Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Việt Nam triển khai tốt công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9

  • |
T5g.org.vn - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 4/6/2013, trên thế giới phát hiện 132 trường hợp mắc cúm A/H7N9, trong đó Trung Quốc có 131 trường hợp (37 trường hợp tử vong) và Đài Loan 1 trường hợp . Phần lớn các trường hợp mắc cúm A/H7N9 đều rất nặng, tỷ lệ tử vong cao (>20%).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 4/6/2013, trên thế giới phát hiện 132 trường hợp mắc cúm A/H7N9, trong đó Trung Quốc có 131 trường hợp (37 trường hợp tử vong) và Đài Loan 1 trường hợp . Phần lớn các trường hợp mắc cúm A/H7N9 đều rất nặng, tỷ lệ tử vong cao (>20%). Cho dù, chưa xác định rõ nguồn lây cũng như cơ chế lây truyền từ người sang người song WHO vẫn nhận định dịch có thể diễn biến phức tạp và cần phải tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch tễ. Gần đây, số ca mắc mới ở Trung Quốc đã tạm thời giảm đi có thể do thời tiết nóng nắng hoặc nhờ hiệu quả can thiệp tích cực từ phía Trung Quốc khi ban hành quyết định đóng cửa thị trường buôn bán gia cầm sống.

Cúm A/H7N9 thuộc nhóm bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi nên tiềm ẩn mối nguy cơ đe dọa tính mạng con người và gây thiệt hại đối với an ninh, kinh tế, xã hội. Tại thời điểm dịch, ước tính của Hiệp hội Chăn nuôi Trung Quốc, mỗi ngày ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm của Trung Quốc bị thiệt hại do cúm A/H7N9 lên tới 1 tỷ nhân dân tệ. Như vậy, tính đến nay, con số thiệt hại của Trung Quốc ước khoảng 40 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 6,5 tỷ USD).

Việt Nam không những là nước láng giềng với Trung Quốc mà còn là nước có thông lệ “văn hóa” giao lưu “buôn bán” giữa nhân dân hai nước rất khó kiểm soát nên càng có nguy cơ bùng phát dịch cao hơn. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt sự chỉ đạo của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với chính quyền các địa phương nên tính đến thời điểm này Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 nào trên gia cầm và trên người.

Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ đạo quyết liệt toàn bộ hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương để tăng cường giám sát, đảm bảo phát hiện sớm cúm A/H7N9. Đồng thời, đôn đốc các bệnh viện tăng cường triển khai hướng dẫn các biện pháp phòng chống nhiềm khuẩn bệnh viện và báo cáo theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng. Bên cạnh đó, các đơn vị y tế còn được yêu cầu chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, khu vực cách ly để sẵn sàng thu dung, điều trị các trường hợp cúm A/H7N9.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định bài học rút ra từ những kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh thắng lợi trước đây của ngành y tế cho thấy việc chia sẻ thông tin kịp thời cũng như phối hợp hành động liên ngành, tăng cường năng lực giám sát, chẩn đoán, đáp ứng, điều trị và truyền thông tới cộng đồng là biện pháp vô cùng quan trọng, vừa ngăn ngừa được sự lây truyền của vi rút, vừa góp phần bảo vệ nhân dân không bị nhiễm bệnh.

Vì vậy, ngay sau khi có thông báo về trường hợp mắc cúm A/H7N9 đầu tiên được xác định ngày 29/3/2013 tại Trung Quốc, Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam đã khẩn cấp triển khai hàng loạt các giải pháp đáp ứng công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9, bao gồm:

1)  Công văn số 1806/BYT-DP ngày 3/4/2013 của Bộ Y tế gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương về chỉ đạo triển khai phòng, chống cúm A/H7N9;

2)  Công văn số 1807/BYT-DP ngày 3/4/2013 của Bộ Y tế gửi Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteu và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/ thành phố về triển khai phòng, chống cúm A/H7N9;

3) Công điện số 1884/CĐ-BYT ngày 4/4/2013 của Bộ Y tế gửi Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố về việc triển khai công tác phòng, chống cúm A/H7N9 trên người;

4) Quyết số 1125/QĐ-BYT ngày 5/4/2013 của Bộ Y tế về việc thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống cúm A/H7N9 tại các tỉnh/thành phố năm 2013;

5) Quyết định 1126/QĐ-BYT ngày 5/4/2013 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam” và ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam kèm theo quyết định này;

6) Quyết định số 1127/QĐ-BYT ngày 6/4/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn kỹ thuật lấy máu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm cúm A/H7N9” và Hướng dẫn kỹ thuật lấy máu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm cúm A/H7N9 kèm theo quyết định này;

7) Quyết định số 1128/QĐ-BYT ngày 6/4/2013 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh cúm A/H7N9” và ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống dịch cúm A/H7N9 kèm theo quyết định này;

8) Hội nghị Triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A/H7N9, ngày 13/4/2013, tại Hà Nội do Bộ Y tế cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng tổ chức;

9) Họp Ban Chỉ đạo phòng chống cúm A/H7N9 và thực hiện Công điện số 528/CĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H7N9 và A/H5N1 ngày 23/4/2013 tại Hà Nội;

10) Gặp mặt báo chí Cung cấp thông tin về công tác phòng, chống cúm A/H7N9; cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 ngày 4/5/2013 tại Hà Nội. Đồng thời, Khuyến cáo cộng đồng: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm được nấu chín và tránh tiếp xúc với gia cầm chết hoặc ốm; khi có các biểu hiện viêm đường hô hấp, sốt và khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời;

11) Hội nghị Huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống cúm A/H7N9 tại Việt Nam ngày 6/5/2013 tại Hà Nội do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức nông lương Thế giới đồng phối hợp tổ chức;

Từ ngày 4/4/2013 đến 15/4/2013, đại diện Ban Chỉ đạo phòng, chống cúm A/H7N9 do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại nhiều nơi như Sân bay Nội Bài (ngày 4/4/2013); Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (ngày 6/4/2013); Bắc Giang (15/4/2013). Tại phía Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch cúm A/H7N9 tại Sân bay Tân Sơn nhất và Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (ngày 9/4/2013)…

Hiện tại, dịch cúm A/H7N9 ở Trung Quốc tuy cũng đã tạm thời lắng lại song Ngành Y tế Việt Nam vẫn nâng cao tinh thần cảnh giác, tiếp tục phối hợp với WHO và các tổ chức quốc tế khác để kịp thời chia sẻ thông tin, triển khai phòng chống dịch hiệu quả nhất.

ThS.BS. Nguyễn Thị Minh Hiền 
Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang