Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh

  • |
T5g.org.vn - Sáng 21/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và các đơn vị đã phối hợp tổ chức Lễ mít tinh “Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh” nhằm chào mừng thành công Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX đã được tổ chức với sự tham gia của hơn 5.000 thanh niên và người dân Thủ đô. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại chương trình

Chương trình "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh” triển khai với 3 định hướng và 5 mục tiêu phát triển bền vững cho đến năm 2030.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, chương trình “Tiếp cận Y tế toàn diện” là một sáng kiến quan trọng, không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ, đặc biệt là các thầy thuốc trẻ, trong sự nghiệp phát triển ngành Y tế bền vững tại Việt Nam.

Thứ trưởng khẳng định cam kết bảo đảm mọi người dân, không phân biệt vùng miền, dân tộc, giới tính hay tình trạng kinh tế, đều được tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ y tế chất lượng. Công bằng trong y tế không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ thiết yếu mà còn mở rộng đến việc xây dựng một hệ thống y tế vững mạnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế như người nghèo, dân tộc thiểu số và người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Các sáng kiến như Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo y tế, Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi và Chăm sóc sức khỏe Tim mạch - Thận - Chuyển hóa CAREME, cùng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán đã giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Chương trình "Tiếp cận Y tế toàn diện" là một trong những sáng kiến quan trọng, không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế mà còn giúp bảo đảm sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, việc đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ hiện đại như AI và các phương pháp sàng lọc tiên tiến sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Theo đề xuất của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, chương trình "Tiếp cận Y tế toàn diện" nhằm đạt được 5 mục tiêu cụ thể đến năm 2030, bao gồm: tập huấn ứng dụng AI: ít nhất 50% cơ sở y tế tuyến quận, huyện được tập huấn và chuyển giao công nghệ AI trong sàng lọc bệnh phổi và các bệnh mạn tính khác; 100% hội viên Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam được hỗ trợ, tập huấn và sử dụng thành thạo các công cụ AI trong quản lý bệnh nhân qua ứng dụng và nền tảng kỹ thuật số; 100% hội viên thanh niên được giáo dục và tư vấn về sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân; Giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá ở nam thanh niên xuống dưới 30%, đồng thời không có hội viên sử dụng thuốc lá điện tử; Thí điểm sử dụng AI y tế như công cụ tiền sàng lọc, làm căn cứ để bảo hiểm y tế thanh toán cho sàng lọc bệnh mạn tính.

Các đại biểu tham dự chương trình

TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết: Chủ đề "Tiếp cận y tế toàn diện” là sự kết hợp giữa khoa học công nghệ tiên tiến và tinh thần xung kích, tình nguyện, để bảo đảm mỗi người dân, bất kể địa lý hay hoàn cảnh, đều có quyền được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cao.

Chương trình "Tiếp cận Y tế toàn diện" với 3 định hướng chính để triển khai là: tiếp cận chính sách, tiếp cận y tế cơ sở và tiếp cận người dân.

 Trong sáng nay, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã khám sức khoẻ cho nhiều người dân Thủ đô

Những bước đi này góp phần xây dựng một hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, giúp người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, tiếp cận các dịch vụ y tế.

Hoàng Hiền

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang