Nhiều tệ nạn xã hội đang "len lỏi" vào trong... bệnh viện
Từ việc người nhà tấn công bác sĩ đến tử vong, đến việc xã hội đen thanh trừng nhau ngay tại bệnh viện, xông vào phòng bệnh đánh bệnh nhân, đến bắt cóc, lừa đảo… đều tồn tại trong bệnh viện.
Côn đồ, bắt cóc, cò mồi…
Tại Hội nghị Tăng cường an ninh, trật tự bệnh viện, bảo vệ nhân viên y tế diễn ra sáng 7/4 tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng tình hình an ninh bệnh viện rất quan trọng.
Tại Việt Nam đã xảy ra tình trạng bác sĩ chết tại bệnh viện vì côn đồ hành hung (vụ tại BV Vũ Thư, Thái Bình). Nhân viên y tế chăm sóc người bệnh nhưng bị đuổi đánh, rồi bắt cóc trẻ em, cò mồi, lừa đảo mất an toàn cháy nổ… đều tồn tại.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, từ năm 2010 đến nay, cả nước xảy ra khoảng 20 vụ điển hình về mất an ninh trật tự trong bệnh viện. Tính riêng các vụ vũ lực thì có đến 70% đối tượng bị tấn công là bác sĩ, 15% là điều dưỡng và 60% vụ việc xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh.
“Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của các nhân viên y tế mà cũng đe dọa tính mạng của các bệnh nhân đang được cấp cứu khác”, PGS Khuê nói.
Không chỉ hành hung bác sĩ, các vụ côn đồ xông vào BV đánh người từng xảy ra tại BV Xanh Pôn, BV Việt Đức… không chỉ khiến bệnh nhân xanh mắt mà các y, bác sĩ cũng hoảng hồn.
Trường hợp xảy ra tại BV Xanh Pôn hồi tháng 10/2014, khi các bác sĩ đang cấp cứu cho 2 thanh niên vừa được đưa vào viện trong tình trạng có nhiều thương tích thì có một nhóm hơn 10 thanh niên cởi trần, xăm trổ, lăm lăm hung khí xông vào từng phòng để tìm người. Khi thấy một tốp bác sỹ đang băng bó cho 2 bệnh nhân kể trên, nhóm thanh niên đã lao tới dùng tuýp sắt, điếu cày hành hung một trong hai người.
Hay tại BV đa khoa Tiên Lãng (Hải Phòng), các bác sĩ chết lặng khi bệnh nhân đang nằm cấp cứu trên giường bệnh thì bị 4 đối tượng xông vào đâm chết tại chỗ….
“Nhiều khi, chỉ trong vòng 10 - 15 phút hoặc ngay khi bệnh nhân là xã hội đen vào viện, hàng trăm đối tượng khác đã xuất hiện kèm vũ khí nóng vào bệnh viện để thanh trừng lẫn nhau”, ông Nguyễn Đức Tâm, Trưởng phòng Hành chính Quản trị, Bệnh viện Việt Đức cho hay.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, môi trường bệnh viện quá phức tạp với khoảng hơn 20.000 lượt người lưu thông qua lại. Riêng bệnh nhân nội trú là hơn 5.000 người, ngoại trú là hơn 4.000 người. Nhiều đối tượng lưu manh, côn đồ, lừa đảo, trộm cắp, nghiện hút cò mồi… thường xuyên lai vãng trong bệnh viện nên việc kiểm soát an ninh trật tự rất khó khăn. Từ đầu năm 2016 đến nay, Bệnh viện đã phát hiện 23 vụ phạm pháp hình sự, chuyển 23 đối tượng cho công an giải quyết.
An toàn phòng cháy chữa cháy cũng khiến các bác sĩ đau đầu, bởi bệnh nhân và người nhà đốt vía, giải đen ngay trong bệnh viện, gây mất an toàn cháy nổ.
Theo Đại tá Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, có nhiều vấn đề nổi cộm trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại bệnh viện như: Trộm cắp, móc túi; cò mồi; bắt cóc trẻ em; người nhà bệnh nhân biểu tình, băng nhóm giang hồ truy sát tại các bệnh viện; đặc biệt, tình trạng hành hung bác sĩ, nhân viên y tế…
Nhiều khó khăn
Theo PGS Khuê, nguyên nhân của các vụ người bạo hành bác sĩ thường do quá tải bệnh viện, người nhà cảm thấy bác sĩ còn chậm trễ trong cấp cứu người bệnh. Bên cạnh đó không ít đối tượng cũng khá côn đồ, manh động, có thể kèm theo nghiện hút, ngáo đá, tâm thần bất ổn khiến tình hình an ninh bệnh viện càng phức tạp. Bệnh viện trong tình trạng quá tải, nhân viên y tế làm việc quá sức, nhận thức của người bệnh, chưa đủ lực lượng đảm bảo để bảo vệ thầy thuốc... cũng là những nguyên nhân dẫn đến mất an ninh tại bệnh viện
Đặc biệt, việc thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và lãnh đạo bệnh viện cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến an ninh bệnh viện còn bất ổn. Thiếu tập huấn nâng cao kinh nghiệm cho cán bộ y tế nói chung và nhân viên bảo vệ về các tình huống dễ dẫn tới xung đột. Chưa đề cao công tác tuyển dụng, huấn luyện và kiểm tra thường xuyên đối với nhân viên bảo vệ.
Theo Thứ trưởng Tiến, vấn đề an ninh bệnh viện rất quan trọng nhưng lại chưa được sự quan tâm đúng mực của một bộ phận lãnh đạo các bệnh viện. Thứ trưởng dẫn chứng luôn về việc một hội nghị quan trọng tìm giải pháp đảm bảo an ninh bệnh viện, được Bộ Y tế tổ chức kỹ càng nhưng số ghế trống trong hội trường quá nhiều, thiếu sự tham gia của nhiều bệnh viện.
Để đảm bảo an ninh bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu sự vào cuộc tích cực của các lãnh đạo BV. Bộ Y tế sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị về việc bảo đảm an ninh, trật tự trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tăng cường phối hợp giữa ngành y tế và công an, đảm bảo an toàn cho cả nhân viên y tế lẫn người bệnh. Xây dựng tiêu chuẩn về bảo đảm cơ sở hạ tầng bệnh viện để phòng ngừa mất an toàn trật tự bệnh viện. Đặc biệt, sẽ bổ sung Luật nghiêm cấm hành vi xâm phạm, đe dọa thầy thuốc khi thi hành nhiệm vụ…
6 lý do khiến con người không thể tránh được đại dịch
http://danviet.vn/y-te/6-ly-do-khien-con-nguoi-khong-the-tranh-duoc-dai-dich-759377.html
Với những đợt bùng phát quy mô lớn các dịch bệnh toàn cầu như SARS, cúm gia cầm, Ebola và Zika, các chuyên gia về sức khoẻ tin rằng, loài người đang đứng trước nguy cơ phải hứng chịu nhiều đại dịch chết người hơn bao giờ hết.
Mỗi tháng, Tổ chức Y tế Thế giới WHO được báo cáo hàng trăm đợt bùng phát dịch bệnh nhỏ. Qua đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng, con người phải luôn sẵn sàng cho những bất ngờ sắp diễn ra. Chính các khía cạnh của cuộc sống hiện đại làm cho chúng ta gặp nhiều rủi ro hơn. Và đây là những lý do:
1. Dân số tăng và quá trình đô thị hoá
Đây là cuộc sống chốn đô thị: bạn sống, ăn, làm việc và đi lại trong những khoảng không gian toàn người là người và điều này mang lại cơ hội lớn cho các căn bệnh lây lan qua không khí, nước, muỗi.
Khi dân số tăng lên, số người sống ở thành thị cũng sẽ tăng lên. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, đến năm 2050, 66% dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực thành thị.
David Heymann, Giám đốc Trung tâm An toàn Sức khoẻ Toàn cầu, nói: "Sự gia tăng dân số khu vực thành thị còn có thể gây ra những vấn đề căng thẳng về vệ sinh. Nhu cầu lương thực tăng dẫn tới số lượng vật nuôi tăng và khoảng cách về không gian sống giữa người – vật ngày càng thu hẹp trong khi động vật vốn là “ổ” của rất nhiều loại bệnh tật như cúm gia cầm, bệnh lao ở gia súc… Đây chính là nguồn lây nhiễm lớn thứ 2”.
Với những người thường xuyên di chuyển giữa 2 khu vực nông thôn - thành thị, nguy cơ nhiễm bệnh và sau đó lây cho người khác sẽ càng cao.
2. Mở rộng môi trường sống
Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu về đất đai cũng tăng, dẫn tới việc không gian sống được mở rộng sang những vùng đất trước đó chưa có sự xuất hiện của con người, chẳng hạn như rừng. Lãnh thổ mới, sự tiếp xúc với các loài động vật mới chắc chắn sẽ xuất hiện các bệnh nhiễm trùng mới.
"Sốt Lassa là một trong những ví dụ điển hình, xuất hiện khi người dân phá rừng để trồng trọt", Heymann nói. Sốt Lassa là một bệnh do vi-rút lây lan qua tiếp xúc với phân của loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh. Nó có thể gây sốt và xuất huyết trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả mắt và mũi. Sự bùng phát dịch bệnh này đã xảy ra ở Tây Phi từ năm 2016.
"Khi rừng bị phá hủy, các loài động vật gặm nhấm sống ở đó không thể tìm được thức ăn và do đó phải đi kiếm ở các khu vực con người sinh sống”, Heymann cho biết thêm.
3. Biến đổi khí hậu
Các bằng chứng vẫn tiếp tục cho thấy biến đổi khí hậu dẫn đến số lượng các đợt nóng và lũ lụt ngày càng tăng, tạo cơ hội cho các căn bệnh như bệnh tả và dịch bệnh từ muỗi gia tăng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2030 đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm do sốc nhiệt, suy dinh dưỡng và lây lan các bệnh truyền nhiễm như sốt rét.
4. Sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu
"Con người là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì sự phát triển của ngành du lịch”, Heymann nói. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UN World Tourism Organization), số lượng khách du lịch quốc tế đã đạt kỷ lục gần 1,2 tỷ người vào năm 2015. Đây là năm thứ 6 liên tiếp tốc độ tăng trưởng trên mức trung bình. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các căn bệnh lây lan từ lục địa này tới lục địa khác.
Heymann nhấn mạnh rằng "tác nhân lây lan qua đường du lịch không chỉ có con người” mà còn qua côn trùng, thực phẩm và động vật ddwwocj vận chuyển giữa các quốc gia. Nói cách khác, đó còn là do các hoạt động thương mại.
5. Xung đột dân sự
Heymann nói: "Bât kỳ một hệ thống y tế nào cũng có thể xử lý được một ổ dịch. Cho nên, vệ sinh kém không phải là lý do duy nhất”. Nhưng nếu một quốc gia đang trên bờ vực đổ vỡ vì bất ổn dân sự, thì khả năng xử lý những vấn đề sức khỏe đột ngột như sự bùng phát dịch bệnh dường như là điều rất khó.
Đại dịch Ebola năm 2014 là một ví dụ điển hình. Trong đại dịch này, ngành y tế Sierra Leone, Guinea và Liberia đã "gần như thất bại". Tình trạng bất ổn trong nội bộ đã cản trở cả ba nước, khiến cơ sở hạ tầng kinh tế và y tế của họ gần như phải xây dựng lại từ đầu, đúng vào lúc Ebola xuất hiện càng làm trầm trọng thêm vấn đề.
6. Sự thiếu hụt số lượng bác sỹ và y tá ở các ổ dịch
Ngoài hệ thống y tế yếu kém, tại các quốc gia có nhiều ổ dịch, số lượng bác sĩ và y tá khá khiêm tốn. Hầu hết đều có suy nghĩ tìm kiếm triển vọng tốt hơn ở nơi khác.
Ông Heymann nói: "Chúng ta phải giải quyết vấn đề đó bằng cách nhìn thẳng vào thực tế, một số nước thậm chí còn khuyến khích các tài năng y khoa trẻ đi nghiên cứu tại nước ngoài”.
Gần 30 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ
Sáng nay 7/4, Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) tiếp tục tiếp nhận gần 30 trường hợp nhập viện do ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mỳ (loại bánh mặn có nhân trứng).
Như vậy, tính đến sáng nay (7/4), đã có gần 30 trường hợp nhập viện do ngộ độc thực phẩm tại huyện Bình Sơn. Trong đó có 2 trường hợp nặng được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Các bệnh nhận nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng và sốt cao. Ngay khi tiếp nhận, y bác sĩ tiến hành cấp cứu, truyền nước bù điện giải và hạ sốt.
Theo thông tin từ bệnh nhân, trước đó 1 ngày, những bệnh nhân này đều có sử dụng loại bánh mỳ nhân mặn mua từ cửa hàng bánh mỳ A Thiện, ở ngã tư Lý Bình, Thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn.
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động tại cơ sở bánh mỳ A Thiện, ở ngã tư Lý Bình, Thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn để kiểm tra, làm rõ. Trước đó, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có buổi làm việc với chủ cơ sở đồng thời lấy mẫu bánh mỳ để kiểm nghiệm nhằm xác định rõ nguyên nhân. Được biết, tại cơ sở mới chỉ đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP đối với loại bánh mỳ trơn, không phải loại mặn.
Thai phụ tử vong trong khi đến bệnh viện chờ mổ đẻ
http://www.baomoi.com/thai-phu-tu-vong-sau-khi-sinh-mo-tai-benh-vien/c/21960823.epi
Ngày 6/4, Công an tỉnh Sóc Trăng đã khám nghiệm tử thi để điều tra cái chết của thai phụ Trà Thị Bích Liên (30 tuổi), ngụ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Theo người nhà chị Trà Thị Bích Liên cho biết, ngày 2/4, chị Liên đến Bệnh viện Sản nhi Sóc Trăng (phường 8, TP Sóc Trăng) để khám thai và nhập viện để chờ sinh.
Chiều ngày 5/4, gia đình chị Liên được bác sĩ hướng dẫn làm thủ tục cam kết mổ bắt con. Chờ từ 14 đến 17h cùng ngày nhưng chị Liên chưa được sinh mổ, trong khi sức khỏe thì yếu dần.
Sau đó, thai phụ Liên được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng và đã tử vong cùng thai nhi lúc 20h cùng ngày.
Ngay trong đêm, gia đình đưa thi thể chị Liên về nhà, sau đó báo công an địa phương vào cuộc làm rõ.
Lần đầu chữa tắc vòi trứng bằng kỹ thuật nong nội soi
Trước đây phụ nữ bị tắc vòi trứng đoạn kẽ muốn có con phải làm thụ tinh ống nghiệm, nay kỹ thuật mổ nội soi mới giúp họ có cơ hội thụ thai tự nhiên.
Đây là kỹ thuật hiện đại trong điều trị vô sinh, hiếm muộn lần đầu tiên được thực hiện thành công tại Việt Nam. Bác sĩ sẽ nong vòi trứng bằng phương pháp nội soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng. Đến nay đã có 2 trường hợp vô sinh được thực hiện kỹ thuật này.
Vòi trứng gồm 4 đoạn: đoạn kẽ, đoạn eo, đoạn bóng và đoạn loa. Trong đó tắc vòi trứng đoạn kẽ là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khó có thể mang thai tự nhiên.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia cho biết, bệnh lý vòi trứng là nguyên nhân thường gặp nhất và chiếm khoảng 25-35% trường hợp vô sinh nữ. Trong đó, 15-25% vô sinh do tắc đoạn gần vòi tử cung (đoạn kẽ, đoạn eo). trường hợp tắc vòi trứng đoạn kẽ, bác sĩ chỉ định thực hiện thụ tinh ống nghiệm sẽ tốn kém. Nhiều gia đình không có điều kiện thụ tinh trong ống nghiệm, tiết kiệm 5-10 năm mới đủ tiền thực hiện thủ thuật thì buồng trứng đã bị suy, không thể thụ thai được.
Các chuyên gia Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia đã ứng dụng thành công phương pháp nong vòi trứng bằng catherter qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng. Chi phí bằng một ca phẫu thuật nội soi thông thường. Sau một năm phẫu thuật, tỷ lệ có thai khá cao. Kỹ thuật này có kiểm soát qua nội soi ổ bụng nên ít xảy ra tai biến như thủng vòi tử cung, chảy máu, viêm phúc mạc sau nong…
Tắc vòi trứng có thể bẩm sinh hoặc thứ phát do viêm nhiễm, nạo hút thai, chửa ngoài tử cung… Tùy kiểu tắc, điểm tắc, độ dài…, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật hoặc phải làm thụ tinh ống nghiệm.
TP Hồ Chí Minh: Xử phạt 22 phòng khám với tổng số tiền 1,5 tỷ
http://toquoc.vn/Thoi_su/tp-ho-chi-minh-xu-phat-22-phong-kham-voi-tong-so-tien-15-ty-234408.html
Trong số 22 phòng khám tư nhân bị ngành y tế TP. HCM “sờ gáy”, có cơ sở bị xử phạt lên tới hơn 300 triệu đồng.
Theo số liệu thống kê từ Thanh tra sở y tế TP. HCM, từ đầu năm 2016 tới nay, 22 phòng khám tư nhân có yếu tố nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 1, 5 tỷ đồng.
Các lỗi bị xử phạt chủ yếu như không niêm yết giá dịch vụ, quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định, sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề…
Trong số 22 phòng khám tư nhân bị ngành y tế TP. HCM “sờ gáy”, có nhiều đơn vị bị xử phạt cả trăm triệu đồng, gồm Công ty TNHH Một thành viên Y học cổ truyền Tâm Đức (185 triệu), Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Hồng Bàng (138,7 triệu), Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Y tế Đại Đông (130 triệu), Công ty TNHH Đầu tư Y tế Quốc tế Đông Á (120 triệu), Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Y tế Thái Bình Dương (145,7 triệu).
Đặc biệt, Công ty TNHH Phòng khám đa khoa 575 bị xử phạt số tiền 308 triệu đồng với hàng loạt lỗi: cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định; sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề, thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề…
Ngoài ra, 2 bác sĩ nước ngoài bị xử phạt 35 triệu đồng do “hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép” là ông Ning He - PKĐK Thái Bình Dương và ông Hu Jie - PKĐK Elizabeth.
Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn TP. HCM liên tục tố cáo các phòng khám tư nhân có sử dụng bác sĩ Trung Quốc “vẽ bệnh lấy tiền”. Loại bệnh mà các bác sĩ nước ngoài này áp dụng để “hù” bệnh nhân liên quan tới nam khoa, phụ khoa.
Tại sao thuốc của bệnh viện bán đắt hơn bên ngoài?
Tôi bị viêm gan C mãn tính, đi khám tại Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ nhiều lần, bác sĩ kê toa thuốc Macibin và Silymax complex. Bác sĩ không đưa toa để tôi tự đi mua mà đưa thẳng ra nhà thuốc của bệnh viện để lấy thuốc.
Giá hai loại thuốc này ở nhà thuốc bệnh viện là Macibin 14.300 đồng/viên và Silymax 5.749 đồng/viên.
Sau đó tôi có đem thuốc ra mua tại nhà thuốc bên ngoài thì giá lại rẻ hơn nhà thuốc bệnh viện. Macibin chỉ có 13.600 đồng/viên và Silymax là 3.500 đồng/viên.
Vì sao lại có chuyện bệnh viện không cấp toa cho người bệnh tự đi mua mà bắt buộc phải mua ở nhà thuốc bệnh viện? Vì sao nhà thuốc bệnh viện lại bán giá cao hơn nhà thuốc bên ngoài, gây thiệt thòi cho người bệnh như vậy?
(Một người bệnh ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)
* Dược sĩ Lê Minh Hải - phụ trách nhà thuốc Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ: Bệnh viện làm đúng nguyên tắc và quy định của các cơ quan chức năng về giá thuốc.
Hiện nay thuốc tại nhà thuốc bệnh viện (dành cho người bệnh ngoại trú) có 2 nguồn: thuốc trúng thầu vào bệnh viện thì bán theo giá thầu, thuốc không trúng thầu thì nhà thuốc nhập hàng từ các công ty cung cấp và theo bảng giá của công ty được phê duyệt.
Hai loại thuốc mà người bệnh nêu ra không nằm trong danh mục thuốc trúng thầu, nên nhà thuốc được cung cấp từ hai công ty dược phẩm (có trụ sở tại TP.HCM). Giá thuốc Macibin giá công ty cung cấp là 13.450 đồng/viên, theo quy định giá bán lẻ nhà thuốc được nhân 10% nên giá bán ra là 14.300 đồng. Riêng thuốc Silymax complex giá nhập là 4.999 đồng nhân 15% (thuốc dưới 10.000 đồng giá bán lẻ được nhân 15%), ra giá bán lẻ là 5.749 đồng/viên.
Bệnh viện cũng đã yêu cầu hai công ty cung cấp thuốc cho nhà thuốc bệnh viện giải trình về giá cung ứng cho bệnh viện và cho bên ngoài có chênh lệch hay không.
Theo đó, hai đơn vị này cho biết hai mặt hàng thuốc này chỉ cung cấp cho nhà thuốc một số bệnh viện tại Cần Thơ, không cung cấp ra các nhà thuốc bên ngoài, và giá cả các nơi khác do họ cung cấp cũng thống nhất một giá.
Vì vậy về nguyên tắc bệnh viện đã bán đúng giá chứ không cao hơn giá cho phép. Còn về việc người bệnh mua thuốc bên ngoài rẻ hơn, chúng tôi không thể biết nguồn gốc thuốc các nhà thuốc này (thị trường có thể chênh lệch giá do nguồn gốc thuốc), và hai loại thuốc cũng chưa chắc đã giống 100% về tên hoạt chất (hoặc thuốc có thể thêm vitamin là giá khác).
Hiện nhà thuốc bệnh viện không bắt buộc người bệnh mua thuốc tại đây, người bệnh khám bệnh xong thì bác sĩ chỉ định toa thuốc trên hệ thống máy, sau đó ra toa qua nhà thuốc để in. Người bệnh có thể đến nhà thuốc yêu cầu cho giá từng loại hoặc cả toa, nếu người bệnh không đủ tiền mua thì có thể mua nửa toa, hoặc yêu cầu in toa thuốc để ra ngoài mua.
Mệt mỏi, đau đớn sao bác sĩ không tìm ra bệnh?
http://dantri.com.vn/suc-khoe/met-moi-dau-don-sao-bac-si-khong-tim-ra-benh-20170407095614385.htm
Nhiều người than phiền về những dấu hiệu ăn không ngon, khó thở, rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt… nhưng đi khám đủ nơi bác sĩ không tìm ra bệnh. Bệnh tìm không ra, trong khi các biểu hiện ngày càng rõ ràng khiến không ít người mệt mỏi, hoang mang, thậm chí nghĩ mình mắc ung thư.
Giận con, “chê” bác sĩ vì không tìm ra bệnh
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nhiều bệnh nhân với các biểu hiện trên nhưng khi khám không tìm ra bệnh đã được đưa đến bác sĩ tâm thần để khám.
Nghe thì có vẻ lạ, sao người bệnh mệt mỏi, đau yếu lại đi khám tâm thần? Nhưng rất nhiều trong số bệnh nhân đó, sau khi được bác sĩ tâm thần chẩn bệnh, kê đơn, các triệu chứng khiến họ phàn nàn về sức khỏe đã dần lui.
PGS.TS Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội tâm thần học Việt Nam cho biết, nhiều trường hợp biểu hiện với các triệu chứng hô hấp, xương khớp… qua hội chẩn nhiều lần mới tìm ra căn nguyên là rối loạn trầm cảm.
Nhiều bệnh nhân đầu tiên chỉ từ các dấu hiệu mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ, lo âu, sợ tiếp xúc với người xung quanh… lâu dần diễn biến ngày càng nặng hơn dẫn đến mất ăn mất ngủ, gầy sút cân nhưng đi khám mãi không ra bệnh.
Bệnh nhân nam giới N.V.H (79 tuổi) được gia đình đưa vào khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) mới đây trong tình trạng không ăn, uống vài ngày nay để được chết.
Cách đây 3 tuần, bệnh nhân thường xuyên khóc và than phiền về sự sụt giảm thể lực, gầy sút 3 kg trong 3 tuần. Đêm bệnh nhân ngủ ít, mệt mỏi nhiều. Cách thời điểm vào viện 3 ngày, bệnh nhân buồn chán nói với người nhà về cái chết, xin lỗi người nhà vì làm khổ họ, khóc nhiều. Trước vào viện 2 ngày, bệnh nhân không chịu ăn bất cứ thứ gì, kể cả uống nước để được chết.
Sau khi được bù nước tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân được đưa sang Viện Sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai) để điều trị trầm cảm.
Anh Bùi Văn Diệu (47 tuổi, Yên Lạc, Vĩnh Phúc) nhiều năm nay bị tình trạng đau đầu liên tục, ảnh hưởng đến công việc. Đi khám nhiều nơi, chiếu chụp đủ cả cũng không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
Hay trường hợp của bà T.H.H (55 tuổi, Hà Tĩnh) có dấu hiệu ăn uống kém ngon, hay bị rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, cơ thể hay bị đau nhức, cảm giác như kiến bò; buồn bực. Tình trạng này kéo dài suốt 2 năm, dù con cái đưa bà đi khám nhiều nơi nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường nào.
Con gái bà H. cho biết, có nhiều lần mẹ phàn nàn các con đưa đi khám ở những nơi chưa đúng chuyên khoa; rồi “chê” bác sĩ rõ bà có biểu hiện thì lại cứ kêu bà không có bệnh.
“Tình trạng này kéo dài 2 năm nay, kể từ khi bà ra Hà Nội bế cháu. từ sáng đến tối, bà chỉ có thời gian lo cho cháu ăn, ngủ, chẳng mấy khi ra khỏi nhà. Được vài tháng thì bà bắt đầu có những dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau người…”, chị Hải, con bà H. cho biết.
Dễ nhầm sang bệnh lý khác
TS.BS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị các rối loạn liên quan đến stress (Viện Sức khỏe tâm thần) cho biết, triệu chứng trầm cảm thường trùng lập và khó nhận ra. 30 – 50% bệnh nhân không được phát hiện ở cơ sở y khoa.
Bởi trầm cảm không chỉ là triệu chứng cảm xúc, với khí sắc trầm, buồn, mất hi vọng, tự ti, giảm chú ý, khó thở, khó tập trung, lo lắng, cảm giác tù túng, có hành vi muốn tự sát.
Mà còn biểu hiện các triệu chứng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, gặp các vấn đề tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón), đau đầu, đau cơ, khớp, đau lưng, đau bụng, đau ngực, rối loạn tình dục, giảm ham muốn tình dục.
Bác sĩ, người bệnh không quan tâm nhiều triệu chứng cảm xúc, thay vào đó quan tâm nhiều đến việc người bệnh than phiền về triệu chứng cơ thể. Trong khi đó, trầm cảm xuất hiện triệu chứng cơ thể càng khó nhận biết bởi nó giống với nhiều bệnh lý khác.
Vì những dấu hiệu này, nhiều người được gia đình đưa đi khám hết viện nọ đến viện kia mà vẫn không tìm ra bệnh. Không ai nghĩ những triệu chứng thực thể đó lại khám chuyên khoa tâm thần nên bệnh rất hay bỏ sót. Với phụ nữ, nhiều trường hợp bị nhầm sang các triệu chứng "thời kỳ mãn kinh".
Không chỉ là những áp lực cuộc sống, mà trầm cảm cũng dễ xảy ra ở những người mắc bệnh lý mãn tính. Như bệnh parkinson có 51% bệnh nhân trầm cảm. Tiếp đến những người mắc các bệnh ung thư, đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ, sốc… có nguy cơ trầm cảm cao.
Vì thế, theo BS Tâm, nếu thấy có những dấu hiệu thực thể trên kéo dài, khám nhiều nơi mà không tìm thấy bệnh thì nên đi khám tâm thần.
Với điều trị trầm cảm, trị liệu tâm lý quan trọng không kém thuốc. Hai phương pháp này bổ trợ cho nhau giúp người bệnh mau bình phục. Để có thể trị liệu tâm lý, sự quan tâm, thăm hỏi, chia sẻ của gia đình vô cùng quan trọng.
Ngày Sức khỏe thế giới 7/4/2017 có chủ đề “Phòng, chống trầm cảm” với lời kêu gọi “Trầm cảm, hãy cùng trò chuyện”, khuyến khích người bệnh, người nhà bệnh nhân hãy luôn trò chuyện để người xung quanh thấy được những vấn đề người bệnh trầm cảm đang đối mặt, sẽ giúp đỡ được bệnh nhân trong điều trị, phòng chống căn bệnh này.
Sử dụng tế bào gốc - Đột phá trong điều trị suy tim
Một nghiên cứu mới đã thử nghiệm một cách tiếp cận đột phá để điều trị suy tim. Sử dụng các tế bào gốc cơ của chính bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã “vá” thành công tim bị tổn thương, mang lại kết quả đáng khích lệ.
Suy tim được định nghĩa là khi tim không còn khả năng bơm máu và oxy đủ cho cơ thể. Có khoảng 5,7 triệu người lớn ở Mỹ đang bị suy tim và đây là nguyên nhân của 1/9 số ca tử vong tại nước này trong năm 2009.
Suy tim có thể xảy ra do những bệnh như bệnh mạch vành, tiểu đường, và huyết áp cao. Nó cũng có thể là hệ quả của một số hành vi, bao gồm hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều chất béo, không tập thể dục đầy đủ, hoặc béo phì.
Hiện có một số phương pháp điều trị cho suy tim, nhưng còn rất xa mong muốn. Các can thiệp ban đầu thường nhằm mục đích điều trị nguyên nhân của trạng - ví dụ như huyết áp cao, cũng như giảm triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương thêm, tăng tuổi thọ, và cải thiện chất lượng sống.
Một số thủ thuật y khoa có thể được thực hiện nếu thay đổi lối sống và thuốc men không đủ hiệu quả. Những thủ thuật này bao gồm máy tạo nhịp tim, có thể giúp cả hai nửa tim co bóp nhịp nhàng hơn, hoặc máy khử rung tim cấy trong để điều chỉnh nhịp tim.
Trong một số trường hợp, ghép tim là lựa chọn duy nhất, nhưng việc thiếu nguồn tim hiến tặng và mức độ nặng nề của ca mổ khiến đây trở thành giải pháp cuối cùng.
Sử dụng tế bào gốc để “sửa chữa” tim
Nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of the American Heart Association đã tìm hiều việc sử dụng các tế bào gốc cơ để “sửa chữa” tim bị tổn thương. Trước đây nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã từng chứng minh lợi ích tiềm tàng của kỹ thuật này trên chuột, vì vậy giờ là lúc để chuyển sang người.
Tổng cộng nhóm đã chọn 27 bệnh nhân suy tim bị hạn chế khả năng gắng sức và không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. 15 bệnh nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, và 12 bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn.
Thử nghiệm giai đoạn I bao gồm tạo ra những “miếng dán” tế bào từ cơ đùi của bệnh nhân (cụ thể là cơ rộng trong). Những “miếng dán” tế bào mô tự thân này sau đó được “dán” vào bề mặt của tâm thất trái của tim nhờ phẫu thuật.
Tế bào gốc đôi khi được sử dụng để thay thế hoàn toàn các mô hư hỏng của cơ thể. Tuy nhiên, tế bào gốc cũng có thể giúp tái tạo tế bào theo cách thứ hai - sử dụng hiệu ứng paracrine (cận tiết). Mô được cấy ghép tiết ra các yếu tố khuyến khích mô cũ hoạt động khác đi, đó chính là điều xảy ra trong nghiên cứu này. Mô ghép giúp mô hiện tại hoạt động tốt hơn, thay vì lấn át mô cũ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân không gặp biến chứng đáng kể, và một năm sau phẫu thuật, có sự cải thiện đáng kể về khả năng gắng sức và chức năng tim.
Các tác giả kết luận: “Nghiên cứu giai đoạn I này thấy rằng liệu pháp đơn thuần bằng ghép miếng tế bào là cách điều trị khả thi cho bệnh cơ tim. Các kết quả hứa hẹn về độ an toàn và phục hồi chức năng và an toàn thấy trong nghiên cứu cần được tìm hiểu thêm để xác nhận hiệu quả điều trị của miếng dán tế bào cơ xương tự thân đối với suy tim ứ huyết nặng".
Mặc dù cần có những thử nghiệm lớn hơn, và theo các tác giả, "hiệu quả điều trị còn khiêm tốn," song nghiên cứu chứng tỏ sự an toàn của can thiệp và tiềm năng trong tương lai.
Mất an ninh bệnh viện: Nhiều nơi chưa phối hợp tốt với lực lượng Công an
Thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ người nhà người bệnh hành hung nhân viên y tế, làm mất an ninh bệnh viện (BV), ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám, chữa bệnh (KCB) và tinh thần, tính mạng của các thầy thuốc. An ninh BV đã trở thành vấn đề lớn khiến dư luận quan tâm.
Nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ các thầy thuốc, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị “Tăng cường an ninh, trật tự BV” tại Hà Nội ngày 6-4 với sự tham dự của nhiều bộ, ngành.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý KCB cho biết, những năm gần đây, đã có 20 vụ điển hình về mất ANTT ở BV, như người nhà bệnh nhân đuổi đánh bác sỹ, điều dưỡng ở Khoa Cấp cứu của BV Bạch Mai, côn đồ hành hung người đang cấp cứu ở BV Xanh Pôn, BV Thanh Nhàn, đặc biệt là vụ người nhà đâm chết bác sĩ tại BV huyện Vũ Thư, Thái Bình vv… Người bị tấn công chiếm 70% là bác sĩ và 15% là điều dưỡng. Đặc biệt, tới 60% vụ việc xảy ra trong khi thầy thuốc đang cấp cứu người bệnh.
Đại diện Bộ Y tế cho rằng, nguyên nhân cơ bản của mất ANTT BV là do chưa có quy định bảo vệ trực tiếp quyền lợi của nhân viên y tế. Ở các nước phát triển, các hành vi xâm phạm nhân viên y tế, dù chỉ là lời nói, đều bị trừng phạt nặng. Các BV ở Anh đều ghi rõ “Các hành vi xâm phạm nhân viên y tế bằng vũ lực hay lời nói sẽ bị phát luật xử lý”.
Trong khi đó nhận thức của người dân về thực hiện nghĩa vụ trong KCB chưa đầy đủ. Một số đối tượng lợi dụng các sự cố y khoa để đe dọa, tống tiền nhằm trục lợi. Công tác KCB có tính rủi ro cao mà nhiều BV lại quá tải, nhân viên y tế làm việc quá sức nên chưa đáp ứng nhu cầu, dẫn đến người nhà bệnh nhân dễ xung đột với nhân viên y tế.
Một nguyên nhân dẫn đến mất an ninh BV thời gian qua là nhiều BV chưa chủ động phối hợp với các lực lượng Công an để thực hiện tốt các phương án phòng chống khủng bố, phòng chống trộm cắp trong BV. Lãnh đạo nhiều BV chưa coi trọng vấn đề an ninh nên việc vào ra phòng cấp cứu còn khá dễ dàng, nên một số đối tượng vào khu vực nhân viên y tế đang chăm sóc người bệnh để hành hung họ.
Yếu tố chủ quan cũng được PGS.TS. Lương Ngọc Khuê thẳng thắn chỉ ra là y đức và tình trạng thiếu chuyên nghiệp trong giao tiếp, ứng xử của một số thầy thuốc là nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn. Trong khi đó, nhân viên bảo vệ BV thiếu chuyên nghiệp, không đủ năng lực để chống lại đối tượng gây mất an ninh, thậm chí nhân viên bảo vệ của BVĐK Cần Thơ còn bỏ chạy khi thầy thuốc bị tấn công.
Đại tá Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục C45 (Bộ Công an) cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến mất an ninh BV: Các BV còn hạn chế về các trang thiết bị an ninh bảo vệ; lực lượng bảo vệ còn thiếu chuyên nghiệp, nhất là trong phản ứng với các tình huống nguy hiểm; việc kiểm soát người ra vào còn buông lỏng.
Thái độ ứng xử với bệnh nhân, người nhà của một số bác sĩ chưa chuẩn mực, khi nhũng nhiễu, gây bức xúc cho người nhà bệnh nhân, thường xảy ra tại các ca cấp cứu liên quan đến chấn thương, sinh đẻ. Sự thiếu các kỹ năng về tâm lý cho người nhà bệnh nhân của các bác sĩ trong giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh cũng khiến họ phẫn nộ, dẫn đến các hành vi quá khích, thậm chí hành hung y bác sĩ…
Quy trình KCB, chi phí khám, điều trị tại một số BV chưa khoa học, gây phiền toái, mệt mỏi cho người nhà bệnh nhân, thời gian chờ đợi lâu khiến dễ cáu gắt. Thế nhưng chỉ có các BV lớn mới có sự phối hợp với lực lượng Công an trong đảm bảo ANTT, còn chủ yếu thuê lực lượng bảo vệ của các công ty tư nhân.
Theo Đại tá Phạm Văn Tám, để bảo vệ nhân viên y tế, các BV cần lựa chọn các nhân viên bảo vệ của các công ty có trình độ, chuyên môn chuyên nghiệp, có khả năng ứng phó với các tình huống, đồng thời, phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức, nghề nghiệp.
Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho rằng ngoài việc tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, cán bộ y tế phải học tập, tìm hiểu, nâng cao sự hiểu biết về tâm lý người bệnh, về pháp luật và kiến thức về xã hội… Đặc biệt, khi có dấu hiệu nguy hiểm đến bản thân, bắt buộc phải tự bảo vệ bằng cách từ chối KCB.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cho biết giải pháp của ngành y tế thời gian tới là chỉ đạo các cơ sở KCB và nhân viên y tế tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, như nâng cao trình độ chuyên môn, giảm quá tải BV. Yêu cầu thầy thuốc phải có kiến thức, kỹ năng xã hội, hiểu biết tâm lý người bệnh, gia đình người bệnh để ứng xử phù hợp; có kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Bổ sung Luật nghiêm cấm hành vi xâm phạm, đe dọa thầy thuốc khi thi hành nhiệm vụ.
Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Công an tăng cường phối hợp, giúp ngăn chặn tình trạng "cò" níu kéo người bệnh, nạn côn đồ tấn công BV; tăng cường quản lý tình trạng hoạt động không phép, vấn đề xuất nhập cảnh của bác sĩ nước ngoài, quản lý thuốc, vật tư, thiết bị y tế...
Bác sĩ không thể “đánh lại” bệnh nhân
http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/bac-si-khong-the-danh-lai-benh-nhan-654025.bld
Trong thời gian qua, tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã xảy ra vụ việc người nhà người bệnh hành hung nhân viên y tế, làm mất trật tự, an ninh, an toàn bệnh viện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của cán bộ, nhân viên y tế. Lo ngại trước tình trạng này, ngày 7.4, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị “Tăng cường an ninh, trật tự bệnh viện bảo vệ nhân viên y tế”.
Lợi dụng sự cố y khoa để tống tiền, đe dọa bác sĩ
Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017, đã có hàng chục vụ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vào bệnh viện hành hung, đe dọa y bác sĩ, gây rối làm mất an ninh trật tự tại bệnh viện… Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng các sự cố y khoa để đe dọa, tống tiền… bác sĩ và bệnh viện.
Đã có hàng loạt vụ việc xảy ra khiến cho dư luận vô cùng bức xúc, phẫn nộ như vụ người nhà một bệnh nhân kéo nhau vào đánh đuổi bác sĩ, điều dưỡng tại khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có một điều dưỡng đang mang thai tháng thứ 7 bị đánh ngất tại chỗ; vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quận 7 – TP Hồ Chí Minh; hay đỉnh điểm là vụ người nhà bệnh nhân đâm bác sĩ tại Bệnh viện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình)…
Theo báo cáo về công tác đảm bảo an ninh bệnh viện của ông Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chỉ tính riêng từ tháng 1.2016 đến tháng 3.2017, lực lượng Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện và bắt quả tang 23 vụ phạm pháp hình sự với 23 đối tượng, chuyển Công an phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) giải quyết. Cùng đó, bệnh viện này cũng đã bắt 35 đối tượng lang thang chuyển công an phường xử lý, bắt 12 vụ nhặt rác thải y tế, bắt 4 vụ cò môi giới khám bệnh.
Hay tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), trong năm 2016 đã xảy ra 8 vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân gây rối trật tự, đe dọa nhân viên y tế; 2 vụ trộm cắp tài sản của người bệnh; 1 vụ đánh nhau ngoài bệnh viện rồi tiếp tục kéo vào bệnh viện để trả thù nhau; 1 vụ bệnh nhân thắt cổ tự tử. 3 tháng đầu năm nay, tại Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp tục xảy ra 7 vụ trộm cắp, 3 vụ xô xát, gây rối trong bệnh viện, 1 vụ bệnh nhân nhảy từ tầng 9 xuống tầng 1…
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, các vụ xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tiếp đến là bệnh viện tuyến trung ương (chiếm 20%). Đối tượng bị tấn công, hành hung chủ yếu là bác sĩ (chiếm 70%), tiếp đến là điều dưỡng (chiếm 15%). “Nguy hiểm hơn, một số đối tượng còn lợi dụng các sự cố y khoa không mong muốn để thực hiện các hành vi phạm pháp như đe dọa, tống tiền… nhằm trục lợi” - ông lo ngại.
Chung mối lo ngại này, đại tá Phạm Văn Tám - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự - Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) - khẳng định, theo đánh giá của lực lượng công an, an ninh bệnh viện đang trở thành vấn đề cần quan tâm, theo dõi. Phổ biến nhất là tình trạng trộm cắp, móc túi, cò mồi, bảo kê tranh giành trước cổng các bệnh viện gây mất an ninh trật tự. Tình hình hành hung bác sĩ, nhân viên y tế vẫn gặp khá nhiều.
Đáng chú ý, theo đại tá Phạm Văn Tám, gần đây, còn gia tăng tình trạng một số bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân sử dụng ma túy, rượu bia, có các hành vi gây nguy hiểm cho y bác sĩ, nhân viên y tế. Ngoài ra, có tình trạng người nhà bệnh nhân phản đối khi bệnh nhân tử vong tại bệnh viện hay các băng nhóm giang hồ truy sát nhau tại các bệnh viện…
Nhân viên y tế bị hành hung nhưng không thể phản kháng
Các ý kiến tại hội nghị cho rằng, nguyên nhân khiến tình trạng mất an ninh, trật tự an toàn trong bệnh viện gia tăng có lỗi từ cả phía nhân viên y tế và người bệnh, người nhà bệnh nhân. Tuy vậy, nguyên nhân sâu xa là do pháp luật hiện hành chưa đủ mạnh và chưa có quy định bảo vệ trực tiếp quyền lợi của nhân viên y tế. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và lãnh đạo nhiều bệnh viện trong công tác này còn mờ nhạt, các biện pháp đảm bảo an ninh ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức.
Trao đổi tại hội nghị về vấn đề này, BS Võ Xuân Sơn- một người đã nhiều năm thực hiện chương trình chống bạo hành nhân viên y tế - cho rằng: “Nhân viên y tế vì vấn đề y đức mà không thể đánh lại bệnh nhân. Có rất nhiều người có đai đen, mà chỉ có nước chạy khi bị người nhà bệnh nhân hành hung. Đó là một đặc thù riêng trong ngành y tế, khiến cho nhân viên y tế khó có thể bảo vệ mình trước vấn đề bạo hành. Trong khi đó, xã hội có nhiều bức xúc, đi ra đường là có thể bức xúc. Nhưng ở đâu đó họ không trút bỏ được, và họ trút lên đầu những người không có khả năng phản kháng. Những người bạo hành nhân viên y tế có tính côn đồ, chưa hẳn là do trình độ văn hóa kém”.
“Điều quan trọng là lực lượng lãnh đạo các BV phải có một tư duy chính xác về y tế. Không thể lôi nhân viên y tế bị hành hung ra để kỷ luật. Hơn thế, cơ sở tuyến huyện thì cơ quan chức năng vào cuộc chưa được tốt. Vụ hành hung nhân viên y tế ở BVĐK Kim Thành- Hải Dương, bác sĩ bị một bệnh nhân “dân anh chị” chém đứt gân 3 ngón tay, nhưng khi gửi đơn đến công an, đến Bộ Y tế thì đã 2 năm rồi chưa có bất cứ trả lời nào? “- BS Xuân Sơn đặt câu hỏi.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn cũng cho rằng, Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể cho nhân viên y tế cách phòng và chống lại bạo hành. Đồng thời, các BV phải thông báo những đối tượng đã từng bạo hành trong toàn ngành. Khi có những đối tượng như vậy, phải đánh dấu khu vực, đánh dấu người bạo hành để nhân viên y tế biết chỗ đó là nguy hiểm để chú ý. Hơn nữa, quan trọng là khung pháp lý phải có khung riêng cho ngành y tế vì ngành y có đặc thù riêng, đã bị tước khả năng phản kháng.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh rằng, để nâng cao hiệu quả công tác này, ngoài trách nhiệm, nhiệm vụ chính thuộc về lãnh đạo các bệnh viện thì cũng cần sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, chính quyền địa phương nơi có bệnh viện đóng trên địa bàn.
Nối lại cổ tay gần như đứt lìa cho em bé bị kẹp tại thang cuốn sân bay Tân Sơn Nhất
Ngày 7.4, TS.BS Mai Trọng Tường, Trưởng khoa Vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM cho biết vừa nối lại cổ tay bị dập nát cho bé trai 17 tháng tuổi bị kẹp tay ở thang cuốn sân bay Tân Sơn Nhất vào chiều hôm qua (6.4).
Tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, chị T.T.N – mẹ em bé cho biết, vào 15 giờ 13 chiều 6.4, hai mẹ con chị N đã làm thủ tục chuyến bay và vào phòng chờ đợi bay đi Đồng Hới (khởi hành 17 giờ 30). Trong thời gian chờ lên máy bay, cháu bé tự đi chơi loanh quanh gần đó. Đến 15 giờ 55, nhiều người nghe tiếng kêu và phát hiện cháu ngã xuống thang cuốn cảm ứng tự động, bị cứa gần lìa cổ tay phải. Khi cháu bị cuốn tay vào mà thang vẫn tiếp tục chạy. Nhân viên sân bay đã can thiệp và đưa cháu đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM để cấp cứu.
TS.BS Mai Trọng Tường cho biết, tay cháu bé bị chấn thương “chập” rất nặng. Cổ tay cháu bị dập 75% cả phần trước và phần sau của cổ tay: “Đây là tổn thương dập rất nặng, khả năng không giữ được tay rất cao, các mô đã dập nát hết. Nếu cổ tay bị đứt ngang thì việc nối dễ hơn. Với tổn thương dập này, việc nối rất khó khăn và nối xong cũng còn nhiều nguy cơ như mạch tắc, không đưa máu đi nuôi tay được”.
Theo BS Trọng Tường, Bệnh viện tiếp nhận em bé vào khoảng 17 giờ chiều qua. Bé được đưa ngay vào phòng mổ, các bác sĩ đã cố gắng nối và phục hồi gân, xương, mạch máu. Hiện tại, phần tổn thương vẫn có máu lên nuôi, nhưng khả năng tay cháu còn dập nhiều đoạn nữa. Cháu sẽ phải theo dõi ít nhất 10 ngày xem mạch máu có thông hay không. Trong giai đoạn này, cháu sẽ được dùng những loại thuốc chống đông máu để hỗ trợ.
“Từ trước đến nay, Bệnh viện tiếp nhận khá nhiều ca tổn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, tổn thương có nguyên nhân từ thang cuốn với em bé nhỏ thế này thì đây là ca đầu tiên” – BS Tường nói.
Nhân Ngày Sức khỏe thế giới 7-4: Giật mình với bệnh trầm cảm
Mỗi năm thế giới có hơn 350 triệu người bị trầm cảm, trong đó khoảng 1 triệu người tự tìm đến cái chết.
Riêng tại Việt Nam, khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%; từ 36.000 đến 40.000 người tự sát do căn bệnh này. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo: Số người mắc bệnh ngày càng gia tăng báo động và việc điều trị gặp không ít khó khăn. Đó là lý do WHO đã chọn “Trầm cảm - hãy cùng trò chuyện” là chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới năm nay (7-4)...
Mắc trầm cảm dễ… tự sát
Trung bình mỗi ngày tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân đến khám tâm thần, trong đó có 50 người mắc trầm cảm. Riêng năm 2016, tại đây điều trị gần 19.000 lượt bệnh nhân trầm cảm. TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị bệnh nhân liên quan stress của Viện Sức khỏe tâm thần chia sẻ, hội chứng trầm cảm là rối loạn phổ biến, thường gặp ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp, về hưu… Đáng chú ý, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 2 lần nam giới...
Từ một người hoàn toàn khỏe mạnh, tính cách vui vẻ, hòa đồng, em N. (21 tuổi, là sinh viên) bị rơi vào giai đoạn trầm cảm nặng và có ý định tự sát. 6 tuần trước khi nhập viện, bạn trai N. nói lời chia tay. Cú sốc tình cảm cộng với những áp lực học hành khiến N. mệt mỏi, không muốn đến trường, chán ăn, hay khóc, cáu gắt, mất ngủ triền miên. Chỉ trong một thời gian ngắn, cơ thể N. bị suy nhược, sụt cân nhanh. Nghe con tâm sự muốn được chết để không phải đau khổ, mẹ N. đã đưa em đến bệnh viện. Còn bệnh nhân H. (79 tuổi ở Hà Nội) từng nhập viện tới 4 lần vì bệnh trầm cảm kéo dài, mới đây, được cấp cứu trong tình trạng cơ thể suy nhược, mất nước do tuyệt thực. Trước khi vào viện 3 ngày, bệnh nhân H. buồn chán, khóc rất nhiều và xin lỗi người nhà vì đã làm khổ họ...
Đó là hai trường hợp hiện đang được điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần. Ở đây còn có một số bệnh nhân trầm cảm từng tự cứa tay, cứa chân hoặc cuốn dây điện vào cơ thể rồi cắm điện để… tự tử.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo có chủ đề “Trầm cảm - Hãy cùng trò chuyện” nhân Ngày Sức khỏe thế giới (7-4) vừa diễn ra tại Hà Nội cho hay, hiện ở Việt Nam có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta khoảng 36.000 - 40.000 người. Theo dự báo của WHO, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Nghiên cứu mới nhất tại Viện Sức khỏe tâm thần cho thấy, bệnh nhân trầm cảm đang có xu hướng gia tăng, tập trung nhiều ở lứa tuổi trẻ (16 - 27 tuổi) và người già (60 - 65 tuổi). Có đến 36,5% bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên bị trầm cảm có ý định hoặc hành vi tự sát. Phần lớn bệnh nhân tự tử do cảm thấy vô dụng, tội lỗi, không đáng sống. Và đa số bệnh nhân trầm cảm có khuynh hướng trở thành mạn tính, tái diễn.
Cần sự chung tay của cả cộng đồng
Tuy trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhưng hiện có rất ít người được phát hiện và điều trị theo đúng chuyên khoa. PGS.TS Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam cho rằng, trầm cảm là một bệnh lý phức tạp với 13 thể trầm cảm. Có nhiều thể giống hệt chấn thương, nhưng có thể giống bệnh nội khoa… Thậm chí có những lúc, chính người trong nghề cũng không phân biệt được, phải hội chẩn nhiều lần mới biết chính xác rối loạn trầm cảm hay không và ở mức độ nào. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn mặc cảm nên khi có biểu hiện bệnh, thay vì đến chuyên khoa tâm thần kiểm tra sức khỏe, họ lại đến khám tại các chuyên khoa khác. Chung quan điểm này, TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, thực tế có tới 80% số bệnh nhân trầm cảm không được điều trị đúng chuyên khoa, họ thường đến các bác sĩ nội, bác sĩ đa khoa để khám. Thực tế này khiến cho phần lớn bệnh nhân trầm cảm thường chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị khiến hiệu quả điều trị hạn chế.
Theo TS Dương Minh Tâm, một vấn đề khó khăn nữa, đó là điều trị trầm cảm phải kéo dài, việc dùng liệu pháp hóa dược đôi khi có thể có tác dụng phụ không mong muốn, khiến không ít bệnh nhân và gia đình người bệnh không tuân thủ, bỏ điều trị. Trong thực tế điều trị, hơn 50% số bệnh nhân có nguy cơ cơn tái diễn sau cơn thứ nhất, tỷ lệ này tăng dần lên đến 70% sau cơn tái diễn thứ 2 và sau cơn tái diễn thứ 3 là 90%. Tuy nhiên, rối loạn trầm cảm có thể chữa được và giúp bệnh nhân tái hòa nhập với xã hội, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời với sự hợp tác tốt của người bệnh, gia đình và cộng đồng.
TS Dương Minh Tâm cho rằng, để phát hiện và điều trị trầm cảm cần có sự phối hợp của tất cả các chuyên khoa. Khi gặp bệnh nhân trầm cảm, với những bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu cần nhận biết được sớm các dấu hiệu để tư vấn và giới thiệu họ đến khám tại các cơ sở điều trị chuyên khoa tâm thần. Còn đối với các bác sĩ chuyên ngành tâm thần, trước một bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm, cần phải đánh giá được mức độ nặng, nhẹ của bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Bản thân người bệnh cũng nên chủ động trò chuyện với những người thân khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
"Nếu soi vào 10 dấu hiệu trầm cảm mà các bác sĩ cảnh báo (buồn chán, trống rỗng, không tập trung (hay quên), mệt mỏi không muốn làm việc, cảm giác tội lỗi, mất ngủ, cáu gắt, giảm thích thú, sụt cân và nghĩ về cái chết), nhiều người dễ giật mình, bởi có thể mình cũng có tới 4 - 5 dấu hiệu. Vì vậy, nếu có từ hai trong số các dấu hiệu điển hình của trầm cảm, kéo dài liên tục trong 2 tuần trở lên, cần đi khám chuyên khoa tâm thần".
Trầm cảm - "dịch" mới của thời đại
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170407/tram-cam-dich-moi-cua-thoi-dai/1293717.html
Trung bình mỗi ngày Việt Nam có khoảng 100 người tự tử do trầm cảm, trong đó có một tỉ lệ đáng kể không may tử vong - nghiên cứu mới nhất (năm 2016) tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo nghiên cứu này ở nhóm người 45 tuổi trở lên bị trầm cảm, có trên 36% có ý tưởng hoặc hành vi tự sát, đa số tự sát do người bệnh cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống... Trầm cảm đang gia tăng và gây nhiều hệ lụy với cuộc sống của người bệnh, nhưng ngay ở Mỹ cũng chỉ có 20% người bệnh được điều trị đúng chuyên khoa.
Căn bệnh thời đại
Người bệnh nữ 21 tuổi đang là sinh viên đại học năm cuối đến khám ở Viện Sức khỏe tâm thần vốn là người vui vẻ, khỏe mạnh, tính cách hòa đồng. Nhưng sau khi chia tay người yêu cùng với áp lực ở trường học chị này không thể ngủ hơn 3-4 giờ mỗi tối, chị chán ăn, gầy sút 4kg trong 6 tuần, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học. Người bệnh còn hay ngồi khóc và cảm thấy cuộc sống của mình không còn ý nghĩa.
Người bệnh nhiều lần nói với mẹ là không muốn sống vì không muốn đau khổ như hiện tại.
Chị đã được gia đình đưa đến khám và điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần với chẩn đoán trầm cảm nặng, có ý tưởng tự sát.
Theo bác sĩ Dương Minh Tâm, trưởng phòng điều trị các bệnh liên quan đến stress (Viện Sức khỏe tâm thần), số lượng người bệnh trầm cảm đang ngày càng gia tăng. 15 năm trước mỗi ngày viện chỉ tiếp nhận 1-2 người bệnh trầm cảm, nhưng hiện nay mỗi ngày viện tiếp nhận lên đến 200 người bệnh trầm cảm khám ngoại trú, 10% trong số này thuộc nhóm nặng, phải điều trị nội trú.
Nhiều vấn đề ảnh hưởng tâm lý
Theo bác sĩ Tâm, hai nhóm người bệnh bị trầm cảm nhiều là nhóm vị thành niên, khi tính cách còn đang hình thành, đôi khi các bạn trẻ căng thẳng quá mức trước mỗi biến cố trong cuộc sống. Nhóm tuổi thứ 2 là người mới về hưu 55-65 tuổi.
Điều lo ngại là phần lớn người bệnh không được phát hiện sớm, dẫn tới bị chậm trễ trong định bệnh và điều trị đúng chuyên khoa, một tỉ lệ đáng kể người bệnh bỏ điều trị hoặc không tuân thủ phác đồ trong khi quá trình điều trị kéo dài.
Một trong những lý do khiến trầm cảm gia tăng là do xã hội hiện đại ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề ảnh hưởng tới tâm lý con người. Trầm cảm xuất hiện nhiều ở nhóm người ly thân, ly dị, thất nghiệp, không được thừa nhận hoặc đánh giá đúng về bản thân, sau khi xảy ra biến cố gia đình, bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, xung đột trong các mối quan hệ... Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 2 nam giới.
Nên cởi mở, chia sẻ
Theo TS Nguyễn Doãn Phương - viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trầm cảm gồm cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung, hay quên, luôn mệt mỏi, không muốn làm việc gì, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, hay cáu gắt, giận dữ, giảm thích thú trong các hoạt động sở thích hằng ngày, sụt cân quá nhiều, nghĩ về cái chết hoặc có ý tưởng tự sát.
Tuy nhiên theo bác sĩ Tâm, ít nhất cần có 2/3 biểu hiện điển hình trong số này và kéo dài trong ít nhất 2 tuần thì được coi là có biểu hiện trầm cảm.
Bác sĩ Phương cho rằng quan trọng nhất là ý thức chuẩn bị, không nên lúc nào cũng nghĩ chỉ thành công, thắng lợi, mà chuẩn bị cả tình huống thua thiệt, như khi ta bước vào cánh cửa mà biết trong đó có gì, không còn lo lắng và bất ngờ. Thứ nữa trong cuộc sống nên cởi mở, không nên sống khép kín.
"Nếu quá khép kín mỗi người sẽ giữ định kiến trong đầu, lâu dài sẽ căng thẳng và có thể đó là căn nguyên của trầm cảm. Nên chia sẻ để nhận sự chia sẻ của mọi người"- bác sĩ Phương nói.
Điều trị từ “cửa đóng” sang “cửa mở”
Theo bác sĩ Tâm, làm giảm sự kỳ thị của cộng đồng đối với vấn đề sức khỏe tâm thần cũng sẽ hỗ trợ rất tốt nếu xét tới hiệu quả điều trị cho người bệnh. Nhiều người bệnh cho bác sĩ biết họ rất e ngại nếu vào Viện Sức khỏe tâm thần thì người khác sẽ bàn tán họ bị tâm thần, họ sợ xấu hổ.
Hiện các bác sĩ đã có nhiều thay đổi để người mắc các biểu hiện sức khỏe tâm thần có thể sống và điều trị bệnh như các bệnh bình thường khác, trong đó có thay đổi thiết kế từ cửa đóng sang cửa mở, bệnh nhân có thể đi lại giữa các phòng, các khoa, có thể chơi thể thao trong các giờ không phải điều trị bệnh, người nhà có thể vào chăm sóc...
Bác sĩ Tâm cũng cho rằng muốn làm giảm tác động của những cơn stress, có hai liệu pháp quan trọng thường được áp dụng là liệu pháp chia sẻ, mọi người hãy nói ra câu chuyện của mình, và thứ 2 là liệu pháp vận động, như tập thể thao (yoga, bơi lội, chơi bóng...), trong đó các bác sĩ khuyến cáo tốt nhất với người đang bị stress là môn bơi lội.
Vì sao dễ bị trầm cảm ở giai đoạn mới nghỉ hưu?
Theo bác sĩ Phương, lý do quan trọng nhất là thay đổi thói quen. Nhiều người trong chúng ta đã quen mỗi sáng dậy sớm rồi vội vã chuẩn bị để đi làm, chiều vội vã chuẩn bị bữa tối. Nhưng về hưu thì “thừa” thời gian, rồi cách ứng xử, nhìn nhận của những người xung quanh có thể cũng thay đổi, không như khi còn làm việc khiến người nghỉ hưu tủi thân. Vì thế nhiều người sốc và dẫn đến stress hoặc trầm cảm.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ được công bố, 2/3 số người trầm cảm ở Mỹ không nhận ra mình có bệnh và không được điều trị, chỉ khoảng 20% người được điều trị đúng chuyên khoa và đúng phác đồ. Có 48% người trầm cảm có ý tưởng tự sát và 1/2 trong số này không nhận được sự hỗ trợ điều trị trước đó. Tại VN, riêng tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), có tới 1/3 số người bệnh đến khám năm 2016 là bị trầm cảm.
Đáng sợ “căn bệnh thời đại”
http://thanhnienviet.vn/dang-so-can-benh-thoi-dai/
Mỗi năm, Việt Nam có 36.000-40.000 người tự sát do trầm cảm nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ được phát hiện và điều trị.
Ngày Sức khỏe thế giới (7-4) năm 2017, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chọn chủ đề là “Trầm cảm – Hãy trò chuyện” với mong muốn tăng cường nhận thức của toàn xã hội về sức khỏe tâm thần. Tại Việt Nam, bệnh này ngày càng phổ biến nhưng số người đến bệnh viện điều trị rất thấp.
Buồn chán là nghĩ đến… cái chết
Từng sống rất lạc quan, yêu đời, được bạn bè đánh giá là một cô gái vui vẻ, hòa đồng, học giỏi nhưng hơn một tháng nay, sau khi chia tay người yêu, T.H.A (21 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) luôn bị mất ngủ, sút cân, hay khóc một mình. Cô luôn cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa và muốn chết để chấm dứt đau khổ nên gia đình phải đưa đến bệnh viện điều trị.
Cùng điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là một bệnh nhân nam vừa nghỉ hưu. Người này đã tự sát bằng cách cuốn dây đồng vào cổ tay, cổ chân rồi kích điện vì luôn cảm thấy căng thẳng, buồn chán với cuộc sống.
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã điều trị cho bệnh nhân Lê Thị Lan H. (35 tuổi, ngụ Nam Định) vì đã uống tới 60 viên thuốc huyết áp (gấp 60 lần liều thông thường) để tự tử. Bệnh nhân này có tiền sử bệnh trầm cảm trong thời gian dài.
PGS-TS Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam, cho biết rối loạn tâm thần là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay. Ước tính, khoảng 30% dân số mắc các rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm chiếm 25%.
Theo PGS-TS Nguyễn Doãn Phương, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, trong năm 2016, viện đã khám, điều trị cho gần 19.000 lượt bệnh nhân trầm cảm. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 36.000-40.000 người tự tử do trầm cảm. “Đa số bệnh nhân tự tử do thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống” – ông Phương lo ngại.
Nhiều ca tự tử đáng tiếc
Đề cập sâu về “căn bệnh thời đại” này, PGS Trần Văn Cường cho biết trầm cảm là bệnh lý phức tạp với 13 thể khác nhau. Trong đó, nhiều thể giống bị chấn thương, nhiều thể tương tự bệnh nội khoa… nên cần hội chẩn nhiều lần mới tìm ra bệnh.
“Có tới hơn 2/3 người bị trầm cảm không nhận ra mình mắc bệnh và không được điều trị. Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân được điều trị đúng chuyên khoa và đúng phác đồ” – PGS Cường băn khoăn.
Bác sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng Phòng Điều trị các rối loạn liên quan đến stress – Viện Sức khỏe tâm thần, phân tích: Stress do áp lực công việc dẫn đến tự sát là một dạng bệnh lý tâm thần nặng. Những người này bắt buộc phải nhập viện điều trị dưới sự quản lý chặt chẽ của nhân viên y tế cũng như gia đình để bảo vệ an toàn cho họ. Biểu hiện ban đầu là khó ngủ, hay cáu gắt với người xung quanh, buồn nản, mệt mỏi. Lâu ngày, bệnh nhân sẽ lo âu, không kiểm soát được hành vi. Tiếp đó, họ sẽ xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực như xem tự sát là một cách để thoát khỏi trạng thái căng thẳng.
“Tỉ lệ bệnh nhân bị stress do áp lực công việc tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Có nhiều ca tự tử rất đáng tiếc bởi trước đó người bệnh đã bị trầm cảm, buồn rầu nhưng người nhà lại bỏ qua” – bác sĩ Tâm nhấn mạnh.
Theo các bác sĩ tâm thần, việc trò chuyện, chia sẻ có thể giúp tránh được kết cục đáng tiếc cho người bệnh trầm cảm. Cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ khi họ có cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên, luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì, cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, hay cáu gắt, giận dữ… Nhiều bệnh nhân trầm cảm còn có triệu chứng đau đầu, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa… lặp đi lặp lại trên 2 tuần.
Giết cả người thân
Theo bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1, đối chiếu với 300 mã bệnh tâm thần đã được nghiên cứu cho thấy ngay cả một người bình thường trong suốt cuộc đời cũng có ít nhất một hoặc nhiều triệu chứng tâm thần. Vì hiểu sai về bệnh nên nhiều người khi có các vấn đề về sức khỏe tâm thần thường né tránh, không điều trị, làm bệnh ngày càng nặng.
“Có người bệnh tâm thần lần đầu đến khám vào buổi sáng, bác sĩ giữ lại điều trị nhưng gia đình xin về thì ngay buổi chiều đã giết hại người thân của mình” – bác sĩ Cương cảnh báo.
Với phụ nữ, sự thay đổi hormone ở lứa tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, bị sẩy thai, giai đoạn mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Người cao tuổi sống độc thân hoặc ly dị, ly thân có nhiều nguy cơ bị trầm cảm. Thực tế, hơn 50% bệnh nhân có nguy cơ tái diễn trầm cảm sau cơn thứ nhất, tỉ lệ này tăng dần lên đến 70% sau cơn tái diễn thứ hai và sau cơn tái diễn thứ ba là 90%.
4% dân số Việt Nam bị mắc các chứng bệnh trầm cảm
http://cand.com.vn/y-te/Hay-cung-tro-chuyen-de-phong-chong-tram-cam-435832/
Ngày 6-4, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Bộ GĐ-ĐT đã tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới (7-4) với chủ đề “Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm”.
WHO ước tính khoảng 4% dân số Việt Nam bị mắc các chứng bệnh trầm cảm. Nguyên nhân do bị căng thẳng, bị sang chấn tâm lý hoặc sau khi mắc bệnh khác. Hậu quả của trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng học tập, lao động của người bệnh và dễ dẫn đến những hành động khó kiểm soát và có thể là tự tử.
Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Trầm cảm đang là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu cũng như Việt Nam. Tuy nhiên đối với hoạt động phòng, chống trầm cảm cũng còn nhiều khó khăn, thách thức nên hầu hết những người bị trầm cảm chưa được phát hiện, để điều trị và chăm sóc đầy đủ. Sự thiếu hiểu biết về bệnh này dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người rối loạn trầm cảm.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Bộ Y tế coi trầm cảm là một vấn đề ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần. Để dự phòng và kiểm soát trầm cảm hiệu quả, ngành y tế cần tiếp tục tập trung vào các giải pháp: Đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông để người dân có thể nhận biết, phát hiện sớm để đi khám, tư vấn và điều trị kịp thời, biết cách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường hòa nhập và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người có rối loạn trầm cảm.
Phối hợp triển khai các chính sách, chương trình nâng cao sức khỏe tâm thần phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như học sinh và thanh thiếu niên, phụ nữ trước và sau sinh và người cao tuổi, thông qua các mô hình trường học nâng cao sức khỏe, tăng cường kỹ năng sống, câu lạc bộ sức khỏe, chương trình tăng cường hoạt động thể lực cho người dân.
Tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến cơ sở để cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, chăm sóc cùng với phối hợp để phát triển các dịch vụ tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội cho người mắc bệnh ở cộng đồng.
Học sinh và thanh thiếu niên là nhóm có nguy cơ cao bị rối loạn trầm cảm vì vậy nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các em.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế khuyến cáo: Trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm. Để dự phòng bệnh trầm cảm, bạn hãy trò chuyện với mọi người bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và điều trị trầm cảm.
Người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính năm 2015, Việt Nam có khoảng 3.564.000 người bị rối loạn trầm cảm, chiếm 4% dân số. Đó là thông tin được Bộ Y tế đưa ra tại buổi míttinh hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới, với chủ đề “Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm,” diễn ra ngày 7.4 tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội.
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng tàn tật, làm cho hàng triệu người bị giảm hoặc mất sức lao động tại Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy, người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác. Trên thế giới, mỗi năm có gần 800.000 người chết vì tự tử và đây là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở độ tuổi 15-29. Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có gần 5.000 người tử vong do tự tử.
Tại buổi lễ míttinh hưởng ứng ngày sức khỏe thế giới với chủ đề phòng chống trầm cảm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trầm cảm đang là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu cũng như Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, trầm cảm thường xảy ra ở những người bị căng thẳng, bị sang chấn tâm lý trong cuộc sống, học tập, trong quan hệ gia đình, xã hội hoặc sau khi mắc bệnh khác. Hậu quả của trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng học tập, lao động của người bệnh và dễ dẫn đến những hành động khó kiểm soát và có thể là tự tử.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các chương trình can thiệp mới chỉ triển khai thí điểm tại một số địa phương trên quy mô nhỏ. Do vậy, hầu hết những người bị trầm cảm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện, chưa được quản lý điều trị và chăm sóc đầy đủ, đồng thời đa số người dân còn chưa có hiểu biết đúng về bệnh này dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người rối loạn trầm cảm.
Tiến sĩ Lại Đức Trường - chuyên gia Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá, trong thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung ở Việt Nam đã từng bước được quan tâm, tuy nhiên đối với hoạt động phòng, chống trầm cảm nói riêng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Công tác đầu tư nguồn kinh phí so với nhu cầu cần có vẫn còn khiêm tốn hơn nhiều nước khác, vì vậy, hệ thống giám sát, thông tin của sức khỏe tâm thần chưa đầy đủ.
Chính vì vậy, Bộ Y tế coi trầm cảm là một vấn đề ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần. Để dự phòng và kiểm soát trầm cảm hiệu quả, ngành y tế cần tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến cơ sở để cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, chăm sóc cùng với phối hợp để phát triển các dịch vụ tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội cho người mắc bệnh ở cộng đồng.
Nhân dịp này, Bộ Y tế cũng đề nghị Tổ chức Y tế thế giới, các cơ quan, tổ chức quốc tế và trong nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan để phối hợp, hỗ trợ, cùng chung tay phòng, chống trầm cảm nói riêng và chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung.
Bác sĩ ám ảnh vì nữ sinh nằm trên vũng máu do phá thai chui
http://danviet.vn/y-te/bac-si-am-anh-vi-nu-sinh-nam-tren-vung-mau-do-pha-thai-chui-759405.html
Cô gái trẻ nằm trên vũng máu, mặt mũi tái xanh, toàn thân lạnh ngắt đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cấp cứu do nạo phá thai chui.
PGS.TS.Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận thai phụ biến chứng do nạo phá thai chui.
Đáng chú ý là trường hợp một nữ sinh 18 tuổi ở Hà Nội, mang thai 25 tuần do làm thủ thuật phá thai tại một cơ sở tư nên mất nhiều máu. Tại đây, cơ sở tư nhân này không xử lý được nên phải chuyển bệnh nhân đến bệnh viện Phụ sản Hà Nội để cấp cứu.
“Xe cứu thương đưa sản phụ đến viện trong tình trạng vô cùng nguy cấp. Cô gái nằm trên vũng máu, mặt mũi tái xanh, toàn thân lạnh ngắt. Hình ảnh khiến ai cũng phải sợ hãi và lo lắng”, bác sĩ Ánh kể.
Sau khi cấp cứu, bệnh nhân được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung. Khi làm thủ thuật phá thai, tử cung bị vỡ, xuất huyết ồ ạt. Trước tình trạng nguy kịch, các bác sỹ đã phải cắt bỏ tử cung để giữ mạng sống cho bệnh nhân. Điều đó có nghĩa là cô gái này không thể mang thai được nữa.
Theo bác sĩ Ánh, tại các cơ sở tư không trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm lại non trẻ và không có máu dự trữ để tiếp cho bệnh nhân khi cần thiết khiến sản phụ rơi vào tình trạng hôn mê sâu, huyết áp cực thấp và dấu hiệu trụy mạch. May mắn nữ sinh đã qua cơn nguy kịch, không ảnh hưởng đến tính mạng.
PGS.TS.Nguyễn Duy Ánh cảnh báo, nạo phá thai to tại các cơ sở tư cực kỳ nguy hiểm, phá thai to có thể để lại rất nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, chảy máu, tổn thương tử cung, dính dạ con, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và việc mang thai sau này.
Hơn nữa, tại các cơ sở y tế tư nhân thiếu các thiệt bị kỹ thuật và chuyên môn, trong nhiều trường hợp như sản phụ 18 tuổi trên đây, tuy may mắn cứu được mạng sống nhưng mất khả năng sinh sản sau này.
Nạo phá thai - những con số khủng khiếp
Chỉ tính 3 tháng đầu năm 2017, Khoa kế hoạch hóa gia đình - Bệnh viện phụ sản Hà Nội đã tiếp nhận và “xử lý” tổng cộng 5.408 ca. Trong đó, 4.584 ca hút thai, phá thai bằng thuốc là 206 ca, 66 ca phá thai to và 552 ca gắp thai.
PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh – GĐ bệnh viện cho biết, tất cả các trường hợp (ca hút thai bằng thủ thuật, phá thai bằng thuốc, phá thai to, gắp thai) đều thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, chỉ tiếp nhận và xử lý khi bào thai dưới 22 tuần tuổi.
Qua số liệu thống kê trong hồ sơ bệnh án của bệnh viện, từ đầu năm đến nay đã có 9 ca phá thai cho các cháu dưới 18 tuổi, trong đó tháng 2 bệnh viện tiếp nhận 6 ca và tháng 3 là 3 ca.
Theo bác sĩ Ánh, đây là thời điểm đầu năm nên con số này vẫn được đánh giá là chưa cao, hầu như năm nào cũng có các trường hợp đến phá thai ở tuổi vị thành niên và số lượng tăng dần vào dịp giữa và cuối năm. Rõ ràng đây là một hiện tượng đáng báo động.
10 nguyên nhân gây ung thư lớn nhất mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày
Ung thư từ lâu đã trở thành một căn bệnh đáng sợ và chưa có phương pháp điều trị. Nhưng nhiều người đang tiến gần tới căn bệnh đó bằng những thói quen đơn giản hàng ngày.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 10 nguyên nhân gây ung thư và chắc chắn nó sẽ khiến tất cả phải giật mình.
Nhôm trong chất khử mùi
Nhôm trong chất khử mùi là một trong những nguyên nhân gây ung thư
Ung thư vú thường xuất hiện ở vùng nách, và đó cũng là nơi các bạn hay sử dụng lăn khử mùi. Vì trong lăn khử mùi có chứa các hóa chất độc hại có thể gây ra ung thư vú.
Mỹ phẩm độc hại
Chúng ta vẫn thường thấy rất nhiều loại mỹ phẩm giả hay những mỹ phẩm kém chất lượng trên thị trường. Các loại mỹ phẩm này có chứa dầu hỏa và than đá. Những độc tố này được hấp thụ bởi da, sau đó xâm nhập vào máu và làm nhiễm độc máu. Điều đó dẫn đến sự phát triển của ung thư. Để ngăn ngừa điều này, hãy chuyển qua sử dụng mỹ phẩm hữu cơ, hay những mỹ phẩm tự làm bằng cách nguyên liệu tự nhiên.
Đậu nành, ngô biến đổi gen
Đậu nành và ngô của Mỹ qua quá trình biến đổi gen đã khiến nó chứa hemagglutinin, một hợp chất chuyển đổi các tế bào máu thành máu cục. Hơn nữa, đậu nành có khả năng làm tăng estrogen. Hãy cẩn thận khi sử dụng những loại thực phẩm này để đảm bảo về sức khỏe.
Thịt và sữa tăng trọng
Hầu hết những người nông dân đều có xu hướng cho gia súc ăn các chất tăng trưởng kích thích để tăng năng suất. Và chính những hormone này có trong các sản phẩm từ gia súc dẫn đến viêm trong cơ thể, trầm cảm, hay thậm chí là ung thư.
Máy chụp X-Quang, máy quét
Những tia ở máy quét chiếu qua người có thể gây ung thư, mặc dù các bác sĩ và kỹ thuật viên vẫn luôn cho rằng nó an toàn.
Phẩm màu, chất bảo quản thực phẩm
Phẩm màu và các chất bảo quản có chứa chất làm ngưng các tế bào và biến chúng thành các tế bào có thể gây ung thư. Vì vậy hãy luôn mua hoa quả tươi và tránh uống các loại nước có chứa phẩm màu.
Xà phòng tắm, kem tắm và dầu gội đầu
Tất cả các sản phẩm trên đều chứa rất nhiều thuốc nhuộm, nước hoa, phụ phẩm động vật và rất nhiều chất gây nguy hại khác có thể gây ra ung thư. Vì vậy để tránh nguy hại đến sức khỏe hãy dùng những loại có thương hiệu và đảm bảo hay có chứng nhận của các nhà nghiên cứu.
Đường nhân tạo
Aspartame là phân thiết yếu của E.coli, một loại vi khuẩn rất dễ gây ra ung thư ruột già và nó chứa rất nhiều trong đường nhân tạo. Để tránh hậu quả khó lường hãy sử dụng mật ong, đường hữu cơ ...
Nước có chứa florua
Nước có chứa florua làm sạch tất cả khoáng chất từ cơ thể của chúng ta, và điều đó khiến hệ miễn dịch của chúng ta bị suy giảm.
Thuốc và vắc-xin
Thay vì sử dụng các loại thuốc của các công ty dược phẩm thì các bạn hãy đi khám hoặc tìm một bác sĩ, họ sẽ cho bạn lời khuyên về các loại thuốc và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
Sống ở vùng cận “múi giờ”, tăng nguy cơ ung thư
http://dantri.com.vn/suc-khoe/song-o-vung-can-mui-gio-tang-nguy-co-ung-thu-20170407083126891.htm
Theo một nghiên cứu mới nhất, khi sống trong những vùng cận múi giờ gây ra rối loạn chu kỳ sinh học của cơ thể, nguy cơ phát triển một số loại ung thư sẽ tăng.
Rối loạn chu kỳ sinh học vì làm ca đêm
TS. Neil Caporaso, một chuyên gia dịch tễ học của Viện Ung thư quốc gia, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, rất dễ nhận thấy chu kỳ sinh học của chúng ta trở nên hoàn toàn rối loạn (còn gọi là “sự thay đổi chu kỳ sinh học”) nếu như phải làm ca đêm.
Nhưng Caporaso và các cộng sự đã rất băn khoăn về việc liệu các gián đoạn nhỏ hơn và rối loạn đồng hồ sinh học ít hơn có thể ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư không.
Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều từng trải qua những rối loạn nhỏ về nhịp sinh học dưới dạng lệch múi giờ xã hội, Caporaso nói với tờ Live Science.
Lệch múi giờ xã hội là bạn sẽ thức dậy cùng 1 giờ trong suốt tuần nhưng lại ngủ đến khi nào tùy thích vào cuối tuần.
Thời điểm nào mặt trời mọc?
Theo báo cáo tại Hội nghị thường niên về Nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, trong 1 múi giờ nhất định, thời điểm bình minh hay hoàng hôn ở bất kỳ vị trí nào trong múi giờ này cũng sẽ có sự khác biệt đôi chút.
Ví dụ, một người ở Boston thức dậy lúc 8h sáng sẽ thấy trời đã mờ sáng nhưng khi sống ở Ohio mà thức dậy giờ này thì trời vẫn còn tối. Ánh nắng ở Boston chính là chỉ dấu của đồng hồ sinh học cho thấy rằng đó là buổi sáng nhưng với người sống ở Ohio, họ sẽ không nhận được tín hiệu tương tự. Điều này dẫn tới sự khác nhau về thời gian trên đồng hồ và nhịp sinh học của cơ thể
Caporaso cũng cho rằng sự lệch múi giờ xã hội có liên quan với cả các bệnh khác như béo phì và đái tháo đường nhưng trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu tập trung vào mối liên quan với ung thư.
Ung thư và đồng hồ sinh học
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu của 4 triệu người da trắng bị chẩn đoán ung thư trong giai đoạn 2000-2012. Những người này sống ở hơn 600 vùng của 11 bang trên toàn nước Mỹ.
Kết quả cho thấy cứ mỗi 5 độ kinh tuyến về phía tây thì một người sống ở vùng sát với múi giờ phía Đông sẽ có nguy cơ phát triển bất kỳ loại ung thư nào với mức độ gia tăng là 3% với nam và 4% với nữ.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét nguy cơ ung thư có thể mắc. Ví như những nam giới sống ở vùng sát với phía Tây nhất của múi giờ sẽ có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng 4% và 13% nguy cơ ung thư bạch cầu lymphocytic mạn tính (bệnh máu trắng) so với những người sống ở vùng sát với phía Đông của cùng múi giờ đó.
Những phụ nữ sống ở vùng sát với phía Tây của múi giờ đó có nguy cơ ung thư vú tăng 4% và ung thư máu 12% và 10% ung thư tử cung so với phụ nữ sống ở vùng sát với phía đông của cùng múi giờ.
Caporaso cho biết, tất cả sự gia tăng nguy cơ ung thư này là khá nhỏ và cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định liệu có mối liên hệ giữa ung thư và sự rối loạn đồn hồ sinh học của một người.
Tất cả mọi sự sống trên trái đất đều tiếp xúc với mặt trời vào ban ngày và bóng tối vào ban đêm, ngoài trừ con người. Chúng ta sống trong nhà cả ngày và tiếp xúc với ánh đèn vào ban đêm. Điều này có thể khiến nồng độ melatonin – hoóc môn liên quan với giấc ngủ - bị giảm vào ban đêm. Sự giảm tiết melatonin đã được chứng mình là gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ ung thư.
Mặc dù còn cần phải có thêm nhiều nghiên cứu nữa nhưng Caporaso cho rằng con người luôn hưởng lợi khi tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và tránh ánh đèn vào ban đêm.
Lần đầu tiên tại Việt Nam có thêm kỹ thuật mới chữa vô sinh rẻ mà …’chất’
Không cần phải thụ tinh trong ống nghiệm, 30% ca vô sinh sẽ được xử lý theo kỹ thuật này với tỷ lệ thành công cao, chi phí thấp. Đây là tin “mừng rơi nước mắt” cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, được Bệnh viện Phụ sản Trung ương chính thức công bố cuối tuần qua.
GS Nguyễn Viết Tiến- Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, “bàn tay vàng” vừa thực hiện thành công kỹ thuật này cho biết, đây là kỹ thuật nong vòi tử cung bằng catheter qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng là kỹ thuật hiện đại lần đầu tiên được áp dụng thành công tại Việt Nam.
Theo GS Tiến qua nghiên cứu tại 8 vùng sinh thái tại Việt Nam cho thấy 7,7% những người mong muốn có con bị vô sinh.Trong đó gần 60% vô sinh do nữ và chiếm hơn 1 nửa trong số này do tắc vòi tử cung. Còn tỉ lệ bị tắc kẽ vòi tử cung chiếm một tỷ lệ khá lớn là từ 15-25%.
Trước đây, với những trường hợp tắc kẽ, bác sĩ sẽ khoan, cắm lại vòi tử cung nhưng rất khó khăn, thành công sau mổ thấp, nguy cơ chít hẹp lại rất lớn trong khi đây là can thiệp lớn, rất nặng nề.
“Do đó phương án tối ưu nhất cho những phụ nữ bị tắc kẽ vòi tử cung là làm thụ tinh ngoài ống nghiệm. Đây là phương pháp rất tốn kém, hầu hết bệnh nhân đều không có điều kiện kinh tế. Tôi từng chứng kiến có cặp vợ chồng về nhà tích cóp 5-10 năm mới đủ tiền, khi quay lại thì đã lớn tuổi, buồng trứng bị suy, không thể có con được nữa”, GS Tiến chia sẻ.
Với phương pháp mới, bác sĩ sẽ nong vòi tử cung bằng catheter qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng. Đặc biệt, chi phí phẫu thuật chỉ ngang chi phí mổ nội soi, thời gian mổ ngắn: 30 phút đến 1 tiếng.
Cuối tuần qua (ngày 6.4), bệnh nhân thứ 2 được thực hiện phương pháp mới. GS Tiến cũng trực tiếp tham gia vào ca phẫu thuật. Bệnh nhân phẫu thuật hôm nay khó khăn hơn trường hợp trước rất nhiều, khi bác sĩ nong vòi tử cung vượt ra đoạn kẽ rồi nhưng vẫn bị tắc. Họ lại phải thực hiện thêm 1 kỹ thuật nữa là cắt bỏ đoạn tắc rồi nối 2 đầu vòi lại với nhau. Kết quả kiểm tra cho thấy, ca phẫu thuật đã thành công.Đến nay, GS Tiến đã trực tiếp thực hiện cho 2 bệnh nhân, trong đó có trường hợp vợ chồng anh Hoàng Anh Châu, Nguyễn Thị Loan (Nghệ An), bị vô sinh thứ phát 7 năm nay.
Sau ca mổ cách đây 1 tháng, vợ chồng chị vô cùng vui mừng khi bác sĩ thông báo, 2 vòi trứng của chị đã thông hoàn toàn và có thể thụ thai tự nhiên.
Với việc áp dụng kỹ thuật mới mỗi tuần tại trung tâm có thể làm cho hàng chục trường hợp. Kỹ thuật mới này là phẫu thuật có kiểm soát qua nội soi ổ bụng nên sẽ ít xảy ra những tai biến như thủng vòi tử cung, chảy máu, viêm phúc mạc sau nong. Đặc biệt, với phương pháp này, sau khi phẫu thuật xử lý tắc vòi tử cung đoạn kẽ bằng nội soi, chỉ cần rời khỏi bệnh viện là bệnh nhân có thể nghĩ đến và thực hiện kế hoạch có con và tỉ lệ có thai sẽ cao”.
Tới đây, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia sẽ chuyển giao kỹ thuật này để triển khai tại các bệnh viện phụ sản khác và các bệnh viện tuyến tỉnh nhằm giảm tình trạng quá tải.
Ở Việt Nam hiện đang áp dụng nội soi tạo hình vòi tử cung bằng mổ vi phẫu, một số trường hợp nội soi buồng tử cung. Khó khăn nhất trong điều trị vô sinh do tắc kẽ tử cung là xử lý bằng soi ổ bụng khó khăn, soi buồng tử cung không xử lý được. Nếu không làm được kỹ thuật mới này thì người bệnh phải thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mới hy vọng có thai được. Sau khi thực hiện kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ có thai tự nhiên mà không cần can thiệp phương pháp gì khác, trả lại chức năng sinh sản như bình thường cho người phụ nữ.
Mổ nhiều đợt không dứt bệnh, đóng đinh 1 lần lại hết
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/mo-nhieu-dot-khong-dut-benh-dong-dinh-1-lan-lai-het-693954.html
Chiều 7-4, Bệnh viện (BV) Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) cho biết BV vừa điều trị thành công trường hợp thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bắt vít qua da cho bà VTĐ (55 tuổi, ở tỉnh Tây Ninh). Đây được xem là phương pháp điều trị tiên tiến, ít xâm lấn và giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
Trước đó, BV Đa khoa Xuyên Á tiếp nhận bà Đ. trong tình trạng đau nhức cột sống. Bà Đ. cho biết bị tình trạng nói trên đã lâu, điều trị và uống thuốc nhiều nơi nhưng không giảm. Gần đây lưng bà ngày càng đau nhức, gây khó khăn trong sinh hoạt và vận động hằng ngày.
Tại BV Đa khoa Xuyên Á, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) 1.5 Tesla. Kết quả cho thấy bà Đ. bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng L5 - S1. Chưa hết, bà Đ. còn bị trượt đốt sống thắt lưng L5 - S1, hủy eo S1 hai bên, chèn ép đường đi của rễ thần kinh L5 bên trái, rễ S1 bên phải.
Mặc dù phẫu thuật để điều trị chứng bệnh trên là cần thiết nhưng bà Đ. lo lắng vì trước đó đã lên bàn mổ nhiều lần nên sợ đau và phải nằm viện lâu ngày. Để trấn an, các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bằng cách bắt vít qua da, thay vì phải mổ hở và bà Đ. đã đồng ý.
Bác sĩ khoa Ngoại thần kinh và Gây mê hồi sức tiến hành phẫu thuật. Các BS dùng máy C-arm để xác định vị trí chân cung L5, S1 hai bên. Tiếp đến, bà Đ được rạch các đường mổ nhỏ khoảng 1 cm tại những vị trí cần bắt vít và rạch da cách đường giữa lưng 3 cm về hai bên. Sau đó, bác sĩ bắt vít và dùng dụng cụ phẫu thuật đặc biệt đưa vào bên trong cố định cột sống. Ca phẫu thuật kết thúc trong vòng hai tiếng. Sau phẫu thuật một ngày, bà Đ. có thể đi đứng, vết mổ không còn đau và tình trạng đau lưng giảm hẳn.
Một bác sĩ khoa Ngoại thần kinh BV Đa khoa Xuyên Á cho biết ưu điểm của phương pháp phẫu thuật bắt vít qua da là xâm lấn tối thiểu nên ít làm tổn thương mô mềm và cơ. Kỹ thuật này được thực hiện với những đường mổ nhỏ, giảm mất máu và rút ngắn thời gian phẫu thuật.
“Vì những ưu điểm trên, bệnh nhân có thể vận động sớm ngay sau phẫu thuật. Chưa hết, vết mổ mau lành nên giảm nguy cơ nhiễm trùng. Thời gian nằm viện ngắn, ít đau sau phẫu thuật và hồi phục nhanh hơn. Bệnh nhân có thể xuất viện ba ngày sau khi phẫu thuật” - vị này cho biết thêm.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bắt vít qua da
Ngày 5-4-2017, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (BVXA) TP Hồ Chí Minh đã phẫu thuật thành công điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bắt vít qua da cho bệnh nhân V.T.Đ (55 tuổi, ngụ tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh). Đây là phương pháp điều trị tiên tiến và hiện đại nhất được một số bệnh viện thực hiện.
Bệnh nhân V.T.Đ nhập viện trong tình trạng đau cột sống thắt lưng đã từ lâu. Bệnh nhân đã tham gia điều trị và uống thuốc nhiều nơi nhưng bệnh tình không giảm. Gần đây, bà P bắt đầu đau nhiều hơn trước, khó vận động.
Đến khám tại BVXA, bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ (MRI) 1.5 Tesla. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng L5 – S1, trượt đốt sống thắt lưng L5 – S1, chèn ép đường đi của rễ thần kinh L5 bên trái.
Tuy nhiên, bệnh nhân Đ từ chối phẫu thuật do trước đó, bệnh nhân đã từng điều trị nhiều bệnh khác nhau, từng tham gia nhiều ca mổ với thời gian điều trị kéo dài nên có tâm lý sợ đau. Các bác sĩ đã tư vấn áp dụng phương pháp bắt vít qua da để điều trị, thay vì phải mổ hở để giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị. Sau khi được nghe tư vấn,bệnh nhân Đ đã lựa chọn phương pháp này.
Các bác sĩ dùng máy C-arm để xác định vị trí chân cung L5, S1 hai bên. Tiếp đến, bệnh nhân được rạch các đường mổ nhỏ khoảng 1cm tại các vị trí cần bắt vít và rạch da cách đường giữa lưng 3cm về hai bên. Sau đó, các bác sĩ tiến hành bắt vít và dùng dụng cụ phẫu thuật đặc biệt đưa vào bên trong cố định cột sống. Ca phẫu được thực hiện thành công sau gần 2 giờ tập trung cao độ.
Hiện tại, tình trạng bệnh nhân hồi phục rất tốt sau phẫu thuật, có thể xuất viện sau 3 ngày theo dõi.
Cô bé vũ công phải cắt chân do nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'
Liên cầu khuẩn gây viêm họng Streptococcus theo máu đến các mô ở chân khiến cô bé vũ công 6 tuổi phải đoạn chi để giữ tính mạng.
Theo Independent, bé Tessa Puma tại Ohio, Mỹ, được điều trị kháng sinh để chữa bệnh viêm họng do Streptococcus, một bệnh nhiễm khuẩn ở phần sau cổ họng và amidan. Chân cô bé ngày càng đau đớn. Các bác sĩ xác định vi khuẩn từ cổ họng đã theo máu đến các mô ở chân. Nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng dẫn đến các biến chứng khác như nhiễm trùng huyết, suy gan, tử vong.
Tình trạng xấu dần, nhiễm trùng đã gây tổn thương, hoại tử nặng chân trái. Bé Tessa phải cắt bỏ phần chi từ đầu gối trở xuống để khỏi ảnh hưởng tính mạng. Sau đó cô bé sẽ được lắp chân giả để trở về cuộc sống.
Cô Stacey Kopec, giáo viên dạy nhảy của Tessa nhận xét cô bé có tố chất vượt trội như "sinh ra là để nhảy múa". Trong 28 năm dạy nhảy, đây là điều đau lòng nhất mà Stacey phải chứng kiến. "Tôi yêu Tessa, mọi người đều rất nhớ và hy vọng cô bé sẽ sớm hồi phục", Stacey nói.
Viêm cân mạc hoại tử là bệnh nhiễm trùng có thể phá hủy da, các mô trong thời gian rất nhanh. Bệnh do nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là "vi khuẩn ăn thịt người" Streptococcus. Các nhà khoa học cảnh báo viêm họng liên cầu khuẩn Streptococcus đang có sự gia tăng.
Sự phục hồi kì diệu của 2 bàn tay được cấy ghép
http://dantri.com.vn/suc-khoe/su-phuc-hoi-ki-dieu-cua-2-ban-tay-duoc-cay-ghep-20170407095748828.htm
Người đầu tiên ở Anh được cấy ghép cả hai bàn tay một lúc đã viết được thư để cảm ơn bác sĩ phẫu thuật của mình, một tiến bộ vượt bậc sau 9 tháng kể từ ca mổ đột phá.
Chris King, 57 tuổi, đã mô tả việc ông đã quay lại cuộc sống thường nhật như thế nào sau ca mổ hồi tháng 7 năm ngoái, khi ông trở thành người thứ hai được cấy ghép tay tại Trung tâm chuyên khoa của Anh ở Leeds General Infirmary và là người đầu tiên được cấy ghép cả hai bàn tay một lúc.
Ông King đã chứng minh có thể thực hiện một loạt nhiệm vụ, bao gồm viết, pha trà và làm vườn nhờ sự tiến bộ thậm chí còn nhanh hơn sự kiến của bác sĩ.
Ông cho biết mình tiến bộ mỗi tuần và mục tiêu tiếp theo là tự buộc dây giày và cài khuy áo.
King bị mất cả hai bàn tay, trừ ngón cái, trong một tai nạn do máy ép kim loại tại xưởng của ông ở Doncaster cách đây bốn năm.
Ông đã suýt chết trên xe cấp cứu sau vụ tai nạn, nhưng một nhóm những nhân viên mà ông gọi là "những anh hùng thầm lặng " tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Sheffield đã giữ được tính mạng ông và giữ được đủ phần tay còn lại để tạo điều kiện cho phẫu thuật cấy ghép sau đó.
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, GS Simon Kay đã thực hiện ca ghép tay đầu tiên của Anh cho Mark Cahill ở LGI cũng là người thực hiện ca mổ ghép tay cho Chris King.