Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Giao ban hoạt động phòng chống Lao năm 2018 và phương hướng hoạt động năm 2019

  • |
T5g.org.vn - Chiều ngày 22/03/2019, tại Hà Nội, Chương trình chống lao Quốc gia, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức Giao ban hoạt động phòng chống Lao năm 2018 và phương hướng hoạt động năm 2019. Tới dự Giao ban có GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; đại diện lãnh đạo một số vụ, cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và đông đảo các đại biểu đến từ các Bệnh viện lao, phổi trong cả nước.
GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo tại giao ban

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình Phòng chống lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: Chương trình chống lao năm 2018, vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận, huyện và 100% số xã, phường trong cả nước. Tỷ lệ dân số được Chương trình chống lao tiếp cận 100%. Mạng lưới chống lao tiếp tục được mở rộng và củng cố. Tuy nhiên, công tác phòng chống lao năm 2018 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và đứng thứ 15 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới... mặc dù Chương trình phòng chống lao đã có đầy đủ các biện pháp phòng, điều trị bệnh lao nhưng vẫn còn nhiều người tử vong do lao do vậy rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội. Đặc biệt trong công tác tuyên truyền, phải làm sao cho người dân hiểu. Mục tiêu hoạt động của Chương trình chống lao Quốc gia tới năm 2020 sẽ phải giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131 người trên 100.000 người dân; giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10 người trên 100.000 người dân; khống chế số người mắc bệnh lao kháng đa thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.

Báo cáo tại buổi giao ban, PGS.TS. Lê Văn Hợi, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng cho biết thêm: Tại Việt Nam, những năm qua, công tác phòng, chống lao đã thu được nhiều kết quả quan trọng Hằng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100 nghìn người mắc lao mới, đạt tỷ lệ 81% số mắc mới hằng năm, cao hơn mức trung bình trên thế giới (61%). Duy trì tỷ lệ khỏi bệnh cao, hơn 92% cho người mới mắc lần đầu và 75% cho người mắc lao đa kháng thuốc nói chung và 80% cho người mắc lao đa kháng thuốc đơn thuần với phác đồ ngắn hạn, trong khi con số này trung bình toàn cầu là 52%.

Đối với lao siêu kháng thuốc cũng đã có phác đồ điều trị mới và dần mở rộng trên phạm vi toàn quốc để khống chế tỷ lệ lây truyền lao kháng thuốc trong cộng đồng. Các kỹ thuật công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, bao gồm kỹ thuật phát hiện vi khuẩn lao bằng máy Gene Xpert, kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật nuôi cấy nhanh… Hệ thống y tế phòng, chống lao và bệnh phổi toàn quốc cũng đã có 51 bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao cùng với các đối tác trong nước và quốc tế, tạo nên mạng lưới phòng, chống lao mạnh hoạt động rất hiệu quả, có thể áp dụng tất cả các thành tựu công nghệ mới vào Việt Nam. Đặc biệt, năm 2018 có nhiều tỉnh đã đạt chỉ tiêu phát hiện bệnh nhân mới và tái phát của cả năm, có 40/63 tỉnh, thành phố đạt từ 100% trở lên chỉ tiêu, chiếm 63%. Tuy nhiên, công tác phòng, chống lao tại Việt Nam còn gặp nhiều thách thức như dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao; tỷ lệ điều trị thành công chỉ ở mức 68% (chỉ tiêu là 76%); chưa tầm soát hết đối tượng nghi MDR; sự hợp tác để phát hiện lao trẻ em chưa hiệu quả; công tác chống lao trong trại giam còn nhiều khó khăn...

Tại giao ban, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao những thành tựu trong công tác phòng, chống lao của Bệnh viện Phổi Trung ương và các cơ sở y tế trong thời gian qua. Mặc dù kinh phí còn hạn hẹp nhưng với đội ngũ cán bộ chất lượng cao, năm qua, công tác phòng chống lao đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Thứ trưởng yêu cầu, Bệnh viện Phổi Trung ương cần có những kế hoạch cụ thể, chi tiết để tiếp tục đạt được những kết quả cao trong phòng chống lao từ năm 2018-2020. Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng như các cơ sở y tế khác cũng cần phải quan tâm đến chương trình phòng chống lao quốc gia hướng tới mục tiêu Việt Nam sẽ chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung phát biểu khai mạc buổi giao ban

Tại buổi giao ban, các đại biểu tham dự cùng tham gia thảo luận để đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn còn tồn tại trong năm để đề ra những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống lao năm 2019.

Rất đông đại biểu đến tham dự

Nhân dịp này, Bộ trưởng Y tế đã quyết định trao Bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống lao năm 2018. 

Tuấn Minh

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang