viện lưu ý người dân cần thận trọng, tránh các cơ sở tư nhân giả danh Viện Dinh dưỡng để hoạt động tại Hà Nội cũng như một số địa phương.
Những sai lầm “tự cổ chí kim” trong phòng và trị bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp, bệnh nguy cơ lây lan rất cao. Những quan niệm dân gian sai lầm và cách hiểu chưa đúng trong dự phòng thủy đậu của y học hiện đại đang khiến nhiều người mắc bệnh, biến chứng nguy hiểm.
Đến hẹn lại lên, theo chu kỳ từ tháng 2 đến tháng 6, bệnh thủy đậu đã lây lan tại nhiều địa phương trên cả nước. Bệnh đang tấn công cả người lớn và trẻ nhỏ, nhiều trường hợp bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm phải nhập viện điều trị. Ngành y tế khuyến cáo, thủy đậu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, những người chưa bị bệnh hoặc chưa được chích ngừa đầy đủ sẽ là đối tượng bị bệnh tấn công.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM trong tháng đầu năm 2017 hàng chục người lớn và trẻ nhỏ đã phải nhập viện điều trị. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho hay: “Người mắc thủy đậu hầu hết sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, cách chăm sóc, điều trị của nhiều phụ huynh theo những quan niệm sai lầm đã khiến ít nhất 24 trường hợp bệnh diễn tiến nặng, gặp biến chứng phải chuyển đến Nhi Đồng 1 điều trị”.
Từ thực tế điều trị bệnh thủy đậu trong cộng đồng, BS Trương Hữu Khanh cho biết, hiện rất nhiều phụ huynh và người dân vẫn áp dụng những phương pháp dân gian trong điều trị bệnh.
Cụ thể, khi có người mắc thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) kinh nghiệm xưa cho rằng, người bệnh nổi càng nhiều mụn nước càng tốt, song tình trạng này trên thực tế sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
Cho rằng, gốc rạ và trái rạ có liên quan với nhau nên nhiều người bệnh sẽ được dùng gốc rạ (gốc lúa) nấu nước tắm hoặc uống. “Có lẽ họ nghĩ gốc rạ có khả năng trị trái rạ, nhưng trên thực tế bệnh thủy đậu hay còn gọi trái rạ hoàn toàn không có mỗi liên quan nào. Gốc rạ chẳng những không điều trị được bệnh mà còn có nguy cơ khiến người bệnh bị nhiễm trùng hoặc chậm trễ điều trị bằng những phương pháp đúng”.
Bên cạnh đó, người xưa cho rằng khi bị thủy đậu người bệnh phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống. Theo BS Hữu Khanh: “Kiêng nước, kiêng gió đồng nghĩa với người bệnh sẽ không tắm rửa mà nằm trong phòng kín hoặc mặc quần áo bít bùng. Điều này khiến cơ thể tiết mồ hôi, gây ngứa, bệnh nhân gãi nhiều làm những bóng nước vỡ ra trong khi cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện tốt cho nhiễm trùng, bội nhiễm. Nếu kiêng cữ trong ăn uống, cơ thể đang bị bệnh tấn công sẽ ngày càng suy giảm sức đề kháng, khiến bệnh nặng thêm, người bệnh phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng”.
Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh thì việc vệ sinh cơ thể qua tắm giặt, mặc áo quần thoáng mát, ăn uống đầy đủ dưỡng chất là giải pháp được bác sĩ khuyến cáo. Tuy nhiên, để tránh truyền bệnh cho người thân và cộng đồng, người mắc bệnh cần mang khẩu trang, hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc đến những nơi đông người.
Nhiều vi phạm thanh quyết toán BHYT hàng tỷ đồng
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/2/448710/
Ngày 7-2, phản ứng trước thông tin Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều cơ sở khám chữa bệnh vi phạm về thanh quyết toán Bảo hiểm y tế (BHYT) với cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) với số tiền thanh toán sai, vượt mức quy định lên hàng tỷ đồng, ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, cơ quan bảo hiểm đang kiểm tra, rà soát khoản tiền mà các cơ sở y tế chi sai quy định trong quá trình thực hiện khám chữa bệnh BHYT. Trong trường hợp các cơ sở y tế thực hiện khám chữa bệnh BHYT khống, trục lợi, chỉ định các dịch vụ khám chữa bệnh sai quy định, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành thu hồi số tiền vi phạm và xử lý theo quy định pháp luật.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán về hoạt động BHYT của BHXH Việt Nam. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện làm rõ nhiều cơ sở khám chữa bệnh vi phạm về thanh quyết toán BHYT với cơ quan BHXH với số tiền thanh toán sai, vượt mức quy định với số tiền rất lớn.
Kết quả kiểm toán làm rõ riêng năm 2015, các cơ sở y tế chi dịch vụ kỹ thuật không đúng quy định với tổng tiền 8,6 tỷ đồng, chi phí thuốc không đúng quy định 2,8 tỷ đồng, chi vật tư y tế không đúng quy định 2,5 tỷ đồng, tiền giường không đúng quy định 786 triệu đồng.
Tại nhiều địa phương như: An Giang, Bắc Giang, Bình Dương, Hà Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Sơn La, Vĩnh Phúc phát hiện nhiều trường hợp hồ sơ khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú không đủ điều kiện thanh toán BHYT như chỉ định thuốc không hợp lý, xét nghiệm không có chỉ định của bác sĩ điều trị, xét nghiệm không phù hợp với bệnh án… với tổng số tiền 434 triệu đồng. Thậm chí tại tỉnh Thái Bình, qua kiểm toán phát hiện chi phí khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh đề nghị thanh toán với cơ quan BHXH sai quy định số tiền hơn 2,9 tỷ đồng...
Hà Nội vào mùa thủy đậu, người lớn-trẻ em cùng mắc
http://toquoc.vn/y-te/ha-noi-vao-mua-thuy-dau-nguoi-lontre-em-cung-mac-227865.html
Thời tiết đông xuân là mùa của bệnh chân tay miệng, thuỷ đậu phát triển. Điều đáng quan tâm là không chỉ có trẻ em mắc căn bệnh này mà còn xuất hiện không ít số ca bệnh là người lớn.
Trong một tháng gần đây, mặc dù chưa thống kê được số ca đến khám và điều trị ngoại trú nhưng Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E) đã tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu, trong đó có cả bé sơ sinh 20 ngày tuổi bị lây bệnh từ mẹ.
Người lớn nhiễm thủy đậu từ trẻ em
Ngày 6/2, bệnh nhân V.T.T.H (SN 1987, tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đến BV E khám trong tình trạng sốt cao, nổi mụn nước mặt và lan toàn thân, lại thêm dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi. Vì thế, bệnh nhân H. đã phải nhập viện điều trị, theo dõi biến chứng. Bệnh nhân cho biết, chị bắt đầu xuất hiện các mụn phỏng toàn thân từ ngày 5/2, trước đó, đứa con 2 tuổi của chị cũng mắc bệnh do lây từ các bạn học cùng mầm non và vừa khỏi thủy đậu ngày 31/1/2017.
Một bệnh nhân khác là N.M.H (SN 1994, Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng đến bệnh viện E khám vì thủy đậu ngày 4/2 và phải nhập viện điều trị viện. Trước thời điểm vào viện 3 ngày, H. có tiếp xúc với cháu bé 4 tuổi cũng bị mắc thủy đậu nhưng đang trong thời gian khỏi bệnh.
Theo các bác sĩ tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E cho biết, cả hai bệnh nhân người lớn này đều chưa tiêm phòng thủy đậu và có tiếp xúc với nguồn lây là bệnh nhân thủy đậu.Trong khi đó, căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin, ngay cả khi trong gia đình có người mắc thủy đậu bởi tiêm phòng hiệu quả với ngay cả người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu.
Trong khi đó, tại khoa Nội Nhi của bệnh viện này và khoa Nhi (bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhi đến khám thủy đậu rải rác và đa phần biểu hiện nhẹ, được hướng dẫn giữ vệ sinh, bôi thuốc tại nhà...
Trẻ em lây ngược từ người lớn
Bác sĩ khoa Nhiễm – thần kinh bệnh viện E cho hay, bệnh thủy đậu đang bắt đầu vào mùa, đỉnh dịch sẽ rơi vào khoảng tháng 4, 5 và dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể. Hiện, đang xảy ra tình trạng người lớn lây ngược bệnh cho trẻ, đối với trẻ trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi và những trẻ đang phải điều trị bằng hóa chất hoặc chạy thận. Ngoài ra, người lớn cũng nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, nếu mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.
Tiêm vắc xin sau 3 ngày tiếp xúc nguồn lây vẫn có thể dự phòng bệnh
Thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người này khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Khi khởi phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 giờ. Người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều cảm nhiễm với bệnh, thường xảy ra vào mùa đông xuân.
Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo.
Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng cũng có những biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, thường để lại di chứng sau này.
Theo khuyến cáo, tại các nước phát triển, thủy đậu được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc tiêm ngừa thủy đậu diễn ra lẻ tẻ nên virus vẫn lưu hành, vì vậy việc phòng ngừa và điều trị thủy đậu càng sớm càng tốt.
Trên thực tế, nếu đã được chủng ngừa vắc xin thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối nhưng vẫn còn khoảng 10% có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, tuy nhiên các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng rạ và thường là không bị biến chứng.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người cần tiêm đủ 2 liều vắc xin thủy đậu. Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi. Vắc xin có thể tiêm cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn (chưa mắc bệnh thủy đậu).
Vì vậy, để đảm bảo miễn dịch, nên cho trẻ chích 2 mũi, mũi 1 lúc bé 12 tháng tuổi và mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Việc tiêm mũi nhắc lại là rất cần thiết, đặc biệt trong trường hợp xung quanh có nhiều người mắc bệnh thủy đậu.
Đối với người càng lớn tuổi mắc thủy đậu sẽ càng nặng, phụ nữ trước khi mang thai 1-2 tháng nên tiêm ngừa thủy đậu, trong trường hợp tiêm xong mới biết có thai thì cũng không nên quá lo lắng vì gần như không có ảnh hưởng gì đến thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể chích ngừa thủy đậu bình thường.
Đặc biệt đối với người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vắc xin phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh./.
Mặc cảnh báo, tiết canh vẫn đưa bợm nhậu tới bệnh viện
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 vừa qua đã tiếp nhận 3 người nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh, trong đó có một trường hợp tử vong. Mặc cho những cảnh báo liên tục được đưa ra, cảnh bệnh nhân nhập viện, thậm chí tử vong vì ăn tiết canh vẫn tái diễn trong các dịp lễ tết.
Chết vì liều!
Bệnh nhân xấu số kể trên quê ở Nam Định, 63 tuổi, nhập viện ngay trong sáng mùng 2 Tết trong tình trạng sốt, tiêu chảy, xuất huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng và gia đình xin về sau gần 1 ngày nằm viện. Theo người nhà bệnh nhân, ngày 30 Tết, bệnh nhân này ăn tiết canh, uống rượu, sau đó có biểu hiện sốt cao, tiêu chảy, xuất hiện các ban hoại tử trên da, được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Mặc dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.
Hai trường hợp còn lại đều là những đàn ông xấp xỉ tuổi 40, quê ở Ninh Bình và Bắc Ninh, cùng ăn tiết canh trong bữa tất niên. Sau đó lần lượt được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào sáng mùng 1 và mùng 2 Tết trong tình trạng hôn mê, viêm màng não mủ do liên cầu lợn. Hiện 2 bệnh nhân này đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Vào dịp Tết Dương lịch 2017, cũng tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân nam ở một tỉnh miền núi phía Bắc, nhập viện sau khi ăn tiết canh lợn nhà nuôi được ít ngày, trong tình trạng hoại tử toàn thân. Khi đưa xuống Hà Nội đã trong tình trạng nguy kịch, may mắn giữ được tính mạng nhưng điều trị hết sức tốn kém với những di chứng nặng nề đến hết đời.
Thống kê hàng năm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn rải rác ở khắp các địa phương, đặc biệt tăng trong dịp nghỉ lễ dài. Có những năm, bác sĩ phải vất vả cả đêm cấp cứu bệnh nhân liên cầu lợn nguy kịch ngay đêm giao thừa.
Quan niệm sai lầm
Theo Bộ Y tế, liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu lây từ lợn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng nhưng hay gặp nhất là viêm màng não mủ và sốc nhiễm khuẩn, với tỷ lệ tử vong cao. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Trong khi đó, người từng mắc liên cầu lợn dù được chữa khỏi vẫn có thể bị nhiễm bệnh trở lại.
Mặc dù đã được các bác sĩ cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng người dân tuyệt đối không nên ăn tiết canh, mà cần ăn chín uống sôi nhưng nhiều người vẫn giữ thói quen ăn tiết sống và cho đó là món khoái khẩu. Thậm chí họ còn truyền tai nhau rằng, khi ăn tiết canh mà uống rượu sẽ diệt hết vi khuẩn có trong tiết canh! Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh, đây là quan niệm không có cơ sở khoa học và hết sức sai lầm. Cụ thể theo ông Phu, giả sử có loại vi khuẩn nào đó chết do cồn thì cũng phải có thời gian. Mà rượu còn nhẹ hơn cồn. Thứ 2 là khi rượu vào dạ dày sẽ bị trung hòa. Không nên nghĩ rằng uống rượu vào là giải quyết được các bệnh về truyền nhiễm.
Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, thịt tái, nem chua, nem chạo…). Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Bên cạnh đó, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu phân tích: Không phải con lợn nào bị bệnh liên cầu cũng có triệu chứng. Vi khuẩn liên cầu vẫn lưu hành trong cơ thể lợn. Có những con lợn lành vẫn mang vi khuẩn liên cầu và khi con người tiếp xúc, sử dụng tiết canh, thịt tái, sống vẫn cứ bị bệnh như thường… Do đó, không phải cứ lợn nhà nuôi là an toàn như nhiều người vẫn quan niệm.
Mất mạng, hoại tử chân tay vì ăn tiết canh lợn
http://thanhnien.vn/suc-khoe/mat-mang-hoai-tu-chan-tay-vi-an-tiet-canh-lon-789315.html
Gần đây, Bệnh viện bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nặng do ăn tiết canh lợn. Trong đó, có người đã tử vong, có người bị cưa chân tay.
Các bệnh nhân đều là nam giới, đến từ các địa phương khách nhau, cùng có biểu hiện bệnh sau khi ăn tiết canh lợn. Trong số các bệnh nhân nhập viện dịp Tết Nguyên đán 2017, nặng nhất là bệnh nhân nam 63 tuổi ở Nam Định. Theo các bác sĩ, bệnh nhân này ăn tiết canh lợn trong ngày 30 tết. 2 ngày sau ăn thì bị sốt cao, tiêu chảy và phát ban xuất huyết hoại tử trên da. Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Nam Định, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.
Hiện Bệnh viện bệnh nhiệt đới T.Ư đang điều trị cho 2 bệnh nhân ngụ tại Bắc Ninh và Ninh Bình, bị viêm màng não mủ do liên cầu lợn. Bệnh nhân sống ở Bắc Ninh ăn tiết canh lợn vào dịp sát tết, khoảng 3 ngày sau đó bị sốt cao, đau đầu. Một bệnh nhân khác ngụ tại H.Hậu Lộc (Thanh Hóa) mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh lợn mán trong buổi liên hoan tất niên. Sau khi điều trị tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới T.Ư, do di chứng, anh này phải chuyển sang Bệnh viện Việt Đức phẫu cắt gần hết các ngón tay, ngón chân.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện bệnh nhiệt đới T.Ư) cho biết: “Liên cầu lợn tồn tại ở cả lợn khỏe mạnh. Nếu ăn thịt lợn tái, sống, tiết canh lợn đều có nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm này”. Theo bác sĩ Cấp, trường hợp được cứu sống, bệnh có thể để lại di chứng như điếc, phải cắt cụt chi do nhiễm khuẩn gây hoại tử chi.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, bệnh hay gặp nhất do liên cầu lợn là viêm màng não mủ và sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ tử vong cao. Người bị nhiễm liên cầu lợn được đã được chữa khỏi vẫn có thể bị nhiễm lại. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh nguy hiểm này. “Để phòng bệnh, người dân không được ăn tiết canh và thịt lợn tái, sống; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, thịt có xuất huyết hoặc phù nề”, ông Phu khuyến cáo. Ông Phu cũng lưu ý, những người chăn nuôi và giết mổ lợn, chế biến thịt lợn cần sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ; thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ vi khuẩn trên bề mặt da, đặc biệt trong trường hợp có các vết thương, trầy xước là điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập.
Đắk Lắk: Hàng chục người nhập viện cấp cứu sau khi ăn gỏi
http://dantri.com.vn/suc-khoe/hang-chuc-nguoi-nhap-vien-cap-cuu-sau-khi-an-goi-20170208134522386.htm
Sau khi cùng ăn gỏi thịt heo trộn với ruột cây chuối nhiều người dân trong buôn trong có cả trẻ em đều có biểu hiện nôn ói, thần kinh hoảng loạn phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 8/2, bác sĩ Lại Quang Miễn - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, vào đêm ngày (7/2) bệnh viện tiếp nhận 16 người, trong đó có 3 trẻ em tất cả đều ở buôn Ea Nao A, xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm.
Các bệnh nhân đều có các triệu chứng nôn ói nhiều, thần kinh hoảng loạn và la hét nhiều.
Anh Y Thinh Byă cho biết, vào chiều ngày (7/2) anh và một số người dân đi nhổ sắn giúp cho một người dân trong buôn. Sau khi nhổ sắn về, chủ nhà có mua thịt heo về trộn gỏi với ruột cây chuối để mọi người cùng ăn. Sau khi ăn khoảng một tiếng, nhiều người thấy buồn nôn, khó chịu nên phải tới bệnh viện cấp cứu.
“Hiện các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang được ở lại bệnh để theo dõi thêm. Phía cơ quan chức năng cũng đã tiến hành lấy mẫu thức ăn để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc”, bác sĩ Miễn cho hay.
16 người nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thịt lợn
http://anninhthudo.vn/doi-song/16-nguoi-nhap-vien-cap-cuu-nghi-do-ngo-doc-thit-lon/717524.antd
Chiều 8-2, bác sỹ Lại Quang Miễn, Phó giám đốc bệnh viện đa khoa TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và tổ chức cấp cứu, chữa trị cho 16 bệnh nhân bị ngộ độc nghi do thịt lợn.
Trước đó, tối 7-2, bệnh viện đa khoa TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tiếp nhận 16 bệnh nhân nhập viện (trong đó có 3 trẻ em) với các triệu chứng nôn ói nhiều lần, da xanh tái, nhiều người hoảng loạn, la hét. Sau đó, bệnh viện đã tổ chức cho sơ cấp cứu và chữa trị.
Đến chiều 8-2, 13 bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe và cho xuất viện, còn lại 3 bệnh nhân tiếp tục điều trị và theo dõi tại khoa Nội nhiễm - bệnh viện đa khoa TP Buôn Ma Thuột.
Số bệnh nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm này đều trú tại buôn Ea Knao A, xã Ea tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Theo các bệnh nhân cho biết vào sáng 7-2, sau khi đi nhổ mì cho một người trong buôn, đến chiều tối gia chủ có tổ chức ăn cơm, trong đó có món thịt lợn luộc trộn với cây chuối non và đây là món có nhiều khả năng gây ngộ độc.
Ngay sáng cùng ngày, cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk đã đến lấy mẫu để làm rõ vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng đông người như thế này.
Xót xa những gương mặt con trẻ khôi ngô bỗng chốc "vỡ nát" vì tai nạn
Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt trong dịp Tết khiến nhiều cháu bé khôi ngô gãy nát xương hàm mặt. Dù được cứu sống, phẫu thuật nhưng những di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng biểu cảm có lẽ sẽ theo trẻ suốt phân đời còn lại.
Những tai nạn thương tâm hủy hoại con trẻ
Ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, bé Nguyễn Quốc H. (13 tuổi, ngụ tại Phú Yên) cùng bạn dùng xe đạp điện đi chơi. Trên đường về, chiếc xe hết điện, người bạn ngồi phía trước cầm lái, cậu bé ngồi phía sau đạp xe. Chỉ còn cách nhà vài trăm mét, cả hai bị một học sinh lớp 10 ngụ cùng địa phương chạy xe gắn máy tông trực diện. Quốc H. ngã xuống đường bất tỉnh, được người dân đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu.
Qua thăm khám bác sĩ xác định, nạn nhân bị nhiều thương tích trên mặt như: rách, dập cả môi trên và dưới; hai mắt tụ máu trong kết mạc; bệnh nhi không ngậm kín được hai hàm răng. Kiểm tra hình ảnh cho thấy, cả khối xương gò má trái của bệnh nhân bị gãy, sập, khối xương mũi gãy; xoang hàm bị vỡ toác, bung mấu, tụ đầy máu; xương sàn ổ mắt trái bị vỡ đôi... Sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện địa phương, cháu phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng, TPHCM.
Một tai nạn giao thông khác cũng xảy đến với bé gái Nguyễn Ngọc Thiên Nh. (2 tuổi, ngụ tại Tiền Giang). Ngày mùng 2 Tết, cháu được người thân chở đi chơi không may gặp nạn. Sau cú té đập mặt xuống đường, nhiều chiếc răng sữa của bé bị gãy văng ra ngoài. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, bác sĩ xác định xương hàm dưới của cháu bị gãy đôi, xếp chồng lên nhau.
Thương tâm nhất là trường hợp của bé trai Nguyễn Nhất H. (9 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng). Ngày mùng 6 Tết, khi cha mẹ bận việc nhà, cháu chơi với các bạn hàng xóm. Trong lúc đùa nghịch, cháu bị bạn đẩy ngã xuống trụ bê tông. Nghe tiếng khóc thất thanh của bé, người mẹ vội chạy tới thì thấy gương mặt Nhất H. bê bết máu, cháu không thể tự đứng dậy.
Tại bệnh viện, bác sĩ xác định, bệnh nhi bị gãy chân trái, rách môi, cả 2 hàm răng gãy gần hết. Khảo sát phim X-quang ghi nhận, xương hàm dưới của cháu bị gãy, lốc xương ổ răng gãy rời, cổ lồi cầu khớp hàm dưới với hàm trên gãy gập về phía sau khiến mặt của bé biến dạng.
Sau những sơ cứu ban đầu, cháu được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ đang lên phương án phẫu thuật kết hợp xương và “nắn” lại gương mặt cho bệnh nhi song cuộc mổ dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Điều trị khó khăn, di chứng theo con trẻ cả đời
BS Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho hay: Tính riêng trong những ngày Tết vừa qua, khoa tiếp nhận 11 ca bị chấn thương hàm mặt phức tạp và nhiều thương tích khác trên cơ thể, trong đó có 9 ca bị tai nạn giao thông, 2 ca bị tai nạn sinh hoạt. Đa phần trẻ gặp nạn là do sự chủ quan lơ là của người lớn.
Phân tích chuyên môn của BS Đẩu chỉ ra: “Dù tai nạn sinh hoạt hay tai nạn giao thông thì những thương tổn xảy ra cho vùng hàm mặt của trẻ đều rất phức tạp, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt và các chức năng của vùng hàm mặt. Trong 3 ca bệnh nói trên, sau khi chăm sóc, theo dõi để loại trừ những tổn thương nguy hiểm khác, chúng tôi mới phẫu thuật kết hợp xương hàm cho bé gái, 2 bệnh nhi nam còn lại sẽ được can thiệp trong những ngày tới, nhưng rất khó để giúp các bé tìm lại gương mặt của chính mình”.
BS Đẩu bày tỏ sự xót xa, cả 2 bệnh nhi đều bị thương tích rất nghiêm trọng và phức tạp, xương gãy nhiều, ảnh hưởng tới cấu trúc của gương mặt như nhãn cầu (mắt), xoang mũi, xương hàm trên và dưới. “Phẫu thuật kết hợp xương, cố gắng bảo tồn gương mặt cho các bé là nhiệm vụ rất khó khăn. Ở những vùng thuộc phần mềm, dù chúng tôi nỗ lực và khéo tay đến bao nhiêu thì cũng khó có thể tránh được tình trạng trẻ bị sẹo trên mặt. Nếu là sẹo bình thường thì cũng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, trường hợp gặp phải sẹo co rút, trẻ sẽ bị lệch mắt, méo miệng, liệt dây thần kinh mặt, ảnh hưởng đến thị lực và chức năng biểu cảm khi vui hay buồn của gương mặt”.
Ngoài ra: “Ở vùng hàm mặt, khi trẻ bị gãy xương phức tạp, dù được điều trị lành nhưng xương sẽ bị thiểu sản khiến gương mặt các bé phát triển không được bình thường như những trẻ khác. Bệnh nhi có thể sẽ bị hô, móm, hoặc biến dạng gương mặt. Nếu bị gãy răng vĩnh viễn, trẻ sẽ mất răng suốt đời buộc phải dùng răng giả... Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhi suốt phần đời còn lại.
Để tránh những tai nạn tương tự có thể xảy đến với con trẻ, BS Nguyễn Văn Đẩu khuyến cáo: “Dù ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hay những ngày bình thường, tai nạn đều có thể xảy đến với con trẻ. Phụ huynh, cần thường xuyên quan tâm để mắt đến con em mình, từng bước giáo dục ý thức, giúp trẻ tránh môi trường sống nguy hiểm và những tình huống có thể dẫn tới tai nạn. Khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, phụ huynh phải đội nón bảo hiểm cho trẻ, thắt dây đai, đặt trẻ ngồi ở vị trí an toàn. Nếu đi xe hơi, phụ huynh phải thường xuyên thắt dây an toàn cho các bé. Ngoài ra, phụ huynh nên trang bị những kiến thức sơ cấp cứu ban đầu để hỗ trợ con trẻ khi chẳng may tai nạn xảy ra”.
Thông tin mới vụ bé 13 tuổi tử vong bất thường sau tiêm
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/thong-tin-moi-vu-be-13-tuoi-tu-vong-bat-thuong-sau-tiem-681094.html
Sau khi được gia đình đưa tới một phòng khám tư để khám do dị ứng sau khi ăn thịt bò, bệnh nhi được tiêm một mũi thuốc và sau đó tử vong do bệnh trở nặng.
Liên quan đến vụ bệnh nhi Võ Thị Huỳnh Như (13 tuổi) tử vong ngày 5-1 sau khi được gia đình đưa đi khám dị ứng tại Phòng khám Phúc An (huyện Củ Chi, TP.HCM), ngày 8-1, Sở Y tế TP.HCM đã công bố kết luận chuyên môn đối với trường hợp này. Theo đó, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế nghĩ nhiều đến viêm cơ tim cấp, biến chứng sốc tim không hồi phục là nguyên nhân khiến bệnh nhi tử vong.
Hội đồng chuyên môn y khoa cũng ghi nhận Phòng khám Phúc An có vi phạm về các quy định chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và điều trị người bệnh, vi phạm quy chế thường trực (người tiếp nhận bệnh nhân là kỹ thuật viên chưa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Ngoài ra, Phòng khám Phúc An cũng có vi phạm quy chế hồ sơ bệnh án như bệnh án ngoại trú không theo mẫu của Bộ Y tế, y lệnh điều trị không có chữ ký bác sĩ. Cùng với đó là hành nghề vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn, phòng khám chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phạm vi khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nhi.
Trước đó, vào chiều 4-1, bệnh nhi Như có dấu hiệu dị ứng sau khi ăn thịt bò và được người nhà đưa đến Phòng khám Phúc An thăm khám. Tại đây bệnh nhi được tiêm một mũi thuốc (chưa rõ là thuốc gì), sau đó 10 phút thì rơi vào hôn mê.
Do tình hình trở nặng, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 và BV Chợ Rẫy (TP.HCM). Theo thông tin từ BV Chợ Rẫy, bệnh nhi nhập cấp cứu tại BV lúc 22 giờ 5 phút ngày 4-1 trong tình trạng lơ mơ, thở qua nội khí quản có bóp bóng hỗ trợ, huyết áp tụt (đang truyền vận mạch). Trước đó, bệnh nhi được chẩn đoán viêm cơ tim - choáng tim tại BV Nhi đồng 1. Sau hội chẩn với bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy, hai bên thống nhất chuyển bệnh nhi đến BV Chợ Rẫy để thực hiện kỹ thuật ECMO. Tuy nhiên, nỗ lực của các bác sĩ không thành công, bệnh nhi tử vong vào sáng 5-1.
Sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo Sở Y tế đã chỉ đạo Phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế) họp hội đồng chuyên môn để kết luận về nguyên nhân tử vong của bệnh nhi. Đồng thời làm rõ có hay không sai sót của Phòng khám Phúc An để xử lý đúng theo luật định. Đoàn kiểm tra đã niêm phong bệnh án của bệnh nhi tại phòng khám và những BV đã tham gia điều trị, cấp cứu khi bệnh nhi trở nặng là Xuyên Á, Nhi đồng 1 và Chợ Rẫy.
Mẹ không chích ngừa, con mới sinh đã bị thủy đậu
http://laodong.com.vn/suc-khoe/me-khong-chich-ngua-con-moi-sinh-da-bi-thuy-dau-636410.bld
Bệnh thủy đậu (dân gian còn gọi là trái rạ) đang “vào mùa” với số ca mắc đang tăng nhanh trên cả nước. Đặc biệt, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM ghi nhận nhiều em bé dưới 3 tháng tuổi bị lây bệnh thủy đậu từ mẹ.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, bệnh thủy đậu đang bắt đầu vào mùa, đỉnh dịch sẽ rơi vào khoảng tháng 4, 5. Mặc dù chưa thống kê được số ca đến khám và điều trị ngoại trú nhưng tại từ đầu năm đến nay, số ca mắc thủy đậu phải điều trị nội trú tại khoa Nhiễm – thần kinh đã là 24 ca. Đặc biệt, khoa hiện đang điều trị cho 1 em bé 20 ngày tuổi bị lây bệnh từ mẹ. Người mẹ cho biết đây là lần đầu tiên mắc bệnh và cũng chưa chích ngừa vaccine thủy đậu. Ngoài trường hợp này, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những em bé dưới 3 tháng tuổi bị lây bệnh thủy đậu từ mẹ. Nhiều em bé cũng mắc thủy đậu dù đã tiêm ngừa 1 liều vaccine.
Theo giải thích của BS Khanh, bệnh thủy đậu có đặc tính lây lan rất nhanh. Trong môi trường khép kín (như gia đình, trường học, công ty…), nếu có 1 người mắc bệnh thủy đậu thì các thành viên khác rất dễ lây nếu không có biện pháp phòng ngừa và cách ly kịp thời.
Chích ngừa vaccine là biện pháp phòng ngừa một cách chủ động và hiệu quả. Tuy nhiên, theo BS Khanh, tại các nước phát triển, thủy đậu được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia và chỉ cần chích ngừa 1 mũi là đủ. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc chích ngừa thủy đậu diễn ra lẻ tẻ nên “virus hoang dã” vẫn lưu hành. Vì thế, để đảm bảo miễn dịch, phụ huynh nên cho trẻ chích 2 mũi, mũi 1 lúc bé 12 tháng tuổi và mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Việc tiêm mũi nhắc lại là rất cần thiết, đặc biệt trong trường hợp xung quanh có nhiều người mắc bệnh thủy đậu.
BS Khanh khuyến cáo, người càng lớn tuổi mắc thủy đậu sẽ càng nặng, phụ nữ trước khi mang thai 1-2 tháng nên chích ngừa thủy đậu. Trong trường hợp chích ngừa xong mới biết có thai thì cũng không nên quá lo lắng vì gần như không có ảnh hưởng gì đến thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể chích ngừa thủy đậu bình thường. Đặc biệt, bệnh thủy đậu dễ tấn công những em bé bị bệnh lý thận hư, ung thư máu. Nếu các bé mắc bệnh thường rất nặng và dễ xảy ra biến chứng vì miễn dịch kém. Do đó, bé mắc bệnh lý này, phụ huynh càng cần chủ động tiêm ngừa vaccine thủy đậu cho con. Đặc biệt là thời điểm trước khi bé bước vào điều trị hóa chất.
Bên cạnh quan niệm chích ngừa sai lầm, theo BS Khanh, có rất nhiều quan niệm sai lầm khi chữa thủy đậu như kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn… Việc không tắm, ủ ấm cho trẻ sẽ khiến cho bệnh càng nặng thêm, dễ dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng. Nhiều người còn lấy gốc rạ tắm hoặc đốt để lấy nước uống sẽ dễ dẫn đến ngộ độc.
Khả năng phát tán virus thủy đậu ra môi trường xung quanh rất lớn, 2-3 ngày trước khi người bệnh xuất hiện triệu chứng nổi mụn nước và kéo dài 3 tuần sau khi các mụn nước đã khô. Vì thế, phòng ngừa và điều trị thủy đậu càng sớm càng tốt, không nên để đến lúc bệnh “vào mùa” rồi mới đi chích ngừa. Bởi vaccine thủy đậu cần một thời gian mới phát huy tác dụng và đổ xô đi chích vào mùa dịch sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm vaccine.
Thủy đậu là bệnh chỉ bị 1 lần trong đời. Đây cũng là bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác như nhiễm trùng da, nhiễm virus herpes… Một đặc tính để phân biệt với những bệnh này là nốt thủy đậu nổi rất nhanh. Nốt rạ có thể lan khắp người trong vòng vài giờ đồng hồ.
Sự thật vụ người phụ nữ tử vong sau khi bị gà mổ vào tay
Thông tin người phụ nữ ở Cà Mau tử vong sau khi bị gà mái mổ nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận. Trong khi đó, ngành y tế tỉnh này khẳng định không có chuyện gà mổ dẫn tới chết người.
Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau Nguyễn Thanh Dân khẳng định, thông tin người phụ nữ ở khu vực Chợ Hội (xã Tân Phú, huyện Thới Bình) tử vong vì bị gà mái mổ vào tay là không đúng sự thật.
Ảnh minh họa “Làm gì có chuyện gà mổ chết người, đó là thông tin không đúng. Chỉ có thể xảy ra trường hợp người tiếp xúc với gia cầm, bị lây nhiễm bệnh dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, trước và sau Tết Nguyên đán 2017, Cà Mau không có người nào tử vong do cúm gia cầm”, ông Dân nói.
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau nói thêm, sau khi có thông tin trên đã cho người xuống kiểm tra và phát hiện không có trường hợp nào tử vong vì bị gà mổ.
“Nếu ai có nghi ngờ gì thì liên hệ với ngành y tế tỉnh Cà Mau, chúng tôi sẽ trả lời bằng văn bản rõ ràng. Thông tin gà mổ chết người gây hoang mang cho người dân, vì nhà ai cũng nuôi gà. Người phụ nữ ở xã Tân Phú tử vong không liên quan đến chuyện gà mổ”, ông Dân khẳng định.
Trước đó, có một số thông tin cho rằng, một người phụ nữ 67 tuổi ở khu Chợ Hội (ấp Nhà Máy, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) trong lúc kiểm tra ổ gà mái đang ấp trứng thì bị con gà này mổ vào tay nhưng không gây chảy máu. Tuy nhiên, tay người phụ nữ này bị sưng đỏ ở vị trí gà mổ và có dấu hiệu bội nhiễm, khiến mệt trong người. Bà này đi khám, lấy thuốc điều trị thì được bác sĩ cho biết bị bà mắc bệnh nhiễm trùng máu. Không lâu sau, người phụ nữ này tử vong.
Ăn Tết bị hóc xương gà, cụ ông nguy kịch vì xương đâm thấu tim
Bệnh nhân Nguyễn Văn Ch (72 tuổi, ở Nghệ An) đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do bị hóc xương gà khi đang ăn cỗ trong ngày Tết, đoạn xương gà đâm vào tận tim.
Xương gà đâm gần thủng động mạch chủ
Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng bị hóc dị vật rất nặng. Theo chia sẻ của con trai bệnh nhân Ch. trong ngày tết, ông Ch. có đi ăn tết ở nhà thông gia, tại đây ông Ch. chưa ăn được gì nhiều, khi gắp miếng rau ăn thì bị hóc ở cổ họng, sau khi đến viện thì mới biết đó là đoạn xương gà.
Theo chia sẻ của con trai bệnh nhân Ch, ngay sau khi bị hóc, bệnh nhân có dùng một số biện pháp để cố đưa đoạn xương xuống dạ dày nhưng đều không đạt được kết quả gì, do miếng xương mắc ngang cổ đau không ăn được gì nên bệnh nhân đã về nhà.
“Về đến nhà, bố tôi có uống ngụm nước to và nuốt, lúc này đoạn xương có trôi được xuống dưới 1 ít, nhưng vẫn chắn ngang và tình trạng đau càng dữ dội hơn, quá lo lắng chúng tôi đã đưa ông đến bệnh viện”, con trai ông Ch kể.
Tại bệnh viện tỉnh, sau khi chụp chiếu các bác sĩ phát hiện đoạn xương gà hóc và mắc ngang phần ngực với những tổn thương phức tạp, vì thế đã chuyển ra bệnh viện Việt Đức để các bác sĩ can thiệp.
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Tất Thành - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ngay sau khi chụp chiếu, đánh giá lại tổn thương các bác sĩ phát hiện, bệnh nhân Ch. bị dị vật (xương gà) mắc ngang ở phần ngực, đáng nói là đoạn xương gà này nằm sát cạnh tim. Tiếp tục chụp phim cắt lớn, các bác sĩ thấy được tổn thương do xương gà gây ra, chiếc xương nằm cạnh và đâm gần thủng động mạch chủ.
“Đây là trường hợp cấp cứu rất khó, vì xương gà nằm ở vị trí nguy hiểm, nếu vội vàng rút xương gà ra thì sẽ làm ảnh hưởng đến mạch máu lớn của tim và có thể sẽ gây chết người. Nhưng ngược lại, nếu không xử lý kịp thời, vết thương sẽ bị nhiễm trùng sau đó sẽ hoại tử đến mạch máu lớn, cũng sẽ dẫn đến tử vong”, BS Thành cho biết.
Cần chi phí lớn để phẫu thuật cứu bệnh nhân
Theo bác sĩ Thành, trong trường hợp này để khi rút xương ra không bị chảy máu, các bác sĩ sẽ phải đặt một dụng cụ (đặt stent) trong mạch máu. BS Thành cho biết, việc đặt stent là nhằm đề phòng nếu rút miếng xương gà ra, mạch máu có thủng thì chính stent này sẽ bịt kín lỗ thủng đó và không gây chảy máu. Tuy nhiên, việc thực hiện kỹ thuật này có chi phí rất lớn, nếu muốn thực hiện thì bệnh nhân sẽ phải đóng vài trăm triệu động để mua dụng cụ. Đây cũng chính là nỗi lo lớn nhất của gia đình bệnh nhân Ch. tính đến thời điểm hiện tại.
“Giờ bác sĩ thông báo nếu thực hiện đặt dụng cụ phải bỏ ra chi phí khoảng hơn 400 triệu đồng, nói thật với số tiền lớn như vậy, gia đình tôi chưa biết phải xoay xở như thế nào, vì không chỉ gia đình tôi mà cả xã tôi cũng thuộc xã nghèo. Bởi vậy, chạy đi vay mượn số tiền lớn như vậy không phải là chuyện một sớm, một chiều”, con trai ông Ch. lo lắng.
BS Thành khuyến cáo mọi người cần hết sức chú ý vì xương gà rất cứng và dễ hóc, đặc biệt với đặc tính sắc nhọn nên dễ gây tổn thương nặng. Thực tế, những trường hợp hóc dị vật phải cấp cứu thì rất nhiều, nhưng hóc xương gà bị tổn thương như bệnh nhân Ch. trên thì rất hy hữu, nguy hiểm đến tính mạng.
Hà Tĩnh: Cứu sống bệnh nhân sập lồng ngực
http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/ha-tinh-cuu-song-benh-nhan-sap-long-nguc-357517
Ngày 7/2, bác sĩ Nguyễn Viết Đồng- Giám đốc BV đa khoa Hà Tĩnh cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật cấp cứu, nâng lồng ngực cho một bệnh nhân bị tai nạn giao thông sập lồng ngực.
Theo đó, ngày 16/1, Khoa Ngoại tổng hợp BV tiếp nhận bệnh nhân Đặng Đình Roong (71 tuổi, ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh) bị tai nạn giao thông, trong tình trạng suy hô hấp nặng, trụy mạch. Qua thăm khám, chẩn đoán bệnh nhân Roong bị sập lồng ngực, vỡ gãy xương đòn, xương ức, gãy mảng sườn di động trước, phải tiến hàng mổ gấp.
Ngay sau đó, bệnh nhân được 2 khoa Ngoại tổng hợp và Hồi sức tích cực phối hợp cấp cứu, phẫu thuật và điều trị. “Sau 22 ngày phẫu thuật, điều trị, bệnh nhân Roong đã qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi sức khỏe và có khả năng xuất viện trong vài ngày tới”- bác sĩ Đồng cho biết.
Một ngày, hai vụ tự tử ở một bệnh viện
http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/mot-ngay-hai-vu-tu-tu-o-mot-benh-vien-357565
Trưa 8/2, Ông Phạm Ngọc Lân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cho biết, tại bệnh viện vừa xảy ra 2 vụ nhảy lầu tự tử.
Vụ thứ nhất xảy ra vào khoảng 1h sáng ngày 8/2. Ông T. khoảng trên 70 tuổi, là bệnh nhân đang điều ở Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ nhảy từ lầu 7 của bệnh viện xuống đất và tử vong.
Tiếp đến khoảng 9h sáng cùng ngày, anh Bùi Đại K. (44 tuổi), trú tại, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi đã đi từ phía ngoài vào trong bệnh viện để lên lầu 7 và để lại đôi dép rồi bất ngờ nhảy xuống đất tử vong.
Người nhà cho biết, ông T. bị ung thư phổi, di căn gan. Sau một thời gian điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Ngãi, chiều 7/2, ông T. được chuyển đến Khoa Nội tổng hợp BVĐK tỉnh Quảng Ngãi để tiếp tục điều trị thì sau đó xảy ra việc tự tử nói trên.
Còn anh K. bị bệnh trầm cảm, dù được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Sáng 8/2, anh K. lấy xe máy đi uống cà phê, sau đó đến BVĐK tỉnh Quảng Ngãi nhảy lầu tự tử thì gia đình mới biết hung tin.
Bác sĩ Lân cho biết: “Bệnh viện đã có văn bản gửi cấp trên xin kinh phí thi công hoàn thành sớm. Qua đó, tránh các trường hợp tự tử đáng tiếc xảy ra nữa”.
Gặp họa vì đeo “bi” tự chế tăng kích cỡ cậu nhỏ
http://dantri.com.vn/suc-khoe/gap-hoa-vi-deo-bi-tu-che-tang-kich-co-cau-nho-20170207233439704.htm
Muốn làm hài lòng vợ trong “chuyện ấy”, người đàn ông 38 tuổi (Hà Nội) đã có sáng kiến tự chế “bi” từ quai cốc thủy tinh, đặt vào dương vật với mong muốn tăng kích thước “cậu nhỏ”. Sau 6 tháng đeo bi, bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ vì đau vùng dương vật.
Mài quai cốc thủy tinh thành “bi” gắn dương vật
Theo đó, bệnh nhân đã tự lấy quai cốc thủy tinh, tự mài thành hai miếng nhỏ hình lục giác, đặt vào dương vật với mục đích tăng kích thước, tăng cảm giác khi quan hệ. Gần đây, thấy đau ở dương vật, bệnh nhân phải đến bệnh viện nhờ bác sĩ lấy bi ra.
BS đã tiến hành tiểu phẫu lấy “bi” tự chế ra khỏi dương vật bệnh nhân. Lúc này, trong dương vật (dưới da quy đầu) đã có mủ.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội) cho biết, nam giới đeo bi để tăng kích thước dương vật như trường hợp này không phải là cá biệt. Thực tế, nhiều nam giới đeo bi vì nó giúp tăng kích cỡ “cậu nhỏ”, tăng chà xát, nhờ vậy mang lại cảm giác hơn khi làm chuyện ấy.
“Theo tôi, điều này không có gì là xấu bởi nhu cầu tình dục là của riêng mỗi cá nhân, mỗi người có nhu cầu chính đáng khi muốn tăng khoái cảm khi quan hệ. Tuy nhiên, việc tự chế, tự đeo bi vào dương vật có thể xảy ra tai họa, nhất là nguy cơ nhiễm trùng”, BS Dung nói.
BS Dung cho biết thêm, trong thực tế khám chữa bệnh, bà gặp nhiều nhất các trường hợp dùng các viên bi trong các chai rượu ngoại để nhét vào dương vật tăng kích thước. Cá biệt, có cả trường hợp gắn bi xe đạp.
“Việc tự gắn bi vào dương vật trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm trùng, từ đó gây biến chứng rò tắc niệu đạo, viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, khi dụng cụ không vô trùng cũng có nguy cơ lây truyền HIV, viêm gan B nếu rạch ra gây chảy máu, dụng cụ không đảm bảo vô trùng”, BS Dung cảnh báo. Thậm chí có trường hợp gắn cả bi xe đạp để làm to “cậu nhỏ”.
Nhiều người cũng chịu biến chứng sưng đau, chảy mủ, phù nề do quá trình cọ sát bi vào dương vật.
Đủ chiêu tăng kích cỡ cậu nhỏ
Trong y học, các bác sĩ không dùng phương pháp gắn bi để tăng kích cỡ dương vật cho nam giới. Tùy mỗi người, tình trạng bệnh lý mà có thể có những can thiệp phù hợp (như phẫu thuật kéo dài dương vật, uống thuốc nội tiết tố…)
Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức cho thấy kích thước trung bình “cậu nhỏ” của đàn ông Việt Nam bình thường là 6,5 cm, còn khi cương 12,9 cm, chu vi khoảng 8 cm.
Về vấn đề này, là một chuyên gia trong lĩnh vực nam học, bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cho biết, rất nhiều nam giới mong muốn sở hữu “cậu nhỏ” khủng bởi họ cho rằng, kích thước dương vật quyết định chất lượng cuộc yêu.
Nhưng đây lại là mong muốn tế nhị, vì thế, nhiều người lặng lẽ tìm hiểu trên mạng, rồi các quý ông rỉ tai với nhau về những phương pháp được quảng cáo, như thuốc bôi, thuốc uống, gel, dạng xịt… để tăng kích cỡ dương vật.
“Thực tế nhiều người tốn tiền triệu nhưng lại nhận quả đắng, bôi xong nổi bọng nước, mẩn ngứa vì dị ứng, trong khi dương vật không thể tăng kích cỡ nhờ các loại thuốc bôi, xịt, thậm chí cả uống”, BS Lương khẳng định.
Theo giải thích của BS Lương, dương vật được cấu tạo bằng mô xốp, tăng giãn là do tưới máu đến, vì thế không có một loại thuốc nào có thể tăng kích cỡ "cậu nhỏ". Các thuốc này thực chất là những nội tiết tố nam, giống như viagra hoặc vài loại thảo dược có tác dụng giữ nước khiến “cậu nhỏ” phồng lên sau khi sử dụng, nhưng sau vài ngày lại quay về hiện trạng ban đầu.
Thực tế, hiện giải pháp kéo dài, tăng kích cỡ “cậu nhỏ” tối ưu là phẫu thuật, có thể giúp kéo dài đến 3 – 4cm. Nhưng chỉ những người có kích cỡ dưới 4 cm khi mềm và dưới 7cm khi cương, hoặc khó khăn trong quan hệ tình dục, bì vùi dương vật… thì mới nên can thiệp.
Bởi phẫu thuật kéo dài dương vật cũng có những nguy cơ nhất định như bất cứ cuộc can thiệp, mổ xẻ nào. Chưa kể những rủi ro nhiễm trùng, mất cảm giác, hạn chế thẩm mỹ…
“Hơn nữa, chất lượng một cuộc “yêu” không phụ thuộc vào kích cỡ dương vật, mà là ở sự hòa hợp giữa hai người. Vì thế, quý ông không nên quá lo lắng với kích cỡ “cậu nhỏ”, BS Lương khuyến cáo.
Gãy 'súng' khi đang 'yêu' bằng tư thế khó
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/gay-sung-khi-dang-yeu-bang-tu-the-kho-681050.html
Do muốn có những thay đổi khi “yêu”, người đàn ông 45 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng bị gãy dương vật.
Ngày 7-2, ThS-BS Nguyễn Đình Liên, khoa Ngoại BV ĐH Y Hà Nội, cho biết trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, khoa Ngoại đã tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá hi hữu: Bị "gãy" súng khi đang "yêu".
Bệnh nhân là anh HVĐ (45 tuổi, ở Hà Nội), nhập viện ngày 31-1. Khi vào viện, bệnh nhân rất hoảng loạn vì dương vật bị gập góc, bầm tím, phù nề…
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu, kết quả cho thấy với tình trạng hiện tại, anh Đ. cần phải được phẫu thuật ngay. Sau đó, bệnh nhân được đưa vào phòng mổ lấy máu tụ, băng ép, phẫu thuật giấu sẹo, phục hồi dương vật... Sau một ngày nằm viện, bệnh nhân được các bác sĩ cho xuất viện về điều trị ngoại trú.
Trước đó, vào ngày 31-1, sau khi gia đình tổ chức hóa vàng, anh Đ. đã uống khá nhiều rượu. Đến chiều, khi "quan hệ" với vợ, do quá hưng phấn với vài tư thế khó nên đã xảy ra sự cố như trên.
Theo BS Liên, những sự cố như anh Đ. từng gặp không phải là hiếm, mỗi năm khoa Ngoại của bệnh viện tiếp nhận khoảng 15-20 ca.
Với những sự cố kiểu này, BS Liên cho biết nạn nhân ngoài những cơn đau về mặt thể xác ở vùng kín còn phải chịu những cơn sang chấn tâm lý không hề nhỏ. “Gãy dương vật hay còn gọi là vỡ vật hang rất nguy hiểm. Trước hết là gây nên những cơn đau cho nạn nhân do khó tiểu, bầm dập, cong vẹo… Ngoài ra, việc gãy dương vật còn khiến người trong cuộc xấu hổ, tâm lý hoang mang… nhất là khi đến bệnh viện và kể lại chuyện quan hệ vợ chồng” - BS Liên chia sẻ.
Theo BS Liên, những trường hợp bị tai nạn như trên nếu không được đưa đến viện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như cong vẹo, xơ cứng vùng tổn thương... về lâu dài ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Do vậy, ngay sau khi xảy ra sự cố, nạn nhân cần phải đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời và đúng cách.
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không uống nước từ chai nhựa!
Nghiên cứu mới nhất cho thấy những phụ nữ mang thai uống nước từ chai nhựa sẽ sinh con béo phì.
Các nhà khoa học nhận thấy hóa chất bisphenol A (BPA), gây rối loạn hoóc môn kiểm soát sự thèm ăn, dẫn tới béo phì ở thai nhi sau này, có nhiều trong các loại đồ đựng thực phẩm, gồm chai nhựa và can nhựa.
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột của Viện Nội tiết đã chứng minh điều này.
Khi chuột con sinh ra từ chuột mẹ nhiễm BPA sẽ có ít leptin - hoóc môn chịu trách nhiệm cảm giác no, có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến vùng dưới đồi của não bộ để ngăn chặn sự thèm ăn.
Phụ trách nghiên cứu, TS Alfonso Abizaid, Khoa Thần kinh, ĐH Carleton (Ottawa, Canada), cho biết: “Phát hiện của chúng tôi chỉ rằng bisphenol A sẽ kích hoạt béo phì ở chuột bằng cách thay đổi các mạch ở vùng dưới đồi trong não, nơi điều chỉnh hành vi ăn uống và cân bằng năng lượng.
“Tiếp xúc BPA ở mức thấp (dưới liều lượng được coi là an toàn bởi FDA) sẽ trì hoãn sự đột biến của leptin sau sinh và cho phép chuột con phát triển các phản ứng cần thiết đối với hoóc môn. Còn nếu tiếp xúc với BPA ở mức cao sẽ làm thay đổi tính sinh học của thần kinh, làm cho chúng béo phì khi trưởng thành”.
Hóa chất này có thể can thiệp vào hệ thống nội tiết bằng cách bắt chước estrogen, một trong những hoóc môn chính ở nữ.
Nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với BPA là gần như phổ biến toàn cầu. Hơn 90% xét nghiệm trong các nghiên cứu đại trà đều phát hiện thấy chất này trong nước tiểu.
Các chuyên gia cho biết họ không ngạc nhiên về kết quả này và cảnh báo rằng cần phải chú ý tới các yếu tố môi trường có thể gây ra béo phì.
Một hóa chất gây rối loạn hoóc môn khác là chất phá vỡ nội tiết (EDCs), cũng tìm thấy trong hàng ngàn sản phẩm, từ hộp nhựa và hộp thực phẩm kim loại, chất tẩy rửa, chất chống cháy, đồ chơi và mỹ phẩm.
Chất hóa dẻo Phthalate cũng được sử dụng trong các chai nước dùng 1 lần. Hóa chất này bị coi là thủ phạm gây ra các rối loạn hành vi như tự kỷ và tăng động giảm chú ý (ADHD). Chúng cũng ảnh hưởng tới IQ, là 1 trong những nguyên nhân gây ra ung thư, tiểu đường, vô sinh nam và lạc nội mạc tử cung.