Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Công tác tiêm sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi được chuẩn bị chu đáo

  • |
T5g.org.vn - Điện Biên là tỉnh miền núi phía bắc, địa hình đồi núi, đi lại khó khăn. Cư dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về tiêm tiêm sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi, ngành Y tế tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt công tác này. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với BS. Vũ Văn Kiên, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Điện Biên về công tác tiêm sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi trong tỉnh.
Một buổi tiêm chủng vắc xin Sởi – Rubella cho học sinh phổ thông cơ sở (ảnh Q.N)

PV: Những hoạt động mà Sở Y tế Điện Biên đã chỉ đạo, triển khai tiêm sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi? những Công việc mà  Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Điện Biên đã và đang và sẽ triển khai trong tiêm sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi?

BS. Vũ Văn Kiên: Thực hiện Kế hoạch số 478/KH-UBND ngày 02/3/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc triển khai tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ 18 tháng tuổi và trẻ từ 16-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2016; Tham mưu Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ từ 16 – 17 tuổi năm 2016.

Công văn Hướng dẫn các huyện thực hiện các hoạt động triển khai tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ 16 – 17 tuổi: Xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin Sởi – Rubella; Tổ chức các hoạt động chiến dịch tiêm vắc sin Sởi – Rubella một các khoa học, an toàn; việc tổ chức theo từng đợt cho các địa phương và ứng dụng linh hoạt đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, nhằm tạo thuận lợi cho việc tập trung nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư đạt hiệu quả và chất lượng;  Đảm bảo chất lượng và an toàn trong tiêm chủng theo Thông tư 12/2014/TT-BYT.

PV: Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai tiêm phòng sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi đối với 1 tỉnh miền núi, nhiều đồng bào dân tộc như tỉnh Điện Biên?

BS. Vũ Văn Kiên: trong việc triển khai tiêm phòng sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi đối với 1 tỉnh miền núi, nhiều đồng bào dân tộc như tỉnh Điện Biên, chúng tôi ghi nhận những thuận lợi đó là:

            - Sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ về kỹ thuật chuyên môn và ưu tiên cung ứng đầy đủ về vắc xin, vật tư, từ Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đối với tỉnh Điện Biên.

            - Sự quan tâm của UBND tỉnh về công tác chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh đối với chiến dịch.

            - Sự phối hợp tích cực của ngành Giáo dục trong triển khai tiêm chủng tại các trường học trên địa bàn; sự hỗ trợ từ lực lượng Quân y bộ đội biên phòng, Mặt trận 379, các Đội sản xuất kinh tế quốc phòng; các ban ngành đoàn thể tại các địa phương trong tổ chức chiến dịch, tuyên truyền vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng.

            - Sự tích cực tham gia thực hiện chiến dịch, không quản ngại khó khăn của đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện, xã.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng tiêm như:

            - Địa bàn một số huyện rộng, đi lại khó khăn, ảnh hưởng lớn đến công tác vận chuyển vắc xin, vật tư và tiếp cận tiêm chủng tại các bản vùng sâu, vùng xa (Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà).

            - Nhận thức của người dân tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc người H’mông theo đạo còn rất hạn chế trong tiêm chủng phòng bệnh. Đặc biệt là tại một số xã như: Nậm Vì, Chung Chải (Mường Nhé); Na Cô Sa, Vàng Đán (Nậm Pồ). Hừa Ngài (Mường Chà). Nguyên nhân do người dân lo sợ trẻ bị ốm, sốt sau tiêm chủng, bị các phần tử xấu tuyên truyền không đúng về vắc xin như: trẻ sau tiêm sẽ chết, ảnh hưởng đến trí não sau này, vắc xin chỉ tiêm cho người dân tộc H’Mông mà không tiêm cho người dân tộc kinh,...

            - Việc xảy ra các trường hợp phản ứng tâm lý sau tiêm chủng cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng tại một số địa bàn thấp.

PV: Những kinh nghiệm của  y tế Điện Biên trong thực hiện tiêm phòng vắc xin và tiêm sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi trên địa bàn quản lý?

BS. Vũ Văn Kiên: Một số kinh nghiệm mà chúng tôi nhận được và có thể chia sẻ để công tác tiêm phòng sởi- rubella đạt hiệu hơn đó là: Sự quan tâm, chỉ đạo của UNBD và sự vào cuộc của các ban ngành địa phương là hết sức quan trọng, góp phần nâng nhận thức của cộng đồng về tiêm chủng phòng bệnh và đạt được mục tiêu đề ra; Sự quan tâm chặt chẽ của lãnh đạo các Trung tâm Y tế trong công tác giám sát, chỉ đạo và điều hành đối với Đội Y tế dự phòng, Trạm Y tế trong công tác xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương góp phần thành công trong chiến dịch.

Công tác tập huấn đầy đủ về chuyên môn trước chiến dịch cho cán bộ y tế tham gia tiêm chủng góp phần tổ chức chiến dịch có hiệu quả, đảm bảo an toàn tiêm chủng, phân công cán bộ có kinh nghiệm tham gia các đội cấp cứu lưu động, tổ chức điểm tiêm đảm bảo các quy định, thực hành tiêm chủng đúng kỹ thuật, xử lý kịp thời và hạn chế các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, tạo niềm tin và sự yên tâm cho người dân khi đưa trẻ đi tiêm chủng.

Công tác truyền thông trong tiêm chủng cần phải được các ban ngành địa phương thực hiện quyết liệt bằng nhiều biện pháp, phương thức phù hợp, tập trung vào các vùng, nhóm dân cư nguy cơ (vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nhóm người H’Mông theo đạo, trưởng bản, trưởng đạo…).

Thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo hàng ngày tình hình triển khai và kết quả thực hiện từ xã – huyện – tỉnh, phân công cán bộ đầu mối phụ trách công tác thống kê, báo cáo tại các tuyến đảm bảo báo cáo thường xuyên lên BCĐ các cấp nhằm có các biện pháp đáp ứng, xử lý kịp thời.

PV: Xin chân thành cám ơn bác sỹ!

Bài: Quang Nguyễn

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang