Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội thảo hướng dẫn truyền thông giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp và tai biến mạch máu não khu vực phía Bắc

  • |
T5g.org.vn - Ngày 24/11/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe (GDSK) Trung ương phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo Hướng dẫn truyền thông giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp và tai biến mạch máu não khu vực phía Bắc. Tham dự Hội thảo có ThS.BS. Hồ Thiên Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương; TS. Lại Đức Trường, đại diện WHO tại Việt Nam; đại diện Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế và Trung tâm Truyền thông GDSK 16 tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc.
ThS.BS. Hồ Thiên Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK TƯ phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ThS.BS. Hồ Thiên Nga cho biết, hiện nay, các bệnh không lây nhiễm (KLN) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Tại Việt Nam, có khoảng 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp, gần 3 triệu người mắc đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 120.000 ca mắc mới ung thư..., chiếm 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật. Các bệnh KLN gây ra 73% các trường hợp tử vong hàng năm và trong đó có đến 40% tử vong trước 70 tuổi. Chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025 đạt mục tiêu giảm còn 20% số ca tử vong sớm do bệnh KLN.

Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan tới dinh dưỡng là vấn đề then chốt trong phòng, chống các bệnh KLN liên quan tới dinh dưỡng, trong đó, việc ăn nhiều muối có liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Trong mọi hoàn cảnh khác nhau, chiến lược giảm ăn muối là một can thiệp có tính chi phí – hiệu quả cao nhất được WHO khuyến cáo và được thực hiện ở nhiều quốc gia để giảm và dự phòng tăng huyết áp và các bệnh tim mạch liên quan. Theo điều tra Quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh KLN 2015 cho thấy, trung bình người dân Việt Nam tuổi trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối mỗi ngày (nam là 10,5 gam, nữ là 8,3 gam) cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo của WHO là 1 đến 2 gam.

Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Lại Đức Trường cho biết, gần như tất cả mọi người ăn nhiều muối hơn nhu cầu (nhu cầu muối hằng ngày là 1-2g trong khi đa số sử dụng khoảng 10g) và phần lớn có huyết áp cao trên 115/70mmHg. WHO khuyến nghị chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối mỗi ngày, sẽ giúp cứu sống khoảng 2,5 triệu người mỗi năm. Một trong 9 mục tiêu toàn cầu về tiêu thụ muối đến năm 2025 là giảm được 30% lượng muối khẩu phần ăn. WHO cũng kiến nghị sử dụng Gói chính sách và Can thiệp giảm muối SHAKE để giám sát gồm 5 nhóm can thiệp (S: giám sát hàm lượng muối; H: Hợp tác với ngành công nghiệp; A: Ban hành chuẩn về ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm; K: Kiến thức, truyền thông; E: Môi trường hỗ trợ).

TS. Lại Đức Trường, đại diện WHO tại Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Tại Hội thảo, ThS. Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng đề xuất 4 mục tiêu để giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân thông qua: nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân; nâng cao trách nhiệm của cá cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong việc xây dựng và thực chi cơ chế chính sách, tạo nguồn lực bền vững cho các can thiệp giảm muối; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống để thực hiện can thiệp và mục tiêu thứ 4 là nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động giám sát, tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn giảm muối trong cơ sở y tế và tại cộng đồng.

ThS. Trần Quốc Bảo, Đại diện Cục Y tế dự phòng chia sẻ tại Hội thảo

Cũng tại Hội thảo, để nâng cao hiệu quả truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm thông qua truyền thông giảm ăn muối trên phương tiện thông tin đại chúng, đại diện Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương đã giới thiệu chuyên mục “Phòng chống bệnh không lây nhiễm” trên Trang tin điện tử của Trung tâm (http://t5g.org.vn) và tập huấn, hướng dẫn các đơn vị triển khai, thành lập chuyên mục này tại địa phương.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

HN

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang