Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 10/10/2017

  • |
T5g.org.vn - Tăng cường thanh, kiểm tra tra chuyên ngành trong y tế; Nghệ An: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng cao; Để đề án BVVT đạt hiệu quả; Vụ ngộ độc tại Hà Giang do thực phẩm nhiễm tụ cầu vàng; Tử tù xin hiến xác cho y học; Cứu sống thai phụ nguy kịch do sốt xuất huyết; ...

                                                     

Bộ Y tế không nhận quà không đúng quy định

https://laodong.vn/xa-hoi/bo-y-te-khong-nhan-qua-khong-dung-quy-dinh-568974.ldo

9 tháng đầu năm 2017, không có cá nhân nào của Bộ Y tế nhận quà không đúng quy định.

Trong gửi báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương về công tác phòng chống tham nhũng 9 tháng đầu năm 2017 của Bộ Y tế, ông Đặng Văn Chính, Chánh thanh tra Bộ khẳng định: không có cá nhân nào của Bộ Y tế nhận quà không đúng quy định.

Quá trình kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại đơn vị này, đích thân Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng.  Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Bộ Y tế đã quán triệt sâu sắc tới các cơ quan đơn vị về quy chế quà tặng, nộp lại quà tặng.

Ngoài ra, trong báo cáo còn đề cập đến một số nội dung như tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao công khai minh bạch và tạo điều kiện hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính; công khai minh bạch các thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý kiến nghị của tổ chức, công dân về các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, những tồn tại trong công tác phòng chống tham nhũng cũng được nêu lên trong báo cáo như vấn đề nhân sự. 

 

Dân “tố” nhiều nhưng không phát hiện tham nhũng ở Bộ Y tế

http://www.sggp.org.vn/dan-to-nhieu-nhung-khong-phat-hien-tham-nhung-o-bo-y-te-474409.html

http://bizlive.vn/thoi-su/bo-y-te-bao-cao-chua-phat-hien-ca-nhan-don-vi-nao-tham-nhung-3265957.html

http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/bo-y-te-chua-phat-hien-ca-nhan-don-vi-tham-nhung-944140.html

http://nhandan.com.vn/suckhoe/tieu-diem/item/34343002-bo-y-te-bao-cao-khong-co-ca-nhan-nao-nhan-qua-trai-quy-dinh.html

http://vov.vn/chinh-tri/bo-y-te-bao-cao-khong-co-ca-nhan-nhan-qua-tang-trai-quy-dinh-680563.vov

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/bo-y-te-khong-ai-nhan-qua-sai-quy-dinh-diptet-403500.html

Bộ Y tế khẳng định không có cá nhân nào nhận quà tặng trái quy định trong dịp lễ, Tết. Công tác tranh tra, kiểm tra 9 tháng đầu năm chưa phát hiện cá nhân, đơn vị nào có hành vi, dấu hiệu tham nhũng.

Thanh tra Bộ Y tế vừa gửi Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương về công tác phòng chống tham nhũng của Bộ Y tế trong 9 tháng đầu năm 2017. 

Theo báo cáo, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng ban đã quán triệt sâu sắc tới các cơ quan đơn vị về quy chế quà tặng, nộp lại quà tặng. Qua đó, Bộ Y tế đánh giá công tác phòng ngừa tham nhũng có chiều hướng đạt được nhiều tiến bộ, hiệu quả so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, Bộ Y tế cũng khẳng định không có cá nhân nào nhận quà tặng trái quy định trong dịp lễ, Tết. Cùng với đó, công tác tranh tra, kiểm tra 9 tháng đầu năm chưa phát hiện cá nhân, đơn vị nào có hành vi, dấu hiệu tham nhũng.

Bên cạnh đó, báo cáo phòng chống tham nhũng của của Bộ Y tế nêu ra việc kê khai tài sản, thu nhập chưa phát huy hiệu quả, chủ yếu là quản lý bản kê khai, chưa kiểm tra xác minh chênh lệch giữa thực tế và bản kê khai. Việc kiểm tra kê khai tài sản chỉ khi có khiếu nại, tố cáo nhưng cho đến nay chưa có ai ở Bộ Y tế phải kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập. Đối tượng phải kê khai tài sản cũng quá rộng.

Bộ Y tế cũng cho biết trong giai đoạn 2014-2016, đường dây nóng của Bộ Y tế đã ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân. Qua đó đã có nhiều cán bộ, nhân viên y tế bị xử lý, trong đó có hơn 26.170 cán bộ y tế bị nhắc nhở, 22 người phải nghỉ việc, 350 người bị khiển trách, 456 người bị cắt thi đua và 13 người bị cách chức.

Dự báo về tình hình tham nhũng trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Y tế cho rằng tình trạng này có thể diễn biến phức tạp, khó lường trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến chuyển, đời sống cán bộ, công chức, viên chức còn gặp nhiều khó khăn. Hành vi nhũng nhiễu có thể xảy ra ở nhóm nhân viên trong quá trình khám, chữa bệnh, đấu thầu, xây dựng cơ bản và mua sắm công.

 

Tăng cường thanh, kiểm tra tra chuyên ngành trong y tế

http://cand.com.vn/y-te/Tang-cuong-thanh-kiem-tra-tra-chuyen-nganh-trong-y-te-461530/

Theo ông Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2017, ngành y tế đã tổ chức nhiều đợt thanh tra chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và kiểm tra trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng ở các đơn vị.

Cục An toàn thực phẩm (ATTP) đã triển khai 16 đoàn thanh, kiểm tra về ATTP, trong đó có 4 đoàn kiểm tra liên ngành theo kế hoạch, 12 đoàn kiểm tra đột xuất về ATTP. Từ đó, các đoàn đã xử phạt 30 cơ sở với tổng số tiền phạt là hơn 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các đoàn còn thu hồi 6 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, tiêu hủy 20 lô sản phẩm vi phạm, tạm dừng lưu thông 41 lô sản phẩm vi phạm và chuyển 2 công ty có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh hàng giả cho cơ quan điều tra xử lý. Cục Quản lý Dược cũng triển khai 48 đoàn thanh tra, kiểm tra để thanh, kiểm tra 95 cơ sở.

Riêng Cục quản lý khám, chữa bệnh đã triển khai 7 đoàn thanh, kiểm tra về thực hiện công tác bệnh viện, đồng thời, làm đầu mối kiểm tra đột xuất các phòng khám có yếu tố nước ngoài tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cục đã xử lý, không để tồn đọng 169 đơn thư khiếu nại, phản ảnh của người dân về công tác khám, chữa bệnh.

Nhằm làm tốt công tác dự phòng, Cục Y tế dự phòng cũng tổ chức 5 đoàn kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu khu vực giáp biên giới Trung Quốc, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, để kiểm tra công tác kiểm dịch y tế, phát hiện sớm các trường hợp nghi nghờ, sẵn sàng đáp ứng với việc phòng, chống dịch. 

Cục còn tổ chức 2 đoàn kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vaccine ở Đăk Nông và Long An; làm đầu mối phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trung tâm giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông (Viettel) để kiểm tra, giám sát, đánh giá thực trạng triển khai phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Thái Nguyên, Quảng Ninh và Hải Phòng.

Trong lĩnh vực quản lý của mình, Tổng cục Dân số -KHHGĐ đã triển khai đoàn kiểm tra hành vi đưa thông tin vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến, tứ vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn của một trang web về bí quyết để có con trai, cuốn sách giới thiệu các phương pháp sinh con theo ý muốn vv…

 

Nghệ An: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng cao

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nghe-an-tre-mac-benh-tay-chan-mieng-tang-cao-20171009192410862.htm

Từ 1/9 đến 9/10, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận 809 trẻ đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng. Nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện khi đã có những biến chứng nặng như sốt cao liên tục, co giật.

Thống kê của Khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, từ ngày 1/9 đến ngày 9/10, khoa tiếp nhận 809 bệnh nhi đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng. Những ngày gần đây, lượng bệnh nhi đến khám tăng đột biến, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 50 ca, trong đó, bệnh phổ biến độ 2a, 2b và độ 3.

Nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng xuất hiện các biến chứng nặng như sốt cao liên tục, khó thở, giật mình, co giật…

“Trong số các bệnh nhi đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng có nhiều trường hợp nhiễm lại. Nếu như trước đây, bệnh tay chân miệng chỉ ghi nhận ở các khu vực đông dân cư như ở thành phố Vinh và một số huyện đồng thì nay bệnh nhi mắc tay chân miệng được ghi nhận ở các huyện miền núi”, bác sĩ Nguyễn Văn Sơn – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn cũng khuyến cáo, khi trẻ có những triệu chứng của bệnh tay chân miệng như sốt cao, đau đầu, phát ban không toàn thân kèm theo xuất hiện nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi nhưng cần phải theo dõi và điều trị triệu chứng, kết hợp với vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại thức ăn dễ tiêu hóa để nâng cao thể trạng cho trẻ.

Tuyệt đối tránh chủ quan hay điều trị bệnh theo quan niệm dân gian (như ngâm nước trầu không) bởi bệnh tay, chân, miệng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, thậm chí dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Hiện chưa có vắc-xin phòng tay chân miệng nên phòng ngừa vẫn là phương án hữu hiệu nhất.

Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh chú ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho trẻ; sử dụng Cloferamin hoặc nước Zaven lau sàn nhà, đồ chơi cũng như giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Khi trẻ bị bệnh, cần thiết phải cách ly từ 7-10 ngày để phòng việc lây mầm bệnh cho các trẻ khác.

 

Kháng thuốc khiến nhiều người bệnh chỉ còn đường ra …nghĩa trang

http://cand.com.vn/y-te/Khang-thuoc-khien-nhieu-nguoi-benh-chi-con-duong-ra-nghia-trang-461554/

70% dân số Việt Nam mắc vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) - nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày, tá tràng, thậm chí ung thư nhưng điều đáng lo ngại là việc kháng thuốc kháng sinh khiến nhiều loại thuốc điều trị HP ở nước ngoài đạt hiệu quả tới 80% -90%, thì ở Việt Nam tỷ lệ thành công chỉ dưới 80%, thậm chí có khi chỉ còn 50%- 60%. 

Đây là thông tin mới nhất về hậu quả của kháng thuốc kháng sinh được đưa ra tại hội nghị khoa học quốc tế về tiêu hóa gan mật diễn ra tại Hà Nội ngày 9-10.

Cách đây 2 tuần, Bộ Y tế cũng thừa nhận tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở nước ta đang ở mức nguy hiểm. Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đang đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. 

Trong khi đó, nghiên cứu của ngành y tế đã chỉ ra có tới 88% nhà thuốc ở thành thị và 91% nhà thuốc ở nông thôn bán kháng sinh không theo đơn. 

Ông Nguyễn Văn Kính-  Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ông từng thử vào hiệu thuốc mà không cần đưa bất cứ đơn thuốc kháng sinh nào, người bán cũng bán, kể cả kháng sinh thế hệ mới.

 Ông Lương Ngọc Khuê -Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cho biết, việc các nhà thuốc tùy tiện bán kháng sinh không cần đơn thuốc là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh. 

Bên cạnh đó, còn do các bác sỹ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh, chỉ định kháng sinh không phù hợp cũng như lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt....

Theo ông Cao Hưng Thái -Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB, một nghiên cứu của Cục Quản lý KCB ở hơn 1.000 hồ sơ bệnh án tại các khoa điều trị tích cực của 19 BV lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM cho thấy có tới 74% sử dụng kháng sinh không phù hợp. 

Điều này không chỉ khiến thất bại điều trị lên tới 63% so với 40% ở nhóm dùng kháng sinh phù hợp, mà còn gây ra tình trạng kháng thuốc khi hầu hết các kháng sinh thông thường như: penicillin, tetracycline, streptomycine… hay kháng sinh cephalosporn thế hệ thứ 3 đều đã xuất hiện các khuẩn kháng thuốc. Do đó, nếu không ngăn chặn kịp thời, tương lai không có thuốc chữa bệnh đang ở cận kề.

Ông Nguyễn Văn Kính-  Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hậu quả của kháng thuốc là rất lớn, dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, sử dụng nhiều thuốc, tăng chi phí điều trị. 

Chưa kể nhiều khuẩn kháng thuốc còn khiến nguy cơ tử vong tăng cao, nhất là với nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn. Hiện chỉ một số BV Trung ương hoặc tuyến tỉnh có labo vi sinh lâm sàng có thể giúp bác sĩ sử dụng thuốc kháng sinh một cách hợp lý.

Các BV còn lại thì việc sử dụng kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ. Vì thế, việc sử dụng nhiều loại kháng sinh chưa hợp lý. Đặc biệt, nhiều người ngại đến BV khám bệnh, nên cứ sốt là nghi ngờ nhiễm khuẩn và tự mua thuốc, thậm chí, chưa hỏi mua thì người bán đã tư vấn dùng thuốc kháng sinh…

Nghiên cứu của Trường Đại học Dược Hà Nội cho thấy, số lượng người bệnh ở Việt Nam sử dụng kháng sinh cao gấp 5 lần so với người bệnh các nước châu Âu.

“Nếu không bắt đầu từ hôm nay thì tương lai, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn chỉ còn con đường đến... nghĩa trang, bởi vì kháng hết các thuốc kháng sinh thì không còn thuốc chữa”- Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương lo ngại.

Đặc biệt, PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết một thông tin đáng báo động: Có đến 30% bệnh nhi có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện, mà có một nguyên nhân khá phổ biến là rất nhiều trẻ được cha mẹ tự mua thuốc điều trị với liều lượng và chủng loại kháng sinh không hợp lý. Nhiều bệnh nhi chuyển từ tuyến dưới lên đã bị nhiễm khuẩn rồi nên cũng có tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngay tại BV. 

Mà việc xử lý bệnh nhân bị kháng thuốc rất khó khăn. Phải có sự phối hợp giữa các chuyên ngành trên để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất, đồng thời phải theo dõi kháng sinh trong điều trị và xác định nồng độ thuốc kháng sinh trong máu của các em bé để có thể vượt qua dược tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Hàng ngày, BV phải xác định những ca nhiễm khuẩn BV và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng ca bệnh. 

Trong số 1.700 bệnh nhi điều trị nội trú, hầu hết đều trong tình trạng rất nặng: hơn 100 ca thở máy/ngày, hơn 200 ca thở oxy/ngày, trẻ đặt catheter tĩnh mạch trung tâm cũng có khoảng 70-80 ca... Vì thế, việc kháng thuốc kháng sinh là điều đáng báo động, khi có nguy cơ đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Bộ Y tế cho biết, thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Trong khi tốc độ kháng thuốc ngày càng tăng thì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có quá ít loại kháng sinh mới được nghiên cứu và phát triển để chống lại mối đe dọa của những căn bệnh nhiễm trùng kháng nhiều loại thuốc. 

Thế giới sắp cạn kiệt các loại kháng sinh hiệu quả là cảnh báo đầy lo ngại của WHO. Việc thiếu thuốc kháng sinh có thể khiến hàng triệu người đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm đến tính mạng, như bệnh lao kháng thuốc, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tình trạng kháng thuốc kháng sinh tác động lớn đến kinh tế - xã hội ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Báo cáo của WHO về tình trạng kháng thuốc cho thấy: người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên. Tại châu Âu, số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỷ lệ tử vong 25.000 người/năm; ở Thái Lan, số ngày nằm viện tăng hơn 3,2 triệu ngày và tăng số tử vong 38.000 người/năm; ở Mỹ khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23.000 người/năm do kháng thuốc kháng sinh.

 

Bộ Y tế trả lời VAFI trước ngày 18/10 về việc cải tổ hệ thống bệnh viện công lập

http://ndh.vn/bo-y-te-tra-loi-vafi-truoc-ngay-18-10-ve-viec-cai-to-he-thong-benh-vien-cong-lap-20171009033436416p145c151.news

(NDH) Trước đó VAFI gửi văn bản kiến nghị nêu cần chuyển toàn bộ hệ thống bệnh viện công lập sang mô hình doanh nghiệp công ích và thực hiện cổ phần hóa bệnh viện công lập.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã chuyển văn bản trên đến Bộ Y tế để xem xét, xử lý và trả lời theo thẩm quyền, gửi Văn phòng Chính phủ để công khai trên Cổng thông tin điện tử trước ngày 18/10.

Theo kiến nghị của VAFI, phải thay đổi cơ chế quản trị hiện hành theo hướng chuyển toàn bộ hệ thống bệnh viện công lập sang mô hình doanh nghiệp công ích hoạt động theo luật doanh nghiệp. Từ đó cổ phần hóa các bệnh viện lớn do nhà nước nắm giữ cổ phần đa số để hình thành các tập đoàn bệnh viện nhà nước, từ đó thực hiện tiến trình sáp nhập các bệnh viện tỉnh, huyện vào bệnh viện lớn.

Cũng theo VAFI, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển đủ cơ sở để cổ phần hóa bệnh viện công lập. Các bệnh viện được cổ phần hóa có thể dễ dàng huy động được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước. Các bệnh viện lớn sẽ thực hiện IPO bước đầu với tỷ lệ cổ phần bán ra hạn chế khoảng 15%/vốn dành cho người lao động và cổ đông bên ngoài. Giai đoạn đầu nhà nước sẽ nắm giữ 85% vốn.

Sau cổ phần hóa, khi chất lượng quản trị doanh nghiệp được thay đổi thì tiến hành thu hút đối tác chiến lược là các tập đoàn bệnh viện nước ngoài có tên tuổi và thương hiệu mạnh nhằm thu hút khả năng quản trị bệnh viện và thu hút công nghệ khám chữa bệnh chất lượng cao.

Sau đó, khi các bệnh viện hàng đầu hoạt động tốt sẽ tha thiết đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế cho các bệnh viện tỉnh, huyện sáp nhập vào bệnh viện lớn để hình thành nên hệ thống các bệnh viện từ trung ương đến địa phương.

 

Sửa đổi quy chuẩn về nước thải y tế

http://www.nguoiduatin.vn/sua-doi-quy-chuan-ve-nuoc-thai-y-te-a341529.html

Bộ TN&MT và bộ Y tế đang phối hợp sửa đổi QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế tại các cơ sở y tế nhằm nâng cao việc quản lý môi trường trong các cơ sở y tế hiện nay.

Dự thảo Quy chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải y tế khi xả ra nguồn tiếp nhận. Nguồn tiếp nhận nước thải là nơi nước thải được xả vào, bao gồm hệ thống thoát nước (đô thị, khu dân cư), sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ, vùng biển và nguồn tiếp nhận khác.

Đồng thời, Bộ TN&MT đang cân nhắc sửa đổi, điều chỉnh giá trị của các thông số ô nhiễm cho phù hợp với quy chuẩn quốc gia và xem xét bổ sung một số thông số như tổng Nitơ (thay cho thông số nitrat), Clo dư, tổng các chất hoạt động bề mặt… Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải y tế sau khi khử trùng sẽ được quản lý như đối với chất thải rắn y tế thông thường, để tránh gây tốn kém kinh phí cho các cơ sở y tế khi phải thực hiện phân tích tính chất nguy hại theo quy định của QCVN 50:2013/BTNMT.

Việc sửa đổi QCVN 28:2010/BTNMT cho phù hợp với luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan, cùng với thực trạng quản lý nước thải y tế tại các cơ sở y tế là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu về BVMT trong các cơ sở y tế.

QCVN 28:2010/BTNMT được ban hành năm 2010 quy định các cơ sở y tế phải xử lý nước thải y tế đạt 15 thông số: pH, BOD5 (20oC), COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Sunfua (tính theo H2S), Amoni (tính theo N), Nitrat (tính theo N), Phosphat (tính theo P), dầu mỡ động thực vật, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β, tổng coliforms, Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae trước khi xả thải ra môi trường.

Việc lựa chọn các công nghệ phù hợp và xử lý nước thải y tế đạt QCVN 28:2010/BTNMT, quan trắc nước thải y tế đủ tần suất tại các cơ sở khám, chữa bệnh đã góp phần tích cực trong công tác quản lý nước thải y tế, BVMT trong các cơ sở y tế.

Tuy nhiên sau 7 năm áp dụng, QCVN 28:2010/BTNMT đã bộc lộ một số bất cập như quy định đối tượng áp dụng là các cơ sở khám, chữa bệnh mà chưa bao quát hết các nhóm đối tượng cơ sở y tế có liên quan.

Theo quy định của luật Khám, chữa bệnh, có nhiều loại hình tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh với quy mô và tính chất hoạt động khác nhau, do đó tính chất ô nhiễm và mức độ phát sinh nước thải của các loại hình cơ sở khám, chữa bệnh cũng khác nhau.

Ngoài ra, có một số chỉ tiêu về ô nhiễm môi trường được quy định trong QCVN 28:2010/BTNMT chưa phù hợp với thực tế và các quy định liên quan vì hầu hết các cơ sở y tế không phát sinh chất thải phóng xạ (trừ một số bệnh viện điều trị ung thư và cơ sở nghiên cứu y học); 3 thông số về vi sinh là Salmonella; Shigella; Vibrio cholerae có tần suất xuất hiện rất ít và không thường xuyên trong các báo cáo quan trắc môi trường của các cơ sở y tế…

 

59 tỉnh bội chi quỹ bảo hiểm y tế

http://www.tienphong.vn/kinh-te/khoang-trong-bao-hiem-y-te-hoc-sinh-lop-12-1175572.tpo

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến năm nay Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) bội chi trên 10.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều địa phương đến nay đã sử dụng hết 70%, thậm chí 90% quỹ khám chữa bệnh BHYT cả năm của tỉnh như Quảng Nam, Quảng Trị. Ước tính khoảng 59 tỉnh bội chi, nhiều nơi dự kiến bội chi 500-1.000 tỷ như Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng...

Ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, việc gia tăng chi phí khám chữa bệnh của Quỹ BHYT chủ yếu là do  việc điều chỉnh các chính sách như điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng; chính sách thực hiện thông tuyến xã lên huyện và liên huyện. Cùng với đó, ngành Y tế cũng triển khai mạnh mẽ các chương trình chuyển giao kỹ thuật từ trung ương về tỉnh, huyện, xã đã giúp các dịch vụ kỹ thuật cao được cập nhật thường xuyên, thực hiện nhiều ở các tuyến cơ sở khám chữa bệnh. 

Theo thống kê, từ 2015-2016, kỹ thuật phẫu thuật tim hở tăng 17%, can thiệp tim mạch tăng 12%, phẫu thuật thay khớp gối tăng 71%, hay phẫu thuật thay khớp háng tăng 48%...

Cùng với đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tăng cao do thay đổi mô hình bệnh tật, già hóa dân số (người già thường mắc 3-4 bệnh mạn tính). Bên cạnh đó, các bệnh không lây nhiễm như: ung thư, tim mạch, tiểu đường làm gia tăng chi phí điều trị xét nghiệm, thuốc…

Liên quan đến vấn đề lạm dụng dịch vụ y tế, ông Khảm cho rằng phải nhìn nhận khách quan, công bằng từ nhiều phía, cả người dân tham gia BHYT và cơ sở khám chữa bệnh. Thời gian qua, có trường hợp cơ sở khám chữa bệnh, có hiện tượng chỉ định sử dụng dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chưa thực sự cần thiết, hoặc chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú, kéo dài thời gian nằm viện không cần thiết. Đó là hiện tượng đơn lẻ, xảy ra tại một số cơ sở, tình trạng này không phải mang tính hệ thống. 

Tổng hội Y học Việt Nam mới đây thực hiện nghiên cứu phân tích hồ sơ bệnh án các bệnh nhân đã ra viện tại một số cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh, tư nhân, trạm y tế xã để đánh giá sự gia tăng chi phí y tế. Theo kết quả ban đầu, số chi do lạm dụng chiếm khoảng 5% tổng chi. Ông Khảm cho hay, lạm dụng gồm 2 cấp độ: chỉ định phù hợp với chẩn đoán nhưng không cần thiết và chỉ định không phù hợp chẩn đoán. Vì thế, theo đại diệnVụ BHYT: “Việc Bảo hiểm xã hội kiểm tra trên hệ thống thông báo từ chối thanh toán hàng triệu hồ sơ bệnh án, với hàng trăm tỷ đồng không phải tất cả là do “làm ăn gian dối” mà có thể chuyển dữ liệu bị lỗi, nhập mã sai, lỗi kỹ thuật...; ngoài ra cũng có trường hợp chỉ định không cần thiết. Ví dụ tại Bệnh viện Bạch Mai có trường hợp chụp Xquang 12 lần trong một ngày nhưng không có chuyện đó mà do bị lỗi”.

Trước thực trạng bội chi quỹ khám chữa bệnh BHYT, nhiều người lo ngại, quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng vì quỹ đang bị thu hẹp lại. Về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn khẳng định: “Quỹ BHYT không cắt giảm quyền lợi của người tham gia, luôn đảm bảo mức chi tối đa hợp lý, hợp pháp cho các trường hợp thực sự cần điều trị. Tuy nhiên, không thể chấp nhận những chi phí bất hợp lý, lãng phí nguồn tài chính quan trọng này. Cụ thể như chỉ định điều trị nội trú để tăng tiền ngày giường, chi phí điều trị; chỉ định cận lâm sàng không cần thiết, sử dụng biệt dược gốc đắt tiền tràn lan, không hợp lý, làm tăng chi trong khi nguồn quỹ có hạn…”.

 

Nghệ An bội chi hơn 1.000 tỷ đồng quỹ bảo hiểm y tế

http://www.baonghean.vn/xa-hoi/201710/nghe-an-boi-chi-hon-1000-ty-dong-quy-bao-hiem-y-te-2851077/

Tính đến cuối tháng 8, quỹ bảo hiểm y tế đã bội chi 1.020 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành bảo hiểm và ngành y tế vẫn tiếp tục có những ý kiến khúc mắc khiến người bệnh lo âu.

Đây là nội dung trọng tâm được thảo luận tại buổi làm việc giữa đoàn ĐBQH tỉnh với BHXH Nghệ An chiều 9/10, về việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội khoá XIII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.

Tham dự buổi làm việc có Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh; Nguyễn Thanh Hiền - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Văn Mão - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo BHXH tỉnh Nghệ An và các phòng, ban chuyên môn.

 

Bội chi quỹ BHYT 1.020 tỷ đồng

Theo báo cáo của BHXH tỉnh, tính đến ngày 31/8/2017, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 84,5%, cao hơn tỷ lệ chung của cả nước là 82,6%.

8 tháng đầu năm 2017, cân đối quỹ khám chữa bệnh BHYT, toàn tỉnh vượt 1.020 tỷ đồng. Nghệ An là tỉnh có số bội chi quỹ BHYT tuyệt đối cao nhất so với các tỉnh trong cả nước.

Ông Lê Trường Giang - Giám đốc BHXH tỉnh nói: “Nếu so với dự toán chi được giao năm 2017 thì Nghệ An đã sử dụng 119% tổng dự toán của cả năm và không thể đảm bảo thực hiện dự toán giao năm 2017. Đây là điều đáng báo động vì có thể những tháng đầu năm luôn có số chi nhỏ hơn những tháng cuối năm”.

Phân tích nguyên nhân bội chi quỹ BHYT, người đứng đầu ngành BHXH tỉnh nhà chỉ rõ 3 vấn đề chính: do thay đổi chính sách, do tăng số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh, do chi phí điều trị ngoại trú, nội trú cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Cụ thể, từ ngày 1/1/2017, các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An được điều chỉnh giá dịch vụ kỹ thuật theo Công văn của Bộ Y tế, bao gồm cả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, tiền trực và lương của nhân viên y tế, do vậy chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng 450 tỷ đồng. Mặt khác, tác động chính sách khám chữa bệnh BHYT thông tuyến toàn tỉnh khiến số lượng bệnh nhân đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trong toàn tỉnh gia tăng rất lớn…

Ông Lê Trường Giang chỉ rõ, bệnh nhân đến khám chữa bệnh gia tăng nhưng việc đánh giá, phân loại bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đúng theo quy chế của Bộ Y tế, có nhiều bệnh viện có biểu hiện thu hút bệnh nhân đến bằng nhiều hình thức khác nhau.

Bên cạnh đó, 8 tháng đầu năm 2017, tổng số chi khám chữa bệnh BHYT ngoại trú tăng 23% (tương ứng 138 tỷ đồng), tổng chi phí nội trú tăng 44% (tương ứng 440 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2016.

Thiệt thòi nhất là người bệnh

Lắng nghe các ý kiến của đại diện BHXH tỉnh tại buổi làm việc, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh đặt vấn đề: “Trong mối quan hệ “tay ba”: BHXH - Y tế - người bệnh thì rõ ràng người bệnh đang chịu thiệt thòi nhất. Ngành BHXH và ngành Y tế có những lý giải khác nhau để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của ngành mình. Với tư cách là đại biểu dân cử, chúng tôi quan tâm nhất là quyền lợi của người dân”.

Đại tá Nguyễn Hữu Cầu đề nghị BHXH tỉnh làm rõ, tiêu chí và phương thức hoạt động của giám định viên BHYT là như thế nào?; Định mức giá của các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT là do ai đặt ra?; Những khúc mắc giữa ngành BHXH và ngành Y tế có cần cơ quan độc lập để hạ hồi phân giải hay không?

Ông Lê Trường Giang - Giám đốc BHXH tỉnh cho biết, hiện ngành BHXH tỉnh Nghệ An có 33 giám định viên, tiêu chuẩn và phương thức hoạt động theo quy chế ngành đặt ra. Tính đến ngày 31/8/2017, toàn tỉnh có 59 cơ sở khám chữa bệnh, như vậy, trung bình mỗi giám định viên đang phải phụ trách công tác giám định khoảng 2 cơ sở khám chữa bệnh. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin đã phần nào giảm gánh nặng cho công tác giám định.

Về vấn đề định mức, ông Lê Trường Giang cho biết, ngành BHXH dựa trên định mức quy định tại Quyết định 3955/QĐ-BYT định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ KCB theo Thông tư 37/2015/TT-BYT và Quyết định 3959/QĐ-BYT 2015 định mức nhân lực thời gian xây dựng giá dịch vụ KCB. 

Thời gian qua, BHXH tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT. Theo đó, đã thảo luận, thương thảo ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh để tăng cường công tác quản lý quỹ; ứng dụng CNTT để kiểm soát chi phí khám chữa bệnh; điều động cán bộ các phòng nghiệp vụ tăng cường cho công tác giám định; tăng cường thanh, kiểm tra, kiên quyết từ chối thanh toán chi phí không đúng quy trình…

Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Hiền - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh khẳng định tính nhân văn của chính sách BHYT; đồng thời ghi nhận những nỗ lực của ngành BHXH tỉnh Nghệ An trong công tác thực hiện chính sách.

Với những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, tồn tại được phân tích trong buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Hiền yêu cầu ngành quan tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền; tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giám định viên; nhanh nhạy hơn trong dự báo tình hình phát triển quỹ BHYT và kịp thời có những đề xuất, giải pháp giải quyết.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phối hợp với ngành Y tế, gắn liền với hoạt động thanh, kiểm tra thường xuyên, sâu rộng. Sau buổi làm việc, BHXH tỉnh cần có báo cáo bằng văn bản để đoàn ĐBQH tỉnh nghiên cứu sâu, nêu ý kiến tại kỳ họp sắp tới.

 

Để đề án BVVT đạt hiệu quả

http://suckhoedoisong.vn/de-de-an-bvvt-dat-hieu-qua-n137045.html     

Đề án Bệnh viện vệ tinh (BVVT) được Bộ Y tế thực hiện từ năm 2013 với mục tiêu từng bước giảm tình trạng quá tải ở BV tuyến trên, giảm công suất sử dụng giường bệnh thuộc tuyến Trung ương và các BV tuyến cuối...

Kỳ 1: Khắc phục khó khăn ở BVVT

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cả BV hạt nhân nơi chuyển giao kỹ thuật và BVVT nơi tiếp nhận kỹ thuật vẫn còn rất nhiều việc phải làm...

Gia Lai một tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên nằm cách xa 2 trung tâm y học lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, do đó, chi phí để người dân lên tuyến trên điều trị là rất lớn, đặc biệt đối với người dân ở địa phương này chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Do đó, xây dựng và phát triển BV đa khoa tỉnh trở thành BVVT tại đây là rất thiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đề án BV tỉnh gặp không ít khó khăn. Khó khăn không chỉ là phải có nguồn nhân lực có trình độ để đi học tập và tiếp nhận các kỹ thuật được chuyển giao mà còn về cơ sở vật chất, máy móc hạ tầng và thiết bị kỹ thuật...  Theo đề án, Khoa Tim mạch, BV đa khoa tỉnh là khoa vệ tinh của BV Tim Hà Nội, vì vậy để thực hiện được các kỹ thuật được chuyển giao theo kế hoạch, thì Khoa Tim mạch phải đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của BV hạng 1 như quy mô giường bệnh; có phòng cấp cứu tim mạch và bệnh nặng; phòng điều trị, phòng thủ thuật, phòng đo điện tâm đồ và phòng điện tâm đồ gắng sức, phòng siêu âm tim, phòng xử lý dụng cụ... Thế nhưng, hiện tại BV tỉnh chưa có chuyên khoa tim - mạch, giường bệnh, buồng bệnh ở rải rác các khoa nên không tập trung bệnh nhân, không được chuyên khoa hóa...

Tương tự, BV đa khoa tỉnh Sơn La cũng là một trong những BV tham gia rất sớm vào Đề án BVVT của Bộ Y tế và là BVVT của BV Bạch Mai, BV Việt Đức. BV đã rất nỗ lực trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được với nhu cầu tiếp nhận kỹ thuật cao do tuyến trên chuyển giao. Tuy nhiên, theo ThS. Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc BV, nguồn vốn đối ứng và để đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại vẫn đang là bài toán nan giải với BV. Đây cũng là khó khăn, vướng mắc nhất mà BV gặp phải.

Khó khăn không chỉ với BVVT mà ngay cả đối với BV hạt nhân nơi đi chuyển giao kỹ thuật. Một giám đốc của BV tuyến Trung ương có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chuyển giao kỹ thuật nhận xét, có những đơn vị tham gia Đề án BVVT được địa phương quan tâm đầu tư máy móc hiện đại rất tốt, nhưng có những địa phương không có thiết bị máy móc theo yêu cầu của kỹ thuật được chuyển giao, do đó các thầy có chuyển giao thì về học viên cũng không thể thực hành và do đó làm giảm hiệu quả, mất thời gian...

Mặc dù vậy, để đạt được hiệu quả, các BVVT cũng đang gắng sức vận dụng mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đề án BVVT là một chủ trương lớn của ngành y tế nhằm tăng cường phát triển hệ thống y tế tuyến tỉnh, thành phố; giảm tình trạng quá tải cho y tế tuyến Trung ương. Theo đó, mục tiêu đạt được là sau khi đã hoàn thành chuyển giao các kỹ thuật, yêu cầu đặt ra đối với các BVVT đó là phải đảm bảo duy trì bền vững các kỹ thuật đã tiếp nhận chuyển giao của BV hạt nhân; không chuyển lên tuyến trên các loại hình bệnh tật thuộc lĩnh vực kỹ thuật đã tiếp nhận chuyển giao, trừ các trường hợp vượt quá khả năng. Song, với những khó khăn hạn chế như hiện nay thì sẽ còn rất nhiều việc phải làm để đạt được hiệu quả như mong muốn.

(Mời xem tiếp kỳ 2: Cần sự đồng thuận mạnh mẽ của chính quyền địa phương)

 

Dân lười đẻ, Bộ Y tế đề xuất nới chính sách 2 con

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dan-luoi-de-bo-y-te-de-xuat-noi-chinh-sach-2-con-403434.html

http://nld.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-de-xuat-3-phuong-an-dieu-chinh-muc-sinh-20171009093832033.htm

http://thanhnien.vn/suc-khoe/bo-y-te-de-xuat-3-phuong-an-dieu-chinh-muc-sinh-883584.html

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/bo-y-te-de-xuat-sua-quy-dinh-muc-sinh-con-a204530.html

http://dantri.com.vn/suc-khoe/dieu-chinh-chinh-sach-dan-so-nguoi-dan-co-thoai-mai-sinh-con-20171009074733382.htm

Việt Nam đang đối mặt hàng loạt thách thức về dân số, nhiều vùng có mức sinh thấp và rất khó đưa lên.

Hội nghị TƯ 6 đang bàn thảo nhiều chính sách quan trọng, trong đó có vấn đề dân số với những phát sinh mới cần kịp thời xử lý.

Theo đó, TƯ sẽ bàn thảo có nên tiếp tục duy trì chính sách 2 con, xem xét chuyển trọng tâm từ chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết, dân số Việt Nam đang đối mặt cùng lúc nhiều thách thức: Già hoá dân số, mất cân bằng giới tính, chất lượng dân số thấp, mức sinh chênh lệch giữa các vùng...

3 phương án điều chỉnh mức sinh

Ông Tân cho biết, 10 năm qua, Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế 2,1 con (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) - đây là mức lý tưởng.

Tuy nhiên, một số khu vực đang bắt đầu giảm sinh. Tại ĐBSCL, mức sinh chỉ còn 1,5-1,6 con, riêng TP.HCM, mức sinh giảm còn 1,45 con, thấp nhất cả nước.

Để điều chỉnh mức sinh, Bộ Y tế đã đề xuất 3 phương án để TƯ bàn thảo:

Phương án 1: Duy trì mức sinh như hiện nay càng lâu càng tốt. Theo đó, sẽ vận động mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con mà không quy định thành luật với chính sách linh hoạt.

Những địa phương đang sinh nhiều con (hơn 3 con) thì vận động sinh ít đi để có điều kiện nuôi dạy tốt hơn. Ngược lại những nơi có tỉ lệ sinh thấp thì phải vận động nâng mức sinh lên như khu vực Đông Nam Bộ.

Phương án 2: Tiếp tục chính sách sinh ít hơn 2 con, khẩu hiệu mỗi cặp vợ chồng sinh 1-2 con, nhằm tiếp tục giảm mức sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số, nhằm giảm bớt đầu tư cho an sinh xã hội.

Phương án 3: Cho đẻ thoải mái, không vận động, không cấp phương tiện tránh thai miễn phí (hiện một nửa cấp miễn phí).

Chưa có nước nào nâng mức sinh thành công

Ông Tân phân tích, với phương án 2, sinh ít hơn 2 con sẽ giúp các gia đình có điều kiện nuôi dạy trẻ tốt hơn, giảm bớt chi an sinh cho xã hội cho trẻ sinh ra, mật độ dân số tăng chậm hơn. Tuy nhiên có nhiều mặt trái.

“Nếu vẫn tiếp tục, mức sinh sẽ ngày càng giảm. Kinh nghiệm cho thấy mức sinh giảm xuống đến ngưỡng nào đó, đưa nó quay trở lại tăng lên là hết sức khó khăn, như nhiều nước châu Á đang phải đối mặt hiện nay”, ông Tân nói.

Ông dẫn dụ, Hàn Quốc từng đạt mức sinh thay thế 2,1 con vào năm 1983 nhưng lo bùng nổ dân số nên vận động chính sách sinh ít con. Đến năm 1996, khi con số này xuống dưới 1,6 con, quốc gia này bắt đầu nới lỏng chính sách sinh, tuy nhiên sau 10 năm, tỉ lệ này tiếp tục giảm còn 1,08.

Ông Tân cho biết, để khuyến khích sinh, Hàn Quốc đã thành lập cả UB của Tổng thống để ứng phó với mức sinh thấp, già hóa dân số, mỗi năm bỏ ra hàng chục tỷ USD.

Quốc gia này cho phép khi sinh con, mẹ được nghỉ 2 năm mà không mất việc và được trợ cấp; chồng được nghỉ 2 tuần khi vợ sinh… Tuy nhiên mức sinh không nhích lên được.

Hay như Singapore, cũng từng đạt mức sinh thay thế vào năm 1975, nhưng do chính sách khuyến sinh chọn lọc, con số này giảm còn 1,7 con vào năm 1982. Đến 1989, Singapore kêu gọi khuyến sinh toàn diện nhưng đến nay vẫn không mang lại kết quả.

“Chúng ta chứng kiến nhiều nước thành công trong giảm sinh nhưng chưa có nước nào thành công trong việc nâng mức sinh. Khi người dân quen lối sống ít con, dành thời gian công việc, đối phó áp lực cuộc sống... thì việc khuyến khích người dân quay lại vất vả nuôi con sẽ rất khó”, ông Tân phân tích.

Với phương án 3, nhiều chuyên gia lo ngại dân số tăng trở lại. Do đó, Bộ Y tế ủng hộ phương án 1, tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, kiểm soát những vùng có mức sinh cao và nâng cao mức sinh ở những vùng thấp.

Đảng viên sinh con thứ 5 mới bị khai trừ

Ông Tân cho biết, trong suốt 25 năm qua, Việt Nam chủ yếu vận động sinh ít con. Nhóm bị hạn chế là đảng viên (khoảng 3 triệu người) nhưng từ 2008, đã có quy định sinh con thứ 3 chỉ bị cảnh cáo, con thứ 4 khai trừ khỏi Đảng.

Sau đó từ 2011 đến nay, quy định này tiếp tục thay đổi, cho phép sinh đến con thứ 5 mới bị khai trừ khỏi Đảng, thứ 4 bị cảnh cáo, con thứ 3 nhắc nhở.

 

Gia Lai: Trung tâm Y tế Đắk Đoa chi sai 760 triệu đồng

http://baotintuc.vn/phap-luat/gia-lai-trung-tam-y-te-dak-doa-chi-sai-760-trieu-dong-20171009212109163.htm

http://nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/34345602-thu-hoi-760-trieu-dong-chi-sai-tu-trung-tam-y-te-huyen-dac-doa.html

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai, ông Ngô Ngọc Sinh vừa ký công văn số 3655/UBND-NC về việc xử lý, thu hồi 760 triệu đồng sau khi có kết luận của Thanh tra tỉnh tại Trung tâm Y tế huyện Đắk Đoa.

Theo đó, trong thời gian 4 năm (từ năm 2013 đến năm 2016), Trung tâm Y tế huyện Đắk Đoa đã chi sai 760 triệu đồng trong việc chi trả các chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị. Cụ thể, năm 2013, đơn vị này đã chi trả công tác đào tạo, bồi dưỡng chế độ cho các đối tượng đi học không đúng quy định hơn 71 triệu đồng; năm 2014 là 99 triệu đồng; năm 2015 là 65 triệu đồng và năm 2016 hơn 115 triệu đồng. 

Trong công tác chi trả phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức, Trung tâm đã chi sai gần 300 triệu đồng; chi trả phụ cấp độc hại sai khoảng 57 triệu đồng; chi trả phụ cấp khu vực cho cán bộ, công chức, viên chức tăng cường cơ sở có thời hạn với sai phạm là gần 60 triệu đồng… 

Được biết, số tiền chi sai này nằm trong nguồn phân bổ kinh phí của Sở Tài chính tỉnh Gia Lai cho Trung tâm Y tế huyện Đắk Đoa trong 4 năm từ 2013 đến 2016; trong đó kinh phí theo định mức là hơn 71 tỷ đồng; kinh phí thu từ phí, lệ phí và các dịch vụ khác hơn 46 tỷ đồng. 

Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk Đoa cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đơn vị chưa nắm rõ và cập nhật kịp thời các văn bản, quy định của pháp luật. Sau khi có kết luận của Thanh tra, Trung tâm đã tiến hành họp và nhất trí hoàn trả lại số tiền trên theo chỉ đạo. 

Cũng theo công văn số 3655/UBND-NC, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan và thu hồi toàn bộ số tiền sai phạm hơn 760 triệu đồng, đồng thời yêu cầu Chánh Thanh tra tỉnh Gia Lai theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xử lý sau sai phạm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 31/10.

 

Ban Giám đốc Sở Y tế Cà Mau bị kiểm điểm 10 nội dung

http://thanhnien.vn/thoi-su/ban-giam-doc-so-y-te-ca-mau-bi-kiem-diem-10-noi-dung-883576.html

Sở Y tế tỉnh Cà Mau vừa có báo cáo kết quả họp kiểm điểm BGĐ sở này về những sai sót thời gian qua trong công tác chỉ đạo, điều hành và có 10 nội dung được đưa ra kiểm điểm.

Ngày 8.10, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Ban Giám đốc (BGĐ) Sở Y tế tỉnh Cà Mau vừa có báo cáo kết quả họp kiểm điểm BGĐ sở này về những sai sót thời gian qua trong công tác chỉ đạo, điều hành và có 10 nội dung được đưa ra kiểm điểm.

Trong 10 nội dung, có nội dung quản lý học phí của sinh viên (SV) đào tạo theo địa chỉ. BGĐ Sở thừa nhận trong quá trình quản lý chưa chặt chẽ, còn tin vào bộ phận chuyên môn, thiếu kiểm tra, giám sát nên có hiện tượng chiếm dụng tiền của kế toán và thủ quỹ. BGĐ Sở rút kinh nghiệm trong quản lý, và sẽ chuyển hồ sơ vụ việc qua cơ quan công an điều tra làm rõ.

Ngày 28.4 theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Sở Y tế tỉnh Cà Mau có tờ trình xin UBND tỉnh xin khất nợ cho đơn vị trực thuộc đến sau năm 2018.

Năm 2011, UBND tỉnh Cà Mau xin chỉ tiêu và tổ chức xét tuyển SV đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển vào các trường đại học (ĐH) y dược trong khu vực để đào tạo theo địa chỉ, khắc phục tình trạng thiếu bác sĩ, dược sĩ tại tỉnh.

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ nhận đào tạo 252 SV học theo địa chỉ của tỉnh Cà Mau. Những SV này tự đóng học phí thông qua Sở Y tế Cà Mau thu hộ. Tuy nhiên, theo thống kê của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, những năm qua có nhiều SV chưa đóng học phí. Vì vậy, trường đã khóa bảng điểm, gây khó khăn, tạo áp lực để thu học phí SV. Số tiền bị chiếm dụng khoảng 3 tỉ đồng.

BGĐ Sở Y tế cũng rút kinh nghiệm việc điều động ông Tăng Xuân Đỉnh, khi đó là Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Cà Mau trong thời điểm đang kiểm tra tài chính bệnh viện, chưa kiểm điểm rõ trách nhiệm; điều động ông Bùi Đức Văn, Giám đốc BVĐK H.Cái Nước về làm Giám đốc BVĐK tỉnh Cà Mau nhưng không làm việc với Đảng ủy BVĐK H.Cái Nước; cho ông Lưu Anh Tài, Giám đốc BVĐK tỉnh Cà Mau thôi giữ chức vụ với lý do ông Tài xin nghỉ việc vì sức khỏe là chưa thực hiện đúng quy trình.

Sở Y tế tỉnh Cà Mau xin Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh này được quyết toán 27 tỉ đồng chứng từ xuất kho thuốc trong hai năm 2012 - 2013.

Ngoài ra còn các nội dung khác như việc lập và quản lý hồ sơ chưa chặt chẽ; một số trường hợp đại diện lãnh đạo Sở không trao đổi với cấp ủy, thủ trưởng đơn vị... “Từ những thiếu sót trên, tập thể BGĐ Sở Y tế nhận thấy chưa nghiêm trọng đến mức phải xem xét kỷ luật. Do đó chúng tôi nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và tiếp tục chấn chỉnh, sửa chữa trong thời gian tới”, bản báo cáo nêu.

 

Vụ ngộ độc tại Hà Giang do thực phẩm nhiễm tụ cầu vàng

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/34345402-vu-ngo-doc-tai-ha-giang-do-thuc-pham-nhiem-tu-cau-vang.html

Ngày 9-10, ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế Hà Giang cho biết, đã có báo cáo xác định nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc thực phẩm khi đi ăn cỗ đám hỏi tại gia đình ông Lý Seo Hỏa, thôn Lùng Vùi, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên khiến 58 người nhập viện, trong đó có ba người tử vong.

Sau nhiều ngày được điều trị tích cực, đến nay, 55 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vị Xuyên đã hồi phục sức khỏe và được xuất viện.

Về kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm có trong mâm cỗ, xác định nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc thực phẩm là do thịt lợn luộc, thịt lợn xào nhiễm vi khuẩn S.aureus (tụ cầu vàng) vượt quá giới hạn cho phép, cụ thể: S.aureus (CFU/mg) có trong thịt lợn luộc là 1,2x104; thịt lợn xào là 1,5x104 (giới hạn cho phép là 102).

Về mẫu rượu trắng có trong mâm cỗ, sau khi xét nghiệm, xác định lượng methanol trong giới hạn cho phép.

Qua điều tra tại gia đình ông Lý Seo Hỏa, điều kiện nơi chế biến thức ăn không bảo đảm; không có dụng cụ bảo quản thức ăn; nước dùng cho sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh (lấy từ khe nước trên rừng); số thịt lợn mua về chế biến không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ.

Sở Y tế Hà Giang cũng đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhất là trong các bữa ăn tập thể. Đồng thời, đề nghị các ngành chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nguồn gốc thực phẩm, tránh tình trạng buôn bán thực phẩm bẩn, ôi thiu trên địa bàn tỉnh.

 

Sinh viên Y, Dược xem "phim người lớn" có xấu?

http://www.nguoiduatin.vn/sinh-vien-y-duoc-xem-phim-nguoi-lon-co-xau-a341834.html

Không ít chuyên gia ngành Y băn khoăn về mẫu mà nhóm sinh viên đưa ra trong đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xem "phim người lớn" đối với hành vi tình dục của sinh viên.

Những góc  nhìn mới 

Mới đây, đề tài “Ảnh hưởng của việc xem phim “người lớn” đối với thái độ và hành vi tình dục của sinh viên (SV)” thực hiện tại trường đại học Y, Dược Huế đã đưa ra những con số khiến không ít người giật mình.

Theo đó, các bạn sinh viên này thực hiện nghiên cứu trên gần 500 SV của trường  đại học Y, Dược Huế (39,2% nam và 60,8% nữ) hệ chính quy từ năm 1 đến năm 6 (độ tuổi từ 17-28, phần lớn các bạn sinh viên đó ở trọ, 50% sống một mình và 70% chưa có người yêu).

Kết quả cho thấy 15,5% SV có nguy cơ cao nghiện loại phim này, trong đó 32,9% SV nam và 4,2% SV nữ; gần 50% SV sử dụng công cụ tìm kiếm trên internet để tìm kiếm.

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên, giảng viên đại học Y Hà Nội, bác sĩ khoa Ngoại, bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đặt câu hỏi về những số liệu ấy.

“Việc nghiên cứu phải đảm bảo yếu tố quan trọng nhất là khách quan. Nghiên cứu đã đảm bảo yếu tố khách quan chưa, mẫu ấy đủ lớn, đa trung tâm (nhiều trường) chưa? Theo tôi, nghiên cứu đó đã đưa ra các con số dù có ý nghĩa thống kê nhưng không nên áp đặt cho sinh viên các trường Y. Chúng ta không nên “bóp méo” ý nghĩa của con số nghiên cứu, bởi lẽ, với những con số được biết đã nói đủ thực trạng mà nhóm nghiên cứu đã báo cáo trong hội nghị khoa học?”, bác sĩ Nguyễn Đình Liên chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Đình Liên, từ những con số này để đưa ra ý kiến việc, “nguy cơ cao nghiện phim người lớn” trong sinh viên ngành Y, Dược sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới SV Y, Dược trên toàn quốc, gây hoang mang trong dư luận.

Bên cạnh đó, những con số ấy đặt không đúng vị trí sẽ khiến dư luận có nhìn nhận phản cảm với nhân viên y tế, đặc biệt các em SV.

“Xem "phim người lớn" chưa hẳn đã xấu, vấn đề là xem lúc nào và xem cái gì, mức độ ra sao, xem trong hoàn cảnh nào, độ tuổi nào thì có tác động xấu? Chúng ta phải hiểu, SV trường Y biết điều ấy rất nhiều và các em học về nó”, bác sĩ Liên nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bác sĩ Liên cũng hoan nghênh báo cáo của các bạn SV trường đại học Y, Dược Huế đã chỉ ra: SV có thời gian học, thực tập quá nhiều, căng thẳng, thiếu không gian, thời gian sinh hoạt văn hóa, giao lưu học hỏi ngoài môi trường bệnh viện… để tăng kỹ năng sống sau khi tốt nghiệp phục vụ cho công việc, cuộc sống gia đình.

Còn với PGS.TS Đàm Văn Cương, chuyên ngành Niệu và nam khoa, ủy viên BCH hội Nam khoa Việt Nam, trong nghiên cứu không thấy mô tả cách lấy mẫu có đại diện cho các nhóm SV hay không, hay chỉ lấy trên gần 500 SV bất kỳ để hỏi và phỏng vấn?

“Dù có ngẫu nhiên hay không, nếu số 15,3% có quan hệ tình dục trước hôn nhân theo tôi chưa phản ánh đúng thực trạng SV hiện nay và có 50% SV dùng internet tìm kiếm thông tin về "phim người lớn" thì càng quá thấp.

Chủ đề này là một vấn đề lớn, vì điều kiện sống của SV nói chung hiện nay tốt hơn nhiều so với SV thế hệ trước. Vì vậy, nhu cầu sinh lý nói chung của SV hiện nay cao hơn, sớm hơn trước.

Bên cạnh đó, cách nhìn về trinh tiết, đức hạnh cũng thay đổi theo hướng tự do hơn... Đó là chưa nói thêm về bình đẳng giới, quyền của nữ giới cao hơn trước, tự do hơn trước”, PGS.TS Đàm Văn Cương nói.

Cũng bàn về vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Giám đốc viện Sức khỏe sinh sản (RAFH), phụ trách khoa Sản trung tâm Y tế 178 Thái Hà (Hà Nội) cũng đưa ra quan điểm: “Tôi cho rằng, việc các em sinh viên ngành Y, Dược xem phim “người lớn”, là chuyện bình thường vì họ có kiến thức về y khoa. Nhưng vấn đề giáo dục về tình dục của sinh viên hiện nay rất kém nên họ phải tự tìm hiểu để biết và tư vấn cho bệnh nhân.

Theo tôi, nếu các em tìm hiểu chuyện ấy một cách nghiêm túc còn may hơn việc các em không có kiến thức gì. Sau ra thực tế lại như “gà mắc tóc” trước những câu hỏi của bệnh nhân”.

Cái nhìn toàn diện hơn về đề tài

Trước những tranh luận xung quanh các con số được đưa ra từ đề tài này, PGS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy, Phó Hiệu trưởng trường đại học Y, Dược Huế cho biết, đây là đề tài nghiên cứu khoa học của một nhóm sinh viên làm khảo sát online trên mẫu là 426 sinh viên của trường.

“Qua đề tài này, các em sinh viên muốn nêu lên một hiện thực có thật trong xã hội. Tuy nhiên, mẫu này chưa mang tính đại diện, tỉ lệ nhỏ và không phải đa số. Phương pháp thu thập thông tin qua hình thức trực tuyến sẽ có hạn chế, biên độ dao động của độ chính xác qua phương pháp thu thập này là rất lớn”, PGS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy nhấn mạnh.

Đồng thời, PGS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy cũng chỉ ra rằng, trong nghiên cứu của mình các em đề cập tới kết quả thu được trên 426 mẫu. Tuy nhiên, ở đây các em dùng khái niệm “có nguy cơ”, khái niệm đó không đồng nghĩa với thực tiễn hành vi.

“Chúng tôi rất mong mọi người có cái nhìn toàn diện hơn để thấy rằng, đây là một công trình thuần túy khoa học nhưng có những hạn chế chứ không mang tính đại diện, cần đặt nó nằm trong bối cảnh như thế nào”, PGS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy trao đổi.

Cũng trong kết quả từ đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên đại học Y, Dược Huế, 21,8% SV ủng hộ việc sống thử; 37,8% SV cho rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân là chấp nhận được và tính riêng nữ là 35,1%. Tỉ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân trong SV Y, Dược là 15,3%, trong đó nữ chiếm 9,2%.

 

Thích ứng với tính 'động' của thế hệ Y

http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/thich-ung-voi-tinh-dong-cua-the-he-y-204149.html 

Một thực tế đang diễn ra khá phổ biến tại thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt với đội ngũ lao động trẻ, đó là sự gắn bó với tổ chức không cao. Điều này dẫn đến tình trạng ứng viên “nhảy việc” nhiều và nhanh, còn nhà tuyển dụng thì khó khăn và tốn kém hơn trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Theo một kết quả khảo sát của Navigos Group đối với ứng viên và người tìm việc sinh từ năm 1980 đến 1996 (thế hệ Y), có tới 69% ứng viên đang cân nhắc chuyển việc, 70% ứng viên làm việc trung bình dưới 4 năm tại một công ty. Điều này cho thấy mức độ gắn bó thấp của thế hệ Y với tổ chức.

Báo cáo cũng ghi nhận sự quan tâm đặc biệt của thế hệ Y dành cho khởi nghiệp, khi gần 2/3 ứng viên có mong muốn khởi nghiệp trong vòng 3 năm tới. Bán lẻ, du lịch - nhà hàng, thương mại điện tử và giáo dục là các lĩnh vực được thế hệ Y chọn để khởi nghiệp, với tỷ lệ tương ứng là 31%, 14%, 11% và 10%. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy, thế hệ Y là những người dám “nghĩ lớn”. Dù vậy, từ mong muốn đến chấp nhận dấn thân vào “khởi nghiệp” thực sự lại không được đề cập trong báo cáo này.

Khi tìm hiểu về động lực làm việc của thế hệ Y, Navigos Group nhận thấy mối liên kết chặt chẽ giữa sự nghiệp và năng lực tài chính. Yếu tố về tài chính như lương, thưởng là yếu tố hàng đầu quyết định việc tiếp tục làm ở công ty này hay chuyển sang công ty khác. 71% ứng viên cho biết, việc ngày càng chủ động hơn về tài chính cá nhân là thước đo của sự phát triển về mặt nghề nghiệp. 41% cho biết, nếu chuyển sang công ty khác, chế độ lương và phúc lợi tốt hơn là điều họ mong muốn. Bên cạnh đó, đối với những ứng viên có ý định khởi nghiệp, 66% ứng viên cho biết, lý do lớn nhất là họ muốn trở nên thành đạt và giàu có.

Thế hệ Y cũng có cái nhìn đầy lạc quan về cách mạng 4.0. 77% ứng viên cho rằng, cách mạng 4.0 sẽ tạo ra những cơ hội mới để họ phát triển sự nghiệp của mình. 93% ứng viên chia sẻ, nếu cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến công việc, họ sẽ tiếp tục học hỏi để thích nghi với những thay đổi mới, thay vì lựa chọn chuyển sang công việc khác (chiếm 1%).

Theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search, để biến nhân sự thế hệ Y trở thành lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp luôn cần lưu ý về cách “giao tiếp” để nhân viên cảm thấy mình được lắng nghe và thấu hiểu, cũng như thấy được sự kỳ vọng lớn ở doanh nghiệp. Cùng với đó, đừng bao giờ để nhân viên “bị” dậm chân tại chỗ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần lên lộ trình thăng tiến cụ thể cho từng vị trí, đồng thời mở ra cho nhân viên cơ hội học hỏi và trau dồi kỹ năng không ngừng trong công việc hàng ngày.                  

 

Tử tù xin hiến xác cho y học

http://congly.vn/phap-dinh/toa-tuyen-an/tu-tu-xin-hien-xac-cho-y-hoc-229058.html

Ngày 9/10, TAND cấp cao tại TP HCM mở phiên tòa phúc thẩm xét xử và tuyên y án tử hình với Nguyễn Thị Thanh (55 tuổi, ngụ quận 4) về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy".

Liên quan tới vụ án, bị cáo Đinh Thị Mai Thuy (26 tuổi, quê Bến Tre) cũng bị tuyên y án chung thân cùng tội danh như trên.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 24/3, TAND TP HCM đã tuyên án tử hình với Nguyễn Thị Thanh (55 tuổi, ngụ quận 4). Riêng bị cáo Đinh Thị Mai Thuy đang nuôi 2 con nhỏ nên chỉ lãnh mức án chung thân. Sau phiên tòa này, bị cáo Thanh kháng cáo kêu oan, bị cáo Thuy kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên tòa phúc thẩm, mặc dù kháng cáo, nhưng 2 bị cáo không cung cấp được tình tiết mới. Khi được nói lời sau cùng bị cáo Thanh trình bày: "Nếu bị tòa tuyên y án tử hình thì xin thi hành án sớm để hiến xác cho y học". Tương tự bị cáo Thuy cũng xin được thi hành án sớm nếu bị tuyên y án vì thời gian tạm giam đã quá lâu.

Theo nội dung vụ án, sáng 27/10/2012, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP HCM đã bắt quả tang Thanh mang theo 3 kg heroin bên mình. Người phụ nữ này khai chuyển thuê cho Đinh Thị Mai Thuy với tiền công 250 USD. Thuy bị Cảnh sát bắt khẩn cấp ngay sau đó. Tại cơ quan điều tra, cô gái 26 tuổi khai sống tại Campuchia, quen Thanh khi người này qua du lịch.

Theo lời bị cáo Thuy, cô quen một người tên Smitking (không rõ lai lịch). Người này nhờ cô chuyển các túi đồ qua biên giới với tiền công hậu hĩnh. Thuy không đứng ra làm trực tiếp mà nhờ người thực hiện việc này để hưởng tiền chênh lệch.

Sáng 27/10, Thanh ra Bến xe miền Đông nhận "hàng" từ một phụ nữ không rõ lai lịch. Thanh vừa mua vé xe đi Pnôm Pênh - Campuchia thì bị Công an bắt giữ.

 

Cứu sống thai phụ nguy kịch do sốt xuất huyết

http://baotintuc.vn/suc-khoe/cuu-song-thai-phu-nguy-kich-do-sot-xuat-huyet-20171009185044919.htm

Một thai phụ mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tử vong vừa được các bác sỹ Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh cứu sống.

Trao đổi với báo chí chiều 9/10, bác sỹ Nguyễn Đăng Quang, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thai phụ Trần Thị Thanh Nhị, sinh năm 1993, sống tại tỉnh Vĩnh Long nhập viện ngày 1/10 trong tình trạng sốt cao 38,5 độ C kéo dài khó hạ. 

Thời điểm nhập viện, thai phụ đang mang thai 38 tuần tuổi. Sau khi xét nghiệm tìm nguyên nhân, các bác sỹ xác định thai phụ bị giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết đồng thời nhiễm trùng nặng do viêm phổi. 

Trước nguy cơ cả thai phụ lẫn thai nhi có thể gặp nguy hiểm, các bác sỹ đã cho bệnh nhân dùng kháng sinh phối hợp điều trị nhiễm trùng do viêm phổi; bên cạnh đó, việc chăm sóc và theo dõi tình trạng sốt xuất huyết cũng được lưu tâm. Tuy nhiên, đến ngày 4/10, tức sau 5 ngày nhập viện, sức khỏe thai phụ đột ngột diễn biến xấu. Kiểm tra các chỉ số, các bác sỹ ghi nhận tiểu cầu của bệnh nhân giảm với số lượng lớn, men gan tăng, máu có dấu hiệu cô đặc. 

Cùng lúc đó, tim thai bắt đầu có dấu hiệu suy yếu dần. Nguy cơ tử vong cả mẹ lẫn con ngày một cao khiến các bác sỹ Bệnh viện Hùng Vương quyết định mổ lấy thai với hy vọng cứu được cả hai mẹ con. 

“Khó khăn lớn nhất của ca phẫu thuật này là nguy cơ mất máu trên bàn mổ, người mẹ có thể tử vong bất cứ lúc nào. Do đó, trong quá trình mổ chúng tôi phải theo dõi sát biến động của từng mạch máu nhỏ, cố gắng tiến hành mổ lấy thai với tốc độ nhanh nhất”, bác sỹ Quang cho hay. 

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sỹ không ngừng truyền tiểu cầu, huyết thanh cho thai phụ để phòng nguy cơ chảy máu và rối loạn đông máu. Chỉ sau hơn 1 phút, các bác sỹ đã mổ lấy thai thành công là một bé trai nặng 2,7 kg. Em bé ngay lập tức được đưa vào phòng hồi sức để chống suy tim. Riêng người mẹ, các bác sỹ phải mất hơn một giờ cầm máu mới hoàn tất khâu đóng ổ bụng. 

Đến chiều 9/10, sức khỏe của cả mẹ và bé đã ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Theo nhận định của bác sỹ Nguyễn Đăng Quang, ở những trường hợp tương tự, nếu không kịp xử trí, khả năng cả mẹ và bé tử vong, hoặc chỉ cứu được con mà không cứu được mẹ là rất cao. 

 

Ca mổ 60 giây kịp cứu cả mẹ lẫn con

http://nld.com.vn/suc-khoe/ca-mo-60-giay-kip-cuu-ca-me-lan-con-20171009180519482.htm

Một thai phụ trẻ nguy kịch do sốt xuất huyết nặng vừa được các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương phẫu thuật cứu sống trong tích tắc.

Chiều 9-10, Bệnh viện Hùng vương TP HCM cho biết bệnh viện vừa kịp cứu sống mẹ con sản phụ Chị Trần Thị Thanh Nhi (24 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) bị sốt xuất huyết nặng. Chị Nhi mang thai 38 tuần tuổi, trước đó, ngày 1-10, nhập viện vì bị sốt cao, cơ thể yếu dần.

Tại Khoa Cấp cứu, các bác sĩ xác định thai phụ sốt 38,5 độ kèm biểu hiện nhiễm trùng, giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết, đồng thời viêm phổi. Bệnh nhân được cho dùng kháng sinh phối hợp điều trị nhiễm trùng do viêm phổi, theo dõi kỹ tình trạng sốt xuất huyết. 

Mọi việc tưởng đã ổn, tuy nhiên 4 ngày sau, sức khỏe thai phụ đột ngột xấu đi, giảm tiểu cầu, tăng men gan, máu có dấu hiệu cô đặc, tim thai cũng có dấu hiệu suy yếu...

Trước tình huống nguy cấp có thể khiến cả thai phụ lẫn thai nhi đều có nguy cơ tử vong, bệnh viện tổ chức hội chẩn nội viện và liên viện để cứu cả mẹ lẫn con. 

Với kinh nghiệm phẫu thuật cấp cứu những trường hợp nguy cấp, ca mổ do bác sĩ Nguyễn Đăng Quang, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Hùng Vương, trực tiếp thực hiện và chỉ trong vòng khoảng một phút đã mổ bắt con thành công. Thai nhi là một bé trai nặng 2,7 kg được đưa vào phòng hồi sức để lập tức hồi sức chống suy tim. Riêng người mẹ, phải mất hơn 1 giờ cầm máu mới hoàn tất khâu đóng ổ bụng.

Theo BS Quang, khó khăn lớn nhất ở ca mổ nay là nguy cơ mất máu trên bàn mổ. Người mẹ được truyền tiểu cầu, huyết thanh , theo dõi sát từng mạch máu nhỏ, đồng thời, thời gian mổ cũng phải làm sao nhanh nhất có thể. "Đây là một trong những thai phụ bị sốt xuất huyết ở thể nặng được bệnh viện đã cấp cứu thành công. Nếu không kịp xử trí, khả năng cả mẹ và bé tử vong, hoặc chỉ cứu được con mà không cứu được mẹ là rất cao", BS Quang thông tin.

Đến chiều 9-10, sau 4 ngày phẫu thuật, sức khỏe cả mẹ con chị Nhi ổn định trong niềm vui của gia đình.

 

Giống gà đẻ ra thuốc chữa bệnh vừa được lai tạo thành công ở Nhật Bản

http://vietq.vn/giong-ga-de-ra-thuoc-chua-benh-vua-duoc-lai-tao-thanh-cong-o-nhat-ban-d131004.html

http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhat-ban-lai-tao-thanh-cong-ga-de-trung-chua-benh-c7a577380.html

Tại Nhật Bản, các nhà khoa học vừa nghiên cứu tạo ra những con gà đẻ ra thuốc quý giá cần thiết cho nghiên cứu và phát triển y tế.

Lĩnh vực y tế đã ngày một phát triển tuy nhiên để sản xuất ra các chất chuyên biệt chống lại các bệnh phức tạp như viêm gan, ung thư và xơ cứng và đa xơ cứng lại là một quá trình tốn kém và giá thành của chúng không hề rẻ.

Một ví dụ được đưa ra, như việc sản xuất ra sẽ tốn 44 microgram của protein interferon beta tốn khoảng 4.000 USD đến 7.000 USD. Tuy nhiên, các thí nghiệm gần đây của Trung tâm nghiên cứu công nghệ công nghiệp Kansai ở Osaka đã phát triển thành công một phương pháp mà giảm giá đó xuống dưới 40 đô la. Và vũ khí bí mật để đạt được điều này chính là gà!

Nhóm nghiên cứu đã bằng phương pháp tái kết hợp DNA của gà, gây giống gà mà trong trứng chứa các protein quý giá. Việc gà được đặt interferon beta ngoài việc sử dụng trong điều trị y tế, cũng là một chất phản ứng có thể kích hoạt phản ứng hóa học để nghiên cứu.

Việc sản xuất protein này khá đơn giản, tiết kiệm chi phí đáng kể. Tuy nhiên bước đột phá này vẫn còn có nhiều nghi ngại về những vấn đề về di truyền, gen của loài gà hay những biến đổi gen...

Mặc dù, có những nghi ngờ về những thì nghiệm và kế hoạch sản xuất protein từ gia cầm nhưng chúng vẫn được dự kiến đưa vào thị trường vào năm tới. Tuy nhiên, ban đầu nó sẽ chỉ được bán như một chất thử để nghiên cứu với giá chỉ bằng một nửa giá hiện tại trên thị thường. Sẽ mất nhiều thời gian hơn để loại trứng gà này sử dụng rộng rãi trong thực tế với khoảng 10% giá hiện tại.

Những nghiên cứu về di truyền luôn là một chủ đề gây tranh cãi, nhưng lợi ích vô cùng to lớn dưới dạng nghiên cứu y khoa sẽ là tiền đề giúp con người có những phương pháp chữa bệnh hiệu quả và ít tốn kém hơn.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang