Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” năm 2015

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế đã có Công văn số 6926/BYT-DP ngày 18/9/2015 gửi sở y tế 63 tỉnh/thành và các viện khu vực trong cả nước để phát động chiến dịch truyền thông Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” từ 16-23/10/2015 nhằm thúc đẩy chính sách bảo trợ xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững góp phần giảm đói nghèo, nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người Việt Nam.

Bộ Y tế đã có Công văn số 6926/BYT-DP ngày 18/9/2015 gửi sở y tế 63 tỉnh/thành và các viện khu vực trong cả nước để phát động chiến dịch truyền thông Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” từ 16-23/10/2015 nhằm thúc đẩy chính sách bảo trợ xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững góp phần giảm đói nghèo, nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người Việt Nam. Hưởng ứng Chiến dịch này, Viện Dinh dưỡng đã triển khai ngay nhiều hoạt động, đồng thời, gửi Công văn số 662/VDD-GDTT ngày 18/9/2015 cho các địa phương để hướng dẫn thực hiện triển khai cụ thể và tổ chức Hội nghị Cộng tác viên báo chí để chuyển tải tới cộng đồng các thông điệp chính như Phát triển VAC để tăng thu nhập gia đình, tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn, giàu dinh dưỡng; Lựa chọn, chế biến, sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương cho bữa ăn gia đình; Ăn uống hợp lý để phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam; Thực hiện dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường vận động thể lực để phòng chống thừa cân béo phì; Thúc đẩy chính sách bảo trợ xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Đồng thời, kêu gọi Gia đình và xã hội hãy chung tay xóa đói, giảm nghèo, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao thể lực và tầm vóc cho người Việt nam.

Cho dù, Việt Nam đã hoàn thành trước hạn mục tiêu phát triển thiên niên kỷ số 4 với tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi), thể thấp còi (chiều cao/ tuổi) là 14,5% và 24,9%  đã đạt mục tiêu  trước thời hạn năm 2015 (so với mục tiêu đề ra là 15% và 26%) ở tất cả  các mức độ suy dinh dưỡng nhẹ, vừa và nặng nhưng  tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm 5,8-6%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo là 33,2%. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng (SDD) là một phức hợp mà góp phần trực tiếp là do khẩu phần ăn thiếu (cả về số lượng và mất cân đối về chất lượng), bệnh tật và các yếu tố về chăm sóc; nguyên nhân gốc dễ là sự nghèo đói.

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một cuộc chiến bền bỉ để đẩy lùi “nạn đói tiềm ẩn” nâng cao năng lực lao động, trí tuệ và cuộc sống khỏe mạnh của người dân Việt Nam. Theo số liệu cuộc điều tra toàn quốc về vi chất dinh dưỡng được công bố  tháng 10/2015 thì thiếu vi chất dinh dưỡng  có xu hướng giảm so với điều tra quốc gia năm 2010 nhưng tốc độ giảm chậm và vẫn phổ biến ở trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ với các mức độ khác nhau và có sự khác biệt có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng giữa các vùng, miền. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em là 27,8%,  Phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ) là  25,5% và phụ nữ có thai (PNCT) là  32,8%; Thiếu sắt chiếm tỷ lệ 63,6 % (TE); 54,3% (PNCT) và 37,7% (PNTSĐ) các trường hợp  thiếu máu. Thiếu sắt chiếm tỷ lệ 50,3 (trẻ em); 47,3% (PNCT) và 23,6% (PNTSĐ); Đáng lưu ý là thiếu kẽm phổ biến ở TE (69,4%), PNCT (80,3%), PNTSĐ (63,6%); Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ <5 tuổi (13,0%). Đặc biệt, tỷ lệ bà mẹ đang cho con bú có hàm lượng vitamin A sữa mẹ thấp (34,8%). Vì vậy, Chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng hiện nay là phải kết hợp đồng thời các giải pháp. Trong đó, Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp quan trọng, cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng; Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và đa dạng hoá bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng một cách lâu dài và bền vững.

Thiên Anh (Theo Viện Dinh dưỡng, TCBC, ngày 12/10/2015)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang