Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh tay - chân - miệng

  • |
T5g.org.vn - Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến ngày 04/9/2011, toàn quốc có nhận 42.673 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng, trong đó có 98 trường hợp tử vong. Trên 3/4 số trường hợp tử vong là trẻ em từ 0-3 tuổi. Số trường hợp mắc có xu hướng tăng cao vào các tháng từ 3 - 5 và từ 9 - 12.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai các biện pháp phòng chống với nỗ lực giảm sự lây nhiễm bệnh tay - chân - miệng trong cộng đồng. Chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay - chân - miệng cũng đang được tập trung triển khai.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: "Số trường hợp mắc có thể gia tăng trong những tháng tới khi các trường mầm non, mẫu giáo bắt đầu khai giảng”.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng với Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ cũng đang phối hợp với Cục Y tế dự phòng trong các hoạt động phòng chống bệnh dịch. TS. Graham Harrison, Quyền trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu: “WHO và CDC đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc xác định nguyên nhân của sự tăng cao bất thường về số mắc và tử vong do bệnh tay - chân - miệng, đồng thời điều tra các đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay - chân - miệng tại Việt Nam”.

Bệnh tay - chân - miệng là bệnh do vi rút gây ra chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể xảy ra đối với người lớn. Vi rút thường gây sốt, đau họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân. Bệnh thường ở mức độ nhẹ và hồi phục trong vòng 7-10 ngày. Bệnh do vi rút đường ruột gây ra (EV). Một trong các chủng gây bệnh là EV71 có thể gây các biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Tại Việt Nam, tình hình dịch tễ học bệnh tay - chân - miệng diễn biến phức tạp, EV71 chiếm gần 50% số trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh tay - chân - miệng.

Vi rút gây bệnh tay - chân - miệng có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với vi rút tiết ra từ dịch mũi, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân bệnh nhân hoặc người lành mang vi rút. Vi rút thường lây truyền qua bàn tay và tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bẩn. Người bị nhiễm vi rút thường dễ truyền bệnh cho người khác trong tuần đầu mắc bệnh. Vi rút gây bệnh tay - chân - miệng có thể tồn tại trong cơ thể một vài tuần sau khi hết các triệu chứng của bệnh. Điều này có nghĩa là người bệnh sau khi đã phục hồi sức khỏe trong thời gian đầu vẫn có thể làm lây truyền bệnh cho người khác.

Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay - chân - miệng. Tuy nhiên, có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh bằng vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh tay - chân - miệng như sau:

1. Người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi thay tã lót, đi vệ sinh;

2. Người bệnh nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

3. Các gia đình, trường mầm non, nhà mẫu giáo, cơ sở chăm sóc trẻ thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 2 lần trong ngày và giữ vệ các khu vực xung quanh;

4. Không nên đưa trẻ đến các khu vực như trường mầm non, nhà mẫu giáo, chăm sóc trẻ nếu các khu vực này đã bị nhiễm bệnh;

5. Cho trẻ ăn chín, uống chin, không ăn chung thìa, bát;

6. Tránh tiếp xúc gần (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng trong nhà) với người đã bị mắc bệnh;

7. Người chăm sóc trẻ theo dõi sát sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời;

8. Các nhà trẻ, mẫu giáo phải có các khu vực rửa tay bằng xà phòng, có khu vực xử lý chất thải theo quy định.

PHÚC TRÍ

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang