Trong 30 nghiên cứu ứng dụng tế bào giai đoạn 2010- 2023, thì trong 5 năm đầu, từ 2010- 2015, mỗi năm chỉ có 1 nghiên cứu ứng dụng tế bào được Bộ Y tế phê duyệt. Những năm sau đó, số lượng nghiên cứu được phê duyệt tăng lên, năm 2017, 2018 có 2 dự án; năm 2019, năm 2022 có 4 dự án. Đặc biệt, số lượng nghiên cứu được phê duyệt nhiều là năm 2021 với 5 nghiên cứu; năm 2023 với 6 nghiên cứu.
Trong số các nghiên cứu này thì có 17 nghiên cứu về tế bào gốc tự thân; 11 nghiên cứu tế bào gốc đồng loài; 02 nghiên cứu về sản phẩm từ tế bào. Về phân loại nghiên cứu theo mặt bệnh: có đến 07 nghiên cứu ứng dụng tế bào với bệnh Nội tiết/đái tháo đường; 06 nghiên cứu ứng dụng tế bào về Tâm thần kinh. Các nghiên cứu ứng dụng tế bào còn lại là nghiên cứu với: bệnh phổi, bệnh khớp, da liễu, bệnh ung thư, bệnh hệ tạo máu, bệnh gan mật, hỗ trợ sinh sản.
Những cơ sở y tế đã và đang triển khai nghiên cứu ứng dụng tế bào là: Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Viện nghiên cứu tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec, Viện bỏng Lê Hữu Trác, Bệnh viện K, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện An sinh, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Emcas.
Trọng Tiến