Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Chủ động giám sát phòng chống các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao trên người

  • |
T5g.org.vn - Ngày 3/3/2017, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Họp Ban chỉ đạo phòng chống các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao trên người. GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp.
TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế báo cáo hoạt động phòng chống các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao trên người

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 127 người mắc, 64 trường hợp tử vong. Trong giai đoạn 2003 – 2005, Việt Nam là một trong những quốc gia có số ca mắc cao nhất thế giới. Tuy vậy, từ năm 2006 đến nay số mắc đã giảm đi rất nhiều và đặc biệt trong các năm 2015, 2016 và những tháng đầu năm 2017 không ghi nhận trường hợp mắc. Mặc dù không ghi nhận các trường cúm A/H5N1 trên người, nhưng dịch vẫn lưu hành trên đàn gia cầm qua các năm. Gần đây nhất, theo thông báo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2016, tại nước ta đã ghi nhận các ổ dịch cúm gia cầm tại 7 xã, phường của 6 huyện, thị xã thuộc 3 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Cần Thơ, Cà Mau. Trong thời gian đầu năm 2017, dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục ghi nhận rải rác ở các địa phương. Hiện nay, cả nước có các ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại 15 hộ chăn nuôi thuộc 11 xã của 7 tỉnh là Bạc Liêu, Nam Định, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ngãi chưa qua 21 ngày. Theo ghi nhận của Cục Thú y về tình hình cúm gia cầm thì nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam như A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8 có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.

Mặc dù dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng đến nay Việt Nam đã và đang ngăn chặn được sự xâm nhập của cúm A/H7N9 và khống chế thành công cúm A/H5N1 lây truyền sang người do đã tập trung triển khai tích cực các hoạt động phòng chống. Tại 29 cửa khẩu quốc tế lớn của Việt Nam, trong hơn 2 tháng đầu năm 2017 đã giám sát trên 900.000 lượt hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc, Campuchia không ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc cúm gia cầm ở người. Triển khai giám sát tất cả các trường hợp mắc bệnh viêm phổi nặng nghi do vi rút tại các điểm giám sát trọng điểm quốc gia và tại các cơ sở y tế, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, xác định sớm trường hợp mắc bệnh đầu tiên. Đã xét nghiệm 3.707 mẫu bệnh phẩm, không phát hiện trường hợp nhiễm vi rút cúm A/H7N9, A/H5N1, A/H5N6 ở người. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh, tuyên truyền cho người dân về các chủng vi rút cúm gia cầm, sự nguy hiểm và các biện pháp phòng bệnh, kịp thời giải tỏa các thắc mắc của người dân về các chủng vi rút cúm gia cầm, không để người dân hoang mang, lo lắng, yên tâm sử dụng gia cầm sạch, không sử dụng gia cầm ốm chết, gia cầm không rõ nguồn gốc.

Trung Thành

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang