Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội nghị tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống sốt xuất huyết khu vực Tây Nguyên

  • |
T5g.org.vn - Ngày 7/8/2016, tại Thành phố Buôn Mê Thuật, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết (SXH) khu vực Tây nguyên. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; Tham dự có lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; lãnh đạo Vụ, Cục, Viện, các đơn vị Bộ Y tế; Lãnh đạo UBND, Giám đốc Sở Y tế, Bệnh viện Tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm Truyền thông-GDSK các tỉnh Tây Nguyên cùng phóng viên Báo đài Trung ương và địa phương tham dự.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Trong 7 tháng đầu năm 2016, tình hình dịch bệnh SXH có những diễn biến phức tạp. Số trường hợp mắc có su hướng tăng và có nguy cơ lan rộng tập trung tại một số tỉnh thành phố tại khu vực phía Nam (chiếm 57,9%) , tiếp đó là khu vực miền Trung (chiếm 25,8%); riêng khu vực Tây Nguyên chiếm 15,1%, đặc biệt số mắc khu vực tăng cao so cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân do dịch SXH có tính chu kỳ, cùng với diễn biến bất thường của thời tiết như hiện tượng El Nino  dẫn đến nhiệt độ cao tăng, hạn hán, các địa phương tích trữ nước nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng (bọ gậy) phát triển. Bên cạnh đó ý thức người dân chưa cao, còn chủ quan lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Bộ trưởng yêu cầu để tăng cường các hoạt động phòng chống SXH thời gian tới các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần tập trung: Tiếp tục tổ chức chiến dịch truyền thông phòng chống dịch trên diện rộng, với nhiều hình thức và phương pháp phù hợp với đặc điểm dân cư, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người dân thực hành các hành vi phòng chống dịch, ưu tiên thực hiện truyền thông bằng phát loa trực tiếp ngay tại địa bàn dân cư, tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống SXH; Tăng cường giám sát chặt chẽ trên địa bàn tỉnh, huyện, xã để phát hiện sớm các trường hợp bệnh, các ổ dịch, cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan để thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời; Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, thu gom lật úp, xử lý dụng cụ phế thải chứa nước; Triển khai phun hoá chất xử lý ổ dịch, phun chủ động phòng chống dịch tại các khu vực nguy cơ cao theo chỉ định của Bộ Y tế; Tổ chức tập huấn cập nhật về chẩn đoán, điều trị SXH cho các đơn vị điều trị trên địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên…..

Theo báo cáo của PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, trong tháng 7 tháng đầu năm 2016 cho đến nay dịch xẩy ra trên tất cả các tỉnh của khu vực Tây Nguyên với ghi nhận 7.411 trường hợp mắc, 04 trường hợp tử vong. Trong đó, tỉnh Gia Lai với 3.081 ( chiếm  41,6% số mắc khu vực ), tỉnh Đăk Lăk là 1.865 ( chiếm 25,9% số mắc khu vực), tỉnh Kon Tum là 1.387 (chiếm 18.7% số ca mắc trong khu vực), tỉnh Đăk Nông là 1.079 ( 14,6% số ca mắc trong khu vực). Tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk năm trong 10 tỉnh có số ca mắc cao nhất. Nguyên nhân gia tăng số ca mắc SXH tại khu vực Tây Nguyên: Bệnh dịch SXH thường có tính chu kỳ, cứ khoảng 3-5 năm lại có đợt bùng phát tăng cao số mắc, các tỉnh đang vào mùa mưa, thời điểm này hàng năm số ca mắc SXH đều gia tăng; Tốc độ đô thị hoá nhanh, hình thành nhiều vùng dân cư tập trung tạo nên các vùng sinh cảnh, sinh thái thuận lợi cho vec tơ truyền bệnh, cũng như bệnh SXH phát triển. Năm 2016 hiện tượng El nino xảy ra tại Việt Nam làm tăng nhiệt độ trung bình của môi trường là điều kiện cho muỗi phát sinh phát triển. Ngoài ra ý thức người dân chưa cao, còn chủ quan lơ là xem thường bệnh SXH, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; Vệ sinh môi trường tại khu dân cư, hộ gia đình còn sử dụng dụng cụ/bể chứa nước sinh hoạt không đậy nắp, nhiều lốp (vỏ) xe công nông và xe máy cũ không còn sử dụng để ngoài vườn, chai lọ, chum vại và các vật linh tinh chứa nước đọng không được xử lý… Đây chính là những địa điểm lý tưởng để muỗi vào để trứng, có nhiều loăng quăng, bọ gậy phát triển. Vì thế, việc phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêu diệt loăng quăng (bọ gậy) phòng muỗi đốt. Bộ Y tế khuyến cáo người dân dọn vệ sinh nhà ở, lật úp tất cả các vật dụng có thể chứa nước đọng, không tích nước trong chum, vại, thay nước lọ hoa thường xuyên, không vứt vỏ lon nước ngọt, lốp xe... ngoài vườn bởi nước đọng là nơi sinh sôi lý tưởng của muỗi. Với tiểu cảnh, cần thả cá, tiêu diệt loăng quăng... Ngủ màn, mặc áo dài tay để tránh bị muỗi đốt. Tại các khu vực nguy cơ cao, y tế dự phòng tổ chức chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi người dân nên cộng tác, bởi hóa chất là an toàn, không gây hại với người.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao và ghi nhận sự nổ lực của Bộ Y tế và  Ngành Y tế 4 tỉnh Tây Nguyên đã kịp thời chủ động, kiểm soát, ngăn chẵn dịch bệnh SXH. Tuy nhiên SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng bệnh, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt. Vì vậy Phó Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền và các sở ban ngành đoàn thể tang cường truyền trông, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt Lăng Quăng, diệt muỗi. Đặc biệt các cơ quan truyền thông, báo chí phối hợp với Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông các tỉnh tuyên truyền, cung cấp thông tin dễ hiểu, đầy đủ, kịp thời về các biện pháp phòng chống dịch SXH. Ghi nhận những kiến nghị của các địa phương về Chương trình mục tiêu Quốc gia và những khó khan về kinh phí, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính tạm ứng kinh phí cho các địa phương để triển khai phòng chống dịch bệnh SXH.

Buổi sáng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đến xã Hòa Thuận, Thành phố Buôn Mê Thuột trực tiếp kiểm tra về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại các hộ dân và thăm Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Mê Thuật.

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế thăm bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện TP. Buôn Mê Thuật

Công Chiến

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang