Ghi nhận ca nhiễm virus Zika thứ 7 tại Đồng Nai
http://vtv.vn/trong-nuoc/ghi-nhan-ca-nhiem-virus-zika-thu-7-tai-dong-nai-20170202141225898.htm
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/2/448243/
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/phat-hien-truong-hop-nhiem-zika-thu-7-tai-dong-nai-679886.html
http://www.phapluatplus.vn/dong-nai-ghi-nhan-ca-nhiem-zika-thu-7-d35049.html
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, tổng số ca nhiễm virus Zika tại tỉnh Đồng Nai hiện là 7 trường hợp.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa phát hiện thêm một trường hợp nhiễm virus Zika tại xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, nâng tổng số ca nhiễm virus này tại tỉnh Đồng Nai lên 7 trường hợp.
Sau khi phát hiện ca nhiễm virus Zika này, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với địa phương vận động người dân dọn dẹp, vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng tại khu vực có ổ dịch. Bên cạnh đó, đơn vị cũng yêu cầu cơ quan y tế địa phương tuyên truyền đến phụ nữ mang thai các phương pháp phòng chống bệnh, theo dõi thai kỳ.
Bệnh tay chân miệng vào mùa và diễn biến phức tạp
http://vtv.vn/trong-nuoc/benh-tay-chan-mieng-vao-mua-va-dien-bien-phuc-tap-20170202140554541.htm
Tại TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận, thời tiết đang tạo điều kiện cho bệnh tay chân miệng vào mùa và diễn biến phức tạp.
Theo thống kê của các đơn vị y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 1.600 ca mắc bệnh tay chân miệng tại 55 tỉnh, thành phố. Trong những ngày nghỉ Tết vừa qua, TP.HCM đã ghi nhận hơn 30 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có một trường hợp tử vong.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số ít trường hợp trở nặng và có biến chứng nguy hiểm. Để đề phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh như: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa tay trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Một bệnh nhi tử vong vì tay chân miệng đầu năm mới
Bé trai 19 tháng tuổi sau 5 ngày khởi phát bệnh tay chân miệng đã không thể qua khỏi.
Bộ Y tế cho biết, với bệnh tay chân miệng, tích lũy từ đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 1.677 trường hợp mắc tại 55 tỉnh, thành phố.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo báo cáo của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh ngày 29/01/2017 trong dịp Tết, đã ghi nhận 19 trường hợp mắc Tay chân miệng tại tỉnh Trà Vinh, trong đó 01 ca tử vong (Huyện Châu Thành).
Đây là trường hợp trẻ 19 tháng tuổi, khởi phát ngày 23/01/2017, nhập BV Sản nhi Trà Vinh ngày 26/01/2017 với chần đoán ban đầu Viêm phế quản/Tiêu chảy cấp. Bệnh nhi tử vong ngày 28/01/2017 với chẩn đoán Tay chân miệng độ 4 trên nền của bệnh nhân Viêm cơ tim.
Trong dịp Tết, tình hình dịch bệnh ổn định, không ghi nhận trường hợp mắc mới cúm A(H5N1), A(H7N9); không phát hiện hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc cúm A(H5N1), A(H7N9) tại các cửa khẩu biên giới.
Với bệnh do vi rút Zika, tính từ đầu năm 2017 đến nay cả nước ghi nhận 07 trường hợp mắc tại TP. Hồ Chí Minh (5), Bình Dương (2) trong tổng số 42 mẫu xét nghiệm và đến nay không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Bệnh sốt xuất huyết, tích lũy từ đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 214 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong.
Khánh Hòa:Thả muỗi ngăn ngừa sốt xuất huyết ở Nha Trang vào tháng 3
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/viet-nam-tha-muoi-van-phong-benh-sot-xuat-huyet-zika-679944.html
Sáng 2/2, đại diện Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết (SXH) tại Việt Nam cho biết, Bộ Y tế vừa phê duyệt đề cương nghiên cứu “Đánh giá khả năng thiết lập ổn định quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên thực địa hẹp tại thành phố Nha Trang”. Theo đó, vào tháng 3/2017, dự án sẽ bắt đầu thả muỗi mang Wolbachia để nhằm ngăn ngừa sốt xuất huyết Dengue (SXHD) và Zika.
Theo kế hoạch đã được Bộ Y tế phê duyệt, dự án sẽ triển khai các hoạt động chuẩn bị và sẽ thả muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang Wolbachia tại 2 khu vực ở phía Bắc (phường Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ) và phía Nam (Vĩnh Tường, 4 tổ dân phố của phường Phước Long) của TP Nha Trang - nơi có khoảng 55.900 người thuộc 12.600 hộ gia đình sinh sống.
Dự án đã lập bản đồ chia 773 ô thả muỗi trên địa bàn hai khu vực nói trên. Mỗi ô thả muỗi được xác định là một hình vuông có kích thước 50m x 50m (diện tích 2.500m2). Từ tháng 3/2017, mỗi tuần Dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vằn mang Wolbachia trong mỗi ô như vậy trong thời gian khoảng 12-18 tuần.
Sau khi được thả, vi khuẩn Wolbachia sẽ dần lan truyền và phát triển nhờ quá trình cặp đôi và sinh sản tự nhiên của muỗi. Muỗi vằn đực mang Wolbachia khi giao phối với muỗi vằn cái không mang Wolbachia thì trứng do con cái đẻ ra sẽ không nở (làm giảm số lượng muỗi truyền bệnh).
Muỗi cái mang Wolbachia giao phối với muỗi đực (mang hay không mang Wolbachia) sẽ đều sản sinh ra thế hệ muỗi mới mang Wolbachia. Do hai cơ chế trên, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ dần chiếm ưu thế hơn trong quần thể muỗi vằn tự nhiên và giúp hạn chế lan truyền bệnh SXHD và Zika mà không làm tăng số lượng muỗi trong cộng đồng.
Theo Dự án Hướng tới Loại trừ SXH tại Việt Nam, dựa trên những đánh giá khoa học toàn diện về tính an toàn tại Australia, Việt Nam, và Indonesia cũng như kết quả từ hơn 10 năm nghiên cứu ứng dụng, phương pháp Wolbachia đã được khẳng định là an toàn cho con người, động vật và môi trường. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng vi khuẩn Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của vi-rút Dengue và Zika trong cơ thể muỗi vằn.
Vào tháng 3/2016, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị mở rộng nghiên cứu ứng dụng phương pháp Wolbachia như một trong những phương pháp tiềm năng để kiểm soát các bệnh do muỗi truyền và chuẩn bị sẵn sàng cho việc phòng, chống vi-rút Zika. Tại đảo Trí Nguyên và những khu vực đã triển khai Dự án ở một số quốc gia khác, Dự án đều nhận được sự ủng hộ cao từ các cấp chính quyền và người dân trong cộng đồng.
Dự án Hướng tới Loại trừ Sốt xuất huyết tại Việt Nam là một dự án nghiên cứu hợp tác giữa Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương với Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế Khánh Hoà, và Đại học Monash (Australia) trong khuôn khổ Chương trình Loại trừ SXH toàn cầu.
Chương trình Loại trừ SXH là một chương trình hợp tác nghiên cứu quốc tế phi lợi nhuận do trường Đại học Monash (Australia) chủ trì. Mục tiêu dài hạn của chương trình là phát triển ứng dụng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia nhằm hạn chế lây truyền SXHD và Zika. Hiện tại, chương trình đã và đang triển khai phương pháp Wolbachia tại Australia, Việt Nam, Indonesia, Brazil, Colombia và tiếp tục mở rộng ra một số quốc gia khác.
Cảnh báo bệnh viêm não do virus lây từ côn trùng
http://vietq.vn/canh-bao-benh-viem-nao-do-virus-lay-tu-con-trung-d114186.html
Bệnh viêm não do virus có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp, trẻ em dưới 15 tuổi…
Theo số liệu từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), năm 2016, mặc dù số ca mắc bệnh viêm não do virus đã giảm 41,9% so với cùng kỳ năm 2015 trên địa bàn cả nước, tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh vẫn rải rác.
Theo đó, người có nguy cơ cao bị mắc bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh Viêm não do virus có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp; có biểu hiện sốt cao kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Để chủ động phòng bệnh viêm não virus, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân cần thường xuyên vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế muỗi phát triển, loại bỏ các ổ bọ gậy;
Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc;
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín; hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
Riêng đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản, phụ huynh cần chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch cho trẻ; đây là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản: Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm.
Sau đó cứ 3 đến 4 năm tiêm lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Gần 36.000 trường hợp "đón Tết" trong bệnh viện vì va chạm giao thông
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/2/448270/
Thống kê của Bộ Y tế từ các cơ sở y tế trên cả nước cho thấy, trong 7 ngày nghỉ Tết ( từ 29 đến mùng 5 Tết Nguyên đán) có gần 35.800 trường hợp tai nạn giao thông được ghi nhận, với 160 trường hợp tử vong.
Bộ Y tế cho biết, con số này được tổng hợp từ số liệu ghi nhận tại khoa Khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, chưa loại trừ số liệu trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến 1 trường hợp đến khám tại nhiều bệnh viện.
So với kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán 2016, số bệnh nhân tai nạn giao thông giảm 18,41%.
Trong đó có 19.727 trường hợp va chạm nhẹ được xử trí và cho về trong ngày, có 11.454 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, và 2.688 trường hợp phải chuyển tuyến trên điều trị. Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 160 trường hợp, giảm 64 trường hợp so với năm 2016.
Ngoài các ca tai nạn riêng lẻ, vụ tai nạn lật xe ô tô gần chùa Ba vàng - Quảng Ninh vào hồi 8h sáng ngày 3 Tết khiến 23 người phải nhập viện. Hiện cả 23 bệnh nhân vẫn đang được điều trị ổn định tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy điển Uông Bí, chưa có thêm bệnh nhân xuất viện.
Một vấn đề nổi cộm trong mấy năm gần đây, đó là tình trạng ẩu đả gây thương tích nặng cũng rất đáng báo động. Theo tổng kết của Bộ Y tế, tổng số ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau, xô xát là 4.474 trường hợp. Dù số đánh nhau đã giảm 647 trường hợp so với năm 2016 nhưng đã có đến 20 nạn nhân tử vong vì đánh nhau.
Theo Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xô xát, ẩu đả trong ngày Tết, đặc biệt rơi vào nhóm người trẻ là do bia rượu. Trong số gần 4.500 trường hợp ẩu đả trong dịp Tết thì có đến 550 trường hợp đã xác định nguyên nhân do rượu bia.
Khác với tai nạn giao thông, ẩu đả có xu hướng giảm, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, số nạn nhân của pháo nổ tăng lên 54 trường hợp so với năm 2016. Theo đó, tổng số có 150 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ, không có trường hợp tử vong.
Tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn do chất nổ khác là 39 lượt, giảm 4 lượt so với năm 2016, không có ca tử vong tai nạn do chất nổ khác.
Tình hình ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết cũng luôn được quan tâm. Qua ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, đã có gần 2.500 trường hợp đến viện khám vì rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn và rượu. Trong số này, gần 1/3 trường hợp (702 ca) được xác định ngộ độc do bia rượu.
Tính chung công tác khám, cấp cứu trong cả nước, tổng số người bệnh còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh đến 7h sáng ngày 01/02/2017 (Mùng 5 tết) là 112.308 trường hợp.
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 179.732 trường hợp (giảm 32,83% so với năm 2016), trong đó: có 126.264 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú (giảm 28,85% so với năm 2016), 11.006 trường hợp phải chuyển viện.
Các bệnh viện cũng đã thực hiện 13.705 ca phẫu thuật, trong đó 310 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân).
Trong 7 ngày Tết Đinh Dậu 2016, các cơ sở y tế trên cả nước cũng đã đỡ đẻ/mổ đẻ thành công đón 18.476 cháu bé chào đời và điều trị khỏi cho xuất viện 91.770 người bệnh.
Nghệ An: Nhập viện do TNGT giảm, ngộ độc thực phẩm tăng trong 7 ngày Tết
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, các bệnh viện tỉnh Nghệ An tiếp nhận 1.143 ca nhập viện do tai nạn giao thông, giảm 23%; trong khi đó số ca nhập viện do ngộ độc thức ăn là 147 trường hợp, tăng 31 trường hợp so với Tết năm ngoái.
Ngày 2/2/2017, Sở Y tế Nghệ An có báo cáo gửi Bộ Y tế về công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 (từ ngày 29 Tết đến hết ngày Mồng 5 Tết). Theo số liệu thống kê, trong 7 ngày Tết, các bệnh viện trong tỉnh đã tiếp nhận 6.449 ca khám cấp cứu, tai nạn. Trong đó, có 1.143 trường hợp do tai nạn giao thông (Tết Nguyên đán 2016 là 1.493 trường hợp), có 34 trường hợp chấn thương do đánh nhau, giảm 47 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 ngày Tết, có 147 trường hợp nhập viện khám ngộ độc thức ăn, tăng 27% so với dịp Tết Bính Thân 2016.
Trong dịp Tết, các bệnh viện ghi nhận 12 trường hợp tử vong, trong đó có 2 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, 1 trường hợp tử vong do đánh nhau. Số liệu thống kê chưa đầu đủ cho thấy, toàn tỉnh có khoảng 10 trường hợp thương tích do pháo nổ gây ra.
TPHCM: 380 ca nhập viện vì đánh nhau trong những ngày Tết
Ngày 2/2, Sở Y tế TPHCM và Bệnh viện Chợ Rẫy đã có thông tin tổng hợp công tác cấp cứu, điều trị bệnh trong những ngày Tết. Theo đó, trong dịp Tết vừa qua, trên địa bàn thành phố may mắn không xảy ra những vụ tai nạn, ngộ độc thực phẩm tập thể và dịch bệnh.
Tuy nhiên, số liệu tổng hợp cho thấy các vấn đề liên quan đến đả thương, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao. Tình trạng say xỉn dẫn đến mâu thuẫn khi ăn nhậu hoặc mượn chén để giải quyết ân oán cá nhân đã khiến hoàng loạt nạn nhân phải vào viện cấp cứu. Thống kê từ các bệnh viện trên địa bàn thành phố xác định có tới 338 người bị thương tích nặng do đánh nhau, Riêng tại Bệnh viện Chợ Rẫy số nạn nhân của những vụ bạo lực trong dịp Tết cũng lên tới 42 người, trong đó 1 nạn nhân chuyển đến từ tỉnh Tây Ninh do bị bắn.
Dù không xảy ra những vụ tai nạn giao thông hàng loạt, song tình trạng say xỉn, điều khiển phương tiện phóng nhanh vượt ẩu, không đội nón bảo hiểm... đã khiến gần 2.300 người phải nhập viện (trong đó các bệnh viện tại TPHCM gần 1.800 ca, bệnh viện Chợ Rẫy hơn 500 ca) với nhiều trường hợp tử vong, chấn thương sọ não.
Trong dịp Tết, hàng loạt bệnh nhân bị tai nạn, đả thương và các tai nạn khác đã phải mổ cấp cứu. Tính riêng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ đã thực hiện 296 cuộc mổ, sử dụng tổng số 442 đơn vị máu. Trong tổng số hơn 1.500 trường hợp nhập viện, đã có 126 ca bệnh nặng và thương tích nghiêm trọng tử vong hoặc người nhà xin cho bệnh nhân về.
Dịp Tết vừa qua, dù thời gian nghỉ ngắn hơn so với Tết năm 2016, tuy nhiên số ca bệnh điều trị nội trú lại tăng cao, các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế ghi nhận 9.257 ca điều trị nội trú (tăng 11,4% so với Tết 2016); tại Chợ Rẫy, số ca bệnh nội trú là 1.158 ca (tăng 3,8% so với cùng kỳ).
Bình Định: Hơn 3.000 bệnh nhân nhập viện dịp Tết
Theo số liệu cập nhật của Sở Y tế, kể từ đầu dịp nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 đến sáng ngày 1/2 (mùng 5 Tết), các cơ sở điều trị toàn tỉnh đã tiếp nhận 3.003 bệnh nhân, 2.368 người phải nhập viện điều trị; có 10 ca tử vong (gồm cả tử vong trước khi vào viện). Đặc biệt, trong số bệnh nhân tiếp nhận có đến 782 nạn nhân tai nạn giao thông, 134 người bị tai nạn do đánh nhau.
Chỉ riêng bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, số bệnh nhân nhập viện điều trị trong 6 ngày đầu đợt nghỉ lễ cũng đạt kỷ lục với 1.081 ca. Đến sáng 1/2 toàn viện còn 873 bệnh nhân nội trú. Trong số 201 ca phẫu thuật đã thực hiện, có đến 10 ca chấn thương sọ não. Bệnh viện còn thực hiện đến 109 ca đẻ (tính cả mổ đẻ), khiến áp lực cho hệ thống điều trị là rất lớn.
Tại bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) chỉ 3 ngày gần đây đã có 424 bệnh nhân nhập viện, thực hiện đến 74 ca phẫu thuật. Đặc biệt, tại khoa Ngoại Chấn thương - Thần kinh số bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông dồn dập.
Đáng chú ý, không chỉ các bệnh nhân nhập viện thông thường, thì rượu bia cũng là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng bệnh nhân tai nạn giao thông. Đặc biệt, rượu bia quá mức cũng khiến nhiều người mất kiểm soát hành vi, dễ gây ra ẩu đả, làm bùng phát lượng nạn nhân đánh nhau phải nhập viện.
Số người nhập viện do đốt pháo tăng đột biến trong dịp nghỉ Tết 2017
Theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vừa qua có 85.303 trường hợp đến khám cấp cứu, trong đó số người nhập viện do pháo nổ gia tăng đáng kể.
Tính đến hết ngày mùng 5 Tết, tổng số người bệnh còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh là 101.276 trường hợp. Trong đó, các bệnh viện trên cả nước tiếp nhận gần 4.500 trường hợp nhập viện do đánh nhau.
Đặc biệt, trong dịp nghỉ Tết Đinh Dậu 2017 vừa qua tới 280 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ, tăng 184 trường hợp so với năm 2016, không có trường hợp tử vong. Tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn do chất nổ khác là 67 lượt, tăng hơn so với năm 2016 là 24 lượt.
Cũng trong đợt nghỉ Tết năm nay, có khoảng 2.500 trường hợp đến khám rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn và rượu, trong đó 702 trường hợp được xác định nguyên nhân do bia rượu.
Còn báo cáo nhanh của Cục CSGT, trong ngày cuối cùng của đợt nghỉ Tết Ất Dậu (1/2), cả nước xảy ra 41 vụ tai nạn giao thông làm 30 người chết, 47 người bị thương, nâng tổng số người chết cả dịp Tết lên 171 người trên tổng số 267 vụ tai nạn.
Theo số liệu báo cáo trên, đợt nghỉ Tết năm 2017 số vụ và số người tử vong vì tai nạn giao thông so với dịp Tết năm 2016 đã giảm mạnh. Được biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Bính Thân 2016, toàn quốc xảy ra 408 vụ tai nạn giao thông, làm chết 300 người, bị thương 380 người.
Tại Bệnh viện Việt Đức, trong đợt nghỉ Tết Nguyên Đán vừa qua có khoảng 700 trường hợp đến khám, cấp cứu, trong đó tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ khá cao với hơn 500 ca.
BS Phạm Hải Bằng – Phó khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, trong số bệnh nhân bị tai nạn giao thông đến Bệnh viện Việt Đức khám, cấp cứu, đáng nói tỷ lệ người dân tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm những ngày Tết rất thấp. Ví dụ như ngày 30 Tết, trong số những ca nhập viện do tai nạn giao thông thì chỉ có 4 trường hợp đội mũ bảo hiểm, ngày mùng 1 Tết có 12 trường hợp, ngày mùng 2 là 15 trường hợp.
Cao điểm nhất là ngày mùng 3 Tết với 145 trường hợp đến viện khám, cấp cứu và chỉ có 4/112 ca tai nạn giao thông đội mũ bảo hiểm. Các ca tai nạn được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức phần lớn là ngoại tỉnh, trên đường quốc lộ, đi xe với tốc độ nhanh nên chấn thương nặng nề.
150 người bị thương do pháo nổ trong Tết
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/150-nguoi-bi-thuong-do-phao-no-trong-tet-3535067.html
Trong 7 ngày Tết, 150 người nhập viện do pháo nổ, tăng 54 ca so với Tết năm ngoái, theo Bộ Y tế.
Báo cáo nhanh của Bộ Y tế trong đợt nghỉ Tết (từ ngày 26/1 đến ngày 1/2), số bệnh nhân bị thương do pháo nổ tiếp tục tăng. Ngành y tế ghi nhận cả nước có 150 người vào viện do bị thương bởi pháo nổ (chưa loại trừ số trùng lặp do chuyển viện), không có tử vong. Cao nhất là mùng 1 Tết có 80 người bị thương, mùng 2 Tết 41 ca, mùng 3 Tết là 8 bệnh nhân, mùng 5 Tết có 5 người vào viện do pháo. Ngoài ra cũng có 31 trường hợp nhập viện do chất nổ.
Từ năm 1995, Việt Nam cấm đốt pháo nhưng hầu như năm nào cũng có tiếng pháo nổ. Những tai nạn thương tâm vì pháo trong dịp Tết vẫn xuất hiện và có chiều hướng gia tăng. Trong 9 ngày nghỉ Tết năm 2016, cả nước ghi nhận 86 ca tai nạn do pháo nổ, Tết 2015 là 55, Tết năm 2014 chỉ có 34 ca.
6 ngày nghỉ Tết, cả nước có gần 180.000 người vào viện khám, cấp cứu; trong đó gần 36.000 trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông. 160 người tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện), giảm 64 ca so với Tết năm 2016.
Nhiều người nhập viện do uống rượu, tai nạn giao thông 6 ngày nghỉ Tết
Mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 5-6 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa vì rượu, có người tử vong nghi do uống rượu chứa cồn công nghiệp.
Sáng mùng 5 Tết (ngày 1/2), khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nam 36 tuổi viêm túi mật, nghiện rượu nhiều năm song mỗi ngày uống hơn nửa lít. 2 ngày gần đây bệnh nhân thấy đau bụng, xuất hiện cơn sảng rượu, kích thích, vật vã, run rẩy. Bác sĩ vừa điều trị song song viêm túi mật vừa điều trị hội chứng cai. Cùng lúc đó, có 2 ca viêm tụy cấp sau khi uống rượu bia, nhập viện do đau bụng quằn quại.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong 6 ngày Tết mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân, cao điểm mùng 4 Tết đến 116 ca và 2/3 trong số này phải nhập viện. Nhiều bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, có ngày khoa tiếp nhận 5-6 ca bệnh, cao điểm nhất vào ngày 29-30 Tết. Các bệnh nhân đều có tiền sử nghiện rượu trên nền bệnh lý mạn tính, mỗi ngày uống đến một lít rượu.
Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Nguyễn Đàm Chính cho biết, số ca ngộ độc rượu thường gia tăng vào dịp trước và sau Tết, giảm vào trong Tết. Mùng 4 Tết có một bệnh nhân nam 57 tuổi ở Mỹ Hào, Hưng Yên, tử vong nghi ngộ độc rượu methanol. Đến đêm lại có 3 người say rượu thường được đưa vào viện theo dõi, xuất viện vào sáng mùng 5 Tết.
Bác sĩ Chính lo ngại, số ca ngộ độc do rượu có thể gia tăng trở lại trong những ngày tân niên, lễ hội sắp tới. Nguy hiểm nhất chính là ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp methanol, nặng thì tử vong, trường hợp cứu được thì cũng bị biến chứng nghiêm trọng.
Tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), các bác sĩ cũng bơ phờ vì cấp cứu bệnh nhân, chủ yếu là tai nạn giao thông. Trong 6 ngày Tết Bệnh viện tiếp nhận cấp cứu 714 trường hợp, trong đó tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ khá cao với 504 ca (148 ca không đội mũ bảo hiểm), 272 ca chấn thương sọ não do nhiều nguyên nhân khác nhau, 179 tai nạn sinh hoạt. Trong số này có không ít trường hợp có liên quan đến rượu bia. Cao điểm là mùng 3 Tết với 145 ca khám, cấp cứu; với 112 ca tai nạn giao thông, có đến 7 trường hợp nặng xin về.
Bác sĩ Phạm Hải Bằng, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Việt Đức cho biết, tỷ lệ người dân tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm trong 3 ngày Tết rất thấp. Như ngày 30 Tết trong số những ca nhập viện do tai nạn giao thông thì chỉ có 4 người đội mũ bảo hiểm, mùng 1 Tết có 12, ngày mùng 2 là 15 ca; mùng 3 Tết có 85 người đội mũ bảo hiểm, ngày 29 Tết có 62 người đội mũ bảo hiểm.
Trong Tết, không có trường hợp nào tử vong tại bệnh viện nhưng có 35 bệnh nhân nặng xin về, chủ yếu do tai nạn giao thông.
Gần 1.500 em bé Sài Gòn chào đời dịp Tết
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/gan-1-500-em-be-sai-gon-chao-doi-dip-tet-3535543.html
Từ 29 đến mùng 4 Tết Đinh Dậu, TP HCM đón chào 1.442 trẻ ra đời, gần 10.000 người nhập viện tại các bệnh viện thành phố.
Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết số ca nhập viện năm nay cao hơn so kỳ nghỉ năm 2016 chỉ 8.079 người. Trong số 1.784 người tai nạn giao thông nhập viện, 5 trường hợp chấn thương sọ não. Có 383 bệnh nhân nhập viện do tai nạn đánh nhau.
Những ngày nghỉ, các cơ sở y tế TP HCM cũng đã đảm bảo trực 24/24h, bố trí lực lượng cấp cứu kịp thời tại các điểm vui chơi, chợ hoa Tết. Kiểm tra giám sát hành khách xuất nhập từ vùng có dịch bệnh cũng không ghi nhận trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi.
Riêng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 7 ngày nghỉ Tết có 2.118 trường hợp cấp cứu, trung bình mỗi ngày 303 lượt, tăng 15,7% so với năm 2016. Số ca nhập viện do tai nạn giao thông tăng hơn năm trước 23.8%, 3 trường hợp nhập viện do pháo và các chất nổ, sử dụng tổng cộng 442 đơn vị máu. Mỗi ngày có 1.158 bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 3,8% so với cùng kỳ.
BV Chợ Rẫy:7 ngày nghỉ Tết bệnh nhân phẫu thuật tăng 131%
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/7-ngay-nghi-tet-benh-nhan-phau-thuat-tang-131-679965.html
Mặt bằng chung, các trường hợp nhập viện cấp cứu, phẫu thuật và điều trị nội trú đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2016.
Ngày 2-2, theo báo cáo từ BV Chợ Rẫy TP.HCM, BV đầu tàu tiếp nhận cấp cứu tại khu vực phía Nam. Trong 7 ngày nghỉ Tết, lượng bệnh nhân nhập viện cấp cứu, phẫu thuật lẫn điều trị nội trú đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, từ 26-1 đến 1-2 (tức 29 AL đến mùng 5 Tết Đinh Dậu), BV tiếp nhận tổng cộng 2.118 trường hợp cấp cứu, trong khi đó 7 ngày Tết năm 2016 chỉ có 1.831 trường hợp. Các tai nạn – ngộ độc đều tăng cao, riêng cấp cứu do TNGT chiếm đến 556 trường hợp tăng gần 124% so với cùng kỳ năm 2016.
Lượng bệnh nhân được phẫu thuật, chuyển viện phẫu thuật lên đến 296 trường hợp tăng 131% so với cùng kỳ. Tính riêng trong dịp nghỉ lễ Tết Đinh Dậu 2017, các loại phẫu thuật như thần kinh, chỉnh hình, tổng quát, tai mũi họng và lồng ngực mạch máu đều tăng hơn so với cùng kỳ năm 2016. Cũng trong 7 ngày nghỉ lễ, lượng máu sử dụng tại BV đạt 442 đơn vị.
Ngoài các bệnh do cấp cứu, lượng bệnh nhân nhập viện khám điều trị cũng tăng 143%. Bệnh nhân điều trị nội trú trung bình ngày đạt 1.158 lượt tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Bệnh nhân được vào cấp cứu trung bình ngày là 303 lượt tăng 15,7% so với năm 2016. Cấp cứu do TNGT trung bình ngày là 79 lượt, tăng 23,8%. Ngoài ra BV còn tiếp nhận tai nạn do pháo nổ, chất nổ khác tăng hơn so với năm 2017 trong đó có 1 trường hợp bị bắn ở Tây Ninh.
Theo đánh giá từ BS Phan Quang Sang – Khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, thời điểm bắt đầu có quy định đội nón bảo hiểm các trường hợp mổ chấn thương sọ não bắt đầu giảm. Tuy nhiên thời gian đây, do mức độ dân số tăng, số lượng xe di chuyển tăng vọt dẫn đến số lượng bệnh nhân bị tai nạn giao thông lại tiếp tục tăng, áp lực cấp cứu dịp lễ Tết tại BV tiếp tục tăng vọt.
Gần 4.500 trường hợp khám, cấp cứu do đánh nhau trong 7 ngày Tết
http://suckhoedoisong.vn/gan-4500-truong-hop-kham-cap-cuu-do-danh-nhau-trong-7-ngay-tet-n127611.html
Báo cáo về công tác y tế Tết Đinh Dậu năm 2017 cho biết cả nước có gần 4.500 trường hợp đến khám, cấp cứu do đánh nhau trong 7 ngày Tết, giảm 647 trường hợp so với năm ngoái.
Theo báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu của Bộ Y tế cho biết theo báo cáo từ các cơ sở y tế trên cả nước , tổng số người bệnh còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh đến 7 giờ sáng ngày 01/02/2017 (Mùng 5 tết) là 112.308 trường hợp. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 179.732 trường hợp, trong đó: có 126.264 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, 11.006 trường hợp phải chuyển viện. Thực hiện 13.705 ca phẫu thuật, trong đó 310 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân) và điều trị khỏi cho xuất viện 91.770 người bệnh.
Trong 7 ngày Tết, tổng số ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau là 4.474 trường hợp, trong đó 550 trường hợp được xác định nguyên nhân do rượu bia. Trong số này có 20 trường hợp tử vong.
Bên cạnh đó cấp cứu tai nạn giao thông cũng luôn nóng bỏng tại các cơ sở y tế trong những ngày Tết. Theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế trong đợt nghỉ Tết vừa qua , tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là gần 35.800 trường hợp ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện và theo lời khai của người bệnh, người nhà người bệnh. Trong đó có 19.5727 trường hợp va chạm nhẹ được xử trí và cho về trong ngày, có 11.454 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú và gần 2.300 trường hợp phải chuyển tuyến điều trị. Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 160 trường hợp giảm 64 trường hợp so với năm 2016.
Tại báo cáo này Bộ Y tế cũng cho biết với 23 bệnh nhân do vụ tai nạn lật xe ô tô gần chùa Ba vàng - Quảng Ninh ngày mùng 3 Tết, vẫn đang được điều trị ổn định tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ điển Uông Bí, chưa có thêm bệnh nhân xuất viện.
Tổng số ca khám rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn và rượu là gần 2.500 trường hợp, trong đó hơn 700 trường hợp được xác định nguyên nhân do bia rượu. Cũng trong 7 ngày nghỉ Tết cả nước có gần 18.500 trẻ sơ sinh chào đời.
Riêng số bệnh nhân bị thương do pháo nổ tiếp tục theo đà gia tăng. Cụ thể, trong 7 ngày Tết cả nước có 150 trường hợp vào viện do pháo nổ (chưa loại trừ số trùng lặp do chuyển viện), tăng 54 trường hợp so với năm 2016, không có trường hợp tử vong. Trong đó cao nhất là vào mùng 1 Tết với 80 trường hợp, sau đó là mùng 2 Tết với 41 người. Ngoài ra cũng có 31 trường hợp nhập viện do chất nổ khác, không có tử vong.
Từ năm 1995, Việt Nam đã có lệnh cấm đốt pháo, nhưng hầu như năm nào không có tiếng pháo nổ và những tai nạn thương tâm vì pháo trong dịp Tết vẫn xuất hiện và có chiều hướng gia tăng. Trong 9 ngày nghỉ Tết năm 2016, cả nước ghi nhận 86 trường hợp khám cấp cứu tai nạn do pháo nổ, Tết 2015 là 55, Tết năm 2014 cũng chỉ có 34 ca.
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 6 ngày Tết, các cơ sở y tế thuộc Hà Nội tiếp nhận hơn 6.700 ca cấp cứu, với 659 ca tai nạn giao thông. Đặc biệt, Trung tâm cấp cứu 115 đã hoạt động hết công suất. Mỗi ngày có 14 đội cấp cứu ứng trực 24/24h tại Trung tâm và các Trạm cấp cứu vệ tinh trên địa bàn Thành phố.
Từ ngày 26/1- 07h00’ ngày 31/1, lực lượng cấp cứu toàn thành phố đã tiếp nhận 464 lượt yêu cầu, số lượt xe đi 464 lượt, cấp cứu và vận chuyển 319 bệnh nhân, chuyển viện 249 trường hợp, trong đó tai nạn giao thông 28 trường hợp, tai nạn sinh hoạt 09 trường hợp, tử vong: 22 trường hợp (trong đó: 01 do tai nạn sinh hoạt; 01 do tai nạn giao thông; 20 do các nguyên nhân khác).
Trường hợp tử vong do tai nạn giao thông rất đáng tiếc xảy ra với nam thanh niên trẻ 24 tuổi bị tai nạn giao thông (xe máy - ô tô) lúc 0h40' phút ngày 29/01/2017 (Rạng sáng mồng 2 Tết) tại Ngã tư Ngô Quyền - Hai Bà Trưng. Khi xe cấp cứu115 đến bệnh nhân đã trong tình trạng: Ngừng tim, ngừng thở, mạch ngoại vi không bắt được, huyết áp không đo được; vùng chẩm bị chấn thương, dập nát, biến dạng. Kết luận Tử vong do Chấn thương sọ não, bàn giao cho CSGT xử lý.
Một trường hợp tai nạn giao thông khác cũng khiến cô gái trẻ 18 tuổi (ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) tử vong. Khi được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Phúc Thọ bệnh nhân đã ở tình trạng mạch không bắt được, Huyết áp không đo được, đồng tử hai bên giãn.
Diễn Châu tiêu hủy gần 500 con vịt nhiễm H5N1
http://baonghean.vn/kinh-te/201702/dien-chau-tieu-huy-gan-500-con-vit-nhiem-h5n1-2779121/
Ngày 2/2, huyện Diễn Châu đã tiến hành tiêu hủy gần 500 con vịt nhiễm bệnh H5N1.
Trước đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng ở xóm 5 xã Diễn Lộc đã phát hiện 50 con vịt bị ốm chết và 30 con đang mắc bệnh với các triệu chứng sưng phù đầu, phân trắng xanh… Ngay sau đó, Trạm Thú y Diễn Châu đã lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính H5N1. Huyện đã tập trung chỉ đạo tiêu hủy toàn bộ tổng đàn vịt của gia đình ông Hùng với gần 500 con vịt thịt và vịt đẻ.
Được biết toàn bộ số vịt của gia đình ông được nuôi theo hình thức thả rông, chạy đồng và chưa được tiêm phòng dịch.
Chi cục Thú y tỉnh cũng đã kịp thời cung cấp 60 lít hóa chất phun tiêu độc khử trùng và 20 nghìn liều vắc xin để tiêm phòng cho toàn bộ gia cầm trên địa bàn xã Diễn Lộc.
Khoảng trống giai đoạn chuyển tiếp
http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/31963902-khoang-trong-giai-doan-chuyen-tiep.html
Thông tin các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, T.Ư Quân đội 108… mới đây phải gửi văn bản "kêu cứu" lên Bộ Y tế vì không thể mua được một số loại thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (nhóm thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc) như giảm đau, gây mê… khiến không ít người giật mình, lo lắng. Nhiều bệnh viện buộc phải dùng thuốc thay thế hoặc đi mượn lại của cơ sở y tế khác, nhưng hết sức khó khăn.
Nguyên do được nêu ra là Luật Dược (sửa đổi) đã có hiệu lực từ 1-1-2017 nhưng chưa có hướng dẫn thi hành cụ thể, cho nên các doanh nghiệp kinh doanh thuốc dù có sẵn thuốc trong kho, nhưng không dám xuất bán vì sợ phạm luật.
Cơ quan quản lý đã vào cuộc, có hướng dẫn giải quyết các vướng mắc và việc cung ứng thuốc cho các bệnh viện đã được đáp ứng đầy đủ. Theo đó, trong quá trình chờ các nghị định, thông tư hướng dẫn mới, cơ quan quản lý đề nghị các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc khẩn trương sản xuất, cung ứng thuốc cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đúng các giấy phép và dự trù đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
Tuy nhiên, xảy ra tình trạng thiếu các thuốc thuộc nhóm phải kiểm soát đặc biệt như vừa qua cho thấy khoảng trống của giai đoạn chuyển tiếp. Việc ban hành luật mới (kể cả sửa đổi luật cũ) là hoàn toàn phù hợp xu thế, và là tất yếu để giúp công tác quản lý ngày một tốt hơn. Nhưng điều đó cũng đòi hỏi cơ quan quản lý chuẩn bị, xây dựng các hướng dẫn luật cần thực hiện song song với quá trình xây dựng luật, không để có những khoảng trống, để rồi phải có những quy định, hướng dẫn mang tính chất tạm thời cho giai đoạn chuyển tiếp, tránh gián đoạn hoạt động sản xuất, cung ứng thuốc và tránh những cách hiểu khác nhau.
Thuốc, nhất là những loại thuộc nhóm đặc biệt phải kiểm soát có vai trò rất lớn trong quá trình điều trị cho người bệnh. Việc thiếu thuốc là gần như không được phép xảy ra, điều đó bắt buộc cơ quan quản lý phải chủ động có hướng dẫn cụ thể cho những đơn vị sản xuất, kinh doanh thực hiện các biện pháp bảo đảm đủ cung - cầu.
Tăng quyền lợi bảo hiểm tại y tế cơ sở
http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/31963802-tang-quyen-loi-bao-hiem-tai-y-te-co-so.html
Y tế cơ sở là nơi gần dân nhất, bảo đảm chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần giảm tải cho tuyến trên, nhưng thời gian qua, y tế cơ sở chưa được người dân đánh giá cao, người bệnh vẫn vượt tuyến khám, chữa bệnh. Để người dân được cung ứng số lượng, chất lượng dịch vụ tốt hơn tại tuyến y tế cơ sở, Bộ Y tế đang xây dựng, sửa đổi một số quy định liên quan đổi mới hoạt động của trạm y tế xã, phường.
Kết quả giám sát việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã chỉ ra chênh lệch trong việc tiếp cận dịch vụ y tế tại các tuyến y tế qua tỷ lệ chi từ quỹ BHYT. Tỷ lệ chi cho khám, chữa bệnh BHYT ở tuyến cuối nhiều hơn so với các tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (tuyến xã, huyện): tuyến tỉnh là 44,9%, tuyến trung ương là 28,3%, tuyến huyện và xã là 26,7%. Chi khám chữa bệnh nội trú chiếm khoảng 60% tổng chi khám chữa bệnh, tuyến cơ sở chiếm 50%. Điều này đi ngược với xu thế của thế giới khi hơn 60% quỹ khám, chữa bệnh được chi cho y tế cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu. Một bất cập khác là, phần lớn những người thu nhập khá mới có điều kiện lên tuyến trên điều trị, do đó, vô hình trung tiền ngân sách Nhà nước hỗ trợ BHYT cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đã “hỗ trợ ngược” cho người có điều kiện. Cùng với nguồn quỹ hạn hẹp, y tế cơ sở, nhất là trạm y tế xã, phường còn nhiều hạn chế về năng lực cán bộ, trang thiết bị, chưa được người dân đánh giá cao.
Từ thực tế nêu trên, đổi mới y tế cơ sở được các ngành y tế, xác định là một nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Trên cơ sở Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 5-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, Bộ Y tế đang sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Như Dự thảo Thông tư bổ sung danh mục kỹ thuật cho Thông tư số 43/2013/TT-BYT sẽ khắc phục tình trạng một số dịch vụ kỹ thuật được áp dụng tại tuyến xã không được quỹ BHYT thanh toán. Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho biết, dự kiến sẽ không giới hạn việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật tại các tuyến, từ y tế cơ sở, tuyến tỉnh đến tuyến trung ương. Thông tư cũng chuẩn hóa cả tên dịch vụ và giá dịch vụ, nhằm giúp các cơ sở khám, chữa bệnh làm thủ tục đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại cơ quan bảo hiểm xã hội qua hệ thống giám định điện tử. Bên cạnh đó, sẽ sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ kỹ thuật, danh mục thuốc BHYT tại cơ sở y tế xã, huyện để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT ngay tại y tế cơ sở. Theo đó, danh mục thuốc được BHYT chi trả tại tuyến xã tăng lên so với hiện nay, tránh tình trạng người bệnh vượt lên tuyến trên chỉ để khám, chữa những bệnh thông thường, nhận thuốc định kỳ cho các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, huyết áp, tim mạch.
Từ danh mục kỹ thuật chung, các cơ sở khám, chữa bệnh đăng ký thực hiện các dịch vụ kỹ thuật theo năng lực, điều kiện của cơ sở mình và cơ quan chức năng sẽ thẩm định về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất để cho phép thực hiện, với yêu cầu bảo đảm an toàn, sức khỏe người bệnh đặt lên hàng đầu. Riêng tại tuyến xã, các danh mục dịch vụ, thuốc sẽ được quy định tại gói dịch vụ y tế cơ bản và bắt buộc các trạm y tế xã, phường phải cung cấp đầy đủ cho người bệnh. Theo ban soạn thảo, quan điểm xây dựng Thông tư Quy định chi tiết về gói dịch vụ y tế cơ bản có sự thay đổi từ xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản chung các tuyến sang chỉ xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản cho trạm y tế xã, phường và bác sĩ gia đình để phù hợp khả năng đáp ứng của y tế cơ sở, khả năng chi trả của quỹ BHYT và giảm tải cho tuyến trên, giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân. Tất cả các trạm y tế xã, phường, phòng khám bác sĩ gia đình bắt buộc phải đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực để bảo đảm cung ứng đầy đủ dịch vụ thiết yếu cho người dân tại gói dịch vụ y tế cơ bản, tránh tình trạng nơi đáp ứng được, nơi không. Qua đó, người dân sẽ được cung ứng, chất lượng dịch vụ tốt hơn tại tuyến xã so với hiện nay.
Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề xuất bỏ quy định giao quỹ cho cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu để đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở. Lâu nay, việc giao quỹ cho cơ sở khám, chữa bệnh tính trên số tiền đóng BHYT của người đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu nhằm kiểm soát việc sử dụng dịch vụ của người bệnh. Tuy nhiên, từ 1-1-2016, quy định thông tuyến có hiệu lực, người bệnh có thể tự do khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến huyện cho nên mục tiêu kiểm soát không thực hiện được. Trong khi các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu được giao quỹ phải cân nhắc các chỉ định cho người bệnh thì các cơ sở không bị ràng buộc giao quỹ ở tuyến trên lại chỉ định rộng rãi các dịch vụ kỹ thuật, gây lãng phí quỹ BHYT. Theo Vụ trưởng vụ BHYT (Bộ Y tế) Lê Văn Khảm, sẽ điều chỉnh Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC theo hướng không giao quỹ khám, chữa bệnh cho cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu, thay vào đó là cơ chế kiểm soát việc sử dụng dịch vụ y tế bằng cách xác định tổng mức thanh toán cho tổng số các trường hợp đến khám, chữa bệnh trong năm theo từng chuyên khoa, hạng bệnh viện. Định mức sử dụng quỹ BHYT tại trạm y tế xã cũng được xem xét sửa đổi. Với định mức số tiền tối đa sử dụng tại trạm y tế xã là 20% quỹ khám chữa bệnh như hiện nay đã hạn chế hoạt động chuyên môn, quyền lợi người bệnh và không phù hợp xu hướng tăng cường dịch vụ y tế tuyến xã. Một số danh mục dịch vụ kỹ thuật, thuốc đã có trong danh mục được quỹ BHYT chi trả nhưng cơ sở y tế tuyến xã không thể thực hiện được vì không có tiền. Xu hướng sẽ không quy định mức quỹ BHYT được sử dụng tại trạm y tế mà áp dụng cơ chế tính tổng mức thanh toán các trường hợp đến khám, chữa bệnh trong năm như các cơ sở y tế khác để kiểm soát việc sử dụng dịch vụ kỹ thuật của thầy thuốc và người bệnh, phát triển chuyên môn và bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT.
Theo các chuyên gia y tế, nếu đầu tư cho tuyến y tế cơ sở thì hiệu quả sẽ gấp mười lần đầu tư cho tuyến trên bởi vì y tế cơ sở là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, đầu tư cho tuyến trên bao nhiêu cũng không giải quyết được tình trạng quá tải. Để y tế phát triển, công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa các bệnh thông thường cần phải chuyển về cho tuyến cơ sở, ở tuyến trên chỉ nên tập trung phát triển kỹ thuật cao và tư duy quản trị bệnh viện.
Ăn tiết canh, 1 người xin về chờ chết, 2 người viêm màng não mủ
http://kinhtedothi.vn/an-tiet-canh-1-nguoi-xin-ve-cho-chet-2-nguoi-viem-mang-nao-mu-279359.html
Bệnh nhân ăn tiết canh và đến ngày mùng 2 Tết xuất hiện sốt cao, tiêu chảy, sốc nhiễm trùng.
Trao đổi với phóng viên ngày 2/2 (mùng 6 Tết), bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong dịp Tết vẫn có nhiều người nhập viện do ăn tiết canh lợn.
Đáng chú ý là trường hợp bệnh nhân P. V. Q. Nam, 63 tuổi ở Nam Định, tiền sử nghiện rượu, hay ăn tiết canh đã nhiều năm.
Từ hôm 30 Tết gia đình có đụng lợn, ông Q. ăn tiết canh và đến ngày mồng 2 tết xuất hiện sốt cao, tiêu chảy, trên da có xuất hiện các ban rải rác.
Ngay lập tức, bệnh nhân nhập viện vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn và điều trị tích cực.
Sau 1 đêm tình trạng ông Q. sốc nặng lên, các vết ban trên da thành ban xuất huyết hoại tử. Bệnh viện tỉnh phải chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc, suy đa phủ tạng.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán ông Q. được chẩn đoán nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng nghi do liên cầu lợn và hồi sức tích cực theo phác đồ. Nhưng do tình trạng bệnh nhân quá nặng nên gia đình xin ngừng điều trị đưa bệnh nhân về.
Trong Tết Nguyên đán còn có 2 bệnh nhân N.Đ.T. 37 tuổi ở Bắc Ninh, P.T.Đ 37 tuổi ở Ninh Bình cũng ăn tiết canh lợn, sau 3-5 ngày xuất hiện sốt cao, lơ mơ, đau đầu và vào BV Nhiệt đới Trung ương. Cả 2 bệnh nhân đều được chẩn đoán viêm màng não mủ do liên cầu lợn.
Hiện 2 bệnh nhân này đang được điều trị theo phác đồ, tiên lượng phải nằm viện ít nhất 3 tuần mới hồi phục được.
Bác sĩ Cấp cho biết, thời điểm này, dịch bệnh liên cầu khuẩn heo dễ phát tán bởi người dân ăn tiệc tùng dễ ăn phải heo “bẩn” mang mầm bệnh.
Người bị bệnh liên cầu khuẩn từ heo thường mắc ở 2 thể. Ở thể cấp tính, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng huyết khiến người bệnh sốt cao, tụt huyết áp, sốc, gây suy đa phủ tạng, xuất huyết và hoại tử toàn thân…, dẫn đến tử vong rất nhanh.
Ở thể viêm màng não, bệnh nhân có sốt cao trên 39 độ C, đau đầu dữ dội, nôn, ù tai, chân tay lạnh, rét run, cứng gáy, rối loạn tri giác, lơ mơ dần dẫn đến hôn mê và nếu được cứu sống cũng để lại di chứng ù tai, điếc tai, mất trí nhớ.
Ngoài ra, có những trường hợp mắc cùng lúc cả hai thể bệnh này khiến tình trạng bệnh rất nguy kịch.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, bệnh ban đầu không có dấu hiệu điển hình ngoài việc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, vì thế dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác khiến nhiều người chủ quan và nhập viện khi đã nặng. Không chỉ vậy, người bị nhiễm liên cầu khuẩn heo dù đã được điều trị khỏi vẫn có thể bị tái nhiễm. Trong khi đó, với những người bị nhiễm trùng huyết do nhiễm vi khuẩn này, việc điều trị thường kéo dài nhiều tháng với chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng.
Do đó, để phòng bệnh, người dân không nên ăn tiết canh, nem chua, thịt tái sống… vì đây là được coi là “ổ bệnh” chứa vô số loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Khi lựa chọn thịt heo, không nên mua thịt có màu đỏ khác thường, xuất huyết vì đó chắc chắn là heo bị bệnh. Đối với những người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ thịt heo cần đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với heo hoặc thịt heo bệnh với những vùng có vết thương hở.
Cứu sống bệnh nhân bị vỡ tâm nhĩ
http://bnews.vn/cuu-song-benh-nhan-bi-vo-tam-nhi/34454.html
Đây là một trong những ca bệnh nặng, hiếm gặp nếu không được phẫu thuật kịp thời nguy cơ tử vong rất cao.
Bác sĩ Nguyễn Văn Toại, Trưởng khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu thành công bệnh nhân bị vỡ tâm nhĩ. Đây là một trong những ca bệnh nặng, hiếm gặp nếu không được phẫu thuật kịp thời nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh nhân là Trịnh Đình Cường, sinh năm 1998, trú quán tại xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh bị tai nạn xe máy được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh ngày 30/1 trong tình trạng bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, da, niêm mạc nhợt, huyết áp khó đo, mạch khó bắt, bụng mềm, không đau, có xây xát vùng trước ngực.
Khi siêu âm các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có dịch màng phổi trái và dịch màng tim.
Tiếp tục làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc đa chấn thương, chấn thương ngực kín và chấn thương tim chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Ngay sau khi hội chẩn, bệnh nhân được mổ cấp cứu trong thời gian 2 giờ. Trong quá trình phẫu thuật, các y, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã mổ lồng ngực, phát hiện màng tim bệnh nhân bị tím đen.
Sau khi hút ra khoảng 1.500 ml máu đen, tim bị vỡ tâm nhĩ và máu vẫn tiếp tục chảy. Các bác y, bác sĩ đã tiến hành khâu vết thương tâm nhĩ dài 1.5 cm. Đến nay, sức khỏe của bệnh nhân ổn định và qua cơn nguy kịch.
Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Văn Toại, đối với những ca bệnh như vậy, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện, phẫu thuật trong thời gian sớm nhất, nếu không được cấp cứu kịp thời nguy cơ tử vong cao do tim bị vỡ, máu đông trong màng tim nhiều, không bơm được huyết áp./.
Cứu sống bệnh nhân 100 tuổi bị sốc nhiễm trùng đường mật nặng
Các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ vừa cứu sống bệnh nhân 100 tuổi bị sốc nhiễm trùng đường mật nặng vào đêm Giao thừa.
Bác sĩ La Văn Phú - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết: Cụ bà Nguyễn Thị Lý ở xã Hưng Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ nhập viện ngày 27/1, trong tình trạng đau bụng dữ dội, sốt cao, huyết áp tụt.
Tiến hành hội chẩn, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị nhiễm trùng đường mật nặng do tắc ống mật chủ. Ngay sau đó, bệnh nhân được dùng kháng sinh liều cao, truyền dịch vận mạch và nội soi mật tụy ngược dòng, đặt stent giải áp vào đúng đêm Giao thừa.
Hiện tại, sức khỏe của cụ Lý đã ổn định. Sáng nay (2/2), cụ đã có thể uống sữa và ăn nhẹ.
Mất mạng vì uống mật cá trắm để bồi bổ sức khỏe
http://vov.vn/suc-khoe/mat-mang-vi-uong-mat-ca-tram-de-boi-bo-suc-khoe-590274.vov
Bệnh nhân nam, 58 tuổi (Hà Nam) dùng mật cá để bồi bổ sức khỏe phải vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), ngày mùng 4 Tết, bệnh nhân Lê Đình Đ. (sinh năm 1959, Thanh Liêm, Hà Nam) phải vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc vì ngộ độc mật cá trắm. Bệnh nhân này đã dùng mật cá để bồi bổ sức khỏe dẫn đến suy gan, suy thận phải vào cấp cứu.
BS Nguyên cho biết, mức độ gây ảnh hưởng của mật của cá trắm tới sức khỏe phụ thuộc vào liều lượng đưa vào cơ thể. Mật của cá trắm từ 3 kg trở lên chắc chắn gây viêm thận cấp và có thể dẫn đến tử vong sau 2 ngày nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
BS Nguyên khẳng định hiện nay, chưa có tài liệu khoa học nào cho thấy việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã dẫn đến tử vong.
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, những năm gần đây, tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp bị ngộ độc và tử vong do sử dụng mật cá trắm. Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng mật cá trắm dưới bất kỳ hình thức và mục đích nào.
Nuốt mật cá trắm có thể tử vong do phù phổi cấp, phù não do vô niệu. Độc tố chính trong mật cá trắm là 5α Cyprinol chất này gây tổn thương cho gan, thận.
Phẫu thuật miễn phí sứt môi, hàm ếch, tai mũi họng
http://dantri.com.vn/suc-khoe/phau-thuat-mien-phi-sut-moi-ham-ech-tai-mui-hong-20170202215941332.htm
Bệnh viện Quân Y 175, TPHCM sẽ phối hợp với Tổ chức Project Vietnam Foundation (PVNF) phẫu thuật miễn phí tật sứt môi, hàm ếch và bệnh lý tai mũi họng cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình diễn ra cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2017.
Đoàn thiện nguyện gồm các bác sĩ, các chuyên gia y tế đến từ Mỹ và các tình nguyện viên, sẽ tiến hành phẫu thuật từ thiện cho trẻ em nghèo bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch bẩm sinh vào ngày 27/2/2017 (khám tiền phẫu ngày 26/2). Chương trình được tổ chức tại Bệnh viện Quân y 175 (786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM).
Ngoài ra, cũng tại bệnh viện này các bác sĩ sẽ tổ chức phẫu thuật tai - mũi - họng từ ngày 4/3/2017 đến ngày 8/3/2017 (khám tiền phẫu ngày 3/3/2017). Những bác sĩ, giáo sư từ trường Đại học Maryland (Mỹ) sẽ mổ miễn phí các loại bệnh: tuyến giáp trạng, bệnh màng nhĩ, bệnh mũi và xoang, u bướu tuyến nước miếng, phẫu thuật amidan và hạch họng, bướu cổ của trẻ em và người lớn, ung thư miệng/ môi/ thanh quản, ung thư và hạch ở đầu cổ.
Phụ huynh có con em mắc các bệnh trên, đăng ký tham gia chương trình phẫu thuật từ thiện tại địa chỉ email: motuthien@projectvietnam.org hoặc gọi số 0906 314 669 và để lại tin nhắn vào hộp thư thoại. Khi đăng ký, phụ huynh cần ghi rõ thông tin: họ và tên bệnh nhân, ngày tháng năm sinh, cân nặng, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên hệ, người liên hệ (quan hệ thế nào với bệnh nhân) và chương trình muốn đăng ký: (1) sứt môi, hở hàm ếch; (2) tai mũi họng.
Để đảm bảo an toàn cho ca mổ, phụ huynh lưu ý, bệnh nhân mổ sứt môi phải được 6 tháng trở lên, cân nặng ít nhất 10kg; bệnh nhân mổ hàm ếch phải được 12 tháng trở lên, cân nặng tối thiểu 12kg. Đặc biệt, bệnh nhi có bệnh tim bẩm sinh hoặc viêm nhiễm đường hô hấp, suy dinh dưỡng nặng sẽ không được phẫu thuật vì có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Dịch bệnh thần kinh từ quả vải Ấn Độ
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/dich-benh-than-kinh-tu-qua-vai-an-do-3535186.html
Các nhà khoa học phát hiện quả vải là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thần kinh ở trẻ nhỏ Ấn Độ suốt 22 năm qua.
Từ năm 1995, Ấn Độ ghi nhận một dịch bệnh thần kinh không rõ nguyên nhân, chủ yếu xảy ra tại vùng Muzaffarpur, nơi cung cấp 70% vải cho toàn đất nước. Bùng phát trùng với mùa thu hoạch vải từ giữa tháng 5 đến tháng 6, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, đặc trưng bởi các cơn co giật và 40% tử vong. Giờ đây, nhóm nhà khoa học quốc tế do Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ tài trợ phát hiện quả vải chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Theo Live Science, sau khi xem xét 400 trường hợp, nhóm tác giả nhận thấy trẻ mắc bệnh ăn nhiều vải gấp 10 lần, hay đến thăm vườn hoa quả nhiều hơn 6 lần và thường bỏ bữa tối gấp 2 lần trẻ thông thường. Mẫu nước tiểu cho thấy nồng độ độc tố hypoglycin từ quả vải trong cơ thể các bé rất cao.
Giải thích hiện tượng trên, các nhà khoa học nhận định trẻ nhỏ ăn quá nhiều vải mà bỏ bữa sẽ bị giảm đường huyết trầm trọng và viêm não do hypoglycin "tàn phá nặng nề" khả năng tổng hợp glucose. Kết quả, đứa trẻ bị sốt, co giật rồi bất tỉnh.
"Đây là tình trạng nghiêm trọng bởi mỗi ngày chúng tôi đều thấy trẻ em chết ngay trước mắt", đại diện nhóm nghiên cứu nói. Dù "khác biệt di truyền không xác định có thể ảnh hưởng đến căn bệnh này", đội ngũ nghiên cứu khuyến cáo trẻ nhỏ cần hạn chế ăn vải và tuyệt đối không bỏ bữa tối.
Cảnh báo sốt rét kháng thuốc lan rộng tại châu Á
Siêu ký sinh trùng sốt rét kháng đa thuốc đang ảnh hưởng đến nhiều khu vực tại Thái Lan, Lào và Campuchia, đe dọa làm chậm tiến độ kiểm soát dịch bệnh này trên toàn cầu.
Hãng tin Reuters ngày 2-2 cho biết siêu ký sinh trùng trên có khả năng kháng các phương thuốc điều trị bệnh sốt rét tốt nhất hiện nay và đã lây lan khắp Campuchia, nam Lào và đông bắc Thái Lan.
"Chúng ta đang thua trong một cuộc chiến nhằm loại bỏ ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc artemisinin trước khi sự kháng thuốc lan rộng toàn cầu khiến cho việc tiêu diệt chúng trở nên bất khả thi" - giáo sư Nicholas White của ĐH Oxford tại Anh và ĐH Mahidol tại Thái Lan cho biết.
"Hậu quả của tình trạng kháng thuốc đang lan rộng thêm tại Ấn Độ và châu Phi có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu vấn đề không được giải quyết theo góc độ y tế cộng đồng toàn cầu" - giáo sư White giải thích thêm.
Nghiên cứu cho biết hơn một nửa dân số thế giới có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh sốt rét. Hầu hết các nạn nhân là trẻ em dưới 5 tuổi sống ở những vùng nghèo nhất của châu Phi cận Sahara.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết những tiến bộ y tế gần đây nhằm phòng chống các căn bệnh do muỗi gây ra đã giúp giảm số lượng người chết vì các bệnh này.
Tuy nhiên bệnh do muỗi gây ra vẫn là nguyên nhân của hơn 420.000 cái chết mỗi năm.
Các chuyên gia về bệnh sốt rét cho biết tình trạng kháng thuốc nổi lên tại châu Á hiện nay là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự tiến bộ trên.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet Infectious Diseases, các nhà khoa học cho biết đã kiểm tra mẫu máu các bệnh nhân sốt rét tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar.
Họ phát hiện ra dòng ký sinh trùng sốt rét đột biến duy nhất gọi là PfKelch13 C580Y trong máu các bệnh nhân tại Campuchia, Lào và Thái Lan.
Từ cuối những năm 1950 đến những năm 1970, ký sinh trùng sốt rét kháng chloroquine đã lan rộng khắp châu Á và đến châu Phi, làm sống lại ác mộng sốt rét từng khiến hàng triệu người thiệt mạng.
Sau đó chloroquine được thay thế bằng sulphadoxine-pyrimethamine (SP) nhưng tình trạng kháng thuốc SP xuất hiện tại Campuchia và một lần nữa lây lan đến châu Phi.
Do đó, giới chuyên gia đang lo sợ sự kháng thuốc artemisinin có thể một lần nữa lan rộng trên toàn thế giới.
Nhóm nghiên cứu cho rằng cộng đồng y tế tại châu Á cần tích cực kiểm soát sốt rét hơn trước khi nó trở nên "gần như không thể điều trị được nữa".
WHO chưa cấp phép vaccine phòng Zika
http://baotintuc.vn/suc-khoe/who-chua-cap-phep-vaccine-phong-zika-20170202155901372.htm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1/2 thông báo khoảng 40 loại vaccine tiềm năng phòng chống virus Zika đang được thử nghiệm, nhưng sẽ chưa có loại nào được đưa vào chương trình tiêm chủng cho phụ nữ trong độ tuổi mang thai trước năm 2020.
Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan khẳng định virus Zika gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh vẫn xuất hiện tại nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới. Bà cũng nhấn mạnh mặc dù đã đạt được những tiến bộ trong việc ngăn chặn chủng virus này thông qua một số loại thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng, nhưng "một loại vaccine đủ an toàn để đưa vào tiêm chủng cho phụ nữ trong độ tuổi mang thai sẽ chưa thể được cấp phép trước năm 2020".
Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc WHO cũng cho biết sau khi tuyên bố virus Zika "không còn là tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp toàn cầu" hồi tháng 11 năm ngoái, tổ chức này đang xây dựng một chương trình mới hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng.
Trước đó, dịch bệnh do virus Zika gây ra bùng phát mạnh, đặc biệt tại Brazil vào năm 2015, đã tác động tới khoảng 70 quốc gia trên thế giới. Hồi tháng 6 năm ngoái, WHO cho biết cần 122 triệu USD để gây quỹ triển khai kế hoạch kéo dài 18 tháng nhằm ngăn ngừa lây nhiễm virus Zika đối với phụ nữ trong độ tuổi mang thai.
Zika thường gây ra những triệu chứng nhẹ như viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ, khớp và phát ban ở hầu hết người mắc phải, song các thai phụ lại có nguy cơ sinh con mắc chứng đầu nhỏ và những khuyết tật bẩm sinh như vấn đề về phát triển trí tuệ. Cho đến nay, chưa có vaccine hay thuốc đặc trị chủng virus này.