Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Triển khai phòng chống cúm A(H7N9) tại Việt Nam

  • |
T5g.org.vn - Cúm A(H7N9) được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 3 năm 2013, đây là chủng vi rút có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm. Sau thời gian không ghi nhận các trường hợp bệnh nhân mắc cúm A(H7N9), gần đây, đã xuất hiện các bệnh nhân mắc bệnh ở Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc) vào tháng 11 và 12 năm 2013.
                Cúm A(H7N9) được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 3 năm 2013, đây là chủng vi rút có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm. Sau thời gian không ghi nhận các trường hợp bệnh nhân mắc cúm A(H7N9), gần đây, đã xuất hiện các bệnh nhân mắc bệnh ở Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc) vào tháng 11 và 12 năm 2013. Hiện nay số bệnh nhân mắc cúm A(H7N9) là 143 và 47 bệnh nhân đã tử vong.

Theo báo cáo của WHO, cúm A(H7N9) lần đầu tiên gây bệnh cho người, độc lực thấp ở gia cầm nên khó phát hiện, dễ gây tử vong. Phần lớn các ca nhiễm cúm A(H7N9) là nam giới và tử vong là nam giới cao tuổi. Nhiều ca bệnh đồng thời mắc bệnh mạn tính. Hiện nay có nhiều khó khăn trong công tác điều trị cúm A(H7N9) như: chưa có vắc xin điều trị, chưa biết nguồn bệnh và đường lây truyền, chưa biết có lây từ người sang người hay không.  

Việt Nam là quốc gia có đường biên giới trải dài với Trung Quốc, việc buôn bán, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm rất khó kiểm soát, việc giao lưu đi lại qua biên giới của người dân rất lớn. Do đó dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Việt Nam có nguy cơ xâm nhập, lan truyền và gây bùng phát thành dịch rất cao.

Trước tình hình dịch cúm A(H7N9) diễn biến phức tạp, ngày 9/12/2013, tại Hội thảo Tham vấn tăng cường giám sát và phòng chống dịch cúm A(H7N9), đại diện Bộ Y tế đề nghị các địa phương khẩn trương chỉ đạo việc giám sát chặt chẽ tất cả hành khách, phương tiện, hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, đặc biệt các tỉnh biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc cúm A(H7N9) cần tổ chức khám sàng lọc, cách ly, xử lý kịp thời nhằm hạn chế lây lan ra cộng đồng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng; chuẩn bị vật tư, hóa chất, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai biện pháp xử lý ổ dịch, tổ chức thường trực chống dịch; phối hợp với ngành Thú y và chính quyền địa phương tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm trong đó có nguyên nhân từ cúm A(H7N9), kịp thời thông báo cho ngành Y tế khi có dịch trên gia cầm và thực hiện xử lý triệt để dịch hạn chế lây lan. Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân mắc cúm A(H7N9) và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.

Để phòng bệnh, phương pháp chủ yếu vẫn là thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc.

Mỗi năm, Trung Quốc thải loại hàng trăm triệu gia cầm, trong đó có hàng triệu con gia cầm thải loại được xuất sang Việt Nam dưới nhiều hình thức do giá gia cầm thải loại xuất sang Việt Nam cao hơn rất nhiều lần ở Trung Quốc. Sự chênh lệch giá rất cao khiến cho việc kiểm soát gia cầm thải loại vào Việt Nam hết sức khó khăn. Do đó, ngành Y tế các địa phương cần chủ động phối hợp với ngành Thú y và các ngành có liên quan tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm; đẩy mạnh hoạt động quản lý mua bán gia cầm, hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Hiện nay, dịch bệnh đang tạm lắng nên người dân thờ ơ, chủ quan đối với bệnh cúm A(H7N9). Nhưng thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi để vi rút cúm phát triển do đó cần phải làm tốt công tác truyền thông trong cộng đồng nhưng tùy theo từng thời điểm và mức độ của dịch bệnh để truyền thông, tránh cho người dân bị hoang mang.

 

Bài: Trung Thành (Tổng hợp)
 

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang