Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Phòng chống cúm A/H7N9 tại Bắc Giang

  • |
T5g.org.vn - Bắc Giang là tỉnh tới thời điểm này chưa có dịch cúm A/H7N9, tuy nhiên, không vì vậy, UBND tỉnh Bắc Giang và các ban, ngành chức năng của tỉnh chủ quan với dịch. Ngay từ đầu tháng 4/2013
Lãnh đạo Bộ Y tế làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang về công tác phòng chống dịch bệnh, cúm A/H7N9 trên địa bàn

Bắc Giang là tỉnh tới thời điểm này chưa có dịch cúm A/H7N9, tuy nhiên, không vì vậy, UBND tỉnh Bắc Giang và các ban, ngành chức năng của tỉnh chủ quan với dịch. Ngay từ đầu tháng 4/2013, UBND tỉnh đã yêu cầu giám đốc các Sở, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trên địa bàn tỉnh, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch.

         Trên thực tế, Bắc Giang là tỉnh được đánh giá là nơi trung chuyển gia cầm nhập lậu từ các tỉnh biên giới về Hà Nội và các tỉnh khác trong nội địa để tiêu thụ. Đây là những gia cầm thải loại, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch thú y, có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho đàn gia cầm, lây truyền cúm A/H7N9 ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân. Từ cuối tháng 12/2012 đến hết tháng 4/2003, các lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang đã bắt giữ và xử lý 14 vụ vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu, phạt hành chính hơn 29 triệu động; tịch thu, tiêu hủy 1.910 kg gà mái thải loại Trung Quốc, 23.600 con gà giống nhập lậu, 273 kg chim bồ câu đã sơ chế và 900 con chim bồ câu Trung Quốc.

Để phòng chống hiệu quả với cúm A/H7N9, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cấp, các ngành chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có dịch xảy ra; đảm bảo thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến dịch bệnh, không để người dân hoang mang lo lắng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, sinh hoạt; đảm bảo an toàn cho lực lượng tham gia trực tiếp chống dịch. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể đối phó với dịch theo 4 tình huống: Chưa có trường hợp bệnh trên người; Có các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người; Phát hiện các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ; Dịch bùng phát ra cộng đồng.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo ngành Y tế thực hiện tốt công tác truyền thông giám sát, phát hiện sớm; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo, gửi mẫu theo đúng quy định; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn về công tác phòng, chống cúm A/H7N9 theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho tất cả các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong công tác giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng và các thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia cầm, thủy cầm, chim trời trên địa bàn, báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo và phối hợp xử lý ổ dịch.

Hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống cúm A/H7N9 trên các phương tiện thông tin đại chúng được đẩy mạnh từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, trong đó chú trọng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.

Sở Y tế Bắc Giang chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức tập huấn về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cúm A/H7N9, kiểm soát lây nhiễm trong các cơ sở y tế, hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh cúm A/H7N9, hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm cúm A/H7N9… theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho tất cả các đơn vị có liên quan trên địa bàn. Các đơn vị khám chữa bệnh tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị về công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với dịch cúm A/H7N9 như: cơ số thuốc, máy thở, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, phương tiện phòng hộ, khu buồng cách ly điều trị; công tác xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch.

Các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, phát hiện các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng và chuẩn bị tốt các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, thuốc, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Ngành Y tế thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân cúm A/H7N9; thành lập các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới; tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến: bệnh viện tuyến tỉnh điều trị các trường hợp nặng, bệnh viện huyện điều trị các trường hợp thông thường, hạn chế chuyển viện, tránh lây lan; trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các Trung tâm Y tế huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tỉnh nặng, nhất là những người trở về từ cửa khẩu biên giới phía Băc, khi phát hiện trường hợp nghi ngờ phải tổ chức cách ly và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế lây lan; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng gia cầm rõ nguồn gốc, thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân, cung cấp thông tin tới cộng đồng để người dân không hoang mang; phối hợp với các ban, ngành liên quan kiểm soát, quản lý hoạt động mua, bán gia cầm; chủ động xây dựng phương án chuẩn bị thuốc, hóa chất, trang thiết bị và đội cơ động phòng, chống dịch tại đơn vị sẵn sàng ứng phó khi có dịch.

Bài, ảnh: Quang Nguyễn

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang