Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Quinvaxem sinh miễn dịch tốt hơn Pentaxim

  • |
(Tiền phong) - Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất, công ty đăng ký để tăng cường nhập khẩu vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 về phục vụ nhu cầu tiêm chủng dịch vụ. Tuy nhiên, Bộ cũng khuyến cáo các gia đình không nên để việc thiếu tạm thời các vắc-xin này ảnh hưởng đến lịch tiêm chủng của trẻ.

Việt Nam bắt đầu sử dụng Quinvaxem do WHO tài trợ từ tháng 6/2010. Từ tháng 10/2012 đến 3/2013 có 12 ca tử vong sau khi được tiêm vắc-xin Quinvaxem. Trước tình hình này, Bộ Y tế đã ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem cho đến tháng 10/2013, khi chuyên gia độc lập quốc tế, chuyên gia của WHO, và chuyên gia của Việt Nam khẳng định là 12 ca tử vong kể trên không do vắc-xin Quinvaxem. Tuy nhiên, từ khi vắc-xin Quinvaxem được dùng lại đến nay, từ tháng 1 đến tháng 11/2015, cả nước có 8 ca tử vong sau tiêm Quinvaxem. Hội đồng chuyên môn đã kết luận 7 ca tử vong trùng hợp và 1 ca sốc phản vệ. Ngoài ra còn có thêm 8 ca phản ứng nặng (sốt cao, co giật, tím tái) nhưng đều đã được cấp cứu kịp thời.

Do liên tục xảy ra các vụ tử vong sau tiêm Quinvaxem, người dân đã nghi ngại về chất lượng của loại vắc-xin này. Vì thế, các bậc cha mẹ vì quá lo lắng cho tính mạng của con mình đã đổ xô sang tiêm vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim có tác dụng phòng bệnh tương đương. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Pentaxim là loại vắc-xin có thành phần ho gà vô bào thuộc thế hệ vắc-xin cao hơn, trong khi đó vắc-xin Quinvaxem có thành phần ho gà toàn tế bào, chưa tinh khiết bằng.

Theo ông Phu: “Vắc-xin là một thuốc đặc biệt và có chứa các thành phần kháng nguyên chiết xuất từ virus hoặc vi khuẩn, luôn luôn có một tỷ lệ phản ứng nhất định từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể tử vong. Không ai muốn trẻ em sau khi tiêm bị các rủi ro nhưng cũng phải chấp nhận để bao phủ miễn dịch cộng đồng nhằm khống chế dịch bệnh. Do Quinvaxem tiêm tới 3 mũi, số lượng mũi rất lớn nên mọi người thường gặp các trường hợp phản ứng hơn so với vắc-xin khác. Có những trẻ có cơ địa quá nhạy cảm, hoặc bản thân khi tiêm đã bị nhiễm trùng mà cha mẹ không biết. Khi đó, cơ thể đang mệt mỏi, lại phải tiêm thêm kháng nguyên khác. Như vậy, cơ thể đã ốm lại chống chọi với kháng nguyên từ vắc-xin nên có trường hợp tử vong”.

Theo ông Phu: “Mặc dù vắc-xin Quinvaxem có chứa thành phần ho gà toàn tế bào có những phản ứng phụ nhiều hơn vắc-xin Pentaxim có chứa thành phần ho gà vô bào, tuy vậy tỷ lệ phản ứng nặng là tương đương nhưng tính sinh miễn dịch của vắc-xin Quinvaxem tốt hơn”.

(Theo Tiền phong)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang