Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội thảo “Khởi động nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống tiêm chủng cho trẻ em từ 0-23 tháng tuổi tại Việt Nam”

  • |
T5g.org.vn - Sáng 27/4/2016, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), Liên minh vận động phát triển chính sách y tế dựa vào bằng chứng khoa học (EBHPD), phối hợp cùng Sở Y tế, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Hà Nam tổ chức Hội thảo “Khởi động nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống tiêm chủng cho trẻ em từ 0-23 tháng tuổi tại Việt Nam”.
Toàn cảnh Hội thảo

Tiêm chủng là biện pháp gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin để tránh hậu quả đáng tiếc do các bệnh nhiễm trùng gây ra. Mặc dù khoa học đã tìm ra được tới 25 loại vắc xin an toàn và hiệu lực phòng bệnh cao, nhưng cho tới nay, việc đưa vào thực tế phòng bệnh cho trẻ em còn rất hạn chế, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính với 6 bệnh sởi, bạch hầu,  bại liệt, ho gà, uốn ván, lao đã có vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng tài trợ. Tuy nhiên trên thế giới, mỗi năm vẫn còn tới 6,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì các bệnh này, phần lớn xảy ra ở châu Á, châu Phi. Lý do chính không phải do thiếu vắc xin, mà ở vấn đề chất lượng triển khai tiêm chủng trên thực tế ở các nước này.

Tháng 3/2015, Liên minh nghiên cứu hệ thống và chính sách y tế của WHO, phối hợp với UNICEF và Tổ chức Liên minh vắc xin toàn cầu (GAVI), ra lời kêu gọi phát triển sáng kiến nghiên cứu cải thiện chất lượng và hiệu quả công tác triển khai tiêm chủng trên thế giới.

Đáp ứng lời kêu gọi đó; đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế công tác tiêm chủng của Việt Nam, RTCCD phối hợp với Sở Y tế, Sở khoa học - Công nghệ tỉnh Hà Nam, phát triển đề xuất Dự án nghiên cứu nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống tiêm chủng cho trẻ em 0-23 tháng tuổi ở Việt Nam. Qua 3 vòng tuyển chọn, vượt trên 70 các đề xuất khác, đề xuất nghiên cứu của Việt Nam đã vào chung kết. 6 Dự án xuất sắc được nhận tài trợ nghiên cứu triển khai trong năm 2016, với kinh phí 100 ngàn đô la Mỹ cho mỗi Dự án.

TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng cho biết, theo thiết kế, nghiên cứu được triển khai với 4 thành phần, được khâu nối với nhau theo cách đề cập hệ thống, sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù mới được thúc đẩy, phát triển trong khoảng 5 năm trở lại đây bởi WHO.

Hướng tới mục tiêu nâng cao chức năng quản trị và điều hành hệ thống tiêm chủng tại Việt Nam theo hướng minh bạch và rõ ràng trách nhiệm giữa các bên liên quan trong cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho trẻ từ 0-23 tháng tuổi, nghiên cứu sẽ đưa ra bằng chứng về những thách thức và thiếu hụt trong hệ thống tiêm chủng hiện nay, đồng thời phân tích đưa ra được những khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ được Bộ Y tế sử dụng để phát triển chiến lược lồng ghép dịch vụ tiêm chủng trẻ em dưới 24 tháng tuổi vào gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả vào năm 2018 và làm cơ sở đề xuất xây dựng Luật tiêm chủng hoặc Luật Y tế Dự phòng (bao gồm các nội dung về tiêm chủng).

Tin, ảnh: Tuấn Minh

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang