Đảng ủy Bộ Y tế tổ chức hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)
Ngày 10/1/2017, Đảng ủy Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt trong toàn đảng bộ để nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4
Ngày 10/1/2017, Đảng ủy Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt trong toàn đảng bộ để nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ nhằm tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng theo tinh thần nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Tới dự hội nghị có đồng chí Trần Hồng Hà - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến - Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Bộ trưởng Bộ Y tế.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa XII là một nghị quyết rất quan trọng đề cập đến một vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách được đông đảo cán bộ đảng viên và nhân dân quan tâm. Bộ trưởng cũng yêu cầu các cán bộ đảng viên, đặc biệt là các đồng chí cán bộ chủ chốt các đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lắng nghe nghiên cứu kỹ để nắm vững, quán triệt sâu sắc triển khai thực hiện đồng bộ những nội dung cơ bản của Nghị quyết, đặc biệt là 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính chị; đạo đức lối sống; biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đảng bộ Bộ Y tế đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khóa XII, đề nghị các cấp ủy phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các đơn vị khẩn trương nghiên cứu xây dựng chương trình hành động kế hoạch thực hiện nghị quyết của đơn vị mình, đảm bảo tất các các nội dung quan trọng của nghị quyết sớm đi sâu vào thực tiễn tạo chuyển biến mạnh mẽ các mặt công tác, nhất là công tác xây dựng đảng trong sạch vững mạnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước
xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” lần thứ 12
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 12.
Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 12 (Hội đồng) là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Ông Nguyễn Viết Tiến, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế (Phó Chủ tịch thường trực); bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Hội đồng có 15 ủy viên là đại diện các Bộ, cơ quan: Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ.
Hội đồng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, lựa chọn những cá nhân có đủ tiêu chuẩn, trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 12.
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa
http://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-phe-duyet-chien-luoc-quoc-gia-phong-chong-mu-loa/424983.vnp
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu của Chiến lược nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt (phòng chống mù lòa), giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có thể phòng chống được, phấn đấu nhằm loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5 người trên 1.000 dân; tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 2,5 người trên 1.000 dân; tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 45%.
Đến năm 2030, tỷ lệ mù lòa giảm xuống dưới 4,0 người trên 1.000 dân; tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người trên 1.000 dân; tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%; tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.
Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược sẽ thực hiện nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về công tác phòng chống mù lòa và ảnh hưởng của mù lòa đối với sức khỏe.
Đặc biệt chiến lược hướng tới việc xây dựng, hoàn thiện chính sách phòng chống mù lòa; kiểm soát các nguyên nhân chính gây mù lòa; củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt, bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng giữa các đối tượng (trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật).../.
Đấu thầu thuốc tập trung quốc gia - Lợi thì có lợi…
http://sggp.org.vn/thuoc/2017/1/446403/
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP về việc thành lập Trung tâm Mua sắm tập trung (MSTT) thuốc quốc gia trực thuộc Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 30-12-2016. Đây là bước khởi đầu tiến tới đấu thầu thuốc tập trung quốc gia trong thời gian tới. Điều này đang đặt ra những lợi ích hướng về người bệnh, nhưng liệu đã giải quyết được những bất cập trong tổ chức, phương thức đấu thầu cũng như trong cạnh tranh thương trường?
“Phá sản” đấu thầu thuốc tập trung địa phương
Để hạn chế bất cập trong đấu thầu thuốc riêng lẻ, năm 2013, TPHCM đã cho thành lập Trung tâm Mua sắm hàng hóa công trực thuộc Sở Y tế để tiến hành đấu thầu thuốc tập trung. Tuy nhiên, sau 2 năm đấu thầu tập trung đã nảy sinh những tiêu cực, “lợi ích nhóm”, làm ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Vì vậy, từ năm 2016, việc đấu thầu thuốc lại trả về cho các bệnh viện (BV) tự chủ triển khai dựa trên kế hoạch dự trù. Trung tâm Mua sắm công chỉ còn mua tập trung một số lượng rất ít các loại thuốc phổ biến giá trị thấp.
Tại buổi báo cáo công tác y tế quý 4-2016 mới đây, Th.S Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Quản lý dược Sở Y tế, cho biết trong năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TPHCM, đấu thầu thuốc lại chuyển về hình thức đấu thầu riêng lẻ. Sở Y tế chỉ tổ chức đấu thầu tập trung 178 loại tân dược có trong danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia.
Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, với đấu thầu thuốc riêng lẻ, cơ quan chức năng chỉ cho phép chênh lệch giá thuốc giữa các hội đồng thầu là không quá 5% trong vòng 6 tháng kể từ khi có kết quả đấu thầu. Tức là vẫn thừa nhận có chênh lệch giá. “Toàn TP thực hiện 163 gói thầu với nhiều loại khác nhau. Dự kiến, tổng giá trị thuốc đấu thầu cho toàn TPHCM năm 2016 là hơn 9.535 tỷ đồng theo giá kế hoạch đã được phê duyệt”, PGS-TS Phong Lan nói.
Liên quan đến vấn đề chuyển đổi hình thức đấu thầu từ tập trung sang riêng lẻ, bà cho biết đấu thầu thuốc tập trung giúp tiết kiệm được chi phí, nhưng không phù hợp với thị trường rộng lớn có nhiều doanh nghiệp dược và nhiều BV như TPHCM. Điều này có nghĩa, mục tiêu ban đầu mà TPHCM thành lập Trung tâm Mua sắm công để tiến hành đấu thầu tập trung mua sắm thuốc gần như… phá sản!
Liệu có lợi ích nhóm?
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP về việc thành lập Trung tâm MSTT thuốc quốc gia. Theo đó, Trung tâm MSTT thuốc quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, có chức năng tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc MSTT cấp quốc gia do Bộ Y tế ban hành; tổ chức đàm phán giá thuốc thuộc danh mục thuốc đàm phán giá theo quy định của pháp luật… Thực tế, các chuyên gia đánh giá việc triển khai tiến tới đấu thầu thuốc tập trung quốc gia là chậm, bởi chủ trương đã có từ nhiều năm nay, Bộ Y tế cũng ban hành danh mục thuốc đấu thầu tập trung và đáng lý ra theo lộ trình năm 2016 đã thực hiện. Chưa nói đến những vướng mắc khi thành lập Trung tâm MSTT thuốc quốc gia nói trên, vấn đề đặt ra là quy chế vận hành, tổ chức, việc đấu thầu thuốc tập trung quốc gia sẽ được tổ chức như thế nào để mang lại lợi ích thiết thực?
Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, với đấu thầu tập trung, kết quả sẽ chỉ có một vài đơn vị trúng thầu, như vậy nguy cơ đứt hàng, thiếu thuốc có thể sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp trúng thầu xảy ra sự cố. Ngược lại, đấu thầu riêng lẻ sẽ giúp các bác sĩ có nhiều sự lựa chọn thuốc hơn trong điều trị bệnh. Còn một lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì cho rằng việc đấu thầu thuốc tập trung quốc gia là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), tăng khả năng cân đối quỹ cũng như bảo đảm tốt hơn quyền lợi người bệnh BHYT.
“Việc đấu thầu riêng lẻ có nhiều hội đồng đấu thầu thuốc dẫn đến một loại thuốc có nhiều giá, giá thuốc khác biệt giữa các tỉnh, thành phố, thậm chí giữa các BV trong cùng một địa phương. Một số nơi có tình trạng độc quyền, nhà phân phối tự định giá, áp đặt giá; lựa chọn biệt dược đắt hơn thuốc gốc với tỷ lệ lớn trong thị phần tỷ trọng thuốc trong nước sản xuất còn thấp; giá thuốc kế hoạch không hợp lý”, vị này nhận định.
Trong thực tế, với gần 20.000 loại thuốc được ghi nhận tham dự thầu vào các BV công lập trực thuộc Bộ Y tế năm 2016, cho thấy thuốc nội tập trung vào các loại thông thường như giảm đau, hạ nhiệt, kháng sinh, kháng viêm; còn những loại thuốc biệt dược, thuốc đặc trị với giá trị lớn đều có xuất xứ từ nước ngoài. Nhiều loại thuốc trong nước sản xuất được, có hoạt chất tương đương nhưng không trúng thầu, lại đi mua thuốc của nước ngoài, hoặc cùng loại thuốc, hoạt chất nhưng giá thuốc ngoại trúng thầu lại cao gấp nhiều lần thuốc nội…
Theo các chuyên gia y tế, việc áp dụng cơ chế đấu thầu thuốc tập trung quốc gia cần đề phòng nguy cơ nảy sinh “xin - cho” và lợi ích nhóm. Lãnh đạo một công ty dược phân tích, khi một công ty trúng thầu tập trung, số lượng thuốc cần cung ứng tăng lên hàng ngàn lần, nên nếu các nhà cung cấp nguyên liệu, bao bì làm khó dễ, liệu công ty có đáp ứng kịp thời thuốc cho người bệnh? Hơn nữa, cách làm này sẽ là một cuộc cạnh tranh “một mất một còn” giữa các doanh nghiệp dược. Hầu hết các doanh nghiệp dược trong nước sản xuất đến 70% mặt hàng trùng nhau, nhiều doanh nghiệp mới đầu tư nhà máy, vay vốn lớn, nếu không trúng thầu sẽ khó tồn tại.
Một số chuyên gia y tế cũng quan ngại, nếu hội đồng thẩm định, phê duyệt đấu thầu không thật sự công tâm và có trách nhiệm, chỉ cần để lọt một loại thuốc trúng thầu kém chất lượng hay bị “hớ” giá thì tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đều lãnh đủ, gây thiệt hại cho người bệnh lẫn BHYT...
Bệnh viện E tập trung xây dựng hệ thống vệ sinh đạt tiêu chuẩn
GS, TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, cải tạo và xây dựng môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng để thực hiện việc phát động triển khai "Bệnh viện xanh - sạch - đẹp" của Bộ Y tế. Đến nay, Bệnh viện E là một trong những bệnh viện đầu tiên quan tâm việc xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, hiện đại. |
Năm 2016, Bệnh viện E đã đầu tư chỉnh trang, cải tạo hệ thống nhà vệ sinh công cộng của khu nhà Khoa Khám bệnh, Khoa Tai mũi họng, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán… Đặc biệt, bệnh viện tiếp tục triển khai xây dựng mới hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện đại, đạt tiêu chuẩn gần khu vực nhà D (vừa mới cải tạo đưa vào sử dụng ngày 19-12) gồm có 5 buồng tắm nóng lạnh, 4 buồng vệ sinh (nam, nữ), hệ thống bồn rửa tay, vòi nước cảm ứng, máy làm khô tay... GS, TS Lê Ngọc Thành bày tỏ, câu chuyện vệ sinh ở bệnh viện trước đây vẫn được coi là chuyện nhỏ nhưng thật sự đó không phải chuyện nhỏ. Đã đến lúc cần xóa bỏ tâm lý nhà vệ sinh trong bệnh viện là nỗi ám ảnh đối với bệnh nhân và nguời nhà… Thậm chí, còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nhà vệ sinh bệnh viện bẩn và có mùi hôi. |
Với tâm lý đó, cùng nỗ lực của Ban Lãnh đạo trong việc xây dựng "Bệnh viện xanh - sạch - đẹp", đến nay, Bệnh viện E là một trong những bệnh viện đầu tiên quan tâm đến việc xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, hiện đại, sạch sẽ nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người bệnh và người nhà bệnh nhân, bảo đảm phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa, nhiễm trùng bệnh viện.
Ngoài công tác xây dựng môi trường cảnh quan tại bệnh viện, năm 2016, Bệnh viện E cũng chú trọng xây dựng mô hình đa khoa hoàn chỉnh với việc thành lập một số khoa phòng chức năng như: Khoa Nội Nhi tổng hợp; Khoa Phẫu thuật thần kinh; Phòng Tiêm chủng; Phòng Công tác xã hội; Phòng Nghiên cứu khoa học – Truyền thông – Quan hệ quốc tế…
Một trong những điểm nhấn của năm 2016, Khoa Nội Nhi tổng hợp chính thức đi vào hoạt động. TS, BS Lương Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp cho biết: Khoa Nội Nhi tổng hợp là khoa lâm sàng, thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu cho trẻ từ sơ sinh đến 15 tuổi. Đội ngũ bác sĩ của Khoa là những bác sĩ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao, gồm các tiến sĩ, thạc sĩ, BSCKII và giảng viên Đại học Y Hà Nội. Khoa có 40 giường bệnh điều trị với đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu hiện đại như máy thở, oxy và khí nén áp lực, các máy theo dõi monitoring, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, siêu âm, điện tâm đồ. Để đáp ứng yêu cầu trong việc khám bệnh và chăm sóc sức khoẻ, vào sáng thứ 7 hàng tuần Phòng khám Nhi mời các GS, PGS, TS ở các bệnh viện như Bạch Mai, Nhi Trung ương, Đại học Y… tham gia khám bệnh cho trẻ.
Nhằm hỗ trợ bệnh nhân nhi được tốt nhất, Bệnh viện E có Phòng Tiêm chủng với đầy đủ các loại vắc xin như Pentaxim (5 trong 1: Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt - Hib), Influvac (phòng cúm mùa), MMR II (Sởi – Quai Bị - Rubella), Varivax (phòng thủy đậu)… Theo Ths, BS Vũ Mạnh Cường, Phó Khoa Bệnh nhiệt đới, phụ trách Phòng Tiêm chủng: Nguồn vắc xin cung cấp dồi dào nên bệnh nhân không còn phải xếp hàng hay đăng ký qua mạng, nhất là đối với các loại vắc xin có nhu cầu lớn như Pentaxim; Influvac...
Để hoàn thiện hệ thống chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện, mới đây nhất, ngày 6-1-2017, Bệnh viện E thành lập Khoa Phẫu thuật Thần kinh. PGS, TS Hà Kim Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách điều hành Khoa Phẫu thuật thần kinh cho biết, mục đích thành lập khoa Ngoại thần kinh là phát triển phẫu thuật cơ bản phù hợp trang thiết bị của bệnh viện, dần dần phát triển chuyên sâu nhằm giúp người bệnh tốn ít tiền, chất lượng mổ tốt, nhanh khỏi…
Năm qua, Bệnh viện cũng tiến hành xây mới Khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú xây dựng với tổng diện tích hơn 13.000m2, với tổng mức đầu tư 358 tỷ đồng, đáp ứng được 2.000 lượt khám ngoại trú/ngày. Khoa được bố trí 50 buồng khám bệnh hiện đại với đầy đủ trang thiết bị máy móc tiên tiến, đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao. Tại mỗi tầng khám bệnh, đều được sắp xếp theo mô hình bệnh viện đạt tiêu chuẩn phục vụ người bệnh cao nhất với quy trình khám chữa bệnh khép kín bao gồm khu vực tiếp đón, chỉ dẫn, phát số, buồng bác sĩ khám, thu ngân và nhà thuốc...
Đặc biệt, Khoa Cấp cứu được bố trí 2 phòng mổ được trang bị hiện đại, đồng bộ, đáp ứng các phẫu thuật của người bệnh cấp cứu. Khoa Chẩn đoán hình ảnh với hệ thống máy chụp cộng hưởng từ hiện đại, máy CT Scanner 64 dãy, máy tán sỏi ngoài cơ thể, máy X-quang kỹ thuật số, máy siêu âm 4 chiều...
Sau khi hoàn thành khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú vào năm 2018, GS, TS Lê Ngọc Thành khẳng định, Bệnh viện E sẽ giải quyết tận gốc tình trạng quá tải và tạo môi trường khám chữa bệnh thân thiện với người bệnh.
Bệnh nhân lao kháng thuốc tăng nhanh ở Tây Nam Bộ
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/benh-nhan-lao-khang-thuoc-tang-nhanh-o-tay-nam-bo-676974.html
http://www.vietnamplus.vn/benh-lao-khang-thuoc-dien-bien-phuc-tap-o-khu-vuc-tay-nam-bo/424946.vnp
Tại hội thảo tăng cường công tác phòng, chống lao khu vực Tây Nam Bộ ngày 10-1. BS Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trưởng Văn phòng đại diện Chương trình chống lao quốc gia khu vực Tây Nam Bộ, Bộ Y tế, cho biết công tác phòng, chống lao ở khu vực Tây Nam Bộ đang đối mặt với thách thức lớn khi tình hình lao kháng thuốc phức tạp và ngày càng gia tăng.
Các tỉnh, thành có tỉ lệ bệnh lao các thể phát hiện cao hơn mức trung bình là An Giang (gần 21.000 bệnh nhân), Đồng Tháp (gần 15.000 bệnh nhân), Kiên Giang (gần 13.000 bệnh nhân)… Trung bình mỗi năm các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ phát hiện khoảng 1.300 bệnh nhân lao kháng thuốc, chiếm 25% số lượng bệnh nhân của cả nước.
Để chương trình chống lao đạt hiệu quả, PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng ban Điều hành dự án phòng, chống lao quốc gia, cho rằng công tác phòng, chống lao cần phải được quan tâm, đầu tư thỏa đáng để áp dụng các công nghệ mới, thuốc mới...
BV Thủ Đức hỗ trợ viện phí cho bệnh nhân bắt cướp
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/bv-thu-duc-ho-tro-vien-phi-cho-benh-nhan-bat-cuop-676788.html
BV quận Thủ Đức (TP.HCM) hỗ trợ toàn bộ viện phí điều trị cho anh PVĐ (47 tuổi, ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) bị thương trong lúc bắt cướp.
Thông tin trên được BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV quận Thủ Đức, cho biết vào sáng 10-1.
Trước đó, ngày 5-1, BV quận Thủ Đức tiếp nhận anh Đ. trong tình trạng vai trái có vết thương rộng 3x2 cm, chảy nhiều máu. Anh Đ. cho biết trên đường về nhà thì gặp một vụ cướp nên truy bắt. Trong lúc giằng co, tên cướp rút dao dài khoảng 15 cm và đâm vào vai trái anh.
Theo BS Nguyễn Kim Anh, Trưởng khoa Lồng ngực-Mạch máu BV quận Thủ Đức, kết quả X-quang cho thấy vết thương của anh Đ. sâu 8 cm chếch vào cột sống, đứt gân cơ thành ngực, chảy máu nhiều. Các BS đã thực hiện khâu gân cơ, khâu da và cầm máu. Hiện sức khỏe anh Đ. đã ổn định, tỉnh táo và tiếp xúc tốt. Dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Được biết anh Đ. hiện chạy xe ôm và đã nhiều lần bắt cướp. Anh đã hai lần được nhận giấy khen vì nghĩa cử cao đẹp của mình.
Bình Dương: Làm rõ dấu hiệu sai phạm trong sản xuất, kinh doanh
mỹ phẩm của Công ty Lyona Beauty & Cosmetics
Theo lời của đại diện Công ty Lyona Beauty & Cosmetics, đơn vị này không sản xuất mỹ phẩm tại cơ sở ở Bình Dương, mà chỉ sản xuất mỹ phẩm tại một cơ sở ở quận Thủ Đức. Thế nhưng, qua xác minh của phóng viên đây là cơ sở “ma”. Trong khi mới đây lại “lộ” lô hàng mỹ phẩm son môi lậu bị cơ quan chức năng bắt, được xác định bước đầu của Công ty Lyona Beauty & Cosmetics.
Bài 2: Nghi vấn Công ty Lyona Beauty & Cosmetics bất chấp pháp luật, tuồn mỹ phẩm chui ra thị trường
Địa chỉ sản xuất mỹ phẩm là… khống?
Sau khi đăng tải bài “Truy tìm nhà máy khống sản xuất mỹ phẩm Lro’Cre” tại Bình Dương mà Pháp luật Plus đã phản ánh ngày 4/1/2017, chúng tôi đã ghi nhận nhiều ý kiến của độc giả. Hiện nay thị trường mỹ phẩm đang rất nhốn nháo, nhãn hiệu tự phong, tự gia công, tự pha trộn, gắn mác, tự quảng bá… đang tràn lan gây khó khăn cho việc quản lý của cơ quan chức năng, trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe, cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Nhiều ý kiến của người tiêu dùng cho rằng, cần phải làm rõ để minh bạch hóa việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên thị trường.
Được biết, Công ty Lyona Beauty & Cosmetics đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bình Dương ngày 24/6/2016, địa chỉ tại KP. Tân Thắng, P. Tân Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương. Đại diện pháp luật của công ty là Giám đốc Lê Thị Loan. Về nguồn gốc sản phẩm mỹ phẩm của công ty, bước đầu, bà Trần Hồ Như Ý, Phó giám đốc Công ty Lyona Beauty & Cosmetics cho biết, tất cả các sản phẩm của công ty đều được sản xuất tại nhà xưởng sản xuất có địa chỉ số 22 đường số 4, KP. 4, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
Cũng theo bà Như Ý cho biết, trước đây doanh nghiệp hoạt động với tên Công ty TNHH MTV Đào tạo - Sản xuất - Thương mại Lyona Beauty & Cosmetics (Công ty Lyona), sau đó đổi tên hoạt động thành Công ty Lyona Beauty & Cosmetics.
Thế nhưng, khi phóng viên đến xác minh tại địa chỉ số 22 đường số 4, KP. 4, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, thì ghi nhận địa chỉ trên là cửa hàng quần áo. Người dân sống nơi đây cũng cho biết, từ trước tới nay không biết gì về nhà máy sản xuất mỹ phẩm của công ty đóng tại địa chỉ này. Trao đổi với phóng viên, đại diện UBND phường Linh Trung bước đầu cũng xác nhận, trước đến nay không có Công ty Lyona hoạt động tại địa chỉ nêu trên.
Phát hiện lô mỹ phẩm chưa công bố sản phẩm mỹ phẩm ngoài thị trường
Trong khi chính bản thân lãnh đạo Công ty Lyona Beauty & Cosmetics “đang mơ hồ” lý giải về địa chỉ sản xuất mỹ phẩm, thì ngày 22/12/2016, Pháp luật Plus, nhận được tin Đội Quản lý thị trường cơ động trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ lô hàng son môi nhãn hiệu Lro’Cre Lipstick nghi là của Công ty Lyona Beauty & Cosmetics vì vi phạm chưa công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Sau khi đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương xác minh đơn vị sản xuất thì lô hàng này là của Công ty Lyona Beauty & Cosmetics. Trong văn bản số 501/QLTT-TTrPC ngày 29/12/2016 của Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương gửi Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắc Lắc v/v xác minh liên quan đến công bố sản phẩm mỹ phẩm son môi nhãn hiệu Lro’Cre Lipstck có nêu: “Chi cục quản lý thị trường Bình Dương có nhận được công văn số 536/QLTT ngày 22/12/2016 của Chi cục quản lý thị trường Đắc Lắc về việc hỗ trợ xác minh nội dung liên quan đến công bố sản phẩm mỹ phẩm của lô hàng là son môi nhãn hiệu Lro’cre Lipstick tại Công ty TNHH Đào tạo- Sản xuất- Thương mại Liona Beauty & Cosmetis, địa chỉ 60/2 KP. Tân Thắng, P. Tân Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương. Qua xác minh, lô son môi nhãn hiệu Lro’cre Lipstick của Công ty TNHH Đào tạo- Sản xuất- Thương mại Liona Beauty & Cosmetis sản xuất và chưa công bố sản phẩm mỹ phẩm”.
Nhưng, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cũng xác nhận với phóng viên, qua tiến hành kiểm tra địa chỉ 60/2 KP. Tân Thắng, P. Tân Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương thì nơi đây cũng không phải là nhà máy sản xuất. Điều lạ là sản phẩm son môi "lậu" trên được cơ quan chức năng xác nhận là của Công ty Lyona Beauty & Cosmetics sản xuất, nhưng nơi sản xuất cụ thể của công ty này ở đâu cũng là một điều… bí ẩn.
Không chỉ “mù mờ” trong việc ghi nguồn gốc xuất sứ sản phẩm, qua xác minh của phóng viên trên bao bì một số sản phẩm của Công ty Lyona Beauty & Cosmetics lại chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài. Hiện nay xu hướng ngoại hóa sản phẩm mỹ phẩm để đánh vào tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng nước ta trở nên đáng lo ngại. Dấu hiệu hàng nội đội lốt ngoại thể hiện khá rõ trong các sản phẩm của mỹ phẩm mang tên Lro’Cre của Công ty Công ty TNHH Đào tạo Sản xuất Thương mại Lyona Beauty & Cosmetics (Công ty Lyona Beauty & Cosmetics) mà chúng tôi đã nêu. Vì đơn vị này sản xuất mỹ phẩm ghi toàn tiếng nước ngoài trên bao bì bên ngoài, thậm chí kể cả địa chỉ công ty chịu trách nhiệm phân phối cũng… không thèm ghi tiếng Việt.
Để tiếp tục làm sáng tỏ, phóng viên đã nhiều lần liên lạc làm việc với bà Lê Thị Loan, Giám đốc Công ty Lyona Beauty & Cosmetics nhưng đến nay vẫn chưa được.
Đơn vị nào ngấm ngầm tuồn lô mỹ phẩm son môi hiệu Lro’cre Lipstick chưa công bố sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường? Nơi sản xuất mỹ phẩm của Công ty Lyona Beauty & Cosmetics đang ở đâu? Có lẽ câu trả lời dành cho ngành chức năng tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Bình Dương
Có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, điều 18, thông tư 06/2011/TT-BYT- Bộ Y tế ban hành năm 2011 “Quy định về quản lý mỹ phẩm” có quy định về các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn mỹ phẩm, trong đó có nội dung quy định như sau: “Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư)”. Như vậy, việc các sản phẩm của Công ty Lyona Beauty không ghi chính xác nơi sản xuất và không ghi tiếng Việt có dấu hiệu vi phạm thông tư 06/2011/TT-BYT.
Vụ dược sĩ cho thuê bằng: Vắng dược sĩ, nhà thuốc lắm vi phạm
http://www.phapluatplus.vn/vu-duoc-si-cho-thue-bang-vang-duoc-si-nha-thuoc-lam-vi-pham-d33595.html
Vì không phải là chủ nhà thuốc thực sự, nên không ít dược sĩ sau khi cho thuê bằng cấp đã bỏ mặc nhà thuốc muốn làm gì thì làm. Chỉ khi có đoàn thanh tra đến, dược sĩ mới vội vã đến “trình diện” kiểu đối phó.
Dù bị thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất liên tục nhưng vi phạm của nhà thuốc vẫn cứ tiếp diễn với đủ các kiểu vi phạm, chung quy cũng chỉ vì thuê mướn bằng dược sĩ để mở nhà thuốc.
Bán thuốc không cần toa
Trong vai một người bị ho khan đã hơn 10 ngày và chưa uống loại thuốc nào, chúng tôi ghé vào một nhà thuốc đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy để mua thuốc uống. Phía bên ngoài nhà thuốc này có in chữ đạt chuẩn GPP.
Tại đây, một nhân viên bán thuốc tư vấn với chúng tôi nên đi bác sĩ để được khám bệnh, nhưng khi chúng tôi nói chúng tôi muốn mua thuốc uống thì nhân viên này bán cho chúng tôi hai ngày thuốc với lời dặn “nếu uống thấy bớt bệnh thì ra mua tiếp”. Giá tiền thuốc cho hai ngày là 40.000 đồng.
Chúng tôi hỏi trong đó có thuốc kháng sinh không thì nhân viên này nói có và chỉ cho chúng tôi biết đó là viên thuốc màu trắng có tên Ciprofloxacin 500mg - trong khi theo quy định, thuốc kháng sinh là thuốc cần phải kê toa mới được mua.
Trên đường Hai Bà Trưng, đoạn từ cầu Kiệu đến chợ Tân Định, nhiều hiệu thuốc tây lớn tập trung tại đây. Đầu giờ chiều 9-1, tại một nhà thuốc trên đường này, khi chúng tôi vào và mô tả triệu chứng là bị đau rát cổ họng, nhiều đờm, ho, chảy nước mũi và ngạt mũi, nhân viên bán thuốc liền hỏi muốn uống liều mấy ngày.
Chúng tôi bảo muốn uống ngắn ngày thì nhân viên vừa lấy thuốc trong lọ lớn và cắt từ vỉ ra năm loại thuốc, mỗi loại 2-3 viên, và bảo uống trước trong 1 ngày rồi lấy thêm. Giá thuốc là 20.000 đồng. Cùng lúc đó, một người đàn ông khác cũng đang mua nhiều loại thuốc ở đây mà không có toa thuốc.
Tại nhà thuốc này, chúng tôi hỏi để mua thêm thuốc trị đau co thắt đại tràng thì nhân viên đưa ra hai loại thực phẩm chức năng và nói nếu muốn chấm dứt cơn đau nhanh thì uống thuốc giảm đau.
Thấy tấm biển “Dược sĩ tư vấn” để ở một góc bàn, chúng tôi ngỏ ý hỏi để được tư vấn mua thuốc trị đau co thắt đại tràng, thì được nhân viên bán thuốc trả lời: “Giờ dược sĩ bận rồi, dược sĩ không có ở đây”.
Không có dược sĩ, bán cả thuốc hết hạn
Theo thông tin của thanh tra Sở Y tế TP, chỉ từ ngày 19-12 đến 23-12-2016 đã có 32 nhà thuốc ở nhiều quận, huyện trên địa bàn TP bị xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền từ 4 đến 23 triệu đồng/nhà thuốc, PV), trong đó có đến 23 nhà thuốc có hành vi vi phạm “Người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế theo quy định của pháp luật” (tức vắng mặt dược sĩ khi nhà thuốc hoạt động).
Điển hình nhất là nhà thuốc M.C ở xã Tân Xuân, H.Hóc Môn bị phạt đến 23 triệu đồng vì các vi phạm: dược sĩ vắng mặt; không mở sổ hoặc phương tiện khác để theo dõi hoạt động mua, bán thuốc; bán lẻ thuốc đã hết hạn sử dụng. Tương tự, trước đó từ ngày 12-12 đến 16-12-2016 cũng có 23 nhà thuốc bị phạt tiền vì có những hành vi vi phạm, trong đó có 14/23 nhà thuốc khi được kiểm tra không có mặt dược sĩ.
Đáng lo ngại, vì không có dược sĩ quản lý chuyên môn nên đã có đến 7 nhà thuốc có hành vi vi phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là bán thuốc hết hạn sử dụng. Hành vi này bị thanh tra phạt tiền từ 10-15 triệu đồng/nhà thuốc. Ngoài ra còn có hai nhà thuốc bị phạt tiền vì bán thuốc không có đơn thuốc bác sĩ với mức phạt 350.000 đồng/nhà thuốc.
“Ba vấn đề đáng lo”
Khi trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Khánh Phong Lan - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nói hoạt động nhà thuốc ở TP hiện nay có ba vấn đề rất đáng lo.
Một là bán thuốc không theo đơn bác sĩ. Bệnh nhân hỏi mua gì nhà thuốc cũng chiều ý bán, kể cả những thuốc như kháng sinh bắt buộc phải có đơn bác sĩ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh do vi trùng lờn thuốc, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người bệnh khi bệnh nặng phải dùng kháng sinh thì không đáp ứng thuốc. Tuy nhiên, vi phạm bán thuốc không có toa bác sĩ có mức phạt rất nhẹ (200.000 - 500.000 đồng).
Hai là dược sĩ vắng mặt tại nhà thuốc khi mở cửa hoạt động nên bệnh nhân không được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ. Còn nhà thuốc không được quản lý chuyên môn chặt chẽ, để xảy ra vi phạm như bán lẻ thuốc quá hạn dùng, bảo quản thuốc không đúng hướng dẫn, để thuốc chung với sản phẩm không phải là thuốc...
Ba là mua, bán thuốc không có hóa đơn, chứng từ. Khi không có hóa đơn, chứng từ sẽ không biết rõ nguồn gốc xuất xứ thuốc từ đâu và chất lượng thế nào.
Nói về trách nhiệm quản lý y tế trên địa bàn, bà Phong Lan nói rằng từ khi thực hiện nhà thuốc GPP đã giúp bộ mặt và chất lượng hoạt động nhà thuốc thay đổi khá nhiều so với trước đây. Ngoài việc tăng cường hậu kiểm, xử phạt vi phạm, Sở Y tế TP cũng đã thực hiện giải pháp tình thế là thường xuyên tập trung nhân viên nhà thuốc, kể cả dược trung và dược tá, đến Sở Y tế TP để tập huấn, đào tạo thêm.
Ngoài ra, sở còn tăng cường kiểm tra việc bán thuốc phải có toa của bác sĩ, nhưng “đúng là việc này còn khó thực hiện vì bác sĩ phòng mạch thường không kê đơn cho người bệnh mà vẫn bán thuốc. Không có đơn thuốc thì nhà thuốc không có đơn để bán nên lại bán thuốc không có đơn bác sĩ. Cái vòng luẩn quẩn này vẫn chưa giải quyết được”, bà Phong Lan cho biết.
Tạm ngưng phòng khám tư nhân tiêm thuốc bé gái tử vong
http://thanhnien.vn/suc-khoe/benh-nhan-13-tuoi-tu-vong-khong-co-ho-so-benh-an-782459.html
Ngoài yêu cầu tạm ngưng hoạt động, tái kiểm tra, đánh giá các điều kiện hoạt động của phòng khám tư nhân Phúc An, Sở Y tế TP HCM đang lập hội đồng chuyên môn làm rõ nguyên nhân.
TP HCM: Bé gái tử vong sau khi tiêm ở phòng khám tư
Liên quan đến trường hợp bệnh nhi Võ Thị Huỳnh Như (13 tuổi, ngụ Tiền Giang) tử vong sau khi tiêm tại phòng khám tư nhân tại huyện Củ Chi (Báo Người Lao Động đã thông tin ngày 6-1), Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã kiểm tra đột xuất phòng khám đa khoa Phúc An.
Đoàn kiểm tra đã niêm phong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tại Phòng khám Đa khoa Phúc An và hồ sơ bệnh án của những bệnh viện đã tham gia tiếp nhận điều trị cấp cứu khi bệnh nhi trở nặng (gồm Bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Chợ Rẫy).
Đoàn đã yêu cầu phòng khám tạm ngưng hoạt động từ ngày 6 đến 13-1, để sở tái kiểm tra, đánh giá các điều kiện hoạt động của phòng khám sau khi đã được thẩm định và cấp phép hoạt động. Đồng thời, Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế họp hội đồng chuyên môn để kết luận về nguyên nhân tử vong của bệnh nhi, có hay không sai sót của phòng khám và xử lý đúng theo luật định.
Được biết, Phòng khám Đa khoa Phúc An thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Y tế Phúc An (huyện Củ Chi), được Sở Y tế cấp phép hoạt động từ ngày 2-6-2016, tại số 201 Tỉnh lộ 15, tổ 7, ấp 1, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi.
Trước đó, ngày 4-1, bé Võ Thị Huỳnh Như được đưa đến Phòng khám Đa khoa Phúc An vì có biểu hiện mẩn ngứa, nổi nốt đỏ hai bên đùi và sốt nhẹ sau khi ăn thịt bò. Tại đây, bé Huỳnh Như được tiêm một loại thuốc chưa rõ tên. Sau 10 phút, bé bị tím tái, hôn mê sâu, được chuyển đến Bệnh viện Xuyên Á rồi lên Bệnh viện Nhi đồng 1 và tiếp đó là Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, sáng 5-1, bé Như đã tử vong với kết luận là viêm cơ tim – choáng tim.
Cần làm rõ nguyên nhân tử vong của sản phụ tại bệnh viện đa khoa Phúc Yên
Trước khi sinh, sản phụ đã tới bệnh viện Đa khoa Phúc Yên (Vĩnh Phúc) khám định kỳ, cho thấy sức khỏe tốt, không có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên khi sản phụ vào nhập viện để đẻ thì gặp sự cố khiến tim bị ngừng đập, chỉ cứu được cháu bé.
Sự cố sản phụ Nguyễn Thị K. khi được gia đình đưa đi sinh nhưng lại tử vong bất thường tại bệnh viên đa khoa Phúc Yên (vừa qua được báo chí đưa tin nhiều) đang dấy lên những nghi vấn đối với người dân ở khu vực. Bởi lẽ, trước khi sinh, chị được gia đình đưa tới khám, cho thấy tình trạng sức khỏe và thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, được chỉ định là mổ đẻ. Nhưng trong quá trình mổ đẻ, không hiểu sao tim người mẹ lại ngừng đập 2 phút, các bác sĩ buộc phải chuyển sản phụ lên bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để cấp cứu và đã tử vong 24h sau đó. Sự cố khiến một sản phụ được đánh giá là khỏe, ổn định nhưng lại tử vong bất thường khi sinh khiến nhiều người dân thắc mắc, mong muốn làm sáng tỏ sự việc.
Theo lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, đây là sự cố không ai mong muốn, bệnh viện bước đầu xác định chị K. trong quá trình mổ có những biểu hiện bất thường, có khả năng là do tắc mạch ối, cho nên đã chuyển thẳng đến Bệnh viện Bạch Mai để được điều trị tốt nhất. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ trong kíp mổ đã thực hiện đúng quy trình và đã phẫu thuật thành công, bệnh nhận được hồi sức sau mổ tại phòng mổ. Bệnh nhân đã được ổn định hơn 6 tiếng sau khi mổ, mới chuyển xuống bệnh viện Bạch Mai để được hưởng việc điều trị tốt hơn. Quá trình chuyển viện cũng an toàn, nhưng sau đó lại nhận được thông tin bệnh nhân đã tử vong. Ngày 7/12/2016, bệnh viện Đa khoa Phúc Yên đã có công văn gửi Bệnh viện Bạch Mai đề nghị phản hồi về thông tin của bệnh nhân, nêu rõ nguyên nhân tử vong, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Bộ Y Tế cũng đã có công văn khẩn đề nghị sở y tế Vĩnh Phúc, cùng các bên có liên quan xác minh và báo cáo trưởng hợp sản phụ bị tử vong nói trên. Ngay sau đó, Bệnh viện Bạch Mai đã có công văn phản hồi cho biết, bệnh nhân K. khi được đưa vào khoa Cấp cứu vào lúc 13h30 ngày 20-11-2016 do bệnh viện Đa khoa Phúc Yên chuyển đến sau cấp cứu ngừng tuần hoàn/mổ lấy thai, cắt tử cung bán phần. Tình trạng lúc nhập viện, bệnh nhân hôn mê sâu do có sử dụng thuốc an thần, đang bóp bóng qua ống nội khí quản và được dùng thuốc vận mạch. Bạch nhân được hội chẩn chuyên khoa Tim mạch chẩn đoán: ngừng tuần hoàn sau mổ lấy thai. Bệnh nhân tiếp tục hôn mê sâu và đã tử vong vào 9h ngày 21-11. Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, bệnh nhân khi chuyển lên bệnh viện Bạch Mai đang ở tình trạng hôn mê sâu, phải sử dụng thuốc vận mạch, bóp bóng qua ống nội khí quản tức là đã tử vong. Việc sử dụng các thiết bị, thuốc nói trên chỉ nhằm giữ chứ gần như không thể cứu sống được. Đây là điều mà ai cũng biết, bản thân các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Phúc Yên cũng biết chắc chắn như vậy. Cho nên việc bệnh viện Đa khoa Phúc Yên thực hiện thao tác “chuyển” bệnh nhân lên Bệnh viện Bạch Mai chỉ là một hình thức nhằm tránh trách nhiệm đối với dư luận và xã hội. Do đó, cần phải xem xét lại trách nhiệm và quá trình thực hiện mổ tại bệnh viện Đa khoa Phúc Yên. Nhất là cần có một hội đồng chuyên môn để đánh giá, xem xét lại toàn bộ sự việc và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của khoa sản trong quá trình thực hiện mổ đẻ cho sản phụ. Nếu đây là một ca khó quá khả năng của các y, bác sĩ của bệnh viện đa khoa Phúc Yên thì tại sao họ không tư vấn, đề nghị bệnh nhân chuyển lên tuyến cao hơn nhằm bảo đảm an toàn khi sinh mà vẫn cố thực hiện để xảy ra sự cố?
Theo lãnh đạo bệnh viện đa khoa Phúc Yên, nguyên nhân sản phụ tử vong được dự đoán là do “tắc mạch ối”. Đây là một trong những tai biến trong y khoa khiến tỷ lệ tử vong trong khi sinh khá cao. Nhưng khi chúng tôi trao đổi với nhiều chuyên gia cho thấy, tai biến do tắc mạch ối rất hiếm gặp và nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì có thể giúp người mẹ tránh được tử vong. Hầu hết những nguyên nhân tử vong bất thường trong quá trình sinh gần đây không hiểu sao đều “đổ” cho “tắc mạch ối”. Nhất là việc khi bệnh nhân đã được xác định “tim ngừng đập”, “ngừng tuần hoàn” tức là đã tử vong, nhưng bệnh viện đa khoa Phúc Yên vẫn “cố” chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai là điều hết sức bất thường. Bởi lẽ, nếu tử vong tại Phúc Yên, người nhà có thể yêu cầu khám nghiệm và sẽ ra được nguyên nhân.
Do đó, đề nghị các cơ quan chức năng cần làm rõ hơn trách nhiệm của bệnh viện đa khoa Phúc yên đối với việc xử lý mổ đẻ khiến sản phụ K. tử vong bất thường đang gây bức xúc trong dư luận và xã hội.
Tích trữ thuốc, bán 24/24h dịp Tết
http://danviet.vn/tin-tuc/tich-tru-thuoc-ban-24-24h-dip-tet-737433.html
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo các Sở Y tế, bệnh viện và các công ty nhập khẩu, sản xuất thuốc trên cả nước lên kế hoạch cung ứng, dự trữ thuốc dịp Tết, đảm bảo đủ điều trị cho nhân dân và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, tăng giá thuốc trong dịp này.
Nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong dịp Tết Đinh Dậu và phòng ngừa dịch bệnh mùa Đông - Xuân này, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương chỉ đạo các bệnh viện xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng thuốc trong dịp này, nhất là, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ người dân khám chữa bệnh.
Các Sở Y tế cần chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trện địa bàn tổ chức các điểm trực bán thuốc 24/24 và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời đáp ứng nhu cầu thuốc của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2017.
Các bệnh viện trực thuộc Bộ cũng phải triển khai kế hoạch dự trữ thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng thuốc. Tổng Công ty dược Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên có kế hoạch cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc tăng cường nguồn cung, sẵn sàng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh khi có đơn đặt hàng của các cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, lợi dụng dịp Tết để tăng giá thuốc.
Ông Đỗ Văn Đông, phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, tất cả các đơn vị trên phải sẵn sàng cung ứng đủ thuốc cho cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt bảo đảm sẵn sàng cung ứng thuốc phục vụ cấp cứu, phòng chống dịch bệnh như: Cúm A/H5N1, tay chân miệng, sởi, rubella, sốt xuất huyết, tiêu chảy do virus Rota...; các bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa và bệnh có nguy cơ bùng phát mùa Đông – Xuân.
Sở Y tế 63 tỉnh, thành cũng phải tăng cường thanh tra, kiểm tra để không xảy ra tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu thông, thuốc không được phép lưu hành và các hành vi đầu cơ, tích trữ ảnh hưởng đến công tác bình ổn giá, quản lý giá thuốc.
Cục Quản lý Dược sẽ cử cán bộ trực 24/24h dịp Tết Nguyên Đán để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong chỉ đạo giải quyết cung ứng thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Bác sĩ từ chối chức giám đốc: 'Quy trình đúng, tôi sẽ nhận nhiệm vụ'
Đó là lời khẳng định của vị bác sĩ từ chối chức Giám đốc đã và đang gây xôn xao dư luận tỉnh Cà Mau suốt thời gian qua.
Liên quan đến thông tin bác sĩ từ chối chức giám đốc và việc nợ nần tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã và đang gây xôn xao dư luận suốt ngày qua, tiếp xúc với PV báo Người đưa tin vào sáng 8/1, bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau (người từ chối chức giám đốc) cho biết, ông đã gặp trực tiếp ông Huỳnh Quốc Việt (Giám đốc Sở Y tế Cà Mau) trình bày lý do từ chối chức Giám đốc của mình.
Theo ông Đỉnh, nguyên nhân khiến ông không chấp hành sự phân công của Sở là do quy trình điều động có vấn đề bất cập, cần làm rõ. “Vụ việc này tôi đã báo lên Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh Cà Mau, để nơi đây xem xét, quyết định”, ông Đỉnh nói.
Cũng theo ông Đỉnh, mặc dù Giám đốc Sở Y tế trả lời báo chí nói việc điều động ông về làm Giám đốc bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Nước là đúng quy trình, nhưng ông Đỉnh nhận định quy trình là sai. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Đỉnh thì: “Để Đảng ủy cấp trên xem xét, nếu đúng quy trình như anh Việt (Huỳnh Quốc Việt – Giám đốc Sở Y tế – PV) nói, tôi vui vẻ nhận quyết định về huyện. Nếu quy trình sai, tôi yêu cầu anh Việt rút lại quyết định…”.
Liên quan đến thông tin ông Đỉnh cung cấp, để có thông tin đa chiều về sự việc, trưa ngày 9/1, PV đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Quốc Việt (Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
Ông Việt cho biết: “Việc triển khai các quyết định, bổ nhiệm, điều động công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau là đúng theo quy định. Trước khi đưa ra các quyết định, bổ nhiệm này, Sở Y tế đã có buổi làm việc với bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng. Mặc dù bác sĩ Đỉnh có trình bày là do hoàn cảnh gia đình nên không thể nhận nhiệm vụ ở bệnh viện huyện, tuy nhiên, xét thấy lý do này là không chính đáng nên Sở vẫn quyết định bổ nhiệm. Nếu như bác sĩ Đỉnh không chấp hành quyết định bổ nhiệm thì Sở sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”.
Trước đó, như đã phản ánh, ngày 30/12/2016, đại diện Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã triển khai quyết định cho ông Lưu Anh Tài được thôi giữ chức vụ Giám đốc BVĐK tỉnh Cà Mau theo nguyện vọng của ông này. Đồng thời, Sở Y tế bổ nhiệm bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh (Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Cà Mau) về làm Giám đốc BVĐK khu vực Cái Nước; điều động bác sĩ Bùi Quốc Văn (Giám đốc BVĐK khu vực Cái Nước) về làm Giám đốc BVĐK tỉnh Cà Mau.
Tuy nhiên, bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh đã từ chối việc bổ nhiệm làm Giám đốc BVĐK khu vực Cái Nước vì cho rằng, có nhiều vấn đề bất cập, cần làm rõ trong công tác nhân sự của Sở Y tế. Bởi trước khi có quyết định, ông Đỉnh không nghe bản thân ông được quy hoạch về làm lãnh đạo bệnh viện ở huyện Cái Nước.
Báo Người đưa tin sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Khám bệnh theo yêu cầu: Đừng quá kỳ vọng
http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/kham-benh-theo-yeu-cau-dung-qua-ky-vong-2795883-b.html
Khám bệnh theo yêu cầu, nôm na là “khám giáo sư” với mức phí thường cao hơn 3 – 5 lần so với phí khám chữa bệnh thông thường, song nhiều bệnh nhân vẫn chấp nhận bỏ tiền để được khám.
Một số ít sau khi khám cảm thấy hài lòng, còn phần đông đều cho rằng không có gì khác dịch vụ khám bệnh thông thường, ngoài cái khác là… mức giá.
Nghèo vẫn cố
Thực tế hiện không chỉ có người giàu, người có điều kiện kinh tế chọn giáo sư để khám bởi chưa tin tưởng vào đội ngũ nhân viên y tế nói chung mà ngay cả những người nghèo, người dân ở các vùng nông thôn, miền núi điều kiện kinh tế khó khăn cũng lặn lội xuống Hà Nội để tìm khám cho bằng được vị giáo sư A, B, C nào đó mà mình được giới thiệu.
Anh Đào Mạnh Hùng ở Việt Yên (Bắc Giang) mắc bệnh tim, chữa trị ở bệnh viện tỉnh không có dấu hiệu phục hồi, nghe người quen mách nước ra Hà Nội khám giáo sư ở bệnh viện Tim Hà Nội. Anh bỏ hết công việc lặn lội xuống chờ bằng được để được vị giáo sư ở bệnh viện thăm khám với chi phí khoảng 600.000 đồng một lần (mức khám thông thường chỉ khoảng vài chục ngàn đồng). Tuy nhiên sau khi được diện kiến vị giáo sư nọ, anh Hùng không khỏi cảm giác hụt hẫng vì cũng chỉ là thái độ thăm khám qua loa, hỏi han vài điều rồi sau đó kê một số loại thuốc nhưng dùng mãi cũng chưa thấy đỡ.
Không chỉ có anh Đào Mạnh Hùng mà theo tìm hiểu phóng viên được biết, tại các cơ sở y tế hiện nay số lượng bệnh nhân chọn khám giáo sư luôn đông. Thông thường bệnh nhân muốn được các giáo sư thăm khám phải đặt lịch trước đó nhiều ngày để nhân viên y tế sắp xếp. Cụ thể tại Viện Da liễu Trung ương nếu muốn được khám giáo sư, bệnh nhân phải gọi đến số điện thoại của bệnh viện để đặt lịch. Nếu đến bất chợt thì việc không có phiếu khám phải về tay không khá phổ biến. Được biết chi phí khám giáo sư trong giờ hành chính là 350.000 đồng, với khám ngoài giờ hành chính, chi phí khám là 500.000 đồng. Bệnh viện Bạch Mai cũng xây dựng một khu phòng khám bệnh gồm những giáo sư với chi phí cao hơn nhiều lần so với khám bác sỹ thông thường.
Khi được hỏi vì sao lại lựa chọn khám giáo sư, phần đông người đến khám đều trả lời vì được người quen giới thiệu hoặc vì tin tưởng vào học hàm của người khám, nghĩ giáo sư sẽ giỏi hơn bác sỹ thông thường. Tuy nhiên theo lời nhiều bệnh nhân, dù được giáo sư thăm khám song bản thân bệnh nhân đôi lúc cũng chưa thực sự hài lòng với thái độ của chính những người có thâm niên trong ngành, được xã hội có phần tin tưởng, trọng vọng này.
Đang thiếu sự quản lý?
Từ thực tế cũng cho thấy, không phải có mang danh giáo sư thì trình độ, khả năng chẩn đoán, điều trị bệnh tốt hơn những bác sỹ thông thường. Đôi khi chính những bác sỹ lăn lộn với bệnh nhân nhiều, tiếp xúc với thực tế lại trang bị cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm, khả năng ứng phó, xử trí với nhiều tình huống bệnh phức tạp.
Bác sỹ Trần Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng không nên có sự phân biệt giữa khám giáo sư và khám thường mà nên phân biệt giữa khám chuyên gia và khám chung. Khám chuyên gia có thể thu tiền cao hơn khám chung, song khám chuyên gia không nhất thiết là giáo sư, tiến sỹ, cứ bác sỹ nào giỏi thì được gọi là chuyên gia. Giáo sư, tiến sỹ nếu có trình độ nên phục vụ cho mục đích nghiên cứu giảng dạy.
Về vấn đề giá khám giáo sư tại một số bệnh viện cao hơn nhiều lần so với giá khám dịch vụ thông thường, theo tìm hiểu phóng viên được biết, hiện Bộ Y tế không có quy định nào về giá khám bệnh của giáo sư mà giá này được đặt ra trên cơ sở bệnh viện tự bàn bạc trên nhu cầu của bệnh nhân. Bộ Y tế chỉ phân giá dịch vụ khám bệnh theo các hạng bệnh viện, không phân biệt giá khám giáo sư hay bác sỹ.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, khám giáo sư là nguyện vọng chính đáng của bệnh nhân nhưng người dân cũng không nên quá “chạy theo trào lưu” này. Nên đi khám tại các bệnh viện gần nhất, nếu có chỉ định bệnh nặng và nghiêm trọng mới đi khám tại tuyến trên để vừa đỡ mất thời gian, tiền bạc lại tạo cơ hội cho những người bệnh nặng hơn được cứu chữa kịp thời.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết, hiện nay giá khám chữa bệnh tự nguyện có những nơi thu tiền khám giáo sư có thể từ 300 - 400 nghìn/lượt, thậm chí giá giường bệnh nhiều nơi cao ngang khách sạn 5 sao nhưng điều này thực chất không sai bởi tiêu chí xây dựng giá của phòng khám tự nguyện và khám dịch vụ tại bệnh viện công do cơ sở y tế nơi đó xây dựng. Họ có thể căn cứ vào tiêu chuẩn, hướng dẫn chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng khám chữa bệnh để đưa ra mức giá với bệnh nhân cho phù hợp với thị trường.
Trước thắc mắc về mức giá quá cao cho mỗi lần khám giáo sư, đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ Y tế đang soạn Thông tư quy định mức giá trần cho loại hình khám dịch vụ cho mỗi bệnh viện. “Tuy nhiên hiện Bộ Y tế mới đang soạn thảo quy định còn cụ thể cũng chưa biết khi nào ban hành”, vị đại diện này nói.
Xử lý nghiêm sai phạm trong kiểm tra sản phẩm xúc xích Vietfoods
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có sai phạm trong vụ kiểm tra sản phẩm xúc xích nhãn hiệu Vietfoods xảy ra tại Ðội quản lý thị trường (QLTT) số 14 thuộc Chi cục QLTT Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật. |
Trước đó, ngày 19-5-2016, Thủ tướng Chính phủ nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của Vietfoods về việc Ðội QLTT số 14 Hà Nội lạm quyền, tùy tiện kiểm tra, tạm giữ và thông tin cho các cơ quan báo chí sản phẩm mang nhãn hiệu Vietfoods chứa chất cấm, gây ung thư không có căn cứ pháp luật, gây tổn hại đến thương hiệu và thiệt hại cho nhà sản xuất. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, cùng Bộ Y tế và UBND thành phố Hà Nội khẩn trương kiểm tra, xem xét, giải quyết nội dung phản ánh, kiến nghị của Vietfoods. Sau khi xem xét báo cáo của Bộ Công thương và Bộ Y tế, Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có sai phạm trong vụ kiểm tra sản phẩm xúc xích nhãn hiệu Vietfoods xảy ra tại Ðội QLTT số 14 thuộc Chi cục QLTT Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật. Ðồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức QLTT, tránh xảy ra sai phạm trong thực thi nhiệm vụ. |
Các cặp vợ chồng sẽ được quyền quyết định số con?
Bộ Y tế vừa trình lên Chính phủ dự thảo Luật Dân số, trong đó có việc đề xuất cho cá nhân và các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con.
Mới đây, Bộ Y tế đã trình lên Chính phủ dự thảo Luật Dân số được xây dựng trên tinh thần ý kiến đóng góp của nhân dân. Một trong nhữngđề xuất được dư luận đặc biệt quan tâm trong dự thảo Luật Dân số là việc đề nghị cho cá nhân và các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con.
Mức sinh con đã giảm
Theo đó, Bộ Y tế đề xuất hai phương án trong dự thảo gửi Chính phủ về dự án Luật Dân số. Phương án 1 là trao quyền tự quyết định số con, khoảnh cách giữa các lần sinh và số con một cách có trách nhiệm cho các đôi vợ chồng hoặc cá nhân. Đồng thời, các đôi vợ chồng ở khu vực có mức sinh thấp được Nhà nước khuyến khích sinh đủ 2 con.
Trong khi đó, phương hai 2 sẽ giữ nguyên quy định như hiện nay, nghĩa là chỉ được sinh 1 – 2 con, trừ một số trường hợp đặc biệt đã được nêu rõ trong luật, báo Người Lao Động đưa tin.
Bộ Y tế cho biết, phương án trao quyền quyết định số con cho các cặp vợ chồng là nhằm tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Điều này cũng phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan tới công tác dân số mà nước ta là thành viên.
Đồng thời, đề xuất này cũng rất phù hợp với thực tế hiện nay, khi Việt Nam đã đạt được thành công trong việc duy trì mức sinh thay thế trong suốt 10 năm qua. Cụ thể, tính từ năm 2016 đến nay, tổng tỷ suất sinh tại Việt Nam luôn thấp hơn mức sinh thay thế, nghĩa là trung bình dưới 2,1/người mẹ.
Không bỏ kế hoạch hóa gia đình
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Huy Quang -Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế, đề xuất trao quyền quyết định số con cho cá nhân và các cặp vợ chồng không có nghĩa là từ bỏ kế hoạch hóa gia đình. Các địa phương vẫn cần có chính sách để điều tiết mức sinh sao cho hợp lý và duy trì được mức sinh thay thế cho phù hợp từng giai đoạn, đặc điểm dân số từng vùng.
Theo đó, các địa phương có mức sinh cao cần vận động giảm sinh; các vùng đạt mức sinh thay thế cần duy trì kết quả đã được; các tỉnh, thành có mức sinh thấp nên khuyến khích mỗi gia đình sinh đủ 2 con.
Về vấn đề này, báo Thanh Niên trích lời bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, kế hoạch phát triển ở Việt Nam vừa qua ít chú trọng đến xu hướng biến đổi dân số.
Do đó, cần chuyển trọng tâm chính sách dân số từ việc kế hoạch hóa gia đình sang triển khai chính sách dân số và phát triển, chuyển trọng tâm chứ không phải là đề xuất trao cho vợ chồng quyền quyết định số con thì từ bỏ hẳn kế hoạch hóa gia đình.
Bộ Y tế: Không có chuyện đẻ thoải mái 3-4 con
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bo-y-te-khong-co-chuyen-cho-phep-de-thoai-mai-351221.html
Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, Bộ Y tế ủng hộ phương án nới lỏng chính sách sinh con nhưng không đồng nghĩa các cặp vợ chồng được sinh thoải mái.
Trong dự thảo luật Dân số trình QH sắp tới, Bộ Y tế trình 2 phương án đề điều chỉnh mức sinh, trong đó nghiêng về phương án 1, cho phép các cặp vợ chồng được quyết định có trách nhiệm về số con, thời gian sinh con và khoảng cách sinh.
Nội dung này khiến không ít người hiểu lầm có thể sinh con thoải mái. Tuy nhiên TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, hiểu như vậy là chưa đúng.
Hiểu đúng phương án 1 là điều chỉnh số lượng con phù hợp với mức sinh thay thế (2,1 con) hay nới lỏng mức kiểm soát sinh.
Ông Quang cho biết, khi trình 2 phương án, Bộ Y tế đã tính toán đến ưu điểm, hạn chế và có xu hướng ủng hộ phương án nhiều ưu điểm hơn (phương án 1) chứ chưa khẳng định.
Theo ông Quang, phương án 1 rất linh hoạt, mềm dẻo. Trong đó ngoài việc trao quyền tự quyết cho các cặp vợ chồng, nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng, cá nhân chỉ sinh đến 2 con.
"Đặc biệt, ở mỗi giai đoạn, từng vùng, từng tỉnh, thành phố sẽ có quy định chính sách để duy trì mức sinh thay thế và điều tiết mức sinh hợp lý trong phạm vi cả nước. Đồng nghĩa giảm sinh ở những tỉnh có mức cao, khuyến khích sinh ở những nơi sinh ít", ông Quang giải thích.
Theo đó, đề xuất này sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc điều chỉnh mức sinh. Những nơi có mức sinh cao như Lai Châu 3,11 con, Quảng Trị 2,94 con, Hà Giang 2,93 con... sẽ phải giảm xuống, nhưng các tỉnh có mức sinh thấp như TP.HCM 1,45 con, Vũng Tàu 1,56... con sẽ phải tăng lên.
"Đây là quy định mở, đáp ứng cho từng nhóm đối tượng, từng vùng miền. Linh động vậy nhưng không thể lấy chính sách dân số của tỉnh vùng núi áp dụng cho Hà Nội được. Tất cả các địa phương sẽ phải có chính sách điều chỉnh cho sát mức sinh thay thế chứ không thể sinh thoải mái 3-4 con. Nếu cân bằng được giữa các vùng thì thời gian dân số vàng sẽ kéo dài hơn", ông Quang nói.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, phương án 1 có tới 4 ưu điểm lớn, bên cạnh hạn chế là có nguy cơ bùng nổ dân số trở lại và chưa có căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm sinh nhiều con.
Trước hết, phương án 1 tôn trọng, đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền sinh sản theo tinh thần Hiến pháp 2013.
"Xưa hạn chế đẻ 2 con cũng là một trong những hạn chế quyền con người. Thời gian đó, chính sách đó phù hợp và rất tốt nhưng bây giờ thì không còn thích hợp nữa", ông Quang nêu.
Ưu điểm thứ 2 là phù hợp với các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết. Thứ ba là đúng bản chất công tác dân số. Coi đây cuộc vận động lớn toàn dân, có chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần, đảm bảo nhân lực cho phát triển.
Thứ 4, phù hợp với tình hình thực tế khi mức sinh ngày càng giảm, xu hướng vô sinh gia tăng.
Việt Nam đã áp dụng chính sách mỗi cặp vợ chồng có 1-2 con thời gian dài, nếu thêm 5-10 năm tới sẽ không đảm bảo mức sinh thay thế khiến dân số bị già hóa, thiếu nguồn lực lao động, tạo ra gánh nặng chăm sóc sức khỏe người già, gây nguy hiểm cho chính sách an sinh xã hội nếu không chuẩn bị kỹ.
Khi đánh giá tác động chính sách, Bộ Y tế cho biết có tới 3/4 người được hỏi đều cho rằng ngay cả cho người dân tự quyết số con, phần lớn sẽ không hào hứng với sinh nhiều; 82% trả lời bản thân họ sẽ không sinh quá 2 con. |
Quy định bắt buộc hiến máu 1 năm/ lần: Phải trên cơ sở tự nguyện!
Quy định hiến máu phải trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với thực tiễn, trên cơ sở tương thích với pháp luật quốc tế cũng như không gây những tốn kém, lãng phí không cần thiết cho Nhà nước và xã hội.
Đó là nhận định của Luật sư Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhân Tâm Luật trước thông tin Bộ Y tế đề xuất hiến máu bắt buộc mỗi năm một lần khiến cho dư luận hoang mang.
Theo Luật sư Nguyễn Ngọc Anh, đây mới chỉ là một trong những phương án được Bộ y tế nêu ra trong dự án Luật về máu và tế bào gốc, trong bản dự thảo Luật về máu và tế bào gốc hiện nay không hề có quy định này.
Theo đó, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu.
Giải pháp 1: quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu;
Giải pháp 2: quy định việc hiến máu tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.
Theo Bộ Y tế, việc hiến máu được thực hiện trên cơ sở cân nặng của người hiến máu: Người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500 ml mỗi lần.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Dự thảo Luật về máu và tế bào gốc quy định Nguyên tắc thực hiện các hoạt động liên quan đến máu và tế bào gốc: “Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu và tế bào gốc”. Do đó, việc hiến máu được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không ép buộc. Quy định về việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần là không có căn cứ.
Thứ hai, việc quy định bắt buộc công dân phải thực hiện hiến máu 1 năm/lần là vi hiến, vi phạm đến quyền con người. Hơn nữa, nếu quy định bắt buộc thì với 90 triệu dân sẽ có 46 triệu người phải hiến máu bắt buộc, như vậy, chúng ta sẽ có nguồn máu đầy đủ và ổn định, nhưng rất dư thừa và lãng phí bởi vì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi khoảng 400 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 3.200 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sự dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra tên 580 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.
Thứ ba, theo pháp luật quốc tế không có nước nào quy định hiến máu bắt buộc. Việt Nam không thể đưa ra một quy định trên trời mà không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ tư, phong trào hiến máu tình nguyện đang lan rộng trong thanh thiếu niên, nhiều tầng lớp người dân. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi quốc gia chỉ cần 2% dân số hiến máu tình nguyện thì lượng máu đủ nhu cầu điều trị. Hiện tại, Việt Nam còn thiếu tỉ lệ 0,48% dân số hiến máu. Nếu đẩy mạnh thêm kinh phí cho tuyên truyền, thúc đẩy hiến máu tình nguyện để đạt tỷ lệ chiếm 2% dân số hiến máu thì lượng máu sẽ đủ cho nhu cầu điều trị.
Thứ năm, về tính khả thi của việc bắt buộc hiến máu là không có. Nếu quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân thì Chính phủ cũng như Bộ y tế, Bộ tài chính và các cơ quan khác cần phải ban hành hàng loạt các quy định khác kèm theo như: về độ tuổi hiến máu; địa điểm hiến máu; cơ quan phân phối và quản lý nguồn máu; bảo quản và sử dụng nguồn máu như thế nào; các ưu đãi, chế độ, chính sách đối với người hiến máu; những trường hợp nào miễn hiến máu, không được hiến máu… và các biện pháp xử phạt đối với người không thực hiện nghĩa vụ hiến máu, …Vì vậy, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần là quy định không có tính khả thi trên thực tế.
Từ thực tế trên, luật sư Nguyễn Ngọc Anh cho rằng, quy định hiến máu phải trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với thực tiễn, trên cơ sở tương thích với pháp luật quốc tế cũng như không gây những tốn kém, lãng phí không cần thiết cho Nhà nước và xã hội.
Dự thảo Luật về máu và tế bào gốc sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 năm 2018 và thông qua dự án luật vào kỳ họp thứ 8 năm 2018 của Quốc hội. Hy vọng Luật về máu và tế bào gốc sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích cho toàn thể người dân.
Bệnh viện E thành lập phòng tiêm chủng dành cho trẻ nhỏ
http://www.vietnamplus.vn/benh-vien-e-thanh-lap-phong-tiem-chung-danh-cho-tre-nho/424905.vnp
Ngày 10/1, giáo sư Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E cho hay, nhằm xây dựng Bệnh viện E trở thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, Bệnh viện vừa thành lập mới một số khoa phòng chức năng như: Khoa Nội Nhi tổng hợp; Khoa Phẫu thuật thần kinh; Phòng tiêm chủng dành cho trẻ nhỏ.
Phòng Tiêm chủng của Bệnh viện E với đầy đủ các loại vắcxin như Pentaxim 5 trong 1 (Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Bại liệt-Hib), Influvac (phòng cúm mùa), MMR II (sởi-quai bị-Rubella), Varivax (phòng thủy đậu)…
Theo thạc sỹ Vũ Mạnh Cường, Phó Khoa Bệnh nhiệt đới – phụ trách Phòng tiêm chủng cho hay, nguồn vắcxin tại bệnh viện cung cấp dồi dào nên bệnh nhân không còn phải xếp hàng hay đăng ký qua mạng, nhất là đối với các loại vắcxin “hot” như Pentaxim; Influvac...
Phòng tiêm chủng đảm bảo đáp ứng các điều kiện về chuyên môn và là nơi cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho những người đi lao động nước ngoài (theo yêu cầu) và cấp giấy chứng nhận tiêm chủng vắcxin có giá trị và được công nhận tại nhiều nước trên thế giới.
Khoa Nội Nhi tổng hợp của bệnh viện có 40 giường bệnh điều trị với đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu hiện đại như máy thở, oxy và khí nén áp lực, các máy theo dõi monitoring, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, siêu âm, điện tâm đồ...
Để đáp ứng yêu cầu trong việc khám bệnh và chăm sóc sức khỏe, vào sáng thứ 7 hàng tuần Phòng khám nhi mời các chuyên gia tại các bệnh viện như Bạch Mai, Nhi Trung ương, Đại học Y… tham gia khám bệnh cho trẻ.
Nhằm hoàn thiện hệ thống chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện, mới đây nhất, ngày 6/1/2017, Bệnh viện E thành lập Khoa Phẫu thuật thần kinh./.
Đình chỉ lưu hành và thu hồi hàng loạt mỹ phẩm của công ty Thiên Thủy Mộc
Vừa qua, Cục Quản lý Dược Bộ Y tế đã ra thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi 12 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Mộc.
Tại Công văn số 25831/QLD-MP ngày 29/12/2016, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu đình chỉ lưu hành và thu hồi 12 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Mộc (địa chỉ: Số 35 Tuệ Tĩnh, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội).
Nguyên nhân là do số mỹ phẩm này ghi thành phần công thức sản phẩm trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố.
Cụ thể 12 sản phẩm bị thu hồi bao gồm:
Menard Embellir Liquid A,
Menard Embellir Washing Ak
Menard Saranari Day Cream B
Menard Saranari Refresh Massage B
Menard Saranari Washing Cream B
Menard Saranari Emulsion B
Menard Saranari Night Cream B
Menard Saranari Eye Cream B
Menard Fairlucent Base Essence A
Menard Fairlucent Day Cream White B
Menard Jupier Cream Foundation 41
Menard Jupier Liquid Foundation 51
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Mộc gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng các sản phẩm nêu trên. Tiến hành thu hồi toàn bộ các lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định.
Đồng thời, rà soát các sản phẩm mỹ phẩm mà công ty đã nhập khẩu và kinh doanh, chỉ được đưa ra lưu thông trên thị trường các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng quy định và gửi báo cáo thu hồi về Cục quản lý dược trước ngày 15/01/2017
Song song với đó, Cục cũng yêu cầu Sở y tế Hà Nội có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thu hồi các mỹ phẩm nêu trên của Công ty TNHH thương mại Thiên Thủy Mộc, báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược.
Gia Lai: Đình chỉ cơ sở chế biến cà phê bằng đậu nành và hóa chất
Cơ sở chế biến, sản xuất cà phê bột Ngọc Thành của ông Nguyễn Ngọc Thành (số 31 Bế Văn Đàn, TP Pleiku, Gia Lai) được chế biến theo công thức: 1 cà phê + 9 đậu nành, hóa chất vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đình chỉ hoạt động.
Theo đó, vào ngày 9/1, đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Gia Lai đã đột xuất kiểm tra cơ sở chế biến cà phê trên. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn phát hiện tại cơ sở có 28kg cà phê bột thành phẩm đã đóng bao bì, nhãn mác và 129kg cà phê còn nguyên hạt đã được phối trộn giữa hạt cà phê, đậu nành, phụ gia thực phẩm và hóa chất.
Ông Nguyễn Văn Đang- Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Gia Lai cho biết, tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không cung cấp được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cà phê và một số thủ tục, giấy tờ khác. Hóa chất để chế biến cà phê là hương liệu cà phê không rõ nguồn gốc. Trong 129kg cà phê hạt đã được cơ sở pha trộn thì phát hiện chỉ có khoảng 10% là cà phê, còn lại là đậu nành.
Chủ cơ sở đã khai nhận tham gia chế biến cà phê bột được khoảng 1 năm nay. Cà phê được chế biến xong sẽ đưa đi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.
Do việc chế biến, sản xuất của cơ sở trên không đảm bảo chất lượng nên đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, tiêu hủy toàn bộ số cà phê nói trên, đồng thời đình chỉ hoạt động sản xuất của cơ sở chế biến cà phê bột.
Thái Bình: Bắt quả tang sơ chế 5 con lợn chết bốc mùi
http://dantri.com.vn/suc-khoe/bat-qua-tang-so-che-5-con-lon-chet-boc-mui-20170110135727209.htm
Trong qua trình ập vào kiểm tra nhà bà Ngô Thị Diện, ở xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng. Cơ quan chức năng phát hiện nơi đây đang sơ chế 5 con lợn chết, bốc mùi hôi.
Thông tin từ Công an tỉnh Thái Bình cho biết, mới đây Công an huyện Đông Hưng kết hợp với lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở giết mổ lợn đã chết, tím tái, bốc mùi hôi thối.
Theo đó, vào khoảng 12h 30’ trưa ngày 06/1, cơ quan Công an huyện Đông Hưng kết hợp với lực lượng chức năng ập vào kiểm tra gia đình bà Ngô Thị Diện, ở thôn Kinh Lậu, xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng.
Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện và bắt quả tang 2 đối tượng Đặng Văn Tuyền (SN 1965), trú tại xã Đông Giang, huyện Đông Hưng và Ngô Thị Nguyện (SN 1974), trú tại xã Đông Tân, huyện Đông Hưng đang có hành vi mổ xẻ 5 cá thể lợn đã chết, bốc mùi hôi có tổng trọng lượng khoảng 200kg.
Tiếp tục kiểm tra tại nhà bếp, lực lượng chức năng phát hiện thêm 200kg thịt, 200kg xương mà chủ cơ sở lưu trữ trong 2 tủ bảo quản và 0,5 kg bột màu trắng (chưa rõ chất).
Bước đầu, các đối tượng khai nhận đã thu mua số lợn trên ở các xã lân cận với giá rẻ sau đó đem về mổ lấy thịt và xương rồi đem đi tiêu thụ tại các chợ, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phía đoàn kiểm tra đã lập biên bản quản lý tang vật, xử lý theo quy định của pháp luật.
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ.
Các bệnh viện sẽ thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ
http://www.baogiaothong.vn/cac-benh-vien-se-thanh-lap-doi-phan-ung-nhanh-ve-dot-quy-d183880.html
Đội phản ứng phải hỗ trợ vận chuyển người bệnh đến bộ phận chuyên trách của các cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất.
Triển khai thông tư của Bộ Y tế quy định việc tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ trong cơ sở khám, chữa bệnh, bao gồm cả cơ sở cấp cứu 115, các bệnh viện sẽ thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ, có nhiệm vụ tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử lý cấp cứu ban đầu.
Người nhận thông tin phải ghi lại đầy đủ các thông tin về người bệnh theo mẫu; Xử lý cấp cứu ban đầu; Thông báo nhanh về tình trạng của người bệnh về khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của các cơ sở khám, chữa bệnh hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp nhất để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh. Ngoài ra, đột quỵ phải hỗ trợ vận chuyển người bệnh đến bộ phận chuyên trách của các cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất.
Ngộ độc rượu tăng dịp cuối năm...
http://nongnghiep.vn/ngo-doc-ruou-tang-dip-cuoi-nam-post184810.html
Đi ăn cỗ cưới ở xóm, sau 3-4 ngày uống rượu liên tục, anh Đ.T (47 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội) rơi vào tình trạng đau đầu, mắt mờ, tri giác lơ mơ.
Bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ngay sau đó. Tại đây, bệnh nhân được huy động tổng lực để cứu nhưng tình trạng quá nặng nên người nhà đã xin về. Không thể cứu vãn sau 3-4 ngày liên tục tiệc rượu Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết, bệnh nhân đến viện trong tình trạng hôn mê, huyết áp tụt, tổn thương não và ngừng tim. Sau nỗ lực cấp cứu cho tim đập trở lại, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, điều trị rối loạn suy thận. Tuy nhiên, BS Nguyên cho biết điều đáng buồn là, hầu như ngày nào trung tâm này cũng tiếp nhận các ca ngộ độc rượu vào điều trị, nhưng số nhập viện tăng lên vào thời điểm cuối năm, trước và sau các kỳ nghỉ lễ, tết, có ngày 2-3 ca cấp cứu. Đáng lo ngại nhất là tình trạng ngộ độc rượu cồn công nghiệp (methanol). “Bệnh nhân Đ. T rất điển hình cho việc ngộ độc rượu cồn công nghiệp. Bởi khi tiến hành làm xét nghiệm, chúng tôi đã nhận thấy hàm lượng methanol trong máu của bệnh nhân này lên tới gần 300 mg/100 ml máu (trong khi chỉ với mức trên 20mg/ml máu đã được ghi nhận là ngộ độc methanol)”, BS Nguyên cho biết. Vẫn theo BS Nguyên thì dù được lọc máu, dùng các thuốc giải độc và sử dụng tất cả các máy trợ tim mạch ngay khi nhập viện nhưng kết quả đánh giá cho thấy bệnh nhân bị suy thận, tổn thương não nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, không thể cứu chữa nên gia đã xin đưa bệnh nhân T. về nhà. Cực kỳ nguy hiểm BS Nguyên cho hay, rượu cồn công nghiệp nguy hiểm bởi khởi đầu loại này có tác dụng tương tự như rượu thông thường (sản xuất từ cồn thực phẩm ethanol) nhưng vào cơ thể, cồn này được chuyển hóa trở thành các a-xít gây tổn thương các tế bào đặc biệt là ở mắt, não hây hoại tử các tế bào não, tế bào thần kinh thị giác ở mắt nên gây mù vĩnh viễn. Khi có biểu hiện ngộ độc: mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ, chậm chạp, hôn mê) thì đã nặng. Do đó, với các bệnh nhân ngộ độc rượu cồn công nghiệp methanol nếu không tử vong cũng hiếm có cơ hội hồi phục hoàn toàn mà sẽ chịu di chứng rất nặng nề: mù, mất trí nhớ. Rượu cồn công nghiệp dễ gây tử vong do gây sốc tụt huyết áp, tổn thương não… “Không chỉ ngộ độc rượu do cồn công nghiệp nhiều trường hợp cũng phải nhập viện do lạm dụng rượu. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tụt đường huyết, hôn mê, nôn nhiều, kích thích la hét, vật vã. Nhiều người uống rượu nhưng không ăn gây hạ đường huyết, nếu hạ đường huyết nặng có thể gây tổn thương não do thiếu năng lượng được nuôi dưỡng”, BS. Nguyên cảnh báo. Theo Cục Y tế dự phòng, khi vào cơ thể cồn (ethanol) trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde là chất độc cho cơ thể. Nếu chỉ uống rượu, bia với số lượng nhỏ thì cơ thể có thể dung nạp hết, với khả năng trung bình khoảng 10 gam cồn (tương đương 1 đơn vị cồn) tương đương 1 ly rượu nhỏ hoặc một cốc bia hơi mỗi giờ. Nhưng nếu uống quá mức dung nạp, chất độc này sẽ bị tồn lại trong gan gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, trong số hơn 3.000 nam giới được phỏng vấn điều tra trong 2015 cho thấy, có đến 44% uống rượu ở mức nguy hại. Mức uống nguy hại là sử dụng khoảng 6-10 đơn vị cồn/lần uống. Việc này làm tăng tai nạn giao thông, tác động xấu đến sức khỏe, tăng gia tăng tự tử, bạo lực. Điều đáng lo ngại theo BS. Nguyên đó là vào mỗi dịp lễ, tết số bệnh nhân nhập viện do rượu thường tăng 2-3 lần. Theo đó, bệnh nhân ở mọi lứa tuổi (thanh niên, trung niên), các nghề nghiệp: công chức, thanh niên, sinh viên. “Bia cũng gây ngộ độc chứ không chỉ là rượu như nhiều người vẫn nghĩ, vì đơn giản: bia là rượu pha loãng và có thêm… bọt thôi, nếu lạm dụng cũng gây ngộ độc”, BS. Nguyên lưu ý. Do đó, BS. Nguyên khuyến cáo, người dân nếu có sử dụng, đặc biệt trong dịp lễ, tết cần uống rượu, bia ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống; uống từ từ kết hợp với sử dụng đồ ăn, xen kẽ với nước lọc; không dùng rượu bia không rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không điều khiển phương tiện sau khi uống....
Nhiều bác sĩ làm phẫu thuật thẩm mỹ chưa qua đào tạo chính quy
Ngày 9.1, GS-TS Trần Thiết Sơn, Trưởng bộ môn phẫu thuật tạo hình Trường đại học Y Hà Nội, cho biết nhiều bác sĩ (BS) chưa được đào tạo chuyên ngành phẫu thuật tạo hình (PTTH) nhưng đã được thực hành hoặc làm việc tại các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân.
Trong tháng 12.2016, bộ môn khảo sát nhanh 21 học viên là BS bắt đầu theo học lớp đào tạo định hướng chuyên khoa PTTH, kết quả: 10% BS mới chỉ được nghe nói về PTTH qua báo chí; 75% nghe qua đồng nghiệp cán bộ y tế; chỉ có 14% tự tìm hiểu qua sách chuyên môn…
Đáng lưu ý, trong 75% BS nghe qua đồng nghiệp thì có đến có 63% chưa qua đào tạo chuyên khoa PTTH nhưng đã có thời gian làm việc tại các cơ sở PTTH thẩm mỹ. Theo GS-TS Sơn, trên thế giới, BS thẩm mỹ phải được đào tạo qua chương trình ngoại khoa và PTTH, đó là bắt buộc với các BS hành nghề tạo hình thẩm mỹ.
Nữ sinh nguy kịch do tự ý dùng thuốc ho
http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/nu-sinh-nguy-kich-do-tu-y-dung-thuoc-ho-1110527.tpo
Khi xuất hiện triệu chứng ho, hắt hơi liên tục, bệnh nhân đã tự ý dùng thuốc, gây khó thở dữ dội, toàn thân tím tái.
Bác sĩ CKI Nguyễn Viết Hậu - Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết trong thời gian nghỉ Tết Dương lịch, khoa đã tiếp nhận và cấp cứu cho bệnh nhân Nguyễn Thị Hạnh (20 tuổi) sống tại TP.HCM.
Khi nhập viện, bệnh nhân Hạnh ở trong tình trạng khó thở dữ dội, vã mồ hôi, tím tái. Cô được cấp cứu thành công với chẩn đoán hen phế quản nguy kịch.
Khai thác tiền sử bệnh, các bác sĩ cho biết Hạnh bị hen từ nhỏ, nhưng gần đây đã tự ngưng thuốc, không khám lại. Một tuần gần đây, cô có triệu chứng ho, hắt hơi liên tục, nghĩ cảm nhẹ nên tự điều trị bằng thuốc hạ sốt, thuốc ho tại nhà và cùng gia đình đi du lịch.
Trước khi nhập viện, Hạnh ho nhiều nên uống tiếp một liều thuốc ho, không ngờ đến tối cô bắt đầu cảm thấy khó thở dữ dội, toàn thân tím tái, không thể nói chuyện...
Theo bác sĩ Nguyễn Viết Hậu, nguyên nhân khiến Hạnh gặp tình trạng nguy kịch trên là chưa được kiểm soát tốt bệnh hen, kèm theo tình trạng chủ quan khi bệnh cảm kéo dài cả tuần mà không được dùng thuốc đúng cách, di chuyển nhiều trong lúc sức đề kháng suy giảm, dễ bị bội nhiễm vi trùng.
Bên cạnh đó, Hạnh còn dùng các thuốc ức chế ho không phù hợp làm ứ đọng đàm nhớt kích thích viêm, kích thích co thắt phế quản trầm trọng làm cơn hen bùng phát dữ dội, đe dọa tính mạng.
Bác sĩ Hậu khuyến cáo đối với người có bệnh lý mạn tính, đặc biệt về hô hấp, nếu có bất kỳ triệu chứng của cảm hay cúm cũng nên gặp bác sĩ để khám và tư vấn, tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra. Người có bệnh mạn tính có thể chủ động tiêm ngừa cúm hàng năm tại các cơ sở y tế.
Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm, cúm là nên vệ sinh tay thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn hay xà phòng, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh.
Người dân nên vệ sinh ở các vị trí ít được chú ý nhưng có khả năng lây bệnh như nắm tay cửa ra vào, cửa nhà vệ sinh, điện thoại bàn, bàn phím, vì dịch tiết dính vào các vật dụng này cũng chứa virus.
Để chủ động phòng ngừa cảm, cúm bác sĩ Hậu khuyến cáo người dân nên tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh trái cây giúp tăng cường sức đề kháng.
Rượu ngâm: Coi chừng thập toàn đại bổ …chửng
http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/ruou-ngam-coi-chung-thap-toan-dai-bo-chung-1110174.tpo
Từ cây, con, củ, quả đến chim cò, giun, rắn hay dê núi, hải sâm... đều được cho tất tật vào ngâm rượu với các tác dụng "truyền mồm là thập toàn đại bổ. Thế nhưng “ông uống bà khen” đâu chưa thấy, chỉ nhãn tiền là khá nhiều quý ông đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc rượu.
Theo các bác sỹ của Trung tâm Chống độc (TT), Bệnh viện Bạch Mai, ngộ độc rượu chiếm một tỷ lệ không nhiều trong tổng số các ca ngộ độc nhập viện, thế nhưng tình trạng bệnh nhân ngộ độc rượu đều ở mức độ rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Suýt chết vì hai ly rượu "những chú lính chì dũng cảm"
Bây giờ, thứ mà Anh Hoàng Vĩnh L. ở quận Hoàng Mai, Hà Nội sợ nhất trên đời có lẽ là…rượu. Mới chỉ cách đây vài tháng, anh còn là một đệ tử thân tín của “Lưu Linh phái” và trong những trận nhậu triền miên bên bạn bè, thức uống được các anh đề cao nhất và hết lòng hâm mộ là rượu ngâm các loại cây, con độc đáo.
Theo lời anh L kể thì cứ nghe đến “đại tửu quán” nào có loại rượu ngâm “vợ xin thua” hay “cứng gân dẻo khớp” là các anh tìm đến để thưởng thức.
Từ các loại rượu ngâm cây củ đến các loại con, rồi rượu ngâm cà dê, pín hổ, hay rượu ngâm dê, ngâm gấu bao tử…các anh đều đã kinh qua. Tưởng họ là những kẻ uống rượu bất khả chiến bại, nào ngờ tính mạng suýt “thăng thiên” vì hai chén rượu ngâm kiến.
Hôm ấy được bạn bè mời nhậu tại một tửu quán mạn trên Hồ Tây, chủ quán bưng ra giới thiệu với các thượng đế một loại rượu mới cực kỳ đặc biệt. Nhìn bình rượu ngâm đủ các loại kiến đen, đỏ, vàng và vô số trứng kiến bé li ti màu trắng nhờ nhờ, anh L phẩy tay chê nhưng chủ quán vội vàng giới thiệu công dụng không thể ngờ của loại rượu mang tên “Những chú lính chì dũng cảm”.
Thế nhưng chỉ sau khi uống được hai ly nhỏ, anh L bắt đầu thấy khó chịu, bứt rứt trong người, sau đó anh lịm đi. TT chống độc tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân L trong tình trạng tụt huyết áp, giãn mạch, đỏ da toàn thân, sốc phản vệ nặng. Rất may là đoạn đường đến bệnh viện không quá xa và anh L được đưa đến kịp thời, nếu không sẽ khó tránh khỏi cái chết.
Uống rượu ngâm không đúng cách sẽ trở thành uống…thuốc độc
Đây là khẳng định của các BS tại TT Chống độc, BV Bạch Mai, người đã có nhiều năm làm công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân bị ngộ độc rượu. Theo các BS cảnh báo không phải ai cũng hiểu được điều hết sức đơn giản là rượu thuốc cũng là thuốc nên phải uống có liều lượng và có chống chỉ định đối với một số người. Khá nhiều người đã gộp chung tất cả các loại rượu ngâm thành …rượu bổ nên thả phanh uống, uống càng nhiều thì càng bổ và hậu quả là đến bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc rượu.
Theo đó, ngộ độc rượu nếu nhẹ bệnh nhân sẽ bị mất kiểm soát, dẫn đến rối loạn hành vi như nói nhiều, hung dữ, côn đồ hay ủy mị, khóc lóc. Nếu uống nhiều, nồng độ cồn trong máu quá cao có thể gây ra ức chế toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến hôn mê sâu, suy hô hấp, trụy mạch, với nhiều biến chứng nguy hiểm như: hạ đường máu, nhiễm toan, rối loạn nước điện giải và dẫn đến tử vong.
Đó là chưa kể đến các thành phần “thuốc” ngâm trong rượu vốn đã mang độc tính cao như mã tiền, phụ tử (củ gấu tầu) hay nọc các loại rắn độc ngâm rượu…Chính vì thế mà khi ngộ độc rượu thuốc lại càng trở nên nguy hiểm hơn. Có những trường hợp dù được cứu sống nhưng để lại những di chứng hết sức nặng nề như suy gan, tổn thương thần kinh vĩnh viễn (hôn mê mạn tính, không tỉnh lại) hay những di chứng về vận động gây liệt.
Lương y Nguyễn Văn Hướng, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết. dân gian lưu truyền lại những bài thuốc ngâm rượu với cây cỏ hay các loại con vật, có tác dụng tốt trong việc bồi bổ sức khỏe nhưng quá trình ngâm tẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc điều chế thuốc đông dược vì rượu ngâm thuốc chính là thuốc. Lương y cũng cho biết không phải cứ tay gấu, rắn hổ mang hay sâm nhung gì cứ quý đem ngâm rượu là bổ.
Các loại rượu ngâm này phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ từ việc chế biến, ngâm tẩm đến thời gian ngâm. Đặc biệt là đối với các loại rượu ngâm để kinh doanh trên thị trường bởi không thể kiểm soát được chất lượng của các vị thuốc, các loại cây, con đem ngâm và cả chất lượng rượu.
Điều đáng lưu ý thứ hai là do không có chuyên môn nên người bán có thể đem ngâm cả các loại thuốc “công” nhau, gây những tác hại khôn lường. Điều thứ ba là quá trình ngâm tẩm, chế biến không tuân thủ các quy tắc nhất định nên dễ lẫn nhiều tạp chất, uống vào sẽ hại nhiều hơn bổ.
Một thực tế đáng buồn khác là số người nghiện rượu đang tăng lên trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên và công chức. Số người thuộc tầng lớp “có chữ” này lại đang sa đà vào tệ nạn rượu và mặc nhiên chấp nhận việc tự hủy hoại sức khỏe của mình.
Bà "trùm" sản xuất thực phẩm chức năng giả lãnh thêm 6 năm tù
http://sggp.org.vn/phapluat/2017/1/446474/
Ngày 10-1, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Trần Thị Thanh Ly (37 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) mức án 6 năm tù, Nguyễn Hồng Tân (32 tuổi, ngụ quận 7) 5 năm tù cùng về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm". Liên quan trong vụ án, Nguyễn Văn Sang (35 tuổi, ngụ quận Bình Tân) bị tuyên 4 năm tù về tội "Buôn bán hàng giả là thực phẩm".
Từ tháng 9-2014, bị cáo Ly cùng hai em trai Trần Thành Luận (35 tuổi, ngụ huyện Cần Giờ), Trần Thành Long (27 tuổi, ngụ huyện Cần Giờ) tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả là các loại thực phẩm chức năng. Phương thức phạm tội của chị em Ly là mua thực phẩm chức năng giả các loại, sau đó thuê người cho thuốc vào bao bì, dán tem, đóng nhãn mác, đóng gói thành phẩm một số mặt hàng thực phẩm chức năng được người tiêu dùng ưa chuộng. Giữa tháng 1-2015, vụ việc bị Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an quận 7 phát hiện.
Trong lúc vụ án trên đang được xử lý thì từ cuối tháng 10-2015, bị cáo Ly tiếp tục cùng bị cáo Tân sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả. Sau khi mua thực phẩm chức năng giả từ một người tên Phong (không rõ lai lịch), Ly giao cho Tân đóng gói, dán nhãn các nhãn hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng trên thị trường rồi bán cho các khách hàng có nhu cầu (trong đó có bị cáo Sang). Theo thỏa thuận, tiền lời sẽ chia đôi cho Ly và Tân.
Vào ngày 7-1-2016, trên đường Nguyễn Biểu quận 5, tổ công tác của Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46) - Công an TPHCM phát hiện Tân đang giao 250 chai thực phẩm chức năng nghi là giả cho Sang. Trong xe gắn máy của Sang cũng có 20 hộp thực phẩm chức năng nghi là giả. Toàn bộ số thực phẩm chức năng này không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Tiến hành khám xét nơi ở của Tân tại quận 7, lực lượng chức năng thu giữ một số lượng lớn thực phẩm chức năng giả các nhãn hiệu nổi tiếng.
Ngoài vụ án này, bị cáo Trần Thị Thanh Ly cùng các đồng phạm còn phải lãnh án trong hai vụ án khác. Vào tháng 8-2016, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Ly mức án 8 năm tù, bị cáo Dương Minh Tiến (người tiếp tay cho bị cáo Ly phạm tội) 5 năm tù về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm". Đến tháng 11-2016, tại phiên xử sơ thẩm, TAND TPHCM tuyên phạt “bà trùm” Trần Thị Thanh Ly mức án 8 năm tù, Trần Thành Luận 3 năm 6 tháng tù, Trần Thành Long 2 năm tù cùng về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm".
Đình chỉ lưu hành thuốc viên nén ANRODIN
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/dinh-chi-luu-hanh-thuoc-vien-nen-anrodin-676947.html
Ngày 10-1, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ký thông báo đình chỉ lưu hành tại TP.HCM thuốc viên nén ANRODIN (hộp 10 vỉ, 10 viên/vỉ) do không đạt chất lượng.
Thuốc trên thuộc số lô: 602025; hạn dùng: 9-3-2019; số đăng ký: VD-17255-12. Thuốc được sản xuất bởi Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại Dược phẩm N.I.C (lô 11D, đường C, khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM).
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, sở này đề nghị công ty nói trên gửi thông báo thu hồi và khẩn trương thu hồi lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Đồng thời gửi báo cáo thu hồi, hồ sơ thu hồi thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về phòng Nghiệp vụ dược và thanh tra Sở Y tế TP.HCM trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký thông báo.
Quảng Bình: Khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho hộ chính sách và người nghèo
Ngày 10/1, đoàn cán bộ Sở Y tế Quảng Bình tổ chức hoạt động khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người nghèo và đối tượng chính sách tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch.
Bác sĩ Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Sở Y tế và bác sĩ Phạm Minh Sơn Giám đốc Trung tâm y tế tham gia cùng đoàn…
Phát biểu tại buổi khai mạc, bác sĩ Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong thời gian qua với sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp dược trong và ngoài tỉnh, sở đã tổ chức rất nhiều chương trình khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho các nhóm đối tượng, nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, chung tay vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân; thể hiện sự chăm lo của ngành đối với nhân dân ở vùng bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển.
Ông Dương Văn Tần, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Xuân cho hay: “Là xã thuần nông đời sống còn rất khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, nhiều người cao tuổi thuộc diện chính sách, hộ nghèo không có điều kiện đi khám chữa bệnh, khi được phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn.”
Chính vì thế, sự hiện diện của y bác sĩ đã mang đến cho người dân nhiều niềm vui và cả sự ngạc nhiên.
Bà Nguyễn Thị Thương (82 tuổi, ngụ ở thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân) tâm sự: “Lâu nay muốn khám bệnh đều phải lên tuyến trên, nay các bác sĩ lại về tận xã để khám bệnh, tôi vui lắm. Tôi bị bệnh tăng huyết áp, đau nhức xương, nhức óc, chân tay tê mỏi... đã được bác sĩ tìm ra bệnh và cho thuốc về uống, dặn dò rất chu đáo”.
Tại buổi khám bệnh, với sự tận tình, các y, bác sỹ trong đoàn đã tiến hành thăm khám, tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đồng thời, tư vấn sức khỏe, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng ngừa bệnh tật; phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và dinh dưỡng hợp lý an toàn cho người dân. Từ đó giúp họ nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đối với những bệnh nặng, các bác sĩ đã tư vấn, hướng dẫn người dân lên các bệnh viện tuyến trên để kịp thời điều trị.
Được biết, sau đợt khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí ở xã Quảng Xuân, đoàn cán bộ Sở Y tế Quảng Bình sẽ tiếp tục về xã Hải Ninh huyện Quảng Ninh, ước tính trong đợt này tổng số tiền cấp phát thuốc miễn phí cho người dân gần 100 triệu đồng.
Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc
http://laodong.com.vn/cach-lam-hay/xay-dung-moi-truong-lam-viec-khong-khoi-thuoc-628642.bld
Ông Nguyễn Hữu Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lào Cai - cho biết, trong năm qua, LĐLĐ tỉnh đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá tới cán bộ, CNVCLĐ với những cách làm hiệu quả và thiết thực.
Việc làm trên nhằm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 và chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN về việc triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá, xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc trong CNVCLĐ.
Cụ thể, LĐLĐ tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp CĐ trong tỉnh tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc với mục tiêu “Vì sức khỏe cộng đồng - không hút thuốc lá tại nơi làm việc”; tích cực vận động CNVCLĐ hưởng ứng và thực hiện tổ chức đám cưới, đám tang, lễ hội không thuốc lá, đồng thời chỉ đạo các cấp CĐ trong tỉnh tiến hành khảo sát, thống kê những cán bộ, CNVCLĐ hiện đang hút thuốc lá; vận động CNVCLĐ ký cam kết không hút thuốc lá tại nơi làm việc và đưa nội dung này vào tiêu chí bình xét, đánh giá thi đua cuối năm... Với cách làm như vậy, trong năm 2016 đã có trên 1.300 CĐCS tổ chức triển khai các biện pháp xây dựng môi trường không khói thuốc. Số người dự các hội nghị tập huấn thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá là 8.165 lượt người, số người được truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá là 31.270 người, số CNVCLĐ đã bỏ hút thuốc lá là 4.138 người, số CNVCLĐ giảm hút thuốc lá là 2.687 người.
Với những kết quả đạt được, LĐLĐ tỉnh đã tặng bằng khen cho 9 CĐCS có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc trong CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2016; LĐLĐ tỉnh đề nghị Bộ Y tế và Tổng LĐLĐVN gắn biển công nhận “Đơn vị không khói thuốc lá” cho 5 CĐCS; đề nghị Tổng LĐLĐVN tặng bằng khen cho 2 CĐCS.
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Long, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng công tác vận động, tuyên truyền về môi trường không khói thuốc, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của khói thuốc đối với sức khỏe sẽ vẫn được các cấp CĐ trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tới cán bộ CNVCLĐ trong tỉnh. Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, động viên cán bộ, CNVCLĐ thực hiện cấm hút thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; gắn biển báo “Cấm hút thuốc lá” tại những địa điểm dễ quan sát của phòng làm việc, phòng họp, lối đi để mọi người cùng thực hiện, có quy định và các hình thức xử phạt phù hợp nếu cán bộ, CNVCLĐ vi phạm.
Bệnh do biến chủng của vi sinh vật khó lường trước trong năm 2017
Năm 2016 đã xảy ra một số dịch bệnh có diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam có đáp ứng tốt, từ giám sát, chống dịch cho tới huy động lực lượng giải quyết.
Nhìn nhận lại “bức tranh” toàn cảnh về tình hình dịch bệnh trong năm 2016 và dự báo trong năm 2017, phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề này.
Bùng phát mạnh dịch do virus Zika
- Nhìn lại năm 2016, ông có đánh giá như thế nào về tình hình dịch bệnh trong năm qua?
Phó giáo sư Trần Đắc Phu: Hiện nay, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp ở trên thế giới như dịch Ebola, MERS-CoV từ những năm trước đây nhưng năm vừa qua vẫn ghi nhận tại nhiều nước như Tây Phi, Trung Đông.
Dịch cúm gia cầm vẫn tồn tại ở nhiều nước châu Âu, và trên toàn thế giới. Riêng dịch cúm AH7N9 vẫn lưu hành ở Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là tình hình dịch bệnh do virus Zika năm qua bùng phát rất mạnh trong năm 2016 gây ra chứng đầu nhỏ ở trẻ em.
Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh tình hình dịch bệnh chung đó. Bởi hiện nay tình hình đi lại, giao lưu quốc tế giữa Việt Nam và các nước rất phổ biến. Dịch bệnh trong vòng 24 giờ có thể xuất hiện từ quốc gia này tới quốc gia khác.
Riêng về dịch Zika truyền bởi muỗi vằn - loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, trong khi loại muỗi này rất phổ biến tại Việt Nam. Việt Nam lưu hành muỗi sốt xuất huyết.
- Theo ông dịch bệnh do virus Zika gây ra liệu có đáng lo ngại với Việt Nam trong năm nay?
Phó giáo sư Trần Đắc Phu: Trong thời gian qua chúng ta đã phát hiện ra một số tỉnh có chẩn đoán ca bệnh nhiễm virus Zika. Đặc biệt trong thời gian gần đây số ca mắc bệnh có tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh với trên 200 ca.
Chúng tôi nhận định, trong năm tới, dịch bệnh do virus Zika sẽ tăng kể cả số địa phương và số ca bệnh tăng. Với virus Zika, chúng tôi xác định nó sẽ trở thành bệnh dịch lưu hành, bởi nó có nguồn bệnh, vật trung gian truyền bệnh là loại muỗi sốt xuất huyết. Vì vậy, bệnh này lưu hành như bệnh sốt xuất huyết.
Trong thời điểm này chúng ta không quan ngại lắm về số bệnh nhân nhiễm virus Zika vì phần lớn các ca bệnh nhẹ và không gây tử vong. Nhưng đặc biệt chúng ta quan ngại tới các bà mẹ mang thai, nó có thể liên quan tới chứng đầu nhỏ.
Lo ngại bệnh do biến chủng của vi sinh vật
- Ông có dự báo như thế nào về tình hình dịch bệnh trong năm 2017?
Phó giáo sư Trần Đắc Phu: Năm 2016, dịch bệnh có diễn biến phức tạp, nhưng Việt Nam có đáp ứng tốt trong các khâu như giám sát dịch, chống dịch và huy động lực lượng.
Năm 2017, ngành y tế đã đưa ra một số nhận định như các bệnh dịch mới nổi có thể tiếp tục bùng phát trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đặc biệt là các bệnh liên quan tới sự biến chủng của vi sinh vật khó có thể lường trước được. Chẳng hạn như chủng cúm và một số bệnh lưu hành theo chu kỳ một vài năm lại tăng lên.
Bên cạnh đó, các bệnh trên động vật có thể lan sang người mà trước kia chỉ tồn tại bệnh đó ở trên động vật. Nguyên nhân là do con người hiện nay tiếp xúc với động vật hoang dã nhiều hơn, đi vào rừng nhiều hơn, do vậy lây nhiễm bệnh từ động vật.
Một số bệnh liên quan tới vắcxin tiêm chủng có nguy cơ lây lan mạnh, nguy hiểm chúng ta đã có vắcxin nên có thể khống chế được. Tôi cũng lưu ý, với nhóm bệnh này, nếu như ở đâu đó vùng nào đó không tập trung tiêm chủng tốt thì có thể xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh.
- Trong năm 2017 này, ông có thể chia sẻ, ngành y tế có biện pháp gì để đẩy mạnh hơn công tác phòng chống dịch bệnh?
Phó giáo sư Trần Đắc Phu: Do dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp, khó lường, vì vậy ngành y tế đã phải lên nhiều kịch bản khác nhau để đề phòng các tình huống xảy ra bất kỳ lúc nào để ứng phó kịp thời.
Công tác dịch bệnh chúng tôi vẫn xác định đây là công việc luôn luôn đòi hỏi phải giám sát tốt. Chúng tôi đã lên kế hoạch những bệnh nào có thể xảy ra, những bệnh nào có thể tập trung ở vùng nào để có kế hoạch giám sát trọng điểm, giám sát thường xuyên trong cả hệ thống.
Toàn bộ ngành y tế dự phòng đã có kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong năm 2017 để đáp ứng nhanh. Nếu dịch xảy ra không đáp ứng nhanh dịch sẽ bung ra. Bên cạnh đó là công tác đảm bảo đủ hóa chất, nhân lực, năng lực...
Chúng tôi xác định, không rơi vào tình trạng bị động, bởi để dịch bùng ra diện rộng việc khống chế sẽ rất khó. Thứ hai là phải có được đội lưu động phòng chống dịch từ tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới ở bất kỳ khi nào.
Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng Trần Đắc Phu.
Thực phẩm sạch qua góc nhìn “Nông trại đến Bàn ăn” của người Mỹ
http://www.vietnamplus.vn/thuc-pham-sach-qua-goc-nhin-nong-trai-den-ban-an-cua-nguoi-my/424945.vnp
“Nông trại đến Bàn ăn,” trên thực tế là mối liên kết giữa người dân và thực phẩm, một phong trào xã hội đã lan rộng nhanh chóng ở nước Mỹ đầu những năm 2000.
Phong trào này cổ vũ cho thói quen sử dụng thực phẩm địa phương tại các nhà hàng, gia đình và những quán ăn tự phục vụ ở trường học, theo đó ưu tiên việc bán và dùng nông sản sạch giữa người nông dân với khách tiêu dùng.
Bài 1: Vì sao “Nông trại đến Bàn ăn” quan trọng với người Mỹ?
Quy trình từ nông trại đến bàn ăn được thực hiện thông qua mối quan hệ mua bán trực tiếp với các mô hình trang trại cộng đồng, sản xuất nông nghiệp bền vững, các phiên chợ nông dân. Tại đó, người tiêu dùng được hưởng những nông sản tươi ngon, và quan trọng hơn cả: Họ biết rõ ai là người chịu trách nhiệm về thực phẩm này.
Ngày nay, những con đường cao tốc cứ nối nhau ra rời khiến ở bất kỳ đâu bạn cũng có thể mua được đủ loại thực phẩm trên khắp đất nước, thậm chí là của thế giới. Những đường bay dày đặc thu hẹp dần mọi khoảng cách, nhưng cũng đang xóa đi khái niệm về người nông dân địa phương và những vụ mùa đang độ chín.
Bản thân người lớn cũng phải tự hỏi, chúng ta đang tự tách rời khỏi những nông trại mà thực phẩm của chúng ta được sản xuất từ đó. Chúng ta hiếm bao giờ gặp được một người nông dân, hoặc thậm chí, nhìn thấy một trang trại.
Tại sao chúng ta lại đánh mất mối liên hệ với thực phẩm của mình? Giờ đây, thức ăn nằm trong các loại hộp kín, được chằng gói bằng đủ thứ dây thun. Hiếm khi bạn được thưởng thức một đồ ăn tươi nguyên, còn đủ các thành phần tự nhiên. Chúng ta có thể đang có một ý niệm sai lầm về cách thực phẩm được nuôi trồng như thế nào, hoặc những nông sản gì là tốt nhất cho sức khỏe.
Phóng viên TTXVN đã có chuyến ghé thăm khu chợ nông dân Ferry Plaza, bên bến tàu Embarcadero cổ kính, nằm sát bờ Vịnh San Francisco lộng gió ở Bắc California để tìm hiểu cách thức người Mỹ giải bài toán “thực phẩm sạch,” kích thích tiêu dùng nông sản “cây nhà lá vườn” và hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững.
Ferry Plaza là khu chợ do Trung tâm giáo dục đô thị về nông nghiệp bền vững (CUESA) chịu trách nhiệm vận hành. Chợ mở cửa quanh năm, vào 3 ngày/tuần (thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy).
Ferry Plaza tập trung khách hàng đông nhất vào ngày thứ Bảy, khi có trung bình khoảng 30.000 khách tiêu dùng, chủ nhà hàng, người bán là các nông dân hay nhà sản xuất đổ về đây với cơ man hàng nông sản, từ rau, thịt, cá, bánh mì, giăm bông, pho mát…
Nhiệm vụ của CUESA là phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững, trong đó ưu tiên cơ hội cho các nông dân địa phương sử dụng các phương pháp canh tác XANH, những người buôn thực phẩm sơ chế có nguồn gốc từ các nông dân này. Không chỉ có vậy, trong ngày thứ Bảy, CUESA còn tổ chức miễn phí những buổi đào tạo, hướng dẫn nấu ăn kiểu mẫu cho sức khỏe, giáo dục phương pháp lựa chọn thức ăn bổ dưỡng ngay trong khu chợ này./.