Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Chương trình Chống lao quốc gia giao ban tổng kết năm 2022

  • |
T5g.org.vn - Ngày 19/11/2022, tại Hà Nội, Chương trình chống Lao quốc gia đã tổ chức Họp giao ban tổng kết toàn quốc với sự tham dự của đông đảo các bác sỹ, cán bộ làm công tác phòng chống lao cả nước.
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung phát biểu tại buổi tổng kết

Tại buổi giao ban, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Trưởng ban Điều hành Chương trình chống lao quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: Chương trình chống lao đang duy trì triển khai công tác chống lao tại 100% số quận huyện và 100% số xã, phường. Tỷ lệ dân số được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%.  

PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung cho biết người có thẻ Bảo hiểm y tế sẽ phải chi trả 20% chi phí điều trị bệnh lao. Khi người bệnh điều trị một thời gian hết triệu chứng ho sẽ ngừng hoặc bỏ thuốc, vì việc phải trả chi phí dù ít nhưng vẫn là gánh nặng với người nghèo. Bệnh lao có phác đồ điều trị kéo dài. Việc người bệnh bỏ điều trị còn kéo theo nguy cơ kháng thuốc.  

PGS. TS. Nguyễn Bình Hoà trình bày Báo cáo

Theo PGS. TS. Nguyễn Bình Hoà, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: trong 9 tháng đầu năm 2022, số liệu phát hiện của Chương trình chống lao Quốc gia đã có sự cải thiện đáng kể và phục hồi lại chất lượng và tác động tích cực chung của Chương trình so với cùng kỳ năm 2021 và thậm chí còn cao hơn so với năm 2020, thời điểm Covid-19 mới xảy ra tại Việt Nam.

Mặc dù Covid-19 vẫn còn tác động đến khu vực miền Bắc trong 3 tháng đầu năm, tuy nhiên sự phục hồi mạnh mẽ của khu vực miền Nam và miền Trung đã đóng góp rất lớn trong số liệu phát hiện trên toàn quốc. Trong 9 tháng đầu năm, Chương trình chống lao Quốc gia đã phát hiện được 76.072 ca bệnh, tương tự 3 quý đầu năm 2019- thời điểm trước dịch Covid-19, cao hơn cả cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt Việt Nam duy trì được tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao mới và tái phát triển trên 90%.

Các đại biểu tham gia buổi giao ban tổng kết

Hiện nay 51 tỉnh trên toàn quốc đã thành lập Bệnh viện Phổi, Bệnh viện lao và bệnh phổi. Chương trình chống lao đã tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển mạng lưới phối hợp với các đối tác như: Bộ Công an, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, WHO, CDC, các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhiều đối tác khác Bộ Lao động, thương binh, xã hội, Cục Y tế- Bộ Công an; đồng thời tham mưu Bộ Y tế về cơ cấu tổ chức, hoạt động của 12 tỉnh không có bệnh viện chuyên khoa để đảm bảo nhân lực triển khai công tác phòng chống lao.

Quỹ hỗ trợ người chiến thắng bệnh lao phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ Quỹ. Kết thúc chiến dịch nhắn tin ủng hộ Quỹ từ 22/3-20/5/2022, chương trình đã tiếp nhận được 49 nghìn tin nhắn, tương đương hơn 980 triệu đồng ủng hộ.

Bên cạnh những thành tựu, công tác phòng chống lao ở nước ta còn nhiều thách thức. Dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao trên thế giới và xếp thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Tác động nặng nề của dịch Covid-19 lần thứ 4 với quy mô rộng và tác động mạnh nhất từ trước tới nay, mang tính chất thảm hoạ. Bệnh nhân không tiếp cận các cơ sở y tế do sợ lây nhiễm, phải làm xét nghiệm Covid-19 trước khi khám tại một số cơ sở y tế. Giãn cách xã hội cũng làm giảm khả năng đi lại, tiếp cận bị ảnh hưởng. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao có bằng chứng vi khuẩn mới và tái phát thấp hơn so với chỉ tiêu.

Trọng Tiến

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang