Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi khu vực phía Nam

  • |
T5g.org.vn - Ngày 10/10/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam năm 2018. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, đại diện 26 đơn vị dự phòng các tỉnh phía Nam và phóng viên báo, đài trung ương và địa phương.
PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết xu thế dịch năm nay đã được dự đoán trước là vào tháng 9, 10, 11, dịch tay chân miệng sẽ tăng khi vào mùa tựu trường; sởi sẽ gia tăng vào mùa xuân và có thể bùng phát; sốt xuyết huyết thì tăng theo chu kỳ. Để giải quyết dịch bệnh không chỉ có ngành y tế mà còn có nhân dân, giáo dục, truyền thông, và đặc biệt chính quyền các cấp vào cuộc vì chỉ có chính quyền mới giải quyết vấn đề vệ sinh, kinh phí và giám sát chống dịch.

PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến tới năm 2015 thanh toán được bệnh sởi trên thế giới, một số nước tuyên bố đã hết bệnh sởi nhưng nay bệnh sởi đã quay lại. Điều này cho thấy dịch bệnh sởi hiện nay rất phức tạp. Hiện trên thế giới tỉ lệ tiêm chủng sởi đạt 85%, riêng Việt Nam đạt 95%. Tại miền nam, dịch sởi có nguy cơ bùng phát ở khu vực Đông Nam bộ - nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, tỉ lệ biến động dân cư cao, tỉ lệ đối tượng được quản lý thấp, tỉ lệ tiêm chủng thấp. Hiện thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi và trên 5 tuổi mắc sởi ngày càng tăng. Điều này cho thấy việc tiêm sởi mũi 1 và mũi 2 là chưa đạt như mong muốn. Về dịch bệnh tay chân miệng, từ đầu năm đến nay, 20 tỉnh phía nam đã có gần 48.000 ca bệnh TCM, 6 ca tử vong. Tỉ lệ ca bệnh khu vực Đông Nam bộ chiếm 80% (trước đây chỉ chiếm là 44%), bệnh tập trung nhiều tại nhà trẻ.

Cùng với công tác phòng dịch, việc điều trị cũng được hội nghị nhấn mạnh, nhất là rút kinh nghiệm từ những bài học lây nhiễm chéo. Trong thời gian tới, các cơ quan của Bộ Y tế sẽ tổ chức tập huấn để những cơ sở điều trị thực hiện tốt hơn công tác phòng chống dịch bệnh.

Trung Thành

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang