Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

10 sự thật về truyền máu

  • |
T5g.org.vn - Truyền máu giúp cứu sống và cải thiện sức khỏe, nhưng nhiều bệnh nhân cần truyền máu không được tiếp cận kịp thời với máu an toàn. Nhu cầu truyền máu có thể phát sinh bất cứ lúc nào ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Không có sẵn máu để truyền sẽ dẫn đến tử vong và nhiều bệnh nhân phải chịu cảnh bệnh tật. Cần đảm bảo nguồn cung cấp máu an toàn một cách đầy đủ và đáng tin cậy nhờ vào việc thiết lập ổn định nhóm người hiến máu tình nguyện, thường xuyên, không vì tiền. Những người hiến máu tình nguyện này cũng là nhóm cho máu an toàn nhất vì tỷ lệ nhiễm khuẩn lây qua đường truyền máu là thấp nhất trong số những người cho máu.

Thực tế 1: Truyền máu giúp cứu sinh mạng và cải thiện sức khỏe

Mỗi năm, trên toàn thế giới thu nhận được khoảng 108 triệu đơn vị máu hiến. Gần 50% số người hiến máu là ở các nước có thu nhập cao, nơi chiếm dưới 20% dân số thế giới. Nhiều bệnh nhân cần truyền máu, tuy nhiên, họ không được tiếp cận kịp thời với máu và các chế phẩm máu an toàn. Mỗi quốc gia cần đảm bảo có nguồn cung cấp máu và chế phẩm máu đầy đủ và không nhiễm HIV, vi rút viêm gan và các nhiễm trùng khác mà có thể lây lan qua đường truyền máu.

Thực tế 2: Truyền máu được chỉ định để hỗ trợ cho nhiều biện pháp điều trị khác

Ở các quốc gia có thu nhập cao, nhóm bệnh nhân phải truyền máu thường xuyên nhất là những người trên 65 tuổi, chiếm đến 76% tổng số các ca truyền máu. Việc truyền máu thường được chỉ định để hỗ trợ trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật ghép tạng, chấn thương lớn và điều trị các khối u và bệnh máu ác tính. Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, truyền máu được sử dụng thường xuyên hơn để quản lý các biến chứng liên quan đến thai nghén, bệnh sốt rét ở trẻ em có thiếu máu nặng và các vết thương do chấn thương.

Thực tế 3: Chỉ có thể đảm bảo có đủ nguồng cung cấp máu an toàn nhờ sự hiến máu tình nguyện, thường xuyên, không vì tiền

Chỉ có thể đảm bảo có được nguồn cung cấp máu an toàn một cách đầy đủ và đáng tin cậy chỉ nhờ vào việc thiết lập ổn định nhóm người hiến máu tình nguyền, thương xuyên, không vì tiền. Đó là nhóm máu an toàn nhất vì có tỷ lệ thấp nhất nhiễm khuẩn lây qua đường truyền máu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước phát triển hệ thống máu dự trữ quốc gia dựa trên sự hiến máu tình nguyện, không vì tiền để đạt được mục tiêu tự cung cấp máu và các chế phẩm máu an toàn.

Thực tế 4: Nhóm hiến máu tình nguyện, không vì tiền đạt 100% ở 62 quốc gia

Trong năm 2012, 73 quốc gia báo cáo thu nhận được hơn 90% nguồn cung máu từ những người hiến máu tình nguyện, không vì tiền, trong đó có 62 quốc gia thu được 100% nguồn cung máu từ nhóm hiến máu tình nguyệ không vì tiền. Nhưng ở 72 quốc gia khác, dưới 50% nguồn cung máu thu được từ những người hiến máu tình nguyện, không vì tiền, với đa phần nguồn cung máu vẫn phụ thuộc vào các thành viên gia đình/ người hiến máu thay thế và người hiến máu vì tiền.

Thực tế 5: Mỗi năm, trên thế thế giới thu nhận được khoảng 108 triệu đơn vị máu hiến tặng

Khoảng 50% số đơn vị máu hiến tặng là từ các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nơi có khoảng 80% dân số thế giới sinh sống. Tỷ lệ hiến máu trung bình ở các quốc gia có thu nhập cao là gấp 9 lần so với các quốc gia có thu nhập thấp.

Thực tế 6: Tổng lượng máu tại các trung tâm huyết học thay đổi tùy theo thu nhập quốc gia

Khoảng 10.000 trung tâm huyết học ở 168 quốc gia báo cáo thu nhận được tổng cộng 83 triệu đơn vị máu. Ở các nước có thu nhập cao, số trung vị lượng máu được hiến hằng năm trên 1 trung tâm là 15.000 đơn vị so với 3.100 đơn vị ở các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Thực tế 7: Các nước có thu nhập cao có nhiều người hiến máu hơn so với các nước khác

Số trung vị hiến máu ở các nước có thu nhập cao là 36,8 người hiến/1000 người. Con số này là 11,7 người hiến/1.000 người ở các nước có thu nhập trung bình và 3,9 người hiến/1.000 người ở các nước có thu nhập thấp.

Thực tế 8: Máu hiến tặng vần được sàng lọc thường xuyên

Tất cả lượng máu hiến tặng cần được sàng lọc HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai trước khi truyền máu. Vẫn còn 25 quốc gia không thể sàng lọc được 1 hoặc nhiều mầm bệnh trong số trên cho toàn bộ lượng máu được hiến. Ở nhiều quốc gia, xét nghiệm không đáng tin cậy do các bộ xét nghiệm không được cung cấp thường xuyên, thiếu nhân viên y tế, bộ xét nghiệm có chất lượng kém hoặc thiếu các labô chất lượng tiêu chuẩn.

Thực tế 9: Một đơn vị máu có thể hữu ích cho nhiều bệnh nhân

Phân tách máu toàn phần thành các thành phần khác nhau cho phép một đơn vị máu hữu ích cho nhiều bệnh nhân và cung cấp cho một bệnh nhân chỉ một thành phần máu mà họ cần. Khoảng 95% lượng máu thu được ở các nước có thu nhập cao, 80% ở các nước có thu nhập trung bình và 45% ở các nước có thu nhập thấp được tách riêng các thành phần máu.

Thực tế 10: Truyền máu khi không cần thiết khiến bệnh nhân hững chịu nguy cơ vô ích

Truyền máu thường được chỉ định khi các biện pháp điều trị thay thế đơn giản và an toàn có thể đem lại hiệu quả tương đương. Kết quả là truyền máu có thể không cần thiết. Việc truyền máu không cần thiết khiến cho bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan và phải chịu các tai biến do truyền máu.

Nam Nguyên (Theo WHO)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang