Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Tái thiết chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Việt Nam

  • |
T5g.org.vn - Ngày 2/12/2016, tại Hà Nội, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tư vấn liên ngành về thiết lập lại Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu i-ốt và bảo đảm thực thi Nghị định 09/2016/ND-CP về bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội nghị có GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; Ngài Jesper Moller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam; đại diện một số cục, vụ thuộc Bộ Y tế.

Tại Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Viết Tiến cho biết, trước tình hình thực tiễn về tình trạng thiếu I-ốt, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan đã rà soát, đánh giá thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề này và đề xuất các giải pháp bền vững về chính sách, pháp luật để bảo đảm muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt. Cùng với sự ra đời của Nghị định 09/2016/ND-CP, các Bộ, ngành mà chủ yếu là Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải đổi mới, điều chỉnh các giải pháp để đảm bảo thực thi đúng quy định của Nghị định 09. Để củng cố lại Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt I-ốt và đảm bảo thực thi quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt,

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đề nghị cấp thiết tái thiết lập Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt, bên cạnh đó điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với quy định của Nghị định 09 theo hướng có sự tham gia, phối hợp liên ngành. Bộ Y tế cần  phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu và ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt tới các đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các bên liên quan. Bên cạnh đó, cần phải quy hoạch, phát triển có trọng tâm các nhà cung cấp muối, nhà máy muối đảm bảo đáp ứng đủ muối i-ốt. Thiết lập hệ thống giám sát liên tục và hiệu quả bao gồm giám sát về mức độ bao phủ muối i-ốt từ nhà máy tới hộ gia đình, tác động của muối i-ốt tới sức khỏe con người và sự bền vững của chương trình Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt.

Ngài Jesper Moller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam bày tỏ sự vui mừng khi thấy Chính phủ Việt Nam một lần nữa tập trung giải quyết vấn đề phòng, chống các rối loạn do thiếu i-ốt. Việc thông qua Nghị định mới gần đây về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm bao gồm bắt buộc tăng cường i-ốt vào muối dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm đã đưa pháp luật của Việt Nam tiến gần hơn tới những khuyến nghị quốc tế về kiểm soát các thiếu hụt do thiếu vi chất dinh dưỡng. UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan khác để giải quyết thách thức này. UNICEF cam kết tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc củng cố Chương trình Quốc gia Phòng chống các Rối loạn do Thiếu i-ốt để đảm bảo rằng tất cả trẻ em Việt Nam có cơ hội phát triển thể chất và tinh thần đầy đủ nhất.

Trung Thành

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang