Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 9/5/2016

  • |
T5g.org.vn - PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên nhậm chức Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam; Điều dưỡng hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ được công nhận là liệt sĩ…

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên nhậm chức Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam tổ chứ Đaị hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2016 – 2020). Đại hội đã bầu 133 Ủy viên Ban chấp hành khóa mới. trong đó có 33 ủy viên thường vụ, 1 chủ tịch và 8 phó chủ tịch Tổng hội. PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế giữ chức vụ Chủ tịch Hội Y học Việt Nam thay người tiền nhiệm là GS. Ts.Phạm Mạnh Hùng.

320 đại biểu đã tham dự Đại hội gồm các đại biểu của Trung ương và các Hội chuyên khoa từ các tỉnh, thành phố trong cả nước đã về dự.

Đạt nhiều thành quả to lớn trong nhiệm kỳ (2010-2015)

Phát biểu tại buổi Đại hội, GS.TS KH. Phạm Mạnh Hùng cho biết, nhiệm kỳ thứ (2010-2015) vừa qua của Tổng Hội Y học Việt Nam đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Tính tới cuối năm 2015, lãnh đạo của Tổng Hội đã tới 40 tỉnh, Thành nhằm tạo điều kiện thành lập, tái lập các Hội y học địa phương.

Theo GS.TS KH. Phạm Mạnh Hùng, Tổng hội Y học Việt Nam nhiệm kỳ qua đã chủ động trong công tác phản biện và giám định xã hội. Tổng hội luôn chú ý tập hợp  các ý kiến đóng góp của các chuyên gia về quản lý và của các chuyên khoa Tổng hội để đóng góp cụ thể và thiết thực vào các chính sách có lien quan đến y tế. Gần đây, Tổng Hội cũng tham gia giám sát rất tốt về việc hành nghề y tế tư nhân trong cả Nước.

Ts. Trần Hữu Thăng - Phó chủ tịch thường trực Tổng Hội Y học Việt Nam nhiệm kỳ (2010-2015)  cho biết, nhiệm kỳ vừa qua, Tổng hội đẫ đẩy mạnh công tác thông tin khoa học và nghiên cứu khoa kết hợp với đào tạo liên tục và đào tạo phát triển nghề nghiệp, đề xuất với Bộ Y tế về tăng cường giáo dục y đức theo tinh thần đổi mới cho phù hợp với tình hình hiện nay của xã hội.

Nhiều nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới

Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chúc mừng những thành tựu của Tổng Hội Y học Việt Nam đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua và chúc mừng Đại hội đã bầu ra được những đại biểu ưu tú giữ vị chí chủ chốt trong Tổng Hội Y học Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hy vọng, trong nhiệm kỳ tới, Tổng Hội Y học Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ Y tế mở hội thảo, lấy ý kiến các nhà khoa học về các vấn đề lớn của ngành; Phối hợp với Bộ Y tế mở các lớp tập huấn đào tạo về y nghiệp; đưa các  khái niệm về y đức và y nghiệp trong các hoạt động của Họi y học địa phương; Phấn đấu làm thành viên tích cực của Hội y học thế giới (WMA) và hiệp hội khoa học các quốc gia Đông Nam Á (MASEAM).

PGS.TS  Nguyễn Thị Xuyên – Tân Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam đã đưa ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ mới. Phấn đấu tới năm 2020, Hội Y học Việt Nam sẽ phủ kín các hội y học trên bản đồ Toàn Quốc (tính đến cuối nhiệm kỳ XV, các họi y học tỉnh và thành phố đã lên tới 55 hội)

Nhiệm kỳ tới, Tổng Hội Y học Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị khoa học thường niên nhằm tạo cơ hội để các nhà khoa học cập nhật và trao đổi các kiến thức mới, các thành tựu khoa học trong và ngoài nước; Động viên các nhà khoa học trong Tổng hội tham gia biên soạn Từ điển Bách khoa y học Việt Nam;… (Sức khỏe & Đời sống (trang 2):

Điều dưỡng hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ được công nhận là liệt sĩ

Ngày 6.5, các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đến gia đình của anh Võ Văn Đấu ở xã Hữu Đạo, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang - nguyên là điều dưỡng của Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang để làm lễ truy điệu và trao tặng bằng Tổ quốc ghi công cho người cán bộ đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ

Ngày 6.5, các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đến gia đình của anh Võ Văn Đấu ở xã Hữu Đạo, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang - nguyên là điều dưỡng của Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang để làm lễ truy điệu và trao tặng bằng Tổ quốc ghi công cho người cán bộ đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ và thực hiện các chế độ ưu đãi đối với gia đình liệt sĩ theo đúng quy định của Nhà nước.

Ngành y tế Tiền Giang cũng đã biểu dương và nhân rộng tấm gương hết mình vì nhiệm vụ của điều dưỡng Võ Văn Đấu.

Anh Võ Văn Đấu là điều dưỡng của khoa điều trị, Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang đã có hành động dũng cảm cứu người, lao vào khống chế bệnh nhân Nguyễn Minh Trí bị bệnh tâm thần kích động. Trong lúc khống chế bệnh nhân, bị ngã, điều dưỡng Đấu bị chai xăng của bệnh nhân đổ vào người và bén lửa làm anh bị cháy, bỏng nặng dẫn đến hy sinh vào ngày 3.8.2015. Xét hành động dũng cảm đó của điều dưỡng Đấu, cơ quan chức năng của tỉnh Tiền Giang đã lập hồ sơ và tờ trình và được Thủ tướng Chính phủ ký công nhân liệt sĩ.

 

Ngoài bằng Tổ quốc ghi công, gia đình liệt sĩ Võ Văn Đấu còn được nhận trên 27 triệu đồng tiền trợ cấp 1 lần khi báo tử, chi phí báo tử. Ngoài ra thân nhân gồm cha, mẹ, vợ và con của liệt sĩ Đấu được hưởng trợ cấp hàng tháng với định mức 1.318.000 đồng/người.

Trước đó, tối 12/7/2015 kết thúc ca trực, điều dưỡng Võ Văn Đấu trở về nhà bên đứa con gái 4 tuổi. Cùng thời điểm trên, bệnh viện nhận được cuộc gọi từ gia đình một bệnh nhân ở tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành đề nghị được hỗ trợ khẩn cấp vì bệnh nhân đang lên cơn, mua xăng về dọa đốt nhà. Ngay sau đó, bệnh viện đã liên lạc với anh Đấu, đề nghị anh hỗ trợ 2 đồng nghiệp khác đến địa phương, dùng biện pháp nghiệp vụ khống chế bệnh nhân đưa về bệnh viện điều trị. Trước tình huống khẩn cấp, anh Đấu trao con cho người vợ trẻ chăm sóc, lên đường làm nhiệm vụ.

Tại gia đình, bệnh nhân tâm thần lăm lăm thùng xăng trên tay, luôn miệng la hét, quát nạt người thân, đe dọa phóng hỏa đốt nhà. Trước sự hung hăng, bấn loạn không làm chủ được bản thân của người bệnh, điều dưỡng Đấu vẫn không ngần ngại lao vào với mục đích khống chế bệnh nhân. Trong lúc giằng co, vật lộn, bệnh nhân phản kháng quyết liệt, nên tạt thùng xăng lên người anh Đấu.

Vị trí diễn ra tình huống trên gần với điểm bán bánh bao của người dân bên đường, hơi xăng ngay lập tức bắt lửa từ lò hấp bánh, bùng lên dữ dội. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến anh Đấu không kịp phản ứng, ngọn lửa nhanh chóng trùm lấy toàn bộ cơ thể anh Đấu. Khi mọi người dập tắt lửa thì toàn thân anh đã bị bỏng nặng, nhiều vùng da bị tuột ra dưới sức nóng của lửa. Điều dưỡng Võ Văn Đấu nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.Hồ Chí Minh cấp cứu, điều trị.

Khi hay tin, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu Bệnh viện Chợ Rẫy tạo mọi điều kiện tốt nhất để điều trị, chăm sóc điều dưỡng Võ Văn Đấu, miễn phí toàn bộ chi phí điều trị. Ngay sau đó, trong chuyến công tác tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ trưởng đã đến thăm hỏi, động viên gia đình điều dưỡng Đấu, đồng thời yêu cầu BV tạo mọi điều kiện để cứu chữa tốt nhất cho điều dưỡng Đấu. Tuy nhiên, mặc dù được chăm sóc và điều trị nghiêm ngặt của các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng điều dưỡng Võ Văn Đấu đã trút hơi thở cuối cùng tại phòng chăm sóc đặc biệt Khoa Phỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy vào hồi 20h15’ ngày 03/8/2015.

Nhận được tin điều dưỡng Võ Văn Đấu đã qua đời, Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi thư chia buồn đến gia đình. Thư chia buồn của Bộ trưởng Bộ Y tế viết rõ: Được tin điều dưỡng Võ Văn Đấu đã qua đời tôi rất thương xót khi nhận được tin này, thay mặt Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Y tế xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình.

Trong bức thư gửi gia đình điều dưỡng Võ Văn Đấu, Bộ trưởng bày tỏ: “Bộ Y tế đánh giá cao hành động dũng cảm quên mình cứu người của điều dưỡng Võ Văn Đấu, đây là tấm gương sáng để cán bộ, nhân viên ngành y tế học tập và noi gương”.

Cũng tại bức thư chia buồn, Bộ trưởng đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang phát động phong trào học tập tấm gương của điều dưỡng Võ Văn Đấu, đồng thời quan tâm, động viên, giúp đỡ gia đình điều dưỡng Võ Văn Đấu vượt qua sự mất mát quá lớn này.

Ngày 5/8, Bộ Y tế đã gửi công văn đến UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị căn cứ các quy định của pháp luật xem xét báo cáo cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách cao nhất đối với điều dưỡng Võ Văn Đấu đã từ vong do bị bỏng quá nặng khi thực hiện nhiệm vụ...

Ngày 6/8/2015, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế, BS. Võ Thành Đông, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng Đại diện văn phòng Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn đến kính viếng, thăm hỏi, động viên gia quyến Điều dưỡng Võ Văn Đấu hy sinh trong khi đang thực thi nhiệm vụ tại tư gia số 188, tổ 6, ấp Hữu Hòa, xã Hữu Đạo, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. (Sức khỏe & Đời sống (trang 2):

8h ngày 10/5, tiếp nhận đăng ký tiêm vắc xin Pentaxim đợt 3 tại TP.HCM

Sở Y tế TP.HCM vừa có thông báo về việc triển khai thực hiện công tác tiêm chủng vắc xin Pentaxim đợt 3. Sở Y tế thành phố đã rút kinh nghiệm công tác tiêm chủng vắc xin Pentaxim đợt 2 ngày 5/5/2016 và chuẩn bị triển khai tiêm chủng đợt 3 với số liều vắc xin được phân phối đợt này khoảng 20.000 liều. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký tiêm chủng, Sở Y tế triển khai thực hiện việc đăng ký và tổ chức tiêm chủng qua 2 cổng thông tin điện tử là tổng đài 1080 – VNPT và tổng đài 1068 – Viettel.

Theo đó, đối với các cơ sở y tế trên địa bàn 19 quận nội thành sẽ đăng ký năng lực tiêm hàng ngày, số lượng vắc xin được phân bổ, số ngày tiêm với tổng đài 1080 - VNPT.

Đối với các cơ sở y tế trên địa bàn 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ) sẽ đăng ký năng lực tiêm hàng ngày, số lượng vắc xin được phân bổ, số ngày tiêm với tổng đài 1068 - Viettel.

Việc tiếp nhận đăng ký tiêm chủng của người dân qua 2 tổng đài trên sẽ được thực hiện 24/24 giờ, bắt đầu từ 8 giờ sáng thứ ba ngày 10/5/2016 cho đến khi có thông báo hết lượng vắc xin đã nhận đợt 3.

Các cơ sở y tế sẽ bắt đầu tiêm chủng từ ngày 11/5/2016 theo lịch đăng ký với tổng đài. (Sức khỏe & Đời sống (trang 2)

Hai bệnh nhân ghép tạng “xuyên Việt” lần hai sớm được xuất viện

Ca ghép tạng “xuyên Việt” lần thứ 2 của Việt Nam đã thực hiện thành công bởi các thầy thuốc BV Việt Đức. Thành công này không chỉ khẳng định trình độ chuyên môn của các thầy thuốc ngoại khoa VN của sự điều phối kịp thời của Trung tâm Điều phối hiến, ghép mô, tạng quốc gia mà trên tất cả là sự dâng hiến cho đời sự sống khi đã tử vong. Thế nhưng, khi đến chức mừng các thầy thuốc, chúc mừng bệnh nhân chiều ngày 6/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn không thôi trăn trở, giá như có thêm nhiều người chết não hiến tạng thì sẽ có thêm nhiều sự sống đang cập kề cái chết được hồi sinh hơn nữa… (chi tiết xem báo). (Sức khỏe & Đời sống (trang 2), Gia đình & Xã hội (trang 1).

BV huyện đảo mổ cấp cứu thành công ca viêm ruột thừa cấp

BS. Nguyễn Đức Quân, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) cho biết, sau 2 ngày được mổ cấp cứu vì bị viêm ruột thừa cấp ngay tại BV huyện Bạch Long Vĩ,

BS. Nguyễn Đức Quân, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) cho biết, sau 2 ngày được mổ cấp cứu vì  bị viêm ruột thừa cấp ngay tại BV huyện Bạch Long Vĩ, sức khỏe bệnh nhân Lý Thị Lại, 19 tuổi đã dần hồi phục. Được biết, trước đó, ngày 26/6, chị Lại, tạm trú ở Khu II - huyện đảo Bạch Long Vĩ, nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng quanh rốn và hố chậu phải, đau âm ỉ liên tục, kèm theo mạch nhanh 100 lần/phút, sốt 38,5oC. Được chẩn đoán theo dõi viêm ruột thừa cấp chưa loại trừ viêm ứ mủ vòi trứng (P). Các bác sĩ Bệnh viện huyện đảo đã hội chẩn cùng bác sĩ quân y Trung đoàn 952 chẩn đoán xác định là viêm ruột thừa cấp, cần xử trí mổ cấp cứu ngay tại Bệnh viện huyện đảo. Ca mổ ruột thừa kết thúc thành công sau 1 giờ đồng hồ. BVĐK huyện Bạch Long Vĩ là bệnh viện tuyến đảo xa, nằm độc lập giữa ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ và là cơ sở y tế dân sự duy nhất trên huyện đảo (vừa là tuyến đầu vừa là tuyến cuối trong công tác khám chữa bệnh và cấp cứu bệnh nhân). Tuy còn nhiều khó khăn, song BVĐK huyện Bạch Long Vĩ cũng đã xử lý thành công nhiều ca bệnh nặng và khó như thai ngoài tử cung vỡ, ngộ độc bạch tuộc đốm xanh, cấp cứu thành công ngư dân bị đứt lìa bàn chân do tai nạn trên biển... (Sức khỏe & Đời sống (trang 2), Nhân dân (trang 5):

Khoảng 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh Thalassemia

GS, TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam cho biết như vậy tại lễ mít tinh và các hoạt động hưởng ứng ngày Thalassemia Thế giới “World Thalassemia Day (8-5-2016)” do Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam tổ chức ngày 8-5, tại Hà Nội.

Bệnh Thalassemia (bệnh Tan máu bẩm sinh) là bệnh máu di truyền. Biểu hiện nổi bật của bệnh là thiếu máu và thừa sắt trong cơ thể. Người mắc bệnh Thalassemia thường chậm phát triển về thể chất kèm với nhiều biến chứng do tình trạng thiếu máu và quá tải sắt gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, đến gia đình và toàn xã hội.

Ước tính hiện có 7% dân số trên thế giới mang gen bệnh Thalassemia, mỗi năm có khoảng 300.000 - 500.000 trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia mức độ nặng, tập trung 70% tại các nước đang phát triển và chậm phát triển. Hiện ở Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người mang gen bệnh và hơn 20.000 bệnh nhân đang cần được điều trị. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Biện pháp điều trị cơ bản của bệnh Thalassemia là truyền máu (truyền khối hồng cầu) và thải sắt. Hiện nay, Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đang chăm sóc và điều trị khoảng 1.800 bệnh nhân Thalassemia, đến từ hơn 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Hằng năm, trung tâm đón tiếp và tư vấn cho hơn 5.000 lượt người từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phát biểu tại lễ mít tinh, GS, TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam cho biết, Thalassemia là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai của giống nòi. Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của Thalassemia được ví như một quả bom nguyên tử đã phát nổ nhưng không có tiếng động nên nhiều người còn thờ ơ, chưa quan tâm thích đáng. Để từng bước ngăn chặn Thalassemia, sự quan tâm và vào cuộc của các cấp, các bộ, ban, ngành là vô cùng quan trọng. Trong đó, việc triển khai chương trình Thalassemia quốc gia đóng vai trò then chốt hạn chế trẻ em sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh và bảo vệ tương lai cho dân tộc Việt, nòi giống Việt”. Tại lễ mít tinh đã diễn ra một sự kiện đặc biệt đó là “Đám cưới cổ tích” dành cho bệnh nhân Nguyễn Thiên Hương (quê Vĩnh Phúc). Bệnh nhân Nguyễn Thiên Hương đã điều trị bệnh Thalassemia đến nay được hơn 20 năm, luôn tuân thủ tốt phác đồ điều trị, giàu nghị lực vươn lên và đã tìm được hạnh phúc thực sự. Chị Hương đã có chồng và con trai (hiện đã 9 tuổi) khỏe mạnh, nhưng chưa từng tổ chức lễ cưới do những rào cản tâm lý đến từ gia đình hai bên. Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực của bản thân, chị Hương đã tìm được hạnh phúc cho chính mình. Điều đó cũng mang đến cho người bệnh niềm tin chắc chắn rằng, tuân thủ điều trị bệnh đầy đủ sẽ đem lại cơ hội sức khỏe, cuộc sống tốt đẹp cho chính họ. *Sức khỏe & Đời sống (trang 4), Nhân dân (trang 5), Thanh niên (trang 14), Gia đình & xã hội (trang 6):

Một người Hàn Quốc nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam

Theo thông báo của Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, ngày 7/5, Hàn Quốc ghi nhận trường hợp thứ tư nhiễm virus Zika xâm nhập.

Đây là một phụ nữ 25 tuổi phát hiện bị nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam vào ngày 1/5/2016 và đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Catholic Incheon Saint Mary vào ngày 4/5/2016 với biểu hiện sốt nhẹ, phát ban và đau khớp.

Bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Zika ngày 7/5/2916.

Bệnh nhân làm việc tại TP HCM  từ ngày 10 - 30/4/2016; trong thời gian này có bị muỗi đốt và đến ngày 28/4/2016 có biểu hiện phát ban.

Như vậy có thể  bệnh nhân bị nhiễm virus Zika tại Việt Nam trong bối cảnh TP HCM đã ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika tại Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 vào đầu tháng 4/2016.

Hiện nay, Cơ quan đầu mối Điều lệ Y tế quốc tế của Việt Nam đã liên hệ với Cơ quan đầu mối của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương để đề nghị Cơ quan đầu mối Hàn Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết về nơi làm việc, nơi ở của bệnh nhân trong thời gian ở Việt Nam cũng như nơi bệnh nhân hay tới thăm để khoanh vùng điều tra, giám sát tại Việt Nam.

Đồng thời Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo tăng cường việc giám sát lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Zika tại các tỉnh, thành phố để phát hiện sớm ổ dịch, xử lý kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh do virus Zika, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp phòng muỗi đốt, tích cực tham gia các hoạt động diệt muỗi, lăng quặng (bọ gậy) tại cộng đồng.

Những người có biểu hiện bệnh như sốt, phát ban, đau nhức cơ, khớp, đau mắt đỏ nên đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn, khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời./. (Nhân dân (trang 5), Hà Nội mới (trang 1), Thanh niên (trang 5), Thanh niên (trang 14), Tiền phong (trang 6).

Đưa thêm nhiều loại vaccine vào chương trình tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế cho biết, từ tháng 6 tới, một số vaccine mới sẽ được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng thường xuyên miễn phí.

Theo đó, vaccine phòng bệnh viêm não Nhật bản B, vaccine sởi-rubella, vaccine bại liệt uống 2 týp (bOPV) sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 6.

Còn vaccine bại liệt tiêm (IPV) sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2017 và vaccine phòng chống tiêu chảy do virus Rota sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2018. (Gia đình & Xã hội (trang 7).

Thu hồi, tiêu hủy vắc xin bại liệt uống OPV

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa có công văn khẩn gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc ngừng sử dụng, thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống OPV.

Công văn do Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Đỗ Văn Đông kí, yêu cầu các cơ quan trên khẩn trương ngừng sử dụng, thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống OPV, (số đăng ký: QLSP-H02-0801-14) chứa 3 tuýp vi rút bại liệt 1,2 và 3.

Theo đó, Bộ Y tế quyết định sẽ ngừng sử dụng vắc xin bại liệt uống OPV (vắc xin bại liệt uống, loại sống giảm độc lực) từ ngày 1/5. Vắc xin OPV sẽ được thay thế bằng vắc xin bại liệt uống bOPV (chỉ chứa 2 tuýp vi rút bại liệt 1 và 3) vắc và xin IPV ( vắc xin bại liệt tiêm, loại bất hoạt, chứa tuýp vi rút bại liệt 2).

Vì thế, Việt Nam sẽ ngừng sản xuất, phân phối sử dụng vắc xin bại liệt OPV (số đăng ký: QLSP-H02-0801-14) do Polyvac sản xuất. Bộ Y tế đã yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia tổ chức thu hồi triệt để toàn bộ số vắc xin nêu tại tất cả các cơ sở tiêm phòng trên toàn hệ thống, đồng thời phối hợp với nhà sản xuất đề xuất phương án tiêu hủy.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hai vắc xin thay thế sẽ tăng tính an toàn, hiệu quả hơn cho phòng bệnh bại liệt. (Tiền phong (trang 6).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang