Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ Y tế và Truyền hình Cáp Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược

  • |
T5g.org.vn - Sáng ngày 5/5/2023, tại Hà Nội, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ Y tế và Truyền hình Cáp Việt Nam đã ký kết thoả thuận hợp tác xây dựng nội dung, sản xuất và truyền thông chương trình “Nâng cao nhận thức cho người dân về Vắc xin phòng bệnh”, dự kiến phát sóng trên kênh ON O2TV và các nền tảng số của VTVcab. Tham dự buổi Lễ có Ban lãnh đạo của Truyền hình Cáp Việt Nam và Ban lãnh đạo của Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ Y tế.
Các đại biểu tham dự Lễ ký kết

Tiêm chủng vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng các bệnh truyền nhiễm, giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm trước các loại dịch bệnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tại một số địa phương tỷ lệ tiêm chủng tại Việt Nam sụt giảm do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh những ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch Covid-19 khiến nhiều địa phương đã phải tạm dừng triển khai tiêm chủng thường xuyên, dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng nhiều loại vắc xin ở mức thấp nhất trong 20 năm qua; mặt khác do tâm lý chủ quan cũng như nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ về hiệu quả bảo vệ của các vắc xin phòng bệnh, còn lo ngại đến các phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng vắc xin.

Với mong muốn nâng cao nhận thức cho người dân về vắc xin phòng bệnh cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ Y tế và Truyền hình Cáp Việt Nam hợp tác cùng thực hiện chương trình “Nâng cao nhận thức cho người dân về Vắc xin phòng bệnh”. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp tổ chức sản xuất các nội dung cung cấp những thông tin khoa học đầy đủ và chính xác cho người dân về: Tầm quan trọng, lợi ích của tiêm chủng vắc xin, phác đồ tiêm chủng vắc xin cho từng đối tượng, những phản ứng xảy ra sau tiêm chủng vắc xin, cập nhật các vắc xin mới… Qua đó, hai bên mong muốn cùng kêu gọi cộng đồng tiếp cận hàng triệu trẻ em, phụ nữ cũng như các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm đã bỏ lỡ cơ hội tiêm vắc xin, khôi phục tỷ lệ tiêm chủng thiết yêu, tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban đầu để cung cấp dịch vụ tiêm chủng và xây dựng được miễn dịch cộng đồng bảo vệ người dân trước các loại dịch bệnh, góp phần vào thành công chung của ngành y tế trong công tac chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế là đơn vị đầu ngành thuộc Bộ Y tế với chức năng kiểm định và giám sát chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế, nghiên cứu khoa học, đào tạo và chỉ đạo tuyến về lĩnh vực kiểm định chất lượng vắc xin và sinh phẩm y tế trên phạm vi toàn quốc sẽ tham gia và hỗ trợ về công tác chuyên môn trong quá trình xây dựng nội dung chương trình với vai trò cố vấn cũng như chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn và cung cấp đội ngũ chuyên gia y tế tham gia trong các tập phát sóng của chương trình.

Truyền hình Cáp Việt Nam thuộc Đài Truyền hình Việt Nam là nhà sản xuất và phân phối nội dung gốc trên đa nền tảng hàng đầu Việt Nam tới trên 15 triệu hộ gia đình, trên 60 triệu khán giả trên toàn quốc. Với thế mạnh đó, VTVcab sẽ xây dựng nội dung chương trình, tổ chức sản xuất và phát sóng trên các nền tảng đa dạng nhằm lan toả những thông tin thiết thực về vắc xin, đem lại giá trị hữu ích cho cộng đồng, nâng cao nhận thức về công tác tiêm chủng với người dân.

Lãnh đạo hai đơn vị ký kết hợp tác

Chia sẻ về sự hợp tác giữa hai bên TS. Đoàn Hữu Thiển, Viện trưởng Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế cho biết: “Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế sẽ phối hợp với VTVcab sớm phát sóng các số của chương trình trên kênh ON O2TV và các nền tảng số của VTVcab nhằm cung cấp các thông tin khoa học chính xác, đầy đủ và kịp thời cho người dân về hiệu quả bảo vệ của vắc xin trong phòng các bệnh truyền nhiễm”.

Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang