Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

200 bà bầu được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

  • |
T5g.org.vn - Thực hiện Quyết định 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, sáng ngày 10/9/2021, Bệnh viện Phụ sản Trung ương lần đầu tiên đã tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 200 phụ nữ mang thai trên 13 tuần tuổi tại Bệnh viện.
Giám đốc Bệnh viện trực tiếp đi kiểm tra, giám sát quá trình tiêm vắc xin phòng COVID -19 cho bà bầu tại BV sáng ngày 10/9

Theo PGS.TS. Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Để đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra an toàn, hiệu quả, Bệnh viện đã bố trí các khu vực tư vấn, kiểm tra sức khỏe trước tiêm, phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm tại Bệnh viện với đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cần thiết đáp ứng quá trình tiêm, quản lý, theo dõi sát sức khỏe cho từng đối tượng tiêm chủng trước, trong và sau tiêm. "Chỉ hai ngày Bệnh viện mở cổng thông tin đăng ký tiêm vắc xin, đã có hàng nghìn thai phụ đăng ký, cho thấy nhu cầu rất lớn", PGS.TS. Trần Danh Cường chia sẻ.

và trực tiếp kiểm tra sức khỏe cho bà bầu sau khi tiêm

PGS.TS. Trần Danh Cường cho biết, phụ nữ mang thai hoặc không mang thai đều có nguy cơ nhiễm vi rút như nhau, song phụ nữ mang thai khi nhiễm dễ diễn tiến nặng. Chủ động phòng bệnh với nhóm này là rất cần thiết, tiêm vắc xin là cách bảo vệ cả mẹ và bé. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần được sàng lọc kỹ trước tiêm, cần khám thai để biết tình trạng của mình và em bé trước khi tiêm. Với phụ nữ mắc bệnh nền vẫn có thể tiêm, xong phải tầm soát kỹ hơn và tuân thủ theo chỉ định của các y bác sĩ. Sau tiêm, thai phụ cũng cần phải theo dõi sức khoẻ như người bình thường, nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng xuất hiện như sốt cao, tím tái, thở dốc... cần liên hệ y tế ngay. Đặc biệt, sau tiêm một đến hai tuần, thai phụ cần đi khám thai để kiểm tra em bé.

Các bà bầu đến tiêm đều được hướng dẫn khám sàng lọc

Tại điểm tiêm chủng, các bà bầu đến tiêm đều được khai báo y tế, đo thân nhiệt, khám sàng lọc, kiểm tra lâm sàng, khai thác kỹ các thông tin sức khoẻ, nhất là các thông tin liên quan đến tiền sử dị ứng, tiền sử sử dụng thuốc, từ đó chỉ định cho phép hoặc tạm hoãn tiêm. Tất cả đều được thông tin về loại vắc xin đang sử dụng, liều lượng, hạn sử dụng của vắc xin. Sau tiêm, các sản phụ sẽ được theo dõi sức khoẻ tại chỗ trong 30 phút, đồng thời được cán bộ y tế Bệnh viện hướng dẫn tiếp tục theo dõi trong 24 giờ đầu tiên và 7 ngày sau tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Chia sẻ về cảm xúc khi tiêm vắc xin phòng COVID- 19, sản phụ Nguyễn Thị Phương Liên, sinh năm 1991, Long Biên, Hà Nội, đang mang thai tuần thứ 14 cho biết: “Bản thân tôi rất mừng khi được biết BV Phụ sản Trung ương triển khai tiêm vắc xin phòng COVID -19 cho các sản phụ mang bầu từ 13 tuần trở lên. Tôi mang bầu cháu đầu nên cũng có chút hồi hộp và lo lắng. Nhưng lúc vào tiêm, cán bộ y tế tiêm rất nhẹ nhàng, tôi không cảm thấy đau.  Sau khi tiêm, tôi được cán bộ y tế BV theo dõi 30 phút và sức khỏe của tôi hiện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sau tiêm tôi cũng tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ là về nhà theo dõi sức khỏe của mình”.

Bệnh viện Phụ sản Trung ương là Bệnh viện chuyên ngành sản - phụ khoa tuyến cuối của Hà Nội và khu vực phía Bắc. Theo kế hoạch, Bệnh viện sẽ triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho thai phụ mang thai trên 13 tuần tuổi vào mỗi thứ 5 hàng tuần.

Bà bầu được cán bộ y tế hướng dẫn lên phòng tiêm vắc xin

 

Qui trình tiêm đều đảm bảo nghiêm ngặt theo các bước qui định của Bộ Y tế

Hoàng Hiền

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang