Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội nghị tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch mùa hè

  • |
T5g.org.vn - Ngày 17/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch mùa hè cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị

Ngày 17/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch mùa hè cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Tham dự Hội nghị có GS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trương Bộ Y tế; PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế; lãnh đạo các vụ, cục, viện, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; lãnh đạo Sở y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông GDSK, Bệnh viện nhi các tỉnh, thành phố phía Nam.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghị nhận 4.532 trường hợp mắc sởi xác định trong đó 20.746 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh/TP. Các trường hợp mắc sởi là trẻ dưới 10 tuổi chiếm 76,5%. Bệnh tay chân miệng ghi nhận 20.500 trường hợp mắc hầu hết trên các tỉnh cả nước giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó có 02 trường hợp tử vong. Bệnh tập trung tại một số tỉnh ở khu vực phía Nam ghi nhận 16.473 trường hợp mắc, chiếm 80,4% các trường hợp mắc trong cả nước giảm 8,2% so với cùng kỳ 2013 (17.953 trường hợp). Có 5 tỉnh có số ca mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 là TP. HCM tăng 23,7%, Bà Rịa -Vũng Tàu tăng 27,9%, Cà Mau tăng 11,2%, Bình Dương tăng 9,5%, KonTum tăng 44,6%. Bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 9.011 trường hợp mắc tại 42 tỉnh /thành phố, số mắc giảm 38,3%. Các bệnh truyền nhiễm khác đều có số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2013 và không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao kết quả nổ lực triển khai các biện pháp các biện pháp phòng chống dịch và chủ động kiểm soát dịch bệnh của toàn ngành Y tế và sự phối hợp liên ngành các địa phương. Mặc dù một số dịch bênh nguy hiểm xảy ra trên thế giới chưa xâm nhập vào Việt Nam song có diễn biến hết sức phức tạp. Các dịch bệnh lưu hành trong nước như chân tay miêng, sốt xuất huyết …, có số mắc thấp hơn so năm 2013 nhưng đang có xu hướng gia tăng ở một số địa phương trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.

Trước tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, khó lường, nếu không triển khai tốt các biện pháp phòng chống, nguy cơ dịch bùng phát là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới cần triển khai quyết liệt một số biện pháp trọng tậm phòng chống dịch bênh: thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về tăng cương công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mắc và tử vong do dịch; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch, bệnh mua hè, chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí về tình hình dịch và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh, tổ chức phong trào thi đua yêu nước; Về phòng bênh: theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, triển khai các hoạt động phòng dịch chủ động tại những nơi có nguy cơ cao. Về điều trị: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giảm tử vong coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu: phòng nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị, tăng cường công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, rà soát, chuẩn bị sẵn sang cơ số thuốc, trang thiết bị tại bệnh viện, tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác chăm sóc và điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh các tuyến; chuẩn hoá các phương pháp kỷ thuật cũng như hệ thống giám sát báo cáo và phòng chống dịch bệnh từ trung ương đến cơ sở. Bộ trưởng đề nghị Sở y tế các tỉnh/TP tham mưu kịp thời cho UBND các tỉnh/TP về việc nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nhân lực cho các đơn nguyên của bệnh viện, trường hợp các tỉnh quá khó khăn thì báo cáo Bộ Y tế để có giải pháp hỗ trợ kịp thời.
 
 
Tin, ảnh: Công Chiến

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang