Chuyện về những người làm công tác truyền thông y tế tại Gia Lai Nhằm giúp người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh, các cán bộ truyền thông ngành Y tế Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn truyền thông đến cộng đồng. Xem tiếp
Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong lụt bão, mưa lũ Trong và sau bão, mưa lũ, ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa lụt bão, mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… Xem tiếp
Vai trò của truyền thông y tế trong bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng Truyền thông y tế đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến kiến thức, định hướng nhận thức, thay đổi hành vi và giúp người dân tiếp cận đầy đủ các thông tin về chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số, truyền thông y tế không chỉ là cầu nối giữa các cơ quan quản lý với người dân, mà còn góp phần tăng cường nhận thức, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và củng cố niềm tin xã hội. Xem tiếp
Điều dưỡng: Chiến sĩ "đánh giặc ốm" để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi “Y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi” là lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong Thư gửi nam nữ học viên Trường Y tá liên khu I, đăng trên báo Cứu Quốc ngày 26/2/1949. Lời dạy của Bác khẳng định sứ mệnh nghề nghiệp của y tá (điều dưỡng) với đất nước và với sức khỏe nhân dân. Nghề y tá trước đây đã đổi tên thành nghề điều dưỡng tại Quyết định số 41/QĐ-BNV ngày 22/4/2005. Đến thời điểm năm 2020, Việt Nam có hơn 150.000 điều dưỡng, chiếm 37,5% nhân lực ngành y tế, là lực lượng cán bộ y tế đông nhất, cung cấp dịch vụ nhiều nhất, trực tiếp nhất và thường xuyên liên tục nhất so với các ngành nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Điều dưỡng có mặt khắp mọi nơi, mọi cấp của hệ thống y tế, họ thường là những người đầu tiên phát hiện các trường hợp cấp cứu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh. Xem tiếp
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh sải bước vững chắc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế. Theo Quyết định số 293/QĐ-BYT ngày 23/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bệnh viện có các chức năng, nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ cấp cứu, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và điều trị tạo hình, thẩm mỹ ở tuyến chuyên ngành cao nhất về Răng Hàm Mặt cho các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhân dân 32 tỉnh, thành phía Nam (khu vực được phân công) cũng như các đối tượng khác có yêu cầu trong phạm vi cả nước, Việt Kiều, người nước ngoài; nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế, hợp tác quốc tế và công tác chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới theo địa bàn tỉnh, thành phố, khu vực được phân công; tham gia phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao. Xem tiếp
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: tiếp nối chặng đường xây dựng và phát triển Cách đây 56 năm, ngày 14/7/1969, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 111/CP thành lập Viện Tai Mũi Họng - tiền thân của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương ngày nay. Trải qua 56 năm phát triển, từ cơ sở quy mô chỉ có 10 giường bệnh, đội ngũ gần 30 người, đến nay Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương có quy mô 320 giường bệnh cùng hơn 400 cán bộ, nhân viên. Kế thừa và phát huy thành tựu của các thế hệ đi trước, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương không ngừng phát triển và luôn xứng đáng là bệnh viện tuyến cuối của cả nước về chuyên ngành Tai Mũi Họng và phẫu thuật đầu cổ, được người bệnh tin tưởng và đánh giá cao, đặc biệt với những thành tựu nổi bật trong 5 năm gần đây (từ 2019 đến 2024). Xem tiếp
Trách nhiệm và sứ mệnh của đảng viên, tri thức, bác sĩ trẻ ngành Y tế trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng giai đoạn hiện nay Bài dự thi Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025 Xem tiếp
Kiên định các nguyên tắc xây dựng đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay Bài dự thi Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025 Xem tiếp
Nhận diện, phê phán các biểu hiện lệch lạc, “lệch chuẩn” trong xã hội và trên không gian mạng Bài dự thi Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025 Xem tiếp