Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự lễ phát sóng Kênh Sức khoẻ và An toàn thực phẩm của Đài Tiếng nói Việt Nam
http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=1969
Chiều 27/2/2017 tại Hà Nội, Đài TNVN tổ chức lễ công bố phát sóng Kênh sức khỏe và an toàn thực phẩm, phát trên tần số FM 89.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu tại buổi lễ. Tham dự buổi lễ có: ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương đảng, Tổng giám đốc Đài TNVN; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội ông Nguyễn Văn Sửu; đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan.
Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm phát trên sóng FM tần số 89 MHz có thời lượng 17 tiếng, từ 6 giờ đến 23 giờ mỗi ngày. Bắt đầu từ ngày hôm nay (27/2), kênh sẽ phủ sóng tại các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và tiếp theo là Đà Nẵng. Dựa trên nền tảng công nghệ IP trong phát thanh, thính giả có thể tương tác trực tiếp với chương trình qua radio, mạng internet, điện thoại thông minh để cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp hay sáng tạo các nội dung của kênh…
Với phương châm Tận tâm vì sức khoẻ người Việt, Kênh VOV FM89 có sự tham gia của nhiều chuyên gia, người nổi tiếng thông qua các chương trình khoa giáo, hướng dẫn về sức khoẻ, bảo vệ môi trường, lựa chọn thực phẩm và thực đơn an toàn như những cẩm nang bảo vệ sức khoẻ hàng ngày. Các chương trình ca nhạc, chuyện đọc, giải trí giúp thính giả thư thái hơn, tạo cuộc sống cân bằng, lành mạnh.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực chuẩn bị tích cực của Đài Tiếng nói Việt Nam để phát sóng kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh “…bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là nhiệm vụ rất quan trọng trong chăm sóc sóc sức khỏe cho nhân dân, đồng thời còn gián tiếp phát huy thế mạnh về nông nghiệp, tiềm năng du lịch của đất nước”…
Theo Phó Thủ tướng, việc bảo đảm VSATTP là quyền lợi, trách nhiệm của từng người dân, của các cấp chính quyền, đoàn thể được quy định bởi pháp luật và cũng là vấn đề đạo đức. Từng cá nhân, tổ chức cần được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức để tuân thủ đầy đủ các quy định về VSATTP từ sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP đã chính thức giao trách nhiệm cho các cơ quan truyền thông, đặc biệt là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức các kênh, các chương trình chuyên đề nhằm góp phần giải quyết nhiều bất cập, hạn chế gây bức xúc trong xã hội vì không bảo đảm VSATTP. “Đây cũng là sự tận tâm, tấm lòng và tinh thần dũng cảm của những người làm báo đã vượt qua rất nhiều khó khăn khi phản ánh những bất cập, nhiều khi là những hành vi vi phạm pháp luật, vì công tác bảo đảm VSATTP. Đó còn là sự sáng tạo trong sử dụng các phương tiện, các công nghệ mới, trong tổ chức thực hiện, thâm nhập thực tiễn, để tương tác với mọi người, làm cho kiến thức về VSATTP được lan tỏa sâu rộng nhất trong toàn xã hội. Quan trọng hơn là lay động được tất cả mọi người cùng chung tay bảo đảm VSATTP, để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân”- Phó thủ tướng khẳng định
Tại buổi lễ, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ cho biết: An toàn thực phẩm đang ngày càng trở thành vấn đề quan trọng và cấp thiết trong cuộc sống, đòi hỏi sự quan tâm của tất cả mọi người. Kênh Sức khoẻ và An toàn thực phẩm VOV sẽ cung cấp cho người dân những kiến thức phong phú, đa dạng để lựa chọn những thực phẩm tốt nhất, bảo vệ sức khoẻ gia đình; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần xây dựng xã hội an toàn.
Sự ra đời của VOV FM 89, Kênh chuyên biệt về sức khoẻ và an toàn thực phẩm là bước hiện thực hoá mong muốn của từng cán bộ, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam góp phần cùng Đảng và Nhà nước, ngành y tế nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi người Việt Nam trong việc giữ gìn giống nòi.
Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ cho biết thêm: “Được ra mắt đúng ngày Thầy thuốc Việt Nam là điều mà những người làm báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng, những người làm báo cả nước nói chung có sự tri ân, cảm ơn những người thầy thuốc với nghĩa vụ cao cả chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tới đây, nếu Chính phủ và các Bộ/ Ngành thấy hướng đi này là đúng thì chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng thêm một vài kênh nữa để tuyên truyền sâu các vấn đề quan trọng của đời sống mà rất cần sóng phát thanh cũng như các phương tiện, loại hình truyền thông khác của Đài, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền đến với mọi người dân, kể cả những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”.
Việt Nam nâng mức cảnh báo, giám sát như có ca bệnh cúm chết người xâm nhập
Trước diễn biến bất thường của dịch cúm chết người A/H7N9 tại Trung Quốc với 96 ca tử vong trong 2 tháng đầu năm, Bộ Y tế đề nghị nâng mức cảnh báo với dịch cúm chết người. Theo đó Việt Nam ở giai đoạn coi như có ca bệnh xâm nhập để nâng cao tất cả các cấp độ giám sát, không để dịch cúm chết người này lây lan.
Lấy mẫu trên người giám sát
Sáng 3/3, tại cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo Phòng chống các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao trên người, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lo ngại dịch cúm chết người A/H7N9 từ Trung Quốc bủa vây Việt Nam.
“Sự xâm nhập của chủng cúm chết người này là hoàn toàn có thể. Vì tại Trung Quốc mức độ của dịch tăng nhanh về số lượng mắc, quy mô. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông giáp đường biên giới Việt Nam đều xuất hiện ca mắc.Đài Loan đã có ca mắc biến chúng đã tử vong.Canada cũng có ca mắc cúm A/H7N9. Chưa kể, gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc vẫn còn phức tạp”, GS.TS Nguyễn Thanh Long lo ngại.
Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Thú ý (Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn) cho biết, qua các mẫu giám sát tại Việt Nam chưa phát hiện cúm A/H7N9 trên đàn gia cầm. Hiện nay các mẫu giám sát vẫn được tiếp tục tăng cường lấy tại các tỉnh vùng biên, nhưng rất khó khăn bởi cúm A/H7N9 không biểu hiện trên đàn gia cầm, gia cầm không biểu hiện ốm, chết như cúm A/H5N1.
Bà Thủy cho biết thêm, ngoài việc lấy mẫu giám sát trên đàn gia cầm, Cục Thú y đã yêu cầu tiêm chủng trở lại các đàn gia cầm, đặc biệt đàn thủy cầm, giám sát giết mổ, ngăn chặn gia cầm nhập lậu từ biên giới vào.
“Tuy nhiên thực tế, vẫn chưa chấm dứt được tình trạng vận chuyển gia cầm từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập là rất cao”, bà Thủy nói.
Trong khi đó, biểu hiện cúm A/H7N9 trên đàn gia cầm là không rõ ràng, vì thế Cục Thú y khuyến cáo người dân mua gia cầm rõ nguồn gốc, tiêu thụ sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc, đặc biệt các tỉnh đường biên phải tiêu độc khử trùng nguy cơ môi trường.
“Nguyên tắc không có cúm trên gia cầm thì không có trên người.Vì thế, việc chặn cúm gia cầm xâm nhập là rất quan trọng.Ngoài việc giám sát trên đàn gia cầm, tôi đề nghị lấy mẫu ở những người nguy cơ cao, tiếp xúc gia cầm để giám sát”, Thứ trưởng nói.
GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện vẫn duy trì hoạt động giám sát cúm thường xuyên. Từ 2017 đến nay, các mẫu xét nghiệm chưa phát hiện ca bệnh dương tính cúm A/H7N9. Viện vẫn tiếp tục duy trì 11 điểm giám sát hội chứng.
Xem xét tờ khai y tế người nhập cảnh từ Trung Quốc
Tại 29 cửa khẩu quốc tế lớn của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm đã giám sát trên 90 nghìn lượt hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc, Campuchia, không nghi nhận trường hợp nào nghi ngờ nhiễm cúm gia cầm.
Thứ trưởng Long đề xuất, cần xem xét thực hiện tờ khai y tế với người nhập cảnh từ Trung Quốc.“Tuy mức độ dịch chưa hạn chế đi lại tới vùng có dịch, nhưng Bộ Y tế khuyến cáo, chỉ khi có việc cần thiết phải đến vùng dịch thì mới nên đi”, ông Long nói.
Thứ trưởng cũng bày tỏ lo ngại khi mà cúm A/H7N9 trên gia cầm triệu chứng lâm sàng không điển hình nên dễ lơ là chủ quan. Người dân có thể giết mổ, ăn uống gia cầm tưởng lành nhưng thực tế lại mang mầm bệnh. Trong khi đó, chủng cúm này có tỉ lệ tử vong cao.
Vì thế, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp xúc, giết mổ gia cầm cần có phương tiện bảo hộ, tuyệt đối không ăn tiết canh (vịt, ngan) phòng nguy cơ lây lan cúm gia cầm sang người.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Hà Nội giám sát chợ Hà Vỹ vì gia cầm tiêu thụ ở đây lớn, giá gia cầm giảm xuống càng kích thích cho việc nhập lậu. Yêu cầu bộ đội biên phòng tăng cường kiểm soát gia cầm nhập lậu qua đường mòn. Trang bị bảo hộ cho cán bộ chiến sĩ, tránh việc tiếp xúc, lây từ gia cầm.
Dịch cúm A/H7N9 lần đầu được phát hiện tại Trung Quốc từ tháng 3/2013. Từ tháng 10/2016 đến nay dịch cúm này đang tăng mạnh về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan, tạo thành đợt dịch thứ 5 với 460 trường hợp mắc tại 14 tỉnh, thành phố. Chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2017 Trung Quốc đã ghi nhận 449 trường hợp, 96 tử vong.
Mở 3 phòng xét nghiệm nhanh cúm A tại biên giới
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/mo-3-phong-xet-nghiem-nhanh-cum-a-tai-bien-gioi-686404.html
Trong tháng 3-2017, tại 3 tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc là Lạng Sơn, Quảng Ninh và Lào Cai, cơ quan chức năng sẽ mở 3 phòng xét nghiệm nhanh để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp bị nhiễm cúm gia cầm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin như trên tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống các chủng virus cúm gia cầm độc lực cao trên người, tổ chức sáng 3-3 tại Hà Nội.
Tại cuộc họp, đại diện Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết vừa qua cả nước phát hiện 14 hộ chăn nuôi ở 7 tỉnh có ổ dịch H7N9 trên gia cầm; virus H5N1 có dấu hiệu quay lại và ổ dịch nhiều hơn năm ngoái. Tuy hiện nay chưa có bằng chứng virus lây từ gia cầm sang người nhưng với tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc và sự quay trở lại của chủng virus H5N1 tại Việt Nam thì nguy cơ nhiễm cúm từ gia cầm sang người rất cao.
Ngoài tăng cường tiêm phòng, đặc biệt là trên đàn thủy cầm, ngăn chặn gia cầm nhập lậu, các cơ quan chức năng Việt Nam đang phối hợp với các tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Thú Y thế giới lập phòng test nhanh ở chi cục thú y Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh để lấy mẫu kịp thời tại cửa khẩu. Được biết test nhanh này có độ nhạy gấp 10 lần so với phòng thí nghiệm nên việc kịp thời phát hiện để có biện pháp ứng phó là điều rất cần thiết.
Cũng theo đại diện Cục Thú y, cúm A/H7N9 không có triệu chứng như cúm A/H1N5, nên Cục Thú y đã tư vấn với Bộ NN&PTNT ra công điện nêu rõ các biện pháp khuyến cáo, đề nghị người dân mua gia cầm ở những nơi rõ nguồn gốc; các hộ buôn bán gia cầm ở đường biên cần tiêu độc khử trùng để hạn chế dịch bệnh.
“Hiện tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp. Chính phủ rất quan ngại nguy cơ virus H7N9 có thể bùng phát vì có sự gia tăng nhanh số lượng mắc. Ngoài việc gia cầm nhập lậu chưa được kiểm soát tốt, gia cầm ốm không có triệu chứng cũng khiến người chăn nuôi chủ quan...” - Thứ trưởng Long cho biết.
Do đó, Bộ Y tế đã đề nghị nâng cao mức độ cảnh báo với dịch để tăng cường kiểm soát nguy cơ. Ngoài đẩy mạnh công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế cũng đề nghị lực lượng 389, quản lý thị trường và bộ đội biên phòng cùng tham gia việc kiểm tra, kiểm soát tuyến biên giới, hạn chế gia cầm nhập lậu…
Thứ trưởng Long cũng đề nghị các địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh trên gia cầm và ở người; tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm. Cần tiếp tục truyền thông sâu rộng, chủ động thông báo tình hình dịch bệnh để các bên liên quan cùng vào cuộc kịp thời. Đồng thời đề nghị các tỉnh tổ chức diễn tập trên quy mô địa phương để chuẩn vị sẵn sàng ứng phó nếu dịch xảy ra.
H5N1 bùng phát ở Nam Định, 70 người bị giám sát chặt
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/h5n1-bung-phat-o-nam-dinh-70-nguoi-bi-giam-sat-chat-686337.html
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định ngày 2-3 cho hay hiện trên địa bàn còn năm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại các hộ chăn nuôi ở xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh chưa qua 21 ngày, địa phương đang nỗ lực khoanh vùng dập dịch.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, từ đầu năm 2017 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 tiếp tục xảy ra ở 8 hộ chăn nuôi của 3 xã thuộc huyện Vụ Bản và Trực Ninh, tổng số gia cầm phải tiêu hủy lên tới trên 9.100 con (trong đó, 8.930 con vịt, 240 con gà). Sau khi dịch cúm A/H5N1 bùng phát, tỉnh Nam Định đã tăng cường công tác phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người.
Đối với 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết và những người có liên quan trong khu vực có dịch đã được các cơ sở y tế lập danh sách theo dõi tình hình sức khỏe theo quy định. Đến nay, những người này vẫn khỏe mạnh bình thường.
Đồng thời, Sở Y tế tỉnh Nam Định đã có công văn gửi các địa phương, đơn vị, phòng y tế các huyện, TP tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Đặc biệt, lưu ý các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết để báo cho trung tâm y tế huyện, TP, Trung tâm Y tế dự phòng lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị, phòng chống dịch bệnh.
Để phòng chống dịch, bệnh cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, Sở Y tế Nam Định khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Nhằm kiểm soát dịch cúm gia cầm, phòng ngừa lây lan, nâng cao ý thức tự phòng trong cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định đã có công văn đề nghị các địa phương, trung tâm y tế các huyện, TP, trạm y tế phối hợp với Ban Thú y 229 xã, phường, thị trấn trong tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình cúm gia cầm trên địa bàn để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Đến thời điểm này, tại Nam Định chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm cúm liên quan đến gia cầm. Tuy nhiên, Sở Y tế Nam Định yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để ứng phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra.
Nếu phát hiện những trường hợp nghi ngờ cao liên quan đến gia cầm ốm, chết, xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao liên tục trên 39 độ C; đau đầu, đau mỏi cơ, đặc biệt là đau tăng khi ho; ho, đau họng; đau nhức cơ bắp. Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở… sẽ được đưa vào phòng cách ly ở các khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện trong tỉnh, sau đó được chuyển lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp điều trị.
Nam Định: Lập chốt, rải 3 tấn vôi bột khắp xã dập dịch cúm H5N1
Sau khi phát hiện dịch, UBND xã đã nghiêm cấm các hộ nuôi gia cầm không được nhập xuất gia cầm trong thời điểm này, dùng 3 tấn vôi bột rải khắp các trục đường trọng điểm và tại các gia đình có dịch.
Hiện nay tỉnh Nam Định còn 5 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại các hộ chăn nuôi ở xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh chưa qua 21 ngày.
Sau khi phát hiện dịch, UBND xã đã nghiêm cấm các hộ nuôi gia cầm không được nhập xuất gia cầm trong thời điểm này, dùng 3 tấn vôi bột rải khắp các trục đường trọng điểm và tại các gia đình có dịch.
Lập hai chốt kiểm dịch ở hai cửa ngõ chính vào xã có cán bộ thú y và Công an xã trực 24/24 giờ, phun khử trùng tất cá các xe ra vào xã. Tập trung 21 hộ chăn nuôi về uỷ ban để cán bộ thú y của tỉnh và huyện hướng dẫn phòng chống và biện pháp ngăn ngừa dịch lan rộng, cấp 1100 lít thuốc sát trùng cho các hộ dân ,tổ chức tiêu huỷ số gia cầm có dịch.
Ông Nguyễn Xuân Tứ, Phó chủ tịch UBND xã Trực Thuận cho biết: “Hiện nay các ban ngành đoàn thể của ủy ban giành hết thời gian để chống chọi với chiến dịch này, hàng ngày cán bộ thú y xuống các hộ lấy mẫu xét nghiệm của những con gia cầm nghi vấn gửi lên thú y tỉnh lấy kết quả về và tiếp tục thực hiện như quy trình đã làm. Hy vọng rằng dịch cúm gia cầm sẽ được khống chế không lan rộng ra cộng đồng”.
Sau khi dịch cúm A/H5N1 bùng phát tại Nam Định, các cơ sở Y tế ở Nam Định đã lập danh sách 70 người đã tiếp xúc với gia cầm ốm, chết ở các ổ dịch A/H5N1 để theo dõi tình hình sức khỏe theo quy định. Hiện sức khỏe của 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết và những người có liên quan trong khu vực có dịch hiện vẫn bình thường.
Bác sĩ Lại Tuấn Anh, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định cho biết: “Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã cử cán bộ xuống vùng dịch cùng với các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp khoanh vùng dập dịch và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp an toàn phòng ngừa dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người. Tất cả những người ở các hộ có gia cầm ốm, chết và những người thực hiện nhiệm vụ trong vùng dịch, tham gia tiêu hủy gia cầm đều được lập danh sách theo dõi, báo cáo sức khỏe hàng ngày”.
Bác sĩ Lại Tuấn Anh cũng khuyến cáo, bệnh cúm gia cầm lây sang người A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virút cúm A/H5N1 gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Bệnh thường diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong.Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh cho người.
Do đó, để phòng chống dịch, bệnh cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, người dân tuyệt đối không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôim rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn…
Tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng cúm A/H7N9
http://laodongthudo.vn/tich-cuc-chu-dong-thuc-hien-cac-bien-phap-phong-cum-ah7n9-49577.html
Mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận có bất kỳ trường hợp nào bị nhiễm bệnh cúm A/H7N9, tuy nhiên, nguy cơ lan truyền dịch bệnh này ở nước ta lại rất lớn. Do vậy, người dân cần tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch hiệu quả.
Đó là phát biểu của ông Đàm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Thú Y – Bộ NN&PTNT tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3/2017. Ông Thanh cho biết, Bộ NN&PTNT kết hợp với Bộ Y tế đang tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch cúm A/H7N9.
Theo Phó Cục trưởng Cục Thú Y, hiện tại Việt Nam chưa ghi nhận có bất kỳ trường hợp nào bị nhiễm bệnh cúm A/H7N9 nguy hiểm ở trên người.Tuy nhiên, nước ta lại có đường biên giới giáp danh với Trung Quốc. Việc buôn bán, giao thương, đặc biệt là việc buôn bán gia cầm nhập lậu có nguy cơ lan truyền dịch bệnh rất lớn.
Ông Đàm Xuân Thanh phân tích, hiện nay các ca bệnh cúm A/H7N9 ở Trung Quốc đang gia tăng đột ngột, cao hơn nhiều so với các năm trước. Xuất hiện nhiều ca bệnh ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, là nơi có đường biên giáp với Việt Nam.Virus H7N9 cũng đã gia tăng về độc lực.Trong khi đó việc kiểm soát, ngăn chặn gia cầm nhập lậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn.Vẫn còn tồn tại tình trạng nhập lậu gia cầm và các sản phẩm qua các lối mòn, đường ngách mà các lực lượng tuần tra còn chưa kiểm soát hết.
Bên cạnh đó, đặc điểm của virut gây cúm A/H7N9 là chúng có khả năng biến đổi rất gen nhanh và độc tính rất cao. Đối với gia cầm mang H7N9 không hề có các biểu hiện ốm yếu như khi mắc virus H5N1, do đó người nuôi, giết mổ có thể rất chủ quan. Virus H7N9 cũng chưa có vắc xin dự phòng trên gia cầm như H5N1.Tỷ lệ tử vong của các ca bệnh H7N9 cũng rất cao.
Bởi vậy, ông Đàm Xuân Thanh khuyến cáo, cùng với các cấp ban ngành chức năng, người dân cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Cụ thể, người dân cần phải mua và sử dụng gia cầm có nguồn gốc rõ ràng. Không tham rẻ, lấy thực phẩm gia cầm kém chất lượng để tự rước bệnh vào người.Nên mua những loại thực phẩm gia cầm có kiểm dịch của cơ quan thú y.
Đặc biệt, người dân tuyệt đối không nên ăn tiết canh gia cầm, như tiết canh ngan, vịt… “Ngay đến các loại dụng cụ đã dùng giết mổ, chế biến thịt gia cầm cần rửa sạch, sát khuẩn bằng cách rửa xà phòng và luộc lại nước sôi” – ông Thanh nhấn mạnh.
Còn đối với những hộ đang chăn nuối gia cầm, theo Phó Cục trưởng Cục Thú y, người chăn nuôi cần khử trùng tiêu độc chuồng trại, mua giống dảm bảo rõ nguồn gốc để tránh gia cầm nhiễm bệnh.
Ông Thanh lưu ý, hiện nay đã có vắc xin phòng dịch cúm AH5N1 và H5N6 bởi vậy người chăn nuôi nên chủ động tiêm phòng để ngăn ngừa dịch hiệu quả. Với những trang trại có gia cần chết vì dịch bệnh, thì cần nhanh chóng báo cơ quan thú y để kịp thời tiêu hủy, tránh để cho dịch bệnh lây lan gây nguy hiểm.
Cảnh báo dịch viêm cầu thận cấp ở trẻ em
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/canh-bao-dich-viem-cau-than-cap-o-tre-em-686531.html
Viêm cầu thận cấp gây ra bởi liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A dễ lây lan và có thể khiến trẻ tử vong.
Từ tháng 11-2016 đến tháng 2-2017, tại xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong, Nghệ An) có 20 học sinh (HS) tiểu học và THCS cùng mắc triệu chứng nghi nhiễm bệnh viêm cầu thận cấp. Trong đó có hai anh em ruột đã tử vong. Ngoài ra, các trẻ khác đều phải nhập viện theo dõi.
Có thể lây qua tiếp xúc da
Theo Sở Y tế tỉnh Nghệ An, kết quả xét nghiệm do đoàn của Bộ Y tế tiến hành bước đầu xác định có bảy HS bị viêm cầu thận cấp. Các em còn lại hoặc có triệu chứng chưa rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Nguyên nhân được cho là do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A theo kết quả 6/8 mẫu máu (năm HS bị viêm cầu thận cấp và ba em nghi ngờ) của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Trong khi đó, kết quả xét nghiệm máu của đoàn công tác Sở Y tế tỉnh Nghệ An cho thấy 5/10 mẫu máu dương tính với xét nghiệm ASLO - xét nghiệm huyết thanh định lượng kháng thể liên cầu khuẩn.
Theo BS Trần Nguyên Truyền, Phó phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Nghệ An, hiện tại Sở vẫn đang chờ thêm kết quả xét nghiệm mẫu nước từ Viện Sức khỏe môi trường và phát triển bền vững để có kết luận cuối cùng về chất lượng nước, độc chất trong nước tiểu… Được biết do các em bị viêm cầu thận cấp đều sinh hoạt chung trong một khu tập thể, điều kiện vệ sinh kém nên khi bị viêm họng, ghẻ lở, viêm mủ trên da thì liên cầu khuẩn rất dễ lây lan” - BS Truyền nhận định.
Đặc biệt theo thống kê, viêm cầu thận cấp thường xảy ra ở tuổi thiếu niên, 5-15 tuổi, khá ít gặp ở người lớn. Thông thường nguyên nhân của bệnh là do viêm họng do khuẩn, viêm amidan hay nhiễm khuẩn da. Bệnh thường gặp về mùa đông hoặc đông xuân sau viêm họng.
Suy thận cấp dẫn đến tử vong
ThS-BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận - Thận nhân tạo, BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A.
Bệnh khởi đầu bằng viêm họng hoặc viêm da, sau đó vi trùng không tấn công trực tiếp lên thận mà thông qua cơ chế miễn dịch. Nghĩa là vi khuẩn là kháng nguyên (vật lạ so với cơ thể). Khi đó cơ thể sẽ chống đỡ bằng cách sinh ra kháng thể. Kháng thể sẽ kết hợp với kháng nguyên để hình thành phức hợp kháng nguyên kháng thể. Trong điều kiện bình thường hệ miễn dịch loại bỏ phức hợp này và người bệnh sẽ khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở một số người bệnh có hệ miễn dịch bị rối loạn, các phức hợp kháng nguyên kháng thể sẽ không bị loại bỏ mà theo máu đến cầu thận, gây ra tổn thương và biểu hiện bệnh.
Theo BS Thảo, lứa tuổi hay mắc bệnh này là trẻ 4-14, ít gặp nhỏ hơn hai tuổi và trên 20 tuổi. Tuy nhiên, viêm cầu thận cấp nếu xảy ra ở người lớn thường nặng hơn trẻ em. Nam gặp nhiều gấp đôi nữ. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, đôi khi có thể thành dịch. Bệnh hay gặp ở những nơi kinh tế kém phát triển, đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém hoặc có thể phát tán trong trường học.
Một số triệu chứng như sau khi bị viêm họng: Sốt, đau họng, amidan sưng to, nung mủ 1-2 tuần hoặc viêm da mủ (có nhiều mụn mủ ở một vùng da) 2-3 tuần. Người bệnh bị sưng phù hai mi mắt, phù mặt, có thể lan toàn thân, tiểu ít, nước tiểu sậm màu như nước trà đậm hoặc như màu xá xị, tăng huyết áp thường gặp, có thể tăng huyết áp nặng ảnh hưởng lên thần kinh (lơ mơ, ngủ gà, đau đầu dữ dội, co giật…), khó thở do suy tim. Ở mức độ nặng, người bệnh ho trào bọt hồng, suy hô hấp và tử vong. Một số trường hợp không biểu hiện ra ngoài, chỉ phát hiện tình cờ do xét nghiệm như nước tiểu có nhiều đạm, máu, suy chức năng thận, kháng thể kháng vi khuẩn (ASLO) tăng cao trong máu.
Chẩn đoán sớm sẽ chữa khỏi
Theo ThS-BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, một số cách phòng, chống bệnh như cải thiện điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nếu trẻ bị viêm họng hoặc viêm mủ da không nên tự dùng thuốc mà phải đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi để tích cực điều trị nhiễm khuẩn ngay từ đầu. Nếu trẻ mắc bệnh cần cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây lan. Nếu trẻ có biểu hiện suy thận như phù, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, tăng huyết áp thì phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thận để có điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, đa số trường hợp trẻ bị viêm cầu thận cấp đều được chữa khỏi, thông thường 2-6 tuần.
Cà Mau: Bác sĩ Trưởng khoa tử vong bất thường trong phòng trực
Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp (Bện viện đa khoa khu vực huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) được phát hiện tử vong ngay trong phòng trực.
Thông tin ban đầu từ Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Năm Căn cho biết, tối ngày 1/3, bác sĩ Phạm Thành Lý (53 tuổi, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp của bệnh viện) có lịch trực tại Khoa.
Đến sáng ngày 2/3, khi các y, bác sĩ của Khoa này đến làm việc thì bất ngờ phát hiện ông Lý nằm dưới nền gạch trong phòng trực và đã tử vong. Lúc này, trên người của ông Lý vẫn còn mặc áo blouse trắng của bệnh viện.
Qua kiểm tra thi thể của ông Lý, công an phát hiện trên mặt nạn nhân có vết thương.
Hiện Công an tỉnh Cà Mau đang tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ nguyên nhân.
Ăn bánh mì kẹp thịt, 39 nữ tu ở Đắk Lắk bị ngộ độc vi khuẩn E.Coli và Salmonella
Chiều 3/3, bác sỹ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết: Nguyên nhân khiến 39 người bị ngộ độc thực phẩm khi ăn bánh mỳ thịt tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) là do vi khuẩn đường ruột E.Coli và Salmonella.
Trước đó, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, ngày 24/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận 41 nữ tu (đang theo học tại Tu viện Nữ vương Hòa Bình, đường Xô Viết nghệ tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột) trong tình trạng đau bụng, nôn ói, đi ngoài nhiều lần.
Trong số này có 39/41 người được chẩn đoán là bị ngộ độc thức ăn và phải nhập viện điều trị. Sau 4 ngày điều trị tích cực, chiều 28/2, tất cả 39 bệnh nhân bị ngộ độc sức khẻo đã ổn định và được xuất viện.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, tất cả 39 bệnh nhân bị ngộ độc đều ăn bánh mỳ thịt của bà Trương Thị Thu Cúc ở ngã tư đường Đào Duy Từ giao nhau với Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Buôn Ma Thuột.
Qua kiểm tra, Đoàn thanh tra liên ngành của Sở Y tế đã tạm đình chỉ kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Cúc, do cơ sở kinh doanh bánh mỳ không có giấy chứng nhận kinh doanh thức ăn đường phố, nguyên liệu và thực phẩm bày bán tại đây không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bác sỹ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết: Vi khuẩn E. coli và Salmonella có thể gây bệnh tiêu chảy cấp và thương hàn.
Bác sỹ Lào khuyến cáo người dân cần ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước sôi để nguội, rửa tay bằng xà phòng, không ăn uống, tiêu thụ thức ăn, nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh bị ngộ độc và các bệnh đường ruột./.
Hà Nội niêm phong 200 lít rượu không nhãn mác
Kiểm tra một số cơ sở dịch vụ ăn uống có bán rượu sáng 3/3, đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm Hà Nội niêm phong 6 chum rượu với khoảng 200 lít vì không nhãn mác, giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Kiểm tra tại nhà hàng Thu Thắng, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở có 6 chum đựng rượu với khoảng 200 lít không có nhãn mác. Trước đó, chủ nhà hàng cho biết chỉ bán rượu đóng chai trong nước và nhập khẩu của nước ngoài. Theo chủ nhà hàng, số rượu không nhãn là rượu nếp lấy của người quen ở huyện Đông Anh nên không có hóa đơn chứng từ.
Đoàn đã niêm phong toàn bộ số rượu trên và yêu cầu chủ nhà hàng ngày 7/3 làm việc với Phòng y tế quận Bắc Từ Liêm về nguồn gốc số rượu này. Trong trường hợp chủ nhà hàng không xuất trình được giấy tờ liên quan, số rượu này sẽ bị tịch thu và tiêu hủy theo quy định. Đoàn cũng lấy 3 mẫu rượu để kiểm nghiệm.
Kết quả xét nhanh các mẫu rượu, rau đều đảm bảo an toàn; 3 mẫu bát đĩa không đảm bảo vệ sinh.
Liên tiếp có 5 người vào viện cấp cứu vì ngộ độc methanol sau khi uống rượu, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm thành phố cùng các đơn vị liên quan kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở xã phường có bệnh nhân ngộ độc rượu, truy xuất nguồn gốc rượu, lấy mẫu xét nghiệm. Nhà chức trách khuyến cáo người dân có biểu hiện nghi ngộ độc rượu cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị.
Hơn 60% ca nạo phá thai là sinh viên
http://giaoducthoidai.vn/tre/hon-60-ca-nao-pha-thai-la-sinh-vien-2991565-b.html
Theo thống kê của Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình (Bộ Y tế), hiện có khoảng 20 - 30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và đau lòng hơn hiện có khoảng 60 - 70% các ca nạo phá thai là sinh viên các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp.
Thực trạng đau lòng
GS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình, cho biết bà từng chứng kiến rất nhiều nỗi đau phải phá thai sớm của trẻ vị thành niên.
Các em đều đến bệnh viện khi tuổi thai đã lớn, trên 2 - 3 tháng. Thậm chí, nhiều cháu đang là học sinh, khi phát hiện mang thai đã tự mua thuốc kích thích chuyển dạ trên mạng để phá dẫn tới bị băng huyết ồ ạt.
Giáo sư Hoài Đức lo ngại tình trạng phá thai ở người trẻ ngày càng gia tăng. Nghiên cứu của bà và các đồng nghiệp từng chỉ ra tình trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới. Hằng năm, khoảng 300.000 nữ giới từ 12 - 19 tuổi phá thai, 20 - 30% ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn, 60 - 70% là sinh viên.
Đáng lo ngại, tình trạng trẻ em gái ở lứa tuổi 12 có nhu cầu phá thai ngày càng tăng. Trên thực tế, con số nạo phá thai còn cao hơn rất nhiều vì không thể thống kê những trường hợp thực hiện chui.
Bác sĩ Lương Tâm Phúc - Phó khoa Kế hoạch hóa gia đình (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết: “Mỗi năm, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận xử lý 15.000 - 20.000 ca nạo phá thai, nhiều nhất cả nước, trong đó có tới 15 - 20% trường hợp các bé gái vị thành niên. Nhiều cháu mới chỉ 12 - 13 tuổi”,
30 năm trong nghề sản khoa, bác sĩ Phúc cho biết anh thấy tỷ lệ nạo phá thai ở các bé gái vị thành niên không hề giảm. Con số 15.000 - 20.000 ca chỉ là con số ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Cả nước còn nhiều bệnh viện phụ sản khác, chưa kể các cơ sở, phòng khám chui.
Hậu quả của việc cha mẹ thiếu quan tâm
Để xảy ra tình trạng đau lòng trên, theo bác sỹ Phúc là do sự thiếu quan tâm của bố mẹ đến con cái, đặc biệt con gái trong tuổi dậy thì. Bác sĩ cho rằng, hiện các dụng cụ tránh thai không có sẵn và do tâm lý e ngại, các em không mạnh dạn mua để sử dụng.
Kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục chưa được chú trọng. Những kiến thức này nên được đưa bài bản vào chương trình giáo dục trong nhà trường, không nên chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” như bây giờ.
Bác sĩ Phúc khuyến cáo việc phá thai ở tuổi vị thành niên dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Với xã hội hiện đại, việc cấm trẻ quan hệ tình dục rất khó. Thay vào đó, bố mẹ nên trang bị cho trẻ cách tránh thai an toàn để tránh những câu chuyện đáng tiếc. Đó là điều nên làm ngay lập tức.
Còn theo GS Đức, nguyên nhân khiến trẻ phá thai trở nên báo động như hiện nay là do sự thiếu hiểu biết về sức khỏe tình dục có thể dẫn tới rối loạn sức khỏe tâm thần, trầm cảm, loạn thần kinh, phức tạp và làm giảm sự tự tin, giá trị ý thức thấp, căng thẳng trong mối quan hệ với bạn tình làm hạn chế năng suất lao động và hạnh phúc trong đời sống.
Các vấn đề phát sinh từ hành vi tình dục không an toàn, thiếu hiểu biết về tình dục dẫn tới tình trạng bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là HIV, mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn, các hệ lụy khác trong cuộc sống gia đình, xã hội.
“Cung cấp cho giới trẻ có kiến thức về tuổi dậy thì, về tình dục và sinh sản là để cho giới trẻ có kỹ năng sống, hiểu biết để tự điều chỉnh hành vi tình dục của chính mình một cách đúng đắn và lành mạnh, tránh phạm những sai lầm không đáng có trong thực hiện ham muốn tình dục” - Giáo sư Hoài Đức khuyến cáo.
Báo động rối loạn tâm thần do nghiện rượu
http://cand.com.vn/y-te/Bao-dong-roi-loan-tam-than-do-nghien-ruou-430841/
Từ đầu năm 2017 đến nay, Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bảo vệ sức khoẻ tâm thần tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận 70 bệnh nhân nghiện rượu đến điều trị. Tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện rượu đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hoá. Loạn thần do rượu, sảng rượu là tình trạng nhiễm độc não do nghiện rượu hoặc sử dụng rượu quá nhiều.
Theo Bác sĩ Cao Thị Xuân Thuỷ, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bảo vệ sức khoẻ tâm thần tỉnh Quảng Ninh, trong tháng 1-2017, đơn vị tiếp nhận 35 bệnh nhân nghiện rượu vào điều trị. Từ ngày 2 đến 13-2, Khoa tiếp nhận 28 bệnh nhân, trong đó có 18 người nghiện rượu.
Các trường hợp này đều là nam giới. Đa số các bệnh nhân vào khoa đều có điểm giống nhau như: Uống rượu nhiều trong thời gian dài; thèm rượu; mắc các bệnh liên quan (viêm tụy, dạ dày, gan, não, tim, thận, mắt, phổi); tinh thần sa sút; tri giác sai thực tại; rối loạn giấc ngủ; ảo giác.
Cơ chế gây rối loạn tâm thần do rượu là khi Methanol và Andehyt trong rượu sẽ tích lại trong máu. Nếu cơ thể không đào thải kịp sẽ ứ đọng và tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ngộ độc chuyển hóa, hủy hoại gan. Ngoài ra, loạn thần do rượu sẽ dẫn tới những hành vi kích động, hoang tưởng, ảo giác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và nguy hiểm cho xã hội.
Hiện, Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh triển khai những giải pháp điều trị và cắt cơn cho người nghiện rượu dẫn đến loạn thần do rượu. Bệnh viện tư vấn điều trị, can thiệp hỗ trợ, liệu pháp tâm lý, tái khám. Sau 2 tuần điều trị, nhiều bệnh nhân dứt cơn nghiện rượu, sức khoẻ ổn định Tuy nhiên, sau khi về gia đình, họ tiếp tục uống rượu, gây khó khăn cho điều trị.
Theo các bác sỹ, nhân viên y tế trong Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bảo vệ sức khoẻ tâm thần tỉnh Quảng Ninh, các bệnh nhân điều trị chứng nghiện rượu đều có đặc điểm chung là không kiểm soát được hành động và lời nói, sức khỏe giảm sút, "già" hơn so với tuổi thực tế. Khi bác sỹ đến tiêm, điều trị, bệnh nhân chống đối quyết liệt. Do đó, các bác sỹ phải dùng nẹp để cố định tay bệnh nhân, dùng dây vải buộc vào thành giường khi tiêm, truyền thuốc.
Theo Bác sỹ Vũ Minh Hạnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Bảo vệ sức khoẻ tâm thần tỉnh Quảng Ninh, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị nghiện rượu trên địa bàn có xu hướng gia tăng theo từng năm.
Cụ thể, năm 2015, đơn vị tiếp nhận 319 người, năm 2016 tăng lên 352 người. Riêng từ tháng 1-2017 đến nay, Khoa Phục hồi chức năng đã tiếp nhận 70 người. Các bệnh nhân đều có tiền sử uống rượu từ 10 năm trở lên, có người từng uống rượu từ 25 đến 30 năm. Đáng chú ý, bệnh nhân uống rượu có tuổi đời ngày càng trẻ từ 30 đến 35 tuổi. Bệnh nhân nhập viện do bị "sảng rượu" với triệu chứng như: Lơ mơ, hoang tưởng, ảo giác, loạn thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc.
Ngoài ra, họ còn mắc nhiều bệnh liên quan đến tiêu hoá, huyết áp, gan, thận, mật... Nhiều người bị loạn thần do rượu, luôn bị ảo giác, dẫn đến đánh nhau, gây ra những sự việc xô xát người thân, họ hàng, làng xóm...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thói quen uống rượu ăn sâu vào nếp nghĩ, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định, chế tài quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, mua bán và tiêu thụ bia, rượu... Do đó, lượng người sử dụng rượu, bia ngày càng tăng, ở mọi đối tượng. Điều trị nghiện rượu bia chỉ 1 đến 2 tuần là cắt cơn thế nhưng vẫn có rất ít người đi cai rượu.
Gần đây, các cơ quan, đơn vị có quy định cấm uống rượu, bia vào buổi trưa và trong giờ làm việc, CSGT tăng cường kiểm tra, xử lý người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia.
Để không tái nghiện, người nghiện cần quyết tâm đoạn tuyệt với bia, rượu. Đồng thời, gia đình kiên trì, quan tâm, giúp đỡ; cộng đồng xã hội động viên, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt, giải trí lành mạnh; giúp họ tránh xa và không có cơ hội tái nghiện.
Khám sức khỏe lập sổ theo dõi, nhiều người phát hiện có bệnh mà không biết
Khám lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cụ ông 83 tuổi ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội, khiến bác sĩ phát hoảng khi đo huyết áp vọt lên đến 220.
“Chúng tôi lập tức cho cụ uống thuốc hạ huyết áp sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm theo dõi trong khi ông cụ cứ cãi do uống rượu”, bác sĩ Vũ Thị Hoàng Lan, Trạm trưởng Y tế xã Cổ Bi kể lại. Rất nhiều người dân khi khám sức khỏe vài ngày qua đã phát hiện tăng huyết áp mà không biết. Thông thường huyết áp lên quá cao rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não...
Trong 2 ngày 1-2/3, các bác sĩ ở Trạm Y tế xã Cổ Bi thực hiện khám và lập sổ theo dõi khám sức khỏe cho khoảng 400 người, chủ yếu là người lớn. Ngoài khám tai mũi họng, nghe tim, khám da, đo chiều cao cân nặng và vòng eo, người dân còn được siêu âm bụng tổng quát.
Theo bác sĩ Lê Văn Trọng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, sau thăm khám, không những bệnh cao huyết áp mà nhiều người còn được phát hiện có u nang gan, sỏi thận, nguy cơ sỏi thận, gan nhiễm mỡ... Có người phát hiện u bất thường ở gan được giới thiệu làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh. Người có nguy cơ sỏi thận thì được tư vấn theo dõi lâm sàng, thay đổi chế độ ăn, tăng bài tiết…
Trong giai đoạn đầu, xã Cổ Bi lập kế hoạch lập hồ sơ theo dõi sức khỏe điện tử cho trẻ dưới 5 tuổi và người trên 60 tuổi; giai đoạn sau sẽ mở rộng toàn bộ người dân trong xã. “Mỗi người dân được cấp một mã số sức khỏe riêng, khi khám ở các bệnh viện khác của Hà Nội chỉ cần báo tên tuổi là bác sĩ đã có thể truy cập vào hồ sơ sức khỏe này”, bác sĩ Lan nói.
Hệ thống tự động gửi kết quả khám bệnh vào tin nhắn điện thoại người dân đã cung cấp khi lập hồ sơ. Theo bác sĩ Lan, mục tiêu là tất cả người dân được làm xét nghiệm máu với các thông số cơ bản như chỉ số đường huyết, mỡ máu, cholesterol… Tuy nhiên, hiện nay nguồn kinh phí hạn hẹp nên chỉ những trường hợp bác sĩ chỉ định mới được làm xét nghiệm máu miễn phí.
Trong các ngày 1-10/3, có 10 xã phường tại 5 quận huyện Hà Nội (gồm Long Biên, Gia Lâm, Ba Đình, Sóc Sơn, Nam Từ Liêm) thí điểm việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử. Hà Nội sẽ tổng kết trước khi triển khai rộng toàn thành phố. Dự kiến Hà Nội hoàn thành việc khám sức khỏe lần đầu và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho tất cả người dân vào tháng 9.
Trước Hà Nội, Phú Thọ và Bắc Ninh cũng đã thí điểm khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân. Để khám sức khỏe cho người dân, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm cũng được huy động.
Phẫu thuật ngay tại phòng cấp cứu: Giành giật sự sống từ tay tử thần
Không kịp để đưa bệnh nhân đến phòng mổ lớn, thậm chí vừa hồi sức vừa phẫu thuật, các bệnh nhân được mổ ngay tại phòng cấp cứu khi sự sống chỉ còn được tính bằng phút.
Ưu tiên hàng đầu là mạng sống của bệnh nhân
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện hiếm hoi có phòng mổ ngay bên trong khoa Cấp cứu, nhờ vậy đã có không ít bệnh nhân được cứu sống chỉ trong gang tấc.
BS Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim không thể quên ca mổ vào đúng đêm giao thừa Tết nguyên đán vừa qua.
Bệnh nhân là người Nhật, 70 tuổi. Khi vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất thì bất ngờ ngất xỉu vì lên cơn đau tim. Ngay sau đó, bệnh nhân được sơ cứu tại sân bay rồi đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện FV, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch.
BS Nguyễn Thái An cho biết, bệnh nhân bị bóc tách từ gốc động mạch chủ, tình trạng nguy kịch. Bệnh diễn tiến rất đột ngột, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 48 giờ đầu tiên nên buộc phải mổ khẩn cấp.Ngay lập tức, quy trình cấp cứu khẩn cấp được báo động, các bác sĩ có mặt kịp thời để tiến hành phẫu thuật cứu sống bệnh nhân.
Mới đây nhất là 3 trường hợp bệnh nhân bị tổn thương các mạch máu lớn ở trong lồng ngực như: động mạch phổi, động mạch dưới đòn, vết thương tim... Cả 3 trường hợp đều được các bác sĩ vừa hồi sức vừa phẫu thuật để cứu sống bệnh nhân.
“Ở 3 trường hợp trên chúng tôi không chỉ thực hiện phẫu thuật nhanh bằng quy trình báo động đỏ mà trong quá trình phẫu thuật còn bỏ qua một số công đoạn như không sát trùng da cho bệnh nhân, thậm chí rạch da thẳng tới nơi để nhanh chóng giải phóng và kịp thời khâu vết thương cứu sống bệnh nhân”, TS.BS Nguyễn Hoàng Bình - Phó khoa Ngoại lồng ngực cho biết.
BS Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho rằng: “Trong cấp cứu không thể lúc nào cũng áp dụng một quy trình chuẩn. Chuẩn nhất là làm sao cứu được người bệnh.Đó là y lệnh cao nhất”.
Quy trình báo động đỏ “đặc biệt”
BS Phạm Thanh Việt cho biết, những quy trình cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy, còn được ví là "Báo động đỏ", đã được bệnh viện áp dụng từ hơn 20 năm qua. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, quy trình này đã cứu sống được rất nhiều trường hợp nguy kịch, đặc biệt với những ca bệnh cấp cứu được mổ ngay tại khoa Cấp cứu.
Phòng mổ cấp cứu này có đầy đủ các thiết bị phẫu thuật, gây mê, hồi sức... Bằng quy trình báo động đỏ, nơi đây luôn sẵn sàng phẫu thuật cấp cứu cho những trường hợp bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, vì nếu đưa bệnh nhân đến một phòng mổ hay chờ đưa trang thiết bị đến mổ thì bệnh nhân có thể tử vong.
Theo BS Phạm Thanh Việt, đây là những trường hợp gần như chắc chắn tử vong nếu chậm trong vài phút, thậm chí có những trường hợp nguy kịch đến mức bác sĩ không kịp sát trùng, bệnh nhân không kịp thay quần áo đã phải mổ ngay, bởi lúc đó mạng sống của bệnh nhân chỉ còn tính bằng giây.
Bác sĩ trưởng ca cấp cứu là những người nhận định về tình trạng bệnh và đưa ra quyết định có thực hiện mổ cấp cứu hay không.Nếu thấy bệnh nhân đang nguy kịch, thời gian chỉ tính bằng phút thì khởi động ngay quy trình báo đỏ, lúc đó tất cả các chuyên khoa lập tức có mặt ở phòng mổ và đưa ngay bệnh nhân vào phòng mổ cấp cứu.
Bệnh nhân không cần trải qua những thủ tục hành chính cần thiết của một ca phẫu thuật như: xét nghiệm, hội chẩn, thậm chí bệnh nhân không cần phải gây mê... mục tiêu cuối cùng là cứu sống bệnh nhân nhanh nhất có thể.
Theo BS Việt, trong thời gian gần đây, tình trạng bệnh nhân rơi vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” đến Bệnh viện Chợ Rẫy ngày càng nhiều, việc phải mổ cấp cứu khẩn cấp đang có xu hướng tăng lên.
Nếu như trong năm 2016 chỉ có khoảng 15 bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh phải mổ cấp cứu bằng quy trình báo động đỏ, thì chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017 đã có đến 8 trường hợp.
Từ thực tế lâm sàng, Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định chuẩn hóa mô hình này để làm sao các bộ phận nhanh hơn, chặt chẽ hơn khi có báo động đỏ nhằm tăng thêm khả năng cứu sống bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đang khảo sát để tiến hành triển khai một số phòng mổ cấp cứu tại các khoa điển hình, nhằm mang lại cơ hội cứu sống những bệnh nhân nguy kịch theo từng chuyên khoa.
Hàng loạt công nghệ phẫu thuật mới được áp dụng tại VN
http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/hang-loat-cong-nghe-phau-thuat-moi-duoc-ap-dung-tai-vn-833223.html
Đầu năm 2017, ngành y tế nước ta có những phát triển đột phá với hàng loạt công nghệ mới trong phẫu thuật được áp dụng để tăng hiệu quả cứu chữa bệnh.
Trong bài viết này, Kiến Thức xin điểm lại một vài loại công nghệ phẫu thuật chữa bệnh mới hiện đại có thể thực hiện ở nước ta.
Việt Nam sử dụng rô bốt trong phẫu thuật khớp gối, thần kinh
Phương pháp phẫu thuật hiện đại này mới chính thức khai trương và đưa vào sử dụng ngày 1/3 vừa qua.Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên chính thức khai trương và đưa vào sử dụng hệ thống rô bốt trong phẫu thuật khớp gối và phẫu thuật thần kinh.
Đây là hệ thống rô bốt phẫu thuật Mako và Rosa hiện đại nhất tại Mỹ hiện nay, đánh dấu bước phát triển mới trong ứng dụng công nghệ cao của bệnh viện nói riêng và ngành Y tế nói chung.
Được biết ngay khi vừa đi vào thực hiện phương pháp mới này các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật cho 3 bệnh nhân đầu tiên.Trong đó, bệnh nhân Lại Thị M. (50 tuổi) là một trong ba bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật bằng rô bốt thay khớp gối bán phần.Sau 2 tiếng đồng hồ phẫu thuật bằng phương pháp mới, bệnh nhân đã có thể tự đi lại và cảm giác dễ chịu hơn.
Phẫu thuật cận thị không chạm vào mắt ở Việt Nam
Phương pháp mới phẫu thuật mắt cận thị mới có tên SmartSurfACE.Đây là phương pháp phẫu thuật laser bề mặt không chạm vào mắt, không cần tạo vạt giác mạc. Trước kia các phương pháp cũ phải bóc biểu mô giác mạc bằng tay hoặc bằng máy.
Kỹ thuật này bệnh nhân nằm trên bàn mổ, máy tự định vị và mọi thứ được thực hiện hoàn toàn bằng laser chiếu qua khoảng 1-2 phút.
Theo các bác sĩ việc không chạm vào mặt giúp ca mổ điều chỉnh thị lực an toàn, nhẹ nhàng, giảm nguy cơ biến chứng, thời gian hồi phục ngắn hơn. Phương pháp này ít tổn thương đến thần kinh của giác mạc nên ít khô mắt sau mổ.
Phẫu thuật cột sống an toàn với công nghệ mới
Từ cuối tháng 11/2016 những người bị chấn thương, vẹo cột sống hoặc thoái hóa, thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật có thể yên tâm hơn với hệ thống O.arm và hệ thống định vị không gian 3 chiều.
Hệ thống O.arm và hệ thống định vị không gian 3 chiều là hệ thống bệnh viện Bạch Mai vừa triển khai, cung cấp hình ảnh không gian 3D với độ phân giải cao, chính xác. Với cánh tay linh động có thể mở ra và tự động đồng bộ hóa với hệ thống định vị trong phẫu thuật, góp phần rút ngắn thời gian hồi phục cho các bệnh nhân.
Ứng dụng trong chẩn đoán và phẫu thuật phức tạp như chấn thương, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống giúp giảm tiếp xúc với bức xạ cho cả bệnh nhân và bác sĩ, kỹ thuật này được coi là cuộc cách mạng trong phẫu thuật cột sống.
Áp dụng thành công công nghệ phẫu thuật cắt ung thư thanh quản bằng laser
Ngày 21/2, bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cho biết đã áp dụng thành công công nghệ phẫu thuật mới cắt ung thư thanh quản bằng laser nội soi qua đường miệng.
Mổ nội soi bằng laser là phương pháp mới có nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân như thời gian mổ rút ngắn còn 1/3 so với mổ hở, ít mất máu, thẩm mỹ hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn. Khi mổ hở bác sĩ phải rạch một đường khoảng 10cm trên cổ, nhìn bằng mắt thường để mổ, bệnh nhân phải tốn chi phí trên 20 triệu đồng và nằm viện hơn 2 tuần.
Khi phẫu thuật bằng phương pháp mổ bằng laser mới này bác sĩ nhìn qua kính hiển vi nên có thể lấy hết các tế bào ung thư, giảm tỉ lệ tái phát so với mổ thường. Theo các chuyên gia thì đây là bước tiến mới trong phẫu thuật ung thư thanh quản.
Bắc Ninh lần đầu cấp cứu thành công bệnh nhân nhồi máu phổi cấp
http://www.vietnamplus.vn/bac-ninh-lan-dau-cap-cuu-thanh-cong-benh-nhan-nhoi-mau-phoi-cap/433936.vnp
Ngày 3/3, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh cho biết bệnh viện vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị nhồi máu phổi cấp tính bằng phương pháp tiêu sợi huyết.
Đây là ca bệnh khó, hiếm gặp, cũng là ca bệnh nhồi máu phổi đầu tiên được điều trị thành công tại đây.Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong lớn.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Hà, 55 tuổi, ở phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nhập viện điều trị vỡ xương bánh chè trái do tai nạn giao thông.
Sau khi điều trị, tình trạng bệnh nhân diễn biến tốt. Tuy nhiên ngày thứ 12 sau mổ, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tình trạng khó thở, đau ngực dữ dội, huyết áp khó đo, độ bão hòa ôxi máu giảm.
Nhận định tình trạng bệnh nặng, có nguy cơ đe dọa tính mạng, bệnh nhân được chuyển đến khoa hồi sức tích cực và được các y, bác sỹ xử trí theo phác đồ suy hô hấp, suy tuần hoàn. Tuy nhiên tình trạng không cải thiện và có phần diễn biến nặng hơn.
Sau khi chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch phổi thấy có hình ảnh huyết khối gây tắc mạch, bệnh nhân bị nhồi máu phổi lớn cả 2 bên và được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết.
Theo bác sỹ Phương, đây là biến chứng của bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông). Ở những bệnh nhân bị hạn chế vận động, bất động sau mổ hoặc người đi tàu xe nhiều không có thời gian vận động thường hay bị dòng máu chảy chậm trong tĩnh mạch chân và sau đó hình thành cục máu đông.
Trong quá trình vận chuyển, những cục máu đông này sẽ di chuyển đến các bộ phận khác.Cụ thể với bệnh nhân Hà, cục máu đông đã di chuyển đến phổi và gây tắc mạch phổi.
Bệnh nhân được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tiêm một liều ngay sau 2 giờ khi có biểu hiện mắc bệnh.Đây là thời điểm "vàng" đối với những ca nhồi máu để cứu sống bệnh nhân.
Sau khi tiêm một tiếng, tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện rõ rệt, ngực đỡ đau, dễ thở, huyết áp dần trở lại bình thường.Đến nay, bệnh nhân có thể vận động, đi lại nhẹ nhàng.
Trước đây, những ca bệnh này, bệnh nhân thường được chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trên.
Kỹ thuật tiêu sợi huyết đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh triển khai thành công trên bệnh nhân bị nhồi máu não.Tuy nhiên, đây là ca bệnh đầu tiên có chẩn đoán nhồi máu phổi lớn được cứu sống nhờ thực hiện kỹ thuật này.
Đây sẽ là tiền đề để bệnh viện tiếp tục phát triển nhiều kỹ thuật khó, chuyên sâu ngay tại tuyến tỉnh, giúp nhân dân được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật cao tại địa phương./.
Lấy khối u nặng tới 4kg ra khỏi cơ thể một phụ nữ
Khối u xơ tử cung nặng tới 4kg vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam phẫu thuật thành công.
Chiều 2-3, ông Võ Đôn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật và cắt thành công khối u xơ tử công nặng tới kg ra khỏi cơ thể của một bệnh nhân nữ.Bệnh nhân là chị Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1973, phường Cẩm Phô, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam).
Trước đó, chị Thủy nhập viện trong tình trạng mắc rong kinh kéo dài kèm đau tức bụng dưới. Chị Thủy cho biết do sợ phẫu thuật nên chị đã chịu đựng đau và biến chứng suốt 5 năm qua.
Sau khi được nhập viện, bệnh nhân Thủy được các bác sỹ khoa phụ sản của bệnh viện đã tiến hành khám chuyên khoa và làm các xét nghiệm, siêu âm và chẩn đoán u xơ tử cung lớn kèm thiếu máu; biến chứng chèn ép các tạng chung quanh trong ổ bụng. Bệnh nhân Thủy sau đó được chuyền 2 đơn vị máu trước khi thực hiện caphẫu thuật cắt tử cung toàn phần ra khỏi cơ thể.
Ekip phẫu thuật do Bác sỹ Võ Thôi, Trưởng Khoa Phụ sản cho biết đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam thực hiện ca phẫu thuật cắt khối u xơ tử cung có trọng lượng "khủng" nhất từ trước tới nay.
Lần đầu tiên 'Chụp, can thiệp bệnh lý mạch máu thần kinh và tạng'
Hôm nay 3.3, lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (BVĐKLĐ) triển khai kỹ thuật mới 'Chụp, can thiệp bệnh lý mạch máu thần kinh và tạng'.
Ca đầu tiên được tiến hành từ 9 giờ sáng nay cho bệnh nhân N.T.T (53 tuổi, ngụ P.10, TP. Đà Lạt). Tiếp đó là hai bệnh nhân P.Đ (45 tuổi, ngụ H.Đức Trọng, Lâm Đồng) và N.V.V (62 tuổi, ngụ TP.Đà Lạt). Trung bình mỗi ca chụp và can thiệp bệnh lý mạch máu thần kinh thực hiện từ 35 - 45 phút. Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thiên, Trưởng Khoa Nội Thần kinh (BVĐKLĐ) vui mừng cho biết: “Cả ba ca áp dụng kỹ thuật mới này đều thành công, các bệnh nhân sẽ được tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ tới”.
Sau khi có kết quả chụp mạch máu thần kinh, các bác sĩ đã trao đổi trực tiếp với người nhà các bệnh nhân về hướng can thiệp do có phát hiện dị dạng mạch máu não.
Bác sĩ Nguyễn Bá Hy, Giám đốc BVĐKLĐ, cho biết từ 2 năm qua, bệnh viện đã cử ê kíp thực hiện đến Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM trong 2 đợt để học tập và thực hành cách thức thực hiện kỹ thuật mới trong việc chụp, can thiệp bệnh lý mạch máu thần kinh và tạng.
Do lần đầu thực hiện kỹ thuật chụp can thiệp bệnh lý mạch máu thần kinh ngay tại BVĐKLĐ với thiết bị mới nhập (trị giá 20 tỉ đồng), nên bác sĩ Trần Thanh Vũ, Trưởng Đơn vị can thiệp mạch máu thần kinh thuộc Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, kiêm Phó chủ tịch Hội Can thiệp mạch máu thần kinh TP. HCM, đã trực tiếp hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho các bác sĩ BVĐKLĐ.
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hy, với kỹ thuật mới này thì những trường hợp bị đột quỵ nhồi máu não, tác mạch máu não nếu được đưa đến bệnh viện trong vòng 3 giờ (sau khi phát hiện), bệnh nhân được chụp và can thiệp kịp thời sẽ tránh được nguy cơ bại liệt nửa người.
Đồng Nai: Phẫu thuật lấy búi tóc trong dạ dày của bé gái thích ăn tóc
http://tbdn.com.vn/dong-nai-phau-thuat-lay-bui-toc-trong-da-day-cua-be-gai-thich-an-toc_n19813.html
Mẹ bé cho biết thỉnh thoảng thấy bé lượm tóc dưới sàn nhà ăn và bứt tóc bỏ miệng nhai. Một ngày trước khi mổ vẫn thấy bé lượm tóc ở sàn nhà để ăn.
Một bé gái 7 tuổi (quê Đồng Nai) vừa được bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM mổ lấy búi tóc trong dạ dày ra.
Ngày 17-2, bé được đưa vào trong bệnh viện trong tình trạng đau bụng và ói. Khi siêu âm, bác sĩ thấy có búi tóc lớn nằm trong bao tử và lan xuống ruột non. Phần tóc nằm ở khúc ruột non lúc mới lấy ra có màu vàng do dính chất mật.
Mẹ bé cho biết thỉnh thoảng thấy bé lượm tóc dưới sàn nhà ăn và bứt tóc bỏ miệng nhai. Một ngày trước khi mổ vẫn thấy bé lượm tóc ở sàn nhà để ăn.
BS. Đào Trung Hiếu - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết em bé này bị ói ra ngoài vì khoang chứa bên trong dạ dày không còn nhiều chỗ chứa thức ăn nữa nên bé không ăn được nhiều. Bé chỉ nặng 13kg, do chỉ ăn tóc nên không có dinh dưỡng.
BS Hiếu cho biết có một loại bệnh thích ăn những chất không phải là dinh dưỡng như tóc, bông gòn, cao su, vải… gọi là bệnh Pica. Thậm chí, ông từng gặp người thích ăn vôi tráng tường. Khi ăn những thứ không tiêu được, sẽ tạo thành dị vật nằm lại trong bao tử.
Khi ở mức độ trẻ tự giật tóc của mình để ăn, tạo thành búi tóc lớn nằm trong bao tử và một phần tạo thành đuôi thòng xuống ruột non, thậm chí xuống ruột già, có đủ hai yếu tố này gọi là chứng bệnh Rapunzel. Đây là một căn bệnh cực kỳ hiếm.
Thông thường, trẻ có khuynh hướng là bứt tóc ở hai bên tai, và đây là điều kiện thuận lợi xảy ra ở các bé gái.
“Phẫu thuật đã lấy được búi tóc ra nhưng vấn đề khó khăn là phương án điều trị về tâm lý và phải điều trị dài hơi. Cho đến nay, nguyên nhân chứng bệnh được xác định là do sang chấn tâm lí. Phụ huynh cần quan tâm, để ý con nhiều hơn.Khoảng 50% phụ huynh biết con mình có chứng ăn tóc. Thường đến bệnh viện người nhà mới tá hoả lên khi thấy búi tóc trong dạ dày” - BS Hiếu nói.
Quảng Bình: Cứu sản phụ bị suy thai do dây rau thắt nút
http://suckhoedoisong.vn/-quang-binh-cuu-san-phu-bi-suy-thai-do-day-rau-that-nut-n128798.html
Sáng 3/3/2017, các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa huyện Minh Hóa vừa cứu thành công sản phụ bị suy thai do dây rau thắt nút.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vừa phẫu thuật thành công cho một sản phụ bị suy thai do dây rau thắt nút. Đây là một trường hợp rất hi hữu, hiếm gặp từ trước tới nay. Trước đó, theo các bác sỹ của bệnh viện, sản phụ Đinh Thị Xuân Hòa, 26 tuổi, trú tại xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình nhập viện chiều ngày 2/3 đến 20h đêm cùng ngày bệnh nhân chuyển dạ. Sau qua trình thăm khám, theo dõi, chẩn đoán phát hiện tim thai bất thường qua CTG. Đội ngũ y, bác sỹ bệnh viên đa khoa huyện Minh Hóa đã nhanh chóng hội chẩn, quyết định tiến hành phẫu thuật lấy thai.
Ca phẫu thuật kéo dài 1 giờ đồng hồ, sản phụ đã được cứu thành công, cháu bé chào đời bị dây rau thắt nút chặt. Hiện tình trạng sức khỏe sản phụ đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi sau phẫu thuật. Đây là một thành công của các y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa huyện Minh Hóa. Có được thành công này, là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ bác sỹ và một tinh thần quyết tâm vì người bệnh.
Bệnh viện Đồng Nai thay khớp háng thành công cho cụ bà 100 tuổi
http://www.vietnamplus.vn/benh-vien-dong-nai-thay-khop-hang-thanh-cong-cho-cu-ba-100-tuoi/433848.vnp
Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cụ bà Đặng Thị Ngạn (100 tuổi, ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), vừa được các bác sỹ của bệnh viện thay khớp háng thành công. Hiện sức khỏe của cụ đã ổn định, có thể vận động được.
Trước đó, ngày 23/2, cụ Ngạn nhập viện trong tình trạng háng phải bị sưng lớn, đau nhức không di chuyển được, thiếu máu, suy thận và có bệnh lý về tim mạch. Tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương háng phức tạp do bị trượt chân ngã.
Ngày 27/2, sau khi được hồi sức tích cực, truyền 0,5 lít máu để sức khỏe ổn định, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật thay khớp háng bán phần cho cụ Ngạn. Nhờ công tác hồi sức, hậu phẫu được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng, bệnh nhân đã nhanh chóng hồi phục.
Hiện, bệnh nhân đã tỉnh táo, mạch huyết áp ổn định, giảm các cơn đau, bệnh nhân ngồi dậy được, ăn uống tốt, tinh thần ổn định.
Theo bác sỹ Lê Ngân, Trưởng khoa Ngoại-Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, đây là một ca bệnh hy hữu, hiếm gặp do bệnh nhân đã cao tuổi (100 tuổi), bị gãy liên mấu chuyển cổ xương đùi trái nhiều mảnh phức tạp, khi phẫu thuật các bác sĩ phải gây mê, gây tê, bệnh nhân cũng bị mất nhiều máu.
Ngoài ra, bệnh nhân còn mắc nhiều bệnh của người già, bệnh mãn tính như thiếu máu, suy thận, bệnh lý về tim mạch gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật, nguy cơ bệnh nhân tử vong ngay trên bàn mổ rất cao.
Cũng theo bác sỹ Lê Ngân, với phẫu thuật thay khớp háng sẽ giúp bệnh nhân bớt đau đớn, mau hồi phục vận động, không phải nằm một chỗ.
Ngược lại, nếu không được thay khớp háng, cụ bà sẽ phải bó bột chống xoay, bệnh nhân sẽ không nhúc nhích được, rất đau đớn, ăn, nằm và vệ sinh tại chỗ dẫn đến loét lưng, loét mông, kèm theo bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch, phổi, nếu phải nằm một chỗ bệnh sẽ nặng thêm.
Trung Quốc: Dịch cúm gia cầm H7N9 giảm sau các biện pháp khẩn
http://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-dich-cum-gia-cam-h7n9-giam-sau-cac-bien-phap-khan/433964.vnp
Giới chức y tế Trung Quốc ngày 3/3 thông báo dịch cúm gia cầm H7N9 tại nước này đã giảm kể từ sau khi triển khai các biện pháp khẩn cấp.
Theo Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Quốc gia (NHFPC), kể từ ngày 24/2-2/3, Trung Quốc đã ghi nhận 22 trường hợp nhiễm H7N9, trong đó có 4 ca tử vong. Sau khi dịch bệnh bùng phát, các khu vực có ca nhiễm virus H7N9 đã đóng cửa các chợ bán gia cầm sống và đình chỉ hoạt động vận chuyển gia cầm sống giữa các khu vực để ngăn dịch bệnh lây lan.
Trong giai đoạn từ ngày 23/3-3/3, NHFPC cũng đã phối hợp ngăn ngừa và kiểm soát với các cơ quan khác để kiểm tra 9 khu vực có các ca nhiễm bệnh.
Trường hợp virus H7N9 lây nhiễm sang người tại Trung Quốc được biết đến đầu tiên vào tháng 3/2013. Chủng virus này thường bùng phát trong khoảng thời gian mùa Đông và mùa Xuân hằng năm.
Hiện Trung Quốc đã nghiêm cấm hoạt động buôn bán gia cầm sống tại nhiều địa phương như Nam Xương (tỉnh Giang Tây), Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), Tô Châu (tỉnh Giang Tô), nhiều thành phố thuộc tỉnh Hồ Nam và Tứ Xuyên, và toàn bộ tỉnh Chiết Giang.
Các chuyên gia khẳng định H7N9 không thể lây giữa người với người, đồng thời khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với gia cầm sống và chết, nên mua các sản phẩm gia cầm có giấy chứng nhận kiểm dịch và không nghe theo tin đồn.
Cúm gia cầm bùng phát nhưng nguy cơ lây sang người thấp
http://anninhthudo.vn/the-gioi/cum-gia-cam-bung-phat-nhung-nguy-co-lay-sang-nguoi-thap/719990.antd
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1-3 nhận định, nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm H7N9 giữa người và người ở Trung Quốc là thấp, tuy nhiên các ca bệnh vẫn tăng nhanh nên cần tiếp tục giám sát chặt chẽ đề phòng diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.
Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm H7N9, bao gồm cả việc cấm bán gia cầm sống. Theo tờ SCMP, tính trong 2 tháng đầu năm 2017, dịch cúm A/H7N9 đã khiến 94 người Trung Quốc thiệt mạng, vượt qua con số 73 ca tử vong hồi năm ngoái. Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm H7N9 xảy ra tại vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang và Châu Giang của Trung Quốc.Đến nay, các phòng thí nghiệm Trung Quốc đã xác nhận 1.200 trường hợp nhiễm H7N9 ở người kể từ năm 2013.Cũng kể từ trường hợp đầu tiên vào năm 2013, dịch bệnh này vẫn xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân hàng năm.
WHO cũng lưu ý, sự bùng phát của các chủng cúm gia cầm H5 trên đàn gia cầm và chim hoang dã trên khắp châu Âu, châu Phi và châu Á cũng là một mối lo. Trong khi nguy cơ dịch lây lan đối với con người được đánh giá là thấp thì việc cảnh giác phòng bệnh rất quan trọng. “Thay đổi liên tục là bản chất của tất cả các virus cúm, vì thế cúm luôn là mối đe dọa dai dẳng và đáng kể cho sức khỏe cộng đồng”, hãng tin Reuters trích dẫn lời của Wenqing Zhang, người đứng đầu chương trình cúm toàn cầu của WHO nói.
Phần lớn các chủng cúm từng xuất hiện đều có nguy cơ rất thấp đối với con người, song các nhà virus học và chuyên gia y tế cộng đồng lo ngại rằng sự xuất hiện cùng lúc của các chủng virus tại nhiều nơi trên thế giới có thể làm tăng nguy cơ khiến chúng hòa trộn và biến đổi, vì thế dễ lây sang người.
Trẻ mắc bị bệnh đầu nhỏ tăng gấp 20 lần từ khi có vi rút Zika
Theo các nhà khoa học Mỹ, tỷ lệ sinh trẻ bị mắc bệnh đầu nhỏ, các dị tật bẩm sinh khác ở thai phụ nhiễm virus Zika cao gấp 20 lần so với những phụ nữ mang thai trước khi có vi rút Zika.
Tỷ lệ sinh trẻ bị mắc bệnh đầu nhỏ cũng như các dị tật bẩm sinh khác ở những thai phụ nhiễm virus Zika cao hơn gấp 20 lần so với những phụ nữ mang thai trước thời điểm loại virus này bùng phát ở châu Mỹ.
Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ đưa ra trong báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) công bố ngày 2/3.
Các nhà khoa học thuộc CDC đã thực hiện cuộc khảo sát về tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc các dị tật bẩm sinh ở các bang Massachusetts, North Carolina và Georgia trong năm 2012-2013, thời điểm trước khi vi rút Zika bùng phát tại khu vực châu Mỹ.
Kết quả cho thấy cứ 1.000 trẻ sơ sinh có 3 trẻ bị mắc chứng đầu nhỏ hoặc các dị tật ở hệ thần kinh trung ương.
Tuy nhiên, khi so sánh với nhóm trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm vi rút Zika ở thời điểm năm 2016, các nhà khoa học phát hiện tỷ lệ trên cao hơn gấp 20 lần, tương đương cứ 1.000 trẻ có đến 60 trẻ mắc các dị tật bẩm sinh.
Theo CDC, kết quả cuộc khảo sát trên cho thấy các nguy cơ của vi rút Zika đối với phụ nữ mang thai vẫn là mối lo ngại.
Trước tình trạng này, CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên đến các khu vực đang bị ảnh hưởng bởi vi rút Zika, và những thai phụ đang sống trong vùng dịch cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Vi rút Zika bắt đầu bùng phát tại các nước Nam Mỹ từ năm 2015 trở thành đợt bùng phát dịch mạnh nhất từ trước tới nay.
Tháng 2/2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về vi rút Zika do tốc độ lây truyền nhanh chóng.
Cho đến nay, vi rút Zika đã xuất hiện tại 75 quốc gia.
Hiện vẫn chưa có vaccine hay thuốc đặc trị vi rút này. Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm vi rút là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban.
Kinh hoàng, bác sĩ 'hù' ung thư vú để cắt ngực 9 bệnh nhân
http://phununews.vn/doi-song/kinh-hoang-bac-si-hu-ung-thu-vu-de-cat-nguc-9-benh-nhan-139222/
Một bác sĩ người Anh vừa qua đã bị cáo buộc: cố tình chẩn đoán ung thư để kiếm chác chi phí thăm khám và phẫu thuật của bệnh nhân.
Theo tờ Daily Star, vào ngày 28/2 vừa qua, một bác sĩ phẫu thuật đã bị đưa ra xét xử tại tòa án hình sự Nottingham (Anh) với 20 tội danh về việc cố tính gây tổn thương thân thể của tổng cộng 9 phụ nữ và một người đàn ông kéo dài trong 4 năm từ năm 1997 đến năm 2011.
Bác sĩ Ian Paterson, 59 tuổi, vừa qua đã nhận về rất nhiều chỉ trích nặng nề từ các bệnh nhân khi nhiều lần chẩn đoán rằng họ đang phải đối mặt với ung thư và "quả bom hẹn giờ" này chỉ có thể ngăn chặn ngay bằng cách phẫu thuật cắt bỏ ngực - điều thật ra là hoàn toàn không cần thiết. Đa phần những ca phẫu thuật của bác sĩ trên được thực hiện tại 1 bệnh viện công và 2 bệnh viện tư, nơi Paterson làm việc.
Một trong những nạn nhân của ông là cô gái trẻ Leanne Joseph, 25 tuổi, người đã bị cắt bỏ 2 bên ngực và hiện tại cô không thể cho con bú.Cách đây không lâu, Joseph đến gặp Paterson sau khi phát hiện ngực trái của cô liên tục chảy mủ. Sau khi kiểm tra, vị bác sĩ này khẳng định rằng, Joseph đang có các tế bào tiền ung thư trong tuyến sữa và điều cần làm ngay lúc này là phẫu thuật cắt bỏ ngực trái.
Không chỉ thế, Paterson còn yêu cầu cô phải phẫu thuật gấp trong vòng 48 giờ đồng hồ, tuy nhiên do không có bảo hiểm y tế và không kịp xoay tiền nên mãi đến vài tuần sau, cô gái trẻ mới phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến sữa ngực trái dù kết quả chụp CT là hoàn toàn bình thường. Không dừng lại ở đó, Paterson còn tiếp tục cảnh báo ngực phải của cô cũng đang gặp phải vấn đề tương tự và phải tiếp tục ca phẫu thuật để tránh bệnh tình trở xấu hơn.
Hay một nạn nhân khác của vụ việc trên là cô Marian Moran, 49 tuổi, cũng nhận được chỉ định của bác sĩ phải lập tức phẫu thuật cắt bỏ hai ngực sau khi bác sĩ Paterson kết luận rằng, cô đang mang một khối u. Mặc dù đây thực chất chỉ là khối u lành tính và việc phẫu thuật thế này là điều không cần thiết nhưng vị bác sĩ này đã thổi phồng những biến chứng để có thể tiến hành phẫu thuật.
Theo Công tố viên Christopher, tất cả những điều trên có thể là do vị bác sĩ muốn nhân cơ hội này "kiếm thêm" nhờ vào chi phí phẫu thuật và tư vấn sau đó, mặc cho tình hình sức khỏe bệnh nhân cũng như lời thề về y đức.
Hiện, Ian Paterson vẫn đang phủ nhận những cáo buộc đưa ra và phiên tòa sự kiến sẽ kéo dài thêm 10 tuần nữa.
Báo Nga: Sẽ có thuốc trị tất cả các loại ung thư sau 3-4 năm nữa
http://viettimes.vn/bao-nga-se-co-thuoc-tri-tat-ca-cac-loai-ung-thu-sau-34-nam-nua-111265.html
Các nhà khoa học Nga đã hoàn tất thử nghiệm tiền lâm sàng loại thuốc chữa ung thư- Giáo sư Andrey Simbirshev - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học quốc gia các hợp chất siêu sạch FMBA - cho biết.
Trong bài phỏng vấn với báo Tin tức (Izvestia), giáo sư Andrey Simbirshev cho biết: Các nhà khoa học Nga đã hoàn tất việc thử nghiệm tiền lâm sàng một loại thuốc có khả năng chữa khỏi các khối ung thư ác tính, thậm chí cả khi ở giai đoạn cuối.
Theo lời Simbirshev, quá trình thử nghiệm thường kéo dài từ 2 đến 3 năm. “Rất tiếc là không thể nhanh hơn.Đó là một công trình nghiên cứu rất nghiêm ngặt. Vì thế nếu tính cả thời gian hoàn tất nghiên cứu tiền lâm sàng giai đoạn cuối thì các bệnh nhân sẽ chỉ nhận được thuốc sau 3 đến 4 năm nữa”.
Giáo sư Simbirshev cho hay, đã tiến hành thử nghiệm trên chuột bạch và chuột nhắt bị mắc các khối u ác tính.“Liệu trình điều trị bằng loại thuốc mới trong đa số các trường hợp đã loại trừ hoàn toàn các khối u, thậm chí ngay cả ở giai đoạn cuối. Như vậy là có thể tự tin nói rằng, các protein đã có được hoạt tính sinh học cần thiết để chữa được ung thư” - Ông Simbirshev giải thích thêm rằng, đối với các dạng ung bướu khác, thuốc này cũng có tác dụng tương tự nhờ những đặc tính phổ quát nằm trong gốc phân tử của loại protein trong thuốc.
Những thành tựu trong việc chế tạo loại chế phẩm dược có tên là “Protein sốc nhiệt” đạt được là nhờ có các thí nghiệm tiến hành trong vũ trụ. Bài báo dẫn lời của giáo sư Simbirshev: “Thực tế là, để phân tích hành vi của protein bằng cấu trúc rentgen, cần phải tạo được các tinh thể siêu tinh khiết từ protein, tuy nhiên việc này không thể thực hiện trong điều kiện sức hút của Trái đất - các tinh thể protein sẽ lớn không đều. Chúng tôi đã đóng gói các protein siêu tinh khiết trong các ống mao dẫn và đưa lên trạm vũ trụ ISS. Sau 6 tháng, trong các ống nghiệm đã hình thành các tinh thể tinh khiết đến mức lý tưởng, chúng được đưa xuống dưới Trái đất và mang đi phân tích ở Nga và Nhật Bản”.
Cũng phải nói thêm rằng, chưa thấy trường hợp nào mà loại thuốc này gây ra tác dụng phụ. “Trong thời gian tiến hành thí nghiệm “Protein sốc nhiệt” không phát hiện ra ra tính độc”. Tuy vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra kết luận về sự an toàn tuyệt đối của loại dược phẩm này sau khi hoàn tất việc thí nghiệm tiền lâm sàng. Thời gian cần có là khoảng 1 năm” - Simbirshev nói thêm.
Thuốc trị cảm cúm có thể không gây hại đến thai nhi
http://www.phapluatplus.vn/thuoc-tri-cam-cum-co-the-khong-gay-hai-den-thai-nhi-d37154.html
Mới đây, một nghiên cứu chỉ ra bà bầu uống thuốc cúm trong thai kỳ không gây hại cho đứa bé trong bụng.
Các nhà khoa học đã so sánh 6.000 phụ nữ mang thai ở Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Pháp được kê oseltamivir và zanamivir (tên thương mại Tamiflu và Relenza) với gần 700.000 bà bầu không dùng thuốc cúm trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2010.
Loại trừ yếu tố tuổi tác, thói quen hút thuốc lá và sử dụng các dược phẩm khác, các nhà nghiên cứu không nhận thấy bất cứ sự gia tăng nào về rủi ro sinh trẻ nhẹ cân, sinh son, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh giữa hai nhóm. Ngược lại, em bé có mẹ dùng Tamiflu hoặc Relenza ít bị thiếu cân.
Dịch cúm thường xuất hiện vào mùa đông, khiến hàng triệu phụ nữ mang thai trên toàn thế giới có nguy cơ bị cảm cúm khá nặng trong thời gian dài.
Nhiều cơ quan giám sát dược phẩm đã khuyến cáo sử dụng các loại thuốc chống cảm cúm, "bất chấp nhận thức hạn chế về tính an toàn và hiệu quả của loại thuốc này trong suốt thai kỳ."
Do đó, nghiên cứu trên được coi là một minh chứng phản bác lại khuyến cáo này.
Tuy vậy, các nhà khoa học cũng thẳng thắn thừa nhận chưa đánh giá được các nguy cơ đối với thai nhi trước tuần thứ 22 của thai kỳ và chưa xác định được liệu các phụ nữ được kê đơn thuốc nói trên có thực sự uống thuốc trong thai kỳ hay không.