Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai mô hình bác sỹ gia đình

  • |
T5g.org.vn - Ngày 27/3/2017, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Mình về tình hình triển khai mô hình bác sỹ gia đình (BSGĐ) trên địa bàn Thành phố. Buổi làm việc có sự hiện diện của Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, lãnh đạo một số Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các bệnh viện, Trung tâm y tế quận/huyện cùng các phóng viên báo, đài.
Bộ trưởng kiểm tra sổ KCB tại Trạm y tế phường Tân Thành

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm và làm việc tại Trạm Y tế phường Tân Thành và Trung tâm y tế Dự phòng quận Tân Phú. Bộ trưởng đặc biệt quan tâm tới phòng khám theo mô hình bác sỹ gia đình đang được triển khai tại Trạm Y tế Tân Thành. Báo cáo với Bộ trưởng, Trạm trưởng cho biết: Trạm Y tế phường được Sở Y tế TPHCM chọn thí điểm để thực hiện mô hình phòng khám BSGĐ. Tuy nhiên, hiện Trạm chỉ có 7 cán bộ trong khi dân số trên địa bàn phường trên 36 ngàn dân nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bệnh án và phần mềm điện tử để quản lý hồ sơ chưa đồng bộ cũng gây khó khăn cho việc triển khai mô hình này. Năm 2016, phòng khám BSGĐ đã sàng lọc được 944 lượt người, trong đó hướng đến các đối tượng ban đầu là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, tâm thần, lao, người tàn tật, trẻ em dưới 6 tuổi.

Bộ trưởng kiểm tra phần mềm BSGĐ tại phòng khám Thành Công, quận Tân Phú

Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và đoàn có buổi tại Sở Y tế TPHCM. Theo báo cáo của lãnh đạo Sở về triển khai Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22/3/2013 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ giai đoạn 2013-2020, đến nay TPHCM có 19/23 bệnh viện quận/huyện thành lập phòng khám BSGĐ thuộc khoa khám bệnh, cơ cấu mỗi phòng có 1 đến 4 bàn khám, do bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn về y học gia đình phụ trách. Trong đó 191/319 trạm y tế phường /xã thuộc 24 quận huyện triển khai Phòng khám BSGĐ, hoạt động theo hướng lồng ghép với các hoạt động của trạm y tế (quản lý sức khoẻ, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh..). Năm 2016, hệ thống BSGĐ của TPHCM thực hiện 652.261 lượt khám bệnh, trong đó có 922 lượt cấp cứu, 5.845 trường hợp thực hiện thủ thuật và 3.851 lượt chuyển tuyến. Hệ thống Phòng khám BSGĐ đã tổ chức lập hồ sơ quản lý sức khoẻ 81.765 người bệnh, trong đó 96,7% được quản lý tại Phòng khám BSGĐ thuộc khối bệnh viện quận/huyện, chỉ có 2,8% số lượng người bệnh được lập hồ sơ quản lý tại các trạm y tế. Nhìn chung số lượng người dân được lập hồ sơ quản lý sức khoẻ một cách toàn diện, liên tục và được khám sàng lọc tại phòng khám BSGĐ còn khiêm tốn. Người dân chưa chưa hiểu hết về mô hình BSGĐ nên chưa quan tâm đến việc quản lý sức khoẻ, sàng lọc phát hiện bệnh, tật mà chỉ khám, chữa bệnh khi có dấu hiệu bệnh, tật. Việc thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, truyền thông phòng bệnh, tiêm chủng tại các phòng khám BSGĐ còn hạn chế. Nguồn nhân lực còn thiếu bác sỹ được đào tạo về y học gia đình, đặc biệt là tại trạm y tế. Năng lực khám, chữa bệnh của trạm y tế xã/phường chưa phù hợp của mô hình phòng khám BSGĐ: danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại trạm y tế theo quy định còn hạn chế, chưa thực hiện các kỹ thuật chuẩn đoán lâm sàng cơ bản (siêu âm tổng quát, đo điện tim, X-quang, xét nghiệm ..), chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chuyển tuyến và kết nối thông tin phù hợp giữa các phòng khám BSGĐ trong quy trình quản lý bệnh nhân.

Tại buổi họp đại diện lãnh đạo các Trung tâm Y tế quận/ huyện, bệnh viện trực thuộc đã cùng chia sẽ kinh nghiệm khám chữa bệnh tại các phòng khám BSGĐ và kiến nghị đổi mới về hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề BSGĐ, giá dịch vụ khám chữa bệnh, quản lý sức khoẻ tại phòng khám BSGĐ…

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đánh giá cao nỗ lực của ngành y tế TP.HCM trong việc tổ chức chỉ đạo các bệnh viện quận/ huyện, các trung tâm y tế dự phòng quận/ huyện xây dựng Đề án thành lập thí điểm triển khai thực hiện mô hình BSGĐ, kết quả đạt được là đáng khen ngợi và khẳng định đây là mô hình mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân. Bộ trưởng ghi nhận những kiến nghị, đề xuất, chia sẻ của lãnh đạo các đơn vị, đặc biệt mô hình liên thông quản lý khám chữa bệnh giữa bệnh viện quận Thủ Đức và các trạm y tế trên địa bàn. Bộ trưởng cũng yêu cầu ngành Y tế cần sớm hoàn thiện hệ thống phần mềm thông tin tại các phòng khám BSGĐ, liên thông phần mềm BSGĐ và phần mềm quản lý bệnh viện giúp thuận lợi trong chuyển tuyến 2 chiều giữa phòng khám BSGĐ và bệnh viện; tổ chức làm xét nghiệm tập trung, trả kết quả qua email để tránh tình trạng lãng phí máy móc và nhân lực tại các trạm; tiếp tục tăng cường truyền thông đến người dân về ý nghĩa của mô hình bác sĩ gia đình.

Công Chiến

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang