Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 12/3/2017

  • |
T5g.org.vn - Đại sứ Anh trao chức danh Giáo sư thỉnh giảng cho Bộ trưởng Tiến; Công bố thành lập Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia; Xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 tại Bắc Ninh; Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc xin ho gà?; Vắcxin là tấm lá chắn phòng bệnh ho gà tốt nhất cho trẻ em; Bác sĩ Việt Nam đầu tiên được Tổ chức Nha khoa quốc tế vinh danh; ...

 

Đại sứ Anh trao chức danh Giáo sư thỉnh giảng cho Bộ trưởng Tiến

http://toquoc.vn/y-te/dai-su-anh-trao-chuc-danh-giao-su-thinh-giang-cho-bo-truong-tien-231147.htm

Sáng 10/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam đã trao chức danh giáo sư thỉnh giảng nhiệm kỳ 2, giai đoạn 2016- 2021 của Trường Đại học Oxford Vương quốc Anh cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Tại buổi lễ, Ngài Giles Lever - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam nhấn mạnh, Thầy thuốc Nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng là người Việt Nam đầu tiên được Đại học Oxford trao chức danh này.

Chức danh giáo sư thỉnh giảng này được trao cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lần đầu tiên vào tháng 7/2013, với nhiệm kỳ từ tháng 7/2013-7/2016 tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh.

Ngài Giles Lever cho hay, việc trao chức danh giáo sư thỉnh giảng nhiệm kỳ 2 cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là sự ghi nhận những đóng góp quan trọng của Bộ trưởng trong quá trình hợp tác nghiên cứu khoa học trên cương vị là Viện trưởng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh trong những năm trước đây.

Đặc biệt, trên cương vị hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển ngành y tế Việt Nam cũng như những nỗ lực của bà trong việc hoạch định chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ y tế để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của người dân thời gian tới, trong bối cảnh dân số Việt Nam ngày càng tăng.

Ngài Giles cũng nhấn mạnh, việc trao chức danh Giáo sư thỉnh giảng cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là điểm nhấn trong hợp tác giữa hai quốc gia, đặc biệt nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Vương quốc Anh.

Đại học Oxford là một trong những trường Đại học lâu đời và danh giá nhất thế giới. Nhiều nhà lãnh đạo bổi tiếng thế giới như cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Australia Tony Abott cùng nhiều nhà khoa học từng đoạt giải Nobel từng học tập và trưởng thành từ mái trường này.

Đại học Oxford là trường có bề dày truyền thống đào tạo quốc tế với những sinh viên quốc tế đầu tiên theo học tại đây từ những năm 1190.

 

Công bố thành lập Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia

http://laodong.com.vn/suc-khoe/cong-bo-thanh-lap-trung-tam-mua-sam-tap-trung-thuoc-quoc-gia-645653.bld

Ngày 10.3, Bộ Y tế đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế.

Theo Quyết định số 112/NQ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ, Trung tâm mua sắm thuốc Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, có chức năng tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc mua sắm tập trung Quốc gia do Bộ Y tế ban hành và tổ chức đàm phán giá thuốc thuộc danh mục thuốc đàm phán theo quy định của pháp luật. Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Đây là đơn vị sự nghiệp thứ 83 trực thuộc Bộ Y tế.

Phát biểu tại lễ công bố, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trước kia, nhà nước trao quyền cho các cơ sở khám chữa bệnh trực tiếp đấu thầu mua sắm. Tuy nhiên, có rất nhiều đầu thuốc, hoạt chất, hàm lượng chia theo nhiều nhóm kỹ thuật, nước sản xuất khiến giá cả chênh lệch rất nhiều giữa các vùng miền, bệnh viện. Cách đấu thầu này cũng khiến việc dự trừ thuốc sát thực tế khó khăn. Nhiều nhà thầu tham gia việc đánh giá hồ sơ kéo dài, tốn thời gian. Việc ra đời Trung tâm mua sắm thuốc Quốc gia sẽ giúp thay đổi cách thức đấu thầu tập trung thuốc hiện nay. Việc tập trung đấu thầu có ba cấp, đó là cấp quốc gia, cấp địa phương và các đơn vị sự nghiệp.

Trung tâm sẽ thực hiện đấu thầu để có giá tham chiếu tối đa và tối thiểu, góp phần quản lý giá thuốc tốt, tránh sự chênh lệch giữa các vùng miền và giảm giá thuốc. Trung tâm sẽ tham gia đàm phán giá thuốc tập trung vào các thuốc có giá cao, thuốc biệt dược (phải nhập khẩu), thuốc có giá cao phải sử dụng nhiều… Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng mong muốn việc đưa vào hoạt động Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia sẽ giúp quản lý giá thuốc tốt.

Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao các quyết định bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm cho ông Nguyễn Trí Dũng-  ThS Quản lý hành chính công- Trưởng phòng viện trợ- Vụ Kế hoạch Tài chính; Phó giám đốc Trung tâm cho bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo- Tiến sĩ y tế công cộng, ThS Kinh tế y tế- Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Vụ Kế hoạch Tài chính.

 

Xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 tại Bắc Ninh

http://toquoc.vn/y-te/xuat-hien-dich-cum-gia-cam-h5n1-tai-bac-ninh-231177.html

Ngày 10/3, ông Nguyễn Nhân Lừng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh, cho biết trên địa bàn thành phố Bắc Ninh xuất hiện dịch cúm A/H5N1 tại trang trại gia cầm của một số hộ dân xã Hòa Long.

Ngay sau khi xuất hiện dịch cúm gia cầm, thành phố Bắc Ninh triển khai phòng chống dịch, không để lây lan diện rộng.

Trước mắt, Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Ninh đình chỉ tạm thời việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm tại xã có dịch. Bên cạnh đó đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh để người dân nắm được và chủ động phòng chống dịch.

Để kịp thời khống chế, dập tắt dịch không để lây lan thành diện rộng, Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Ninh công bố dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại thôn Hữu Chấp, xã Hòa Long kể từ ngày 6/3; vùng dịch có khả năng lây lan gồm các thôn Viêm Xá, Đẩu Hàn, Xuân Ái; vùng đệm gồm các phường Vạn An, Kinh Bắc, Vũ Ninh.

Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát, thống kê toàn bộ đàn gia cầm trên địa bàn xã Hòa Long; tổ chức tiêm vắc xin phòng cúm cho những đàn gia cầm chưa được tiêm. Sử dụng hóa chất sát trùng và vôi bột để khử trùng tiêu độc môi trường tại hộ và thôn có dịch. Đồng thời, giám sát, kiểm tra tình hình dịch bệnh của các hộ chăn nuôi được tăng cường để sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

Trước đó, ngày 6/3, tại trang trại chăn nuôi gia cầm của các hộ gia đình ông Nguyễn Văn Long, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Văn Huân ở thôn Hữu Chấp, xã Hòa Long xảy ra hiện tượng gia cầm bị ốm, chết với số lượng 6.100 con.

Sau khi cơ quan chuyên môn của thành phố tiến hành kiểm tra và lấy mẫu gửi xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương xác định mẫu bệnh phẩm dương tính với virút cúm gia cầm A/H5N1. Ngay trong ngày 7/3, Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Ninh đã chỉ đạo tiêu hủy toàn bộ số gà, vịt nhiễm bệnh theo đúng quy định.

 

Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc xin ho gà?

HTTP://LAODONG.COM.VN/SUC-KHOE/PHU-NU-MANG-THAI-CO-NEN-TIEM-PHONG-VAC-XIN-HO-GA-645443.BLD

Từ đầu năm đến nay, nước ta đã ghi nhận 82 trường hợp mắc ho gà tại các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nam… trong đó Hà Nội có ca mắc cao nhất với 21 trường hợp, có một ca tử vong. Bốn trường hợp tử vong khác tại Cao Bằng, Nam Định (2 ca), Nghệ An.

Do thời tiết se lạnh, độ ẩm cao nên mùa xuân là mùa bùng phát mạnh các bệnh hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, trong đó có bệnh ho gà. Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Bệnh có tính lây truyền rất cao, nếu chưa có miễn dịch sẽ dễ mắc bệnh, diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong. Dù là bệnh có vắc xin phòng nhưng hiện nay ho gà chưa được loại trừ nên hàng năm vẫn còn gặp những ca mắc bệnh rải rác tại một số địa phương trên cả nước.

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cho biết: từ đầu năm đến nay, nước ta đã ghi nhận 82 trường hợp mắc ho gà tại các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nam… trong đó Hà Nội có ca mắc cao nhất với 21 trường hợp, có một ca tử vong. Bốn trường hợp tử vong khác tại Cao Bằng, Nam Định (2 ca), Nghệ An.

Theo ghi nhận, dù số mắc tăng cao hơn các tháng trong năm do khí hậu lạnh, ẩm kéo dài, nhưng không cao hơn so với cùng kỳ các năm trước. Vì vậy, đây không phải là diễn biến bất thường. Trẻ mắc ho gà phần lớn là trẻ dưới 2 tháng tuổi, chưa có khả năng miễn dịch.

Riêng trong năm 2017, 80% số ca mắc là trẻ dưới 3 tháng tuổi và phần lớn rơi vào nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa tiêm chủng phòng ngừa ho gà. Các trẻ mắc bệnh cũng không nhận được miễn dịch từ mẹ truyền cho con do mẹ chưa tiêm phòng dịch trước đó.

Để phòng bệnh trẻ em, vấn đề cốt lõi là trẻ phải được tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều: Cần tiêm mũi đầu tiên ngay khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi 2 lúc 3 tháng tuổi, mũi 3 lúc 4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc trẻ 18 tháng. Mũi nhắc lại lần 4 khi trẻ được 18 tháng rất quan trọng trong việc kéo dài miễn dịch sau này để truyền cho con.

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cũng cho biết: Đối với phụ nữ mang thai, vắc xin ngừa ho gà dành cho người lớn được khuyến cáo tiêm cho lứa tuổi từ 6 - 64 tuổi và phụ nữ mang thai 20 tuần. Tuy nhiên, tốt nhất là tiêm ngừa trước khi mang thai. Trường hợp phụ nữ mang thai cần thực hiện việc tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan y tế, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai sống tại vùng dịch.

Hiện Bộ Y tế đang giao cho Cục Quản lý Dược, Chương trình Tiêm chủng mở rộng xem xét để có hướng dẫn cụ thể về việc tiêm phòng dịch ho gà cho phụ nữ mang thai.

 

Vắcxin là tấm lá chắn phòng bệnh ho gà tốt nhất cho trẻ em

http://www.vietnamplus.vn/vacxin-la-tam-la-chan-phong-benh-ho-ga-tot-nhat-cho-tre-em/435191.vnp

Ngày 11/3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết do thời tiết se lạnh, độ ẩm cao nên mùa Xuân là mùa bùng phát mạnh các các bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi…), đặc biệt là với trẻ em, trong đó có bệnh ho gà.

Dù là bệnh có vắcxin phòng nhưng hiện nay ho gà chưa được loại trừ. Vì vậy hàng năm vẫn còn ghi nhận những ca mắc bệnh rải rác tại một số địa phương trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, nước ta đã ghi nhận 82 trường hợp mắc ho gà tại các tỉnh phía Bắc (như Cao Bằng, Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nam…); trong đó Hà Nội có số ca mắc cao nhất với 21 trường hợp, có 1 ca tử vong. Bốn trường hợp tử vong khác tại Cao Bằng (1 ca), Nam Định (2 ca), Nghệ An (1 ca).

Theo ghi nhận, dù số mắc tăng cao hơn các tháng trong năm do khí hậu lạnh, ẩm kéo dài nhưng không cao hơn so với cùng kỳ các năm trước. Vì vậy, đây không phải là diễn biến bất thường. Trẻ mắc ho gà phần lớn là trẻ dưới 2 tháng tuổi, chưa có khả năng miễn dịch. Riêng những tháng đầu năm 2017, 80% số ca mắc là trẻ dưới 3 tháng tuổi và phần lớn rơi vào nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa tiêm chủng phòng ngừa ho gà. Các trẻ mắc bệnh cũng không nhận được miễn dịch từ mẹ truyền cho con do mẹ chưa tiêm phòng dịch trước đó.

Cục Y tế dự phòng nêu rõ: Bệnh ho gà là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Bệnh có tính lây truyền rất cao, nếu chưa có miễn dịch sẽ dễ mắc bệnh, diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong.

Bộ Y tế khuyến cáo: Để phòng chống bệnh ho gà, các gia đình cần đưa trẻ đi tiêm vắcxin phòng bệnh ho gà (vắcxin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván –DTP hoặc vắcxin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, vi rút viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem) đủ liều, đúng lịch.

Lịch tiêm của trẻ là cần tiêm mũi đầu tiên ngay khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi 2 lúc 3 tháng tuổi, mũi 3 lúc 4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc trẻ 18 tháng. Mũi nhắc lại lần 4 khi trẻ được 18 tháng rất quan trọng trong việc kéo dài miễn dịch sau này để truyền cho con.

Vắcxin ngừa ho gà dành cho người lớn được khuyến cáo tiêm cho lứa tuổi từ 6 - 64 tuổi và phụ nữ mang thai 20 tuần, nhưng tốt nhất là tiêm ngừa trước khi mang thai. Trường hợp phụ nữ mang thai cần tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan y tế, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai đang sống tại vùng dịch. Hiện Bộ Y tế đang giao cho Cục Quản lý Dược, Chương trình Tiêm chủng mở rộng xem xét để có hướng dẫn cụ thể về việc tiêm phòng dịch ho gà cho phụ nữ mang thai.

Đồng thời người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời./.

 

Bình Dương: Nhiều công nhân ngất xỉu nghi do nguồn nước uống

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451900/

Ngày 11-3, ông Đoàn Hồng Tươi, Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, cho biết: Công ty May mặc Inter Samil Vina tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên có thêm 57 công nhân đồng loạt ngất xỉu khi họ vào ca trong ngày.

Qua xác minh ban đầu, các trường hợp công nhân ngất xỉu sau khi uống nguồn nước do công ty cấp. Nghi vấn nguồn nước có vấn đề, cơ quan chức năng địa phương đã yêu cầu công ty tạm dừng không cho công nhân tiếp tục sử dụng nước uống, chuyển sang dùng nước bình. Lực lượng chức năng đã lấy mẫu nước uống nghi vấn để kiểm tra làm rõ vụ việc.

Trước đó, vào chiều 9-3, sau buổi cơm trưa, khoảng 300 công nhân (chủ yếu công nhân nữ) của công ty trên đã phải nhập viện cấp cứu, điều trị với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Sau khi được điều trị tích cực, hầu hết công nhân đã hồi phục. Sáng nay, các trường hợp nhập viện đều được công ty cho tạm nghỉ làm việc.

 

Thêm loạt bệnh nhân ngộ độc methanol phải nhập viện tại Hà Nội

http://toquoc.vn/y-te/them-loat-benh-nhan-ngo-doc-methanol-phai-nhap-vien-tai-ha-noi-231175.htm

- Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, ngày 10/3, Trung tâm vừa tiếp nhận thêm 7 bệnh nhân (5 nam, 2 nữ) nhập viện vì ngộ độc methanol.

Tất cả các bệnh nhân này đều có quê tại Gia Lai, độ tuổi từ 21 đến 27 và đang là sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương (Cơ sở tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội).

Bác sỹ Hà Trần Hưng - Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, 7 trường hợp này đều đang trong tình trạng khá nặng. Tất cả các bệnh nhân đều có chỉ định lọc máu để thải trừ methanol, toan chuyển hóa nặng, trong đó có 3 bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê sâu, phải thở máy.

Thời điểm đó, mặc dù chưa có người thân và các giấy tờ liên quan nhưng các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vẫn khẩn trương điều trị, cấp cứu kịp thời cho các bệnh nhân này.

Hiện, bệnh viện đã liên hệ được với đại diện của trường nơi các bệnh nhân học tập đến để hỗ trợ giải quyết.

Được biết, nhân ngày 8/3, nhóm bạn gồm 7 sinh viên trên đã mua khoảng 1,5 lít rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ (không có nhãn mác) về phòng trọ tại Nhân Hòa -Trung Kính và ăn liên hoan tới 12 giờ đêm ngày 8/3.

Đến sáng 9/3, một số bạn xuất hiện triệu chứng đau đầu, mờ mắt và nôn ra máu nên đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 198, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc vào rạng sáng 10/3.

Trước đó, chiều 9/3, trong quá trình kiểm tra cơ sở mua bán rượu có địa chỉ tại số 32, ngõ 129, phố Thiên Hiền, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Đội Quản lý thị trường số 6 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện hơn 1.000 lít rượu các loại gồm rượu ngâm ba kích, rượu ngâm chuối hột, rượu ngâm táo mèo không rõ nguồn gốc.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở là anh Nguyễn Văn Khương, sinh năm 1980, hộ khẩu thường trú tại xã Toàn Thắng, huyện Kim Động (Hưng Yên) cho biết, số rượu trên được thu mua từ tỉnh Hưng Yên nhưng không xuất trình được giấy phép kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ của lượng rượu nói trên.

Trước tình hình xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu trên địa bàn Hà Nội, lực lượng chức năng TP Hà Nội đang tăng cường kiểm tra tại các cơ sở buôn bán, sản xuất rượu trên địa bàn; đồng thời tuyên truyền để các hộ kinh doanh nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội trong việc buôn bán, sản xuất rượu.

 

Thủ tướng yêu cầu tăng phạt kinh doanh rượu methanol

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/thu-tuong-yeu-cau-tang-phat-kinh-doanh-ruou-methanol-3553644.html

Ngày 10/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND các tỉnh thành kiểm soát chặt chẽ cơ sở kinh doanh rượu sau nhiều ca liên tiếp ngộ độc rượu methanol.

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh thành thực hiện nghiêm những quy định về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và rượu nói riêng; xử lý vi phạm pháp luật.

Hai bộ Y tế và Công thương kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu trên cả nước. Hệ thống văn bản quy định về quản lý rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ được hoàn thiện. Luật hướng đến nghiêm cấm trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ…

Công điện của Thủ tướng được ban hành sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc rượu methanol ở một số địa phương. Một vụ ngộ độc rượu methanol sau ăn cỗ đám ma tại tỉnh Lai Châu làm 9 người chết và hàng chục người nhập viện. Tại Hà Nội từ ngày 26/2 đến 10/3 đã có đến 21 bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc rượu methanol, trong đó có 19 nam 2 nữ; tuổi 21-60. Mới nhất là 7 sinh viên cùng được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai rạng sáng 10/3.

Theo Sở Y tế Hà Nội, các trường hợp ngộ độc methanol rải rác song đều liên quan đến rượu. Rượu được mua tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quầy tạp hóa nhỏ lẻ, không rõ xuất xứ nguồn gốc, không có nhãn mác, thường được nấu thủ công hoặc pha chế thủ công. Kết quả xét nghiệm mẫu rượu lấy tại điểm kinh doanh ở Hà Nội, nhiều mẫu rượu vượt chuẩn methanol, có mẫu vượt đến 2.000 lần.

 

Khởi tố vụ nhiều người ngộ độc rượu chứa methanol

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170311/khoi-to-vu-nhieu-nguoi-ngo-doc-ruou-chua-methanol/1278668.html

Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm để điều tra những vụ ngộ độc rượu chứa methanol xảy ra trên địa bàn TP.

Ban giám đốc Công an TP Hà Nội đã giao cho Phòng cảnh sát hình sự và Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường điều tra làm rõ vụ ngộ độc rượu xảy ra ngày 10-3.

Chiều 11-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Nguyễn Văn Viện, trưởng Phòng Tham mưu Công an TP Hà Nội, nói: “Xác định đây là vụ ngộ độc rượu chứa methanol có tính chất nghiêm trọng, làm nhiều người nhập viện cùng lúc nên Công an TP chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chức năng phải vào cuộc điều tra ngay”.

Căn cứ tài liệu thu thập ban đầu, cơ quan công an xác định những vụ ngộ độc rượu chứa methanol xảy ra tại Hà Nội có dấu hiệu tội phạm hình sự vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong ngày 11-3, thiếu tướng Đinh Văn Toản, phó giám đốc Công an TP Hà Nội, đã có cuộc họp với lãnh đạo công an một số quận huyện, phòng nghiệp vụ để nghe báo cáo tình hình và đưa ra phương án xử lý triệt để hành vi sản xuất, tàng trữ, kinh doanh mua bán rượu không rõ nguồn gốc.

Ông Toản chỉ đạo lực lượng công an cơ sở tăng cường kiểm tra, nắm bắt, phát hiện và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với hành vi tàng trữ, mua bán, sản xuất rượu không rõ nguồn gốc.

Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cơ quan công an sẽ vào cuộc xử lý hình sự.

Tại cuộc họp, ông Toản quán triệt địa bàn nào tiếp tục xảy ra hiện tượng sản xuất,  mua bán rượu không rõ nguồn gốc, đặc biệt người sử dụng bị ảnh hưởng sức khỏe do sử dụng rượu thì trưởng công an quận, huyện sẽ phải chịu trách nhiệm.

Kết quả điều tra ban đầu, cơ quan công an xác định được một chủ cơ sở cung cấp nhiều loại rượu có nguy cơ gây ngộ độc là Nguyễn Thị Hảo, 37 tuổi, trú tại Thanh Oai, Hà Nội.

Các loại rượu của cơ sở bà Hảo sản xuất dán nhãn mác rượu gia truyền - rượu Duy Hảo và đóng trong các chai thủy tinh 300 - 330ml, hoặc không có tem nhãn đóng trong chai 500ml, can nhựa đối với rượu trắng.

Cơ quan điều tra, Công an TP Hà Nội thông báo người dân tuyệt đối không sử dụng rượu mang nhãn mác Duy Hảo có đặc điểm như trên.

Người dân đã mua loại rượu trên, hãy tiêu hủy hoặc mang đến cơ quan công an để giao nộp.

Đã tìm được đầu mối ban đầu cung cấp rượu liên quan ngộ độc

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội tính đến ngày 11-3 cho biết: đã có thêm 5 sinh viên Trường CĐ Sư phạm tiểu học Hải Dương (cơ sở ở Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) phải vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai do ngộ độc methanol trong rượu.

Hiện đã có 3 sinh viên được ra viện, tại Trung tâm Chống độc đang điều trị cho 9 sinh viên, trong đó có 2 sinh viên nam 21-23 tuổi trong tình trạng nguy kịch.

Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 22-2 đến 11-3 đã có 26 người sống ở Hà Nội vào Trung tâm Chống độc do ngộ độc methanol, 2 người trong số này đã tử vong.

Trong ngày 11-3, Sở Y tế Hà Nội đã có cuộc làm việc với UBND quận Cầu Giấy, nơi các sinh viên kể trên ở trọ và mua rượu.

Qua xác minh được biết các sinh viên đã mua 1,5 lít rượu tại ngõ 259 phố Yên Hòa, Cầu Giấy, trong ngõ này có 2 số nhà 5B và 17 có bán rượu.

Nhà cung cấp rượu cho nhà số 5B trong ngõ 259 Yên Hòa, Cầu Giấy là cơ sở Bắc Hùng ở Đan Phượng, Hà Nội.

Rượu cung cấp cho số nhà 17 là cơ sở của bà Nguyễn Thị Hảo ở Thanh Oai, Hà Nội. Cơ sở này cũng cung cấp rượu cho nhiều hàng ăn và tạp hóa với giá khoảng 8000đ/chai 500ml.

Cơ quan chức năng cũng đã lấy 3 mẫu rượu tại hai cửa hàng trong ngõ 259 Yên Hòa và rượu còn tại nhà các sinh viên để kiểm tra.

Tính đến 11-3, Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra 833 cơ sở sản xuất hoặc có bán rượu, phạt hành chính 75 cơ sở, tiêu hủy 120 lít và niêm phong 6.500 lít rượu.

Trong số 35 mẫu rượu được đem kiểm tra tại phòng thí nghiệm, có 3 mẫu vượt về hàm lượng methanol.

 

Công an vào cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc rượu độc ở Hà Nội

HTTP://LAODONG.COM.VN/PHAP-LUAT/CONG-AN-VAO-CUOC-DIEU-TRA-TRUY-XUAT-NGUON-GOC-RUOU-DOC-O-HA-NOI-645681.BLD

Tại Hà Nội, đã có thêm 7 nạn nhân phải cấp cứu tại BV Bạch Mai do uống phải rượu độc, khiến cho tình trạng rượu độc tràn lan càng đáng báo động hơn bao giờ hết. Ngày 10.3, Chi cục VSATTP Hà Nội- Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo nhanh về các trường hợp ngộ độc rượu methanol.

Đã có đến 21 nạn nhân của rượu độc

Theo báo cáo này, lũy tích từ ngày 26.2 đến 10.3, tổng số đã có 21 bệnh nhân phải cấp cứu vì ngộ độc methanol (19 bệnh nhân nam, 02 nữ, tuổi từ 21 - 60 trong đó có 07 bệnh nhân mới vào viện từ 20h ngày 9.3 đến sáng ngày 10.3). Địa chỉ cư trú tại 6 quận huyện:  Đống Đa, Hoàng Mai,  Phúc Thọ, Ba Đình, Cầu Giấy và Thanh Xuân.

Tại Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, qua khai thác bác sĩ điều trị và người thân bệnh nhân, từ 20h00’ ngày 9.3 đến 9h30 ngày 10.3 ghi nhận có 7 bệnh nhân vào viện với chẩn đoán theo dõi ngộ độc Methanol. Bệnh nhân nam Mè Văn Sâm (43 tuổi) quê tại Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái, làm việc tại công ty xây dựng ở đường Đê La Thành- Hà Nội. Lúc 15h00 ngày 8.3 có 6 người cùng làm việc tại đây cùng ăn uống tại công ty và có mua khoảng 500 ml rượu trắng, rượu được mua ở quầy tạp hóa cách đầu ngõ 84 chùa Láng - Đống Đa khoảng 20 m, đến ngày 9.3 cả 6 người vẫn đi làm bình thường. Đến 17h30 ngày 9.3 bệnh nhân xuất hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ đến 20h15 vào Trung tâm chống độc Bạch Mai chẩn đoán: Theo dõi ngộ độc Methanol.

Các nạn nhân còn lại là nhóm sinh viên đang học Sư phạm Mầm Non - Trường Sư phạm tiểu học Hải Dương, Chi nhánh Trường cao đẳng cộng đồng. Địa chỉ: 110 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội. Bao gồm: Ksor Nam: nam 23 tuổi; Kso Hbloen: nữ 21 tuổi; Nay Thin: Nam 25 tuổi; Ksor Lam: Nam 21 tuổi; Nay H’sương: Nữ 23 tuổi; Siu Lai: Nam 27 tuổi; đều ở tỉnh Gia Lai. Vào lúc 11h30’ ngày 8.3 có 09 người cùng ăn tại số nhà 13 ngõ 259 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội và uống khoảng 1000ml rượu trắng, rượu trắng mua ở quầy tạp hóa  số 17 ngõ 259 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Khoảng 1h00 ngày 9.3 bệnh nhân Ksor Nam (nam 23 tuổi) thấy xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ vào bệnh viện 198, đến 4h30 chuyển Trung tâm chống độc Bạch Mai. Tiếp đến 3h bệnh nhân Kso Hbloen (nữ 21 tuổi) thấy xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ vào bệnh viện 198 đến 6h37 chuyển Trung tâm chống độc Bạch Mai. 6h30 ngày 10.3 có thêm 04 bệnh nhân xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ đến 9h07 vào Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai. Chẩn đoán: Theo dõi ngộ độc Methanol. Hiện tại chưa có kết quả xét nghiệm methanol. Hiện tại lúc 04 bệnh nhân thở oxy, 02 bệnh nhân tỉnh táo.

Công an vào cuộc, khởi tố nếu vi phạm nghiêm trọng

Ngay sau khi tình trạng ngộ độc methanol xảy ra trên địa bàn, Sở Y tế ban hành Công văn gửi Sở Công thương, và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý, kiểm tra và áp dụng các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do rượu và công văn khẩn về việc tăng cường các biện pháp an toàn thực phẩm phòng chống ngộ độc Methanol liên quan đến rượu. Cùng với đó, Sở Công thương Hà Nội cũng đã ban hành văn bản về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu trên địa bàn Thành phố.

Phối hợp với với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại xã, phường và quận, huyện có bệnh nhân ngộ độc rượu, tập trung truy xuất nguồn gốc rượu, lấy mẫu xét nghiệm phân tích đánh giá kịp thời cảnh báo nguy cơ cho cộng đồng.

Bà Hoàng Thị Minh Thu- Phó Chi cục trưởng Chi cục VSATTP Hà Nội cho biết: Ngoài những công việc trên, hiện đơn vị này đang thực hiện khẩn cấp báo cáo nhanh hàng ngày tình hình kiểm tra kiểm nghiệm rượu và tình hình bệnh nhân ngộ độc Methanol. Chi cục ATVSTP giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân ngộ độc Methanol tại bệnh viện trên địa bàn và phối hợp Y tế các quận huyện phát hiện bệnh nhân mới, phối hợp ngành Công thương, công an điều tra truy xuất nguồn gốc rượu gây ngộ độc.

"Hiện các cơ quan chức năng đang phối hợp truy xuất nguồn gốc rượu. Các Quận Hà Đông và Quận Đống Đa, Quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Phúc Thọ đang chỉ đạo công an vào cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc rượu"- Phó Chi cục trưởng Chi cục VSATTP Hà Nội cho hay.

Chỉ đạo điều tra thống kê các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, kiểm, tra nguồn gốc rượu trên toàn Thành phố. Đôn đốc các quận, huyện, thị xã chỉ đạo xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan (Công an, Công thương, Y tế) đồng loạt kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, các cơ sở bán tạp hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có bản lẻ rượu, xử lý nghiêm kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Lấy mẫu xét nghiệm phân tích đánh giá kịp thời, cảnh báo nguy cơ cho cộng đồng. Đề nghị Công an phối hợp điều tra chuyển khởi tố nếu vi phạm nghiêm trọng.

Tổ chức chiến dịch tuyên truyền tác hại do uống rượu, chất có cồn không rõ nguồn gốc, không nhãn mác và các biểu hiện nghi ngộ độc Methanol để đến các cơ sở Y tế xử trí kịp thời. Yêu cầu công khai nguồn gốc rượu và GCN/cam kết ATTP cho khách hàng tại từng cơ sở. Đồng thời theo dõi, giám sát kịp thời các trường hợp bệnh nhân phát sinh và báo cáo hàng ngày về kết quả các biện pháp triển khai thực hiện.

 

Truy được nguồn gốc rượu khiến 9 sinh viên bị ngộ độc methanol

http://danviet.vn/tin-tuc/truy-duoc-nguon-goc-ruou-khien-9-sinh-vien-bi-ngo-doc-methanol-752303.html

Con số sinh viên bị ngộ độc sau buổi lễ ăn mừng ngày 8.3 đã nâng lên 9 người, trong đó có 6 người hôn mê, phải lọc máu. Sở Y tế Hà Nội cũng đã truy rõ nguồn gốc rượu khiến các sinh viên này ngộ độc.

Tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, vụ ngộ độc methanol của nhóm sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hải Dương (Cơ sở tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) đã khiến 9 (5 nam, 4 nữ). Ba người khác cùng tham gia nhậu nhưng không có dấu hiệu bất thường nên được theo dõi tại nhà. Cả nhóm 9 người bệnh nằm viện điều trị đều là nhóm bạn cùng quê ở Gia Lai, đang ở trọ tại số nhà 13, ngõ 259, phố Yên Hòa.

Tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) - nơi 9 bệnh nhân đang điều trị hiện có 6 bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê, thở máy và phải lọc máu (trong đó có 2 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng khó khăn vì hôn mê, toan chuyển hoá nặng) và 3 bệnh nhân tỉnh táo.

Ngay sau vụ ngộ độc, Sở Y tế đã chỉ đạo Phòng Y tế quận Cầu Giấy truy tìm nguồn gốc gây ngộ độc. Qua lời kể của các sinh viên thì các em đã mua rượu tại ngõ 259, phố Yên Hòa.

Tại ngõ 259, đoàn kiểm tra thấy có 2 nhà bán tạp hoá, trong đó có rượu là nhà số 5B và 17. Tại nhà số 5B, cơ quan chức năng thu 2 lít rượu không rõ nguồn gốc. Theo số điện thoại chủ nhà cung cấp về nơi họ đã mua rượu, cơ quan chức năng đã xác định rượu là rượu Bắc Hùng (cụm 8 làng Thủy Hội, xã Tân Hội, Đan Phượng).

Còn tại cửa hàng tạp hoá số 17 ngõ 259 Yên Hoà cũng phát hiện còn 2 lít rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chủ cửa hàng mua của bà Nguyễn Thị Hảo (Cự Đà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) với loại rượu mang nhãn mác “Duy Hảo”. Giá rượu được bán với giá chỉ 14-15.000 đồng.

Cơ quan điều tra cũng xác định, đây cũng là đầu mối cung cấp rượu tại một cửa hàng ở chợ Hợp Nhất (phường Trung Kính, quận Cầu Giấy) và nhiều cửa hàng tạp hoá nhỏ có bán rượu trên địa bàn.

Các cơ quan chức năng cũng đã thu hồi mẫu rượu tại phòng trọ của các sinh viên bị ngộ độc, cửa hàng 5B và 17 ngõ 259 để đưa đi xét nghiệm.

UBND quận Cầu Giấy cũng đã tăng cường kiểm tra các cơ sở bán rượu, nhà hàng quán ăn trên địa bàn. Tại phường Yên Hoà, đến sáng 11.3 đã thu giữ 70 lít rượu không rõ nguồn gốc.

Sở Y tế Hà Nội cũng đã đề nghị công an vào cuộc điều tra và cơ quan công an đang có sự phối hợp để điều tra, truy lùng nguồn rượu chết người được bán trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây, với hơn 23 người phải nhập viện từ 22.3 đến nay trong đó 2 trường hợp tử vong.

 

Không thể “cưỡi ngựa xem hoa”

http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451849/

Theo Cục ATTP, sau 1 năm thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP cấp quận - huyện, xã - phường của Hà Nội và TPHCM, lực lượng chức năng đã kiểm tra 3.536 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở Hà Nội và 3.968 cơ sở tại TPHCM.

Kết quả kiểm tra tại Hà Nội đã xử lý vi phạm 786 cơ sở, phạt tiền 371 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 1,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015, số cơ sở bị xử phạt tiền và tổng số tiền phạt đều tăng xấp xỉ 240%. Tại TPHCM, qua kiểm tra đã xử lý vi phạm 2.163 cơ sở, phạt tiền 923 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 4,1 tỷ đồng. So với cùng kỳ 2015, số cơ sở bị phạt tiền tăng mạnh tới 270%, số tiền phạt tăng hơn 212%.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đánh giá, mô hình thanh tra chuyên ngành ATTP đã giúp chính quyền cơ sở có thêm công cụ để quản lý ATTP. Còn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tự điều chỉnh hành vi khi thấy chính quyền mạnh trong quản lý và xử lý những vi phạm về ATTP nên đã nghiêm túc hơn trong thực hiện quy định về ATTP.

Tuy nhiên, từ thực tế thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội và TPHCM cũng bộc lộ không ít bất cập và khó khăn. Trong đó, nổi cộm là vấn đề nhân lực khi các địa phương thiếu cán bộ chuyên trách về ATTP đặc biệt là cấp xã, phường. Cùng với đó, nhiều địa phương cũng không đủ cán bộ có chuyên môn về ATTP, nghiệp vụ thanh tra mới được tiếp cận, còn tâm lý sợ sai, ngại va chạm khi thi hành nhiệm vụ của cán bộ cấp quận, cấp phường. Thậm chí, việc thanh tra ở nhiều xã - phường của Hà Nội còn có tâm lý “làng xóm, họ hàng” làm hạn chế kết quả xử lý vi phạm hành chính. Còn tại TPHCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế TPHCM thẳng thắn cho biết, thực tế đoàn thanh tra nào do phó chủ tịch xã - phường dẫn đầu thì hiệu quả cao hơn hẳn, còn những đoàn thanh tra chỉ có cán bộ y tế dẫn đầu hiệu quả thấp hơn nhiều.

Trước những kết quả trên, Bộ Y tế sẽ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép được tiếp tục mở rộng và kéo dài thời gian thí điểm mô hình thanh tra chuyên ngành ATTP. Tại Hà Nội và TPHCM sẽ mở rộng thí điểm ra tất cả 100% các quận - huyện - thị xã, xã - phường - thị trấn trong thời gian 1 năm tới. Cùng với đó sẽ xét mở rộng mô hình thí điểm này ra một số tỉnh, thành khác như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Gia Lai.

Thực tế cho thấy, để việc thanh tra chuyên ngành ATTP đạt hiệu quả hơn, tránh tình trạng hình thức, đòi hỏi cần phải tập trung hơn vào từng vấn đề cụ thể, nhất là những lĩnh vực nóng bỏng mà người dân đang quan tâm và bức xúc. Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong đã thẳng thắn nhìn nhận: nếu “rồng rắn cả đoàn” đi thanh tra chuyên ngành mà chỉ kiểm tra xem cơ sở đủ giấy phép chưa thì không ổn. Theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, để tiếp tục thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP phải thể hiện cụ thể bằng hiệu quả, nếu không sẽ lãng phí cả nhân lực lẫn nguồn lực nhà nước. Thanh tra, kiểm tra phải sâu sát vào từng lĩnh vực cụ thể, không thể “cưỡi ngựa xem hoa”.

 

Thức ăn đường phố: Tiện, nhưng không lợi

http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451841/

Thức ăn đường phố từ lâu đã trở thành nhu cầu của người dân, nhất là ở các thành phố lớn. Những suất ăn nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn hàng đầu của hầu hết người dân lao động, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình... Mặc dù biết những nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thức ăn đường phố, nhưng họ vẫn bất chấp để sử dụng. Còn các nhà quản lý thì hầu như bất lực với số lượng hàng quán, thức ăn vỉa hè kém vệ sinh cứ đua nhau mọc lên như “nấm sau mưa”.

Một lần đi ăn, dăm cái tặc lưỡi

Dạo một vòng trên các con đường như Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Võ Văn Tần (quận 3)… có thể thấy những đoạn đường dài chỉ 100m mà có đến hàng chục xe hàng rong bày bán đủ các loại thức ăn, từ mì, nui xào, bột chiên, phá lấu cho đến các loại trà sữa và các thức uống khác. Thức ăn được chế biến và nấu nướng trên xe, đậu ngay trên lòng đường - nơi dày đặc khói bụi từ xe cộ qua lại, bụi từ các công trình xây dựng và bụi do gió mang tới không ngừng phát tán. Không gian chế biến, nấu nướng là như vậy, còn nguồn gốc, nguyên liệu đầu vào cho thực phẩm thì hoàn toàn phụ thuộc vào… lương tâm, trách nhiệm của người bán.

Tại khu vực Nhà thờ Đức Bà (quận 1), từ chập tối cho đến đêm khuya, nơi đây luôn tấp nập kẻ bán, người mua thức ăn đường phố. Người bán thì không mang găng tay, không khẩu trang, thức ăn thì không được che đậy, bảo quản, còn vật dụng để chứa thức ăn như hộp thực phẩm, chén, đũa… thì nằm la liệt trên vỉa hè - nơi mọi người liên tục qua lại. Người mua thì “tặc lưỡi” cho qua, không quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ sẵn sàng chọn ngay vỉa hè, nền đường, vừa làm chỗ ngồi vừa làm nơi đặt thức ăn để sử dụng, thậm chí là ngồi ngay trên xe đậu dưới lòng đường để ăn một cách ngon lành. Chị Thu Huyền (làm việc tại quận 3) cho biết lý do mình hay chọn thức ăn vỉa hè vì chủng loại phong phú, đa dạng, nhanh gọn, giá rẻ và khá ngon. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không thì chị cho rằng: “Cũng biết nó rất khó đảm bảo vệ sinh, nhưng thức ăn đường phố mà, ở đâu cũng bẩn như vậy!”.

Theo khảo sát của phóng viên, thức ăn đường phố có ở khắp nơi, từ trong ngõ ngách đến các đường lớn; từ cổng trường học đến bến xe, chợ; từ sáng sớm tinh mơ đến tận đêm khuya… Món ăn thì đa dạng, mức giá thì rất phải chăng, chỉ từ 5.000 - 20.000 đồng. Chính vì mức giá rẻ, phù hợp túi tiền của đại đa số người lao động và học sinh, sinh viên nên họ cũng dễ dàng lựa chọn thức ăn đường phố và coi là món ăn vặt khoái khẩu, dù đã được cảnh báo là không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đường tắt tới… nghĩa địa

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trong đó, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn nguy hại chiếm phần lớn và được lây lan chủ yếu bằng con đường thực phẩm ăn uống, như E.coli, tả, thương hàn... Vi khuẩn lưu hành, tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau và thức ăn đường phố được coi là những ổ vi khuẩn nguy hiểm.

Tác nhân gây mất an toàn thực phẩm thường là vi sinh vật, hóa chất độc hại từ nguyên liệu, phụ gia chế biến thức ăn, dụng cụ sơ chế, dụng cụ chế biến, nơi kinh doanh bị ô nhiễm bởi ruồi, bụi bẩn, côn trùng; do vận chuyển, bảo quản thức ăn không vệ sinh và do bàn tay của người chế biến gây ô nhiễm thức ăn. Tuy nhiên, người dân lại chưa có cái nhìn đúng về vấn đề này, họ chỉ thấy tiện lợi cho sinh hoạt mua bán, mà không thấy nguy cơ rất cao về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc thậm chí có người dù biết nhưng vẫn nhắm mắt cho qua để sử dụng.

Theo bác sĩ Nguyễn Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, những chất độc hại từ một số chất phụ gia trong thức ăn nếu dùng liều nhỏ thường xuyên sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra ngộ độc mãn tính. Sử dụng những thức ăn đường phố không đảm bảo sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí ngộ độc cấp. Cũng theo bà Mai, hiện nay nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố vẫn còn những diễn biến phức tạp, cũng như khó kiểm soát một cách bền vững ở tất cả các công đoạn. Để hạn chế tình trạng mất an toàn từ thức ăn đường phố, cần phải có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng và quan trọng là tuyên truyền đến người kinh doanh, sản xuất phải có trách nhiệm với khách hàng. Còn người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ mình. Nếu điều kiện bắt buộc phải sử dụng thức ăn đường phố thì cố gắng lựa chọn các hàng quán mà khi nhìn cảm quan có thể đảm bảo vệ sinh thực phẩm ở mức độ nhất định, có nguồn nước an toàn và không gần các nguồn lây ô nhiễm…

 

Ra mắt thí điểm Ban Quản lý An toàn thực phẩm đầu tiên trong cả nước

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/item/32282002-ra-mat-thi-diem-ban-quan-ly-an-toan-thuc-pham-dau-tien-trong-ca-nuoc.html

http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451872/

http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/nu-tuong-attp-da-nhan-la-phai-lam-cho-duoc-688060.html

Ngày 11-3, UBND TP Hồ Chí Minh công bố Quyết định số 2349 QĐ-TTG, ngày 5-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đầu tiên trong cả nước.

Đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh dự lễ.

Theo quyết định, mô hình hình này được thành lập thí điểm trong ba năm, sau đó tổ chức đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm. Theo cơ cấu tổ chức, Ban Quản lý An toàn thực phẩm trực thuộc UBND TP Hồ Chí Minh với 500 biên chế. Trong đó cán bộ công chức được tuyển chọn từ ba đơn vị là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh gồm sáu phòng chuyên môn là: Phòng Pháp chế, Phòng Thanh tra, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Truyền thông, Phòng Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và tại 24 quận, huyện cũng có Phòng Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm của các quận, huyện.

Tại buổi lễ, UBND TP Hồ Chí Minh Thành phố đã trao quyết định bổ nhiệm nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Phạm Khánh Lan làm Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có hai phó ban là nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp TP Hồ Chí Minh Lê Minh Hải; nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Thị Kim Cúc.

Theo UBND TP Hồ Chí Minh, mỗi năm, trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 287 nghìn tấn thịt, hơn một tỷ quả trứng, khoảng một triệu tấn rau và 170 nghìn tấn thủy sản nhưng nông thủy sản do thành phố tự sản xuất chỉ đáp ứng 15-20% nhu cầu, còn lại phải nhập từ nhiều nguồn và phần lớn chưa kiểm soát được nguồn gốc. Do đó, thời gian tới, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh cần chú trọng công tác chống thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc; xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc thịt heo, nguồn gốc rau củ quả… bảo đảm nguyên liệu thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng.

 

Lãnh đạo TP gửi gắm niềm tin vào BQL An toàn thực phẩm

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170311/lanh-dao-tp-gui-gam-niem-tin-vao-bql-an-toan-thuc-pham/1278497.html

Lãnh đạo TP.HCM đã bày tỏ sự kỳ vọng và gửi gắm niềm tin trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại lễ công bố quyết định thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm TP sáng 11-3.

Tham dự lễ công bố có Bí thư Thành ủy TP Đinh La Thăng, Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong và nhiều lãnh đạo UBND TP, HĐND TP, UBND 24 quận huyện và các sở, ban ngành…

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói hiện vẫn còn không ít loại thực phẩm chưa được kiểm soát tốt về chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, gây lo lắng cho người dân.

TP đã rất quan tâm chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, đơn vị triển khai thực hiện công tác an toàn vệ sinh thực phẩm về nhiều mặt và bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, công tác quản lý an toàn thực phẩm tại TP vẫn còn một số bất cập, đòi hỏi phải có cơ quan chuyên môn có đủ thẩm quyền, thống nhất một đầu mối quản lý chặt chẽ vấn đề an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến chế biến và đưa ra thị trường phục vụ người dân. 

Chủ tịch UBND TP cho biết lãnh đạo TP gửi gắm niềm tin và trao trách nhiệm cho Ban quản lý An toàn thực phẩm TP trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.

Việc triển khai thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm TP được kỳ vọng giúp giải quyết cơ bản các vấn đề bất cập về an toàn thực phẩm…

Chủ tịch UBND TP đề nghị Ban quản lý An toàn thực phẩm TP tập trung thực hiện ba việc: khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn cao; tập trung xây dựng kế hoạch năm 2017 để triển khai hoạt động có hiệu quả; xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ngành, UBND 24 quận huyện để có mạng lưới quản lý chặt chẽ từ TP đến cơ sở.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP - hứa năm 2017 ban sẽ tập trung vào hai nhiệm vụ chính là xây và chống.

Một, kiên quyết chống thực phẩm bẩn bằng việc thiết lập và tăng cường hiệu quả của hệ thống thanh tra, kiểm nghiệm, hàng rào kỹ thuật cũng như quyết tâm, nỗ lực ngăn chặn thực phẩm bẩn vào TP.

Hai, nỗ lực xây dựng hệ thống thực phẩm sạch bằng việc tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả của các chuỗi thực phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc thực phẩm - không chỉ thịt heo mà còn mở rộng ra các mặt hàng khác.

Đồng thời phát triển các mô hình an toàn về kinh doanh thực phẩm, đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc cấp phép, không gây phiền hà cho người dân, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng cường công tác truyền thông để nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm cho mỗi người dân TP.

Bà Lan hứa Ban quản lý An toàn thực phẩm TP sẽ nỗ lực thực hiện trọng trách mà lãnh đạo TP và nhân dân tin tưởng giao phó, để người dân TP cảm thấy an toàn và an tâm khi sử dụng thực phẩm.

 

Thanh tra an toàn thực phẩm: Vẫn còn tâm lý nể họ hàng, làng xóm

http://www.vietnamplus.vn/thanh-tra-an-toan-thuc-pham-van-con-tam-ly-ne-ho-hang-lang-xom/435166.vnp

Sau một năm thí điểm công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, phường, lực lượng chức năng đã kiểm tra hơn 3.500 cơ sở sản xuất, kinh doanh, thực phẩm ở Hà Nội và gần 4.000 cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, nhiều người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, nhất là cán bộ ở cấp xã phường còn tâm lý nể nang họ hàng làng xóm vì đa phần các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại địa phương là người quen biết… đã làm hạn chế kết quả xử lý vi phạm hành chính.

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị tổng kết thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra sáng 10/3 tại Hà Nội.

Số cơ sở bị phạt tiền tăng 270%

Kết quả tổng kết công tác thanh tra tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, các sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực thực phẩm thường gặp là thực phẩm sử dụng phụ gia, hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trưởng (đây là chất cấm, ngoài danh mục, quá giới hạn).

Bên cạnh đó còn các lỗi vi phạm về điều kiện vệ sinh, công bố sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, không có giấy kiểm dịch thú y, sản phẩm thực phẩm không được công bố theo quy định...

Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Văn Châu - Trưởng phòng Công tác thanh tra, Cục An toàn Thực phẩm cho hay, việc hình thành và hoạt động của lực lượng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tuyến quận, huyện và xã, phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh, nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Việc xử lý vi phạm nghiêm minh hơn, số tiền xử phạt tăng, số vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn giảm…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, 29 đoàn đã tiến hành các đợt kiểm tra tại 5 quận, huyện (quận 3, quận 5, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn) phát hiện gần 2.200 cơ sở sai phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt hơn 4,1 tỷ đồng. So với cùng kỳ 2015, số cơ sở bị phạt tiền tăng 270%, số tiền phạt tăng hơn 212%.

Tại thành phố Hà Nội, các đoàn kiểm tra đã kiểm tra hơn 3.500 cơ sở, trong đó xử lý vi phạm 786 cơ sở, phạt tiền 371 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 1,2 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2015, số cơ sở bị xử phạt tiền tăng 237% và tổng số tiền phạt tăng 240%.

Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, với những kết quả đã đạt được, thời gian tới sẽ mở rộng thí điểm sẽ mở rộng đối tượng thanh kiểm tra, không phải chỉ dịch vụ ăn uống mà có thể làm cả thực phẩm chức năng, thuốc thú y…

Nội dung thanh kiểm tra cũng mở rộng hơn, chẳng hạn thức ăn đường phố không phải chỉ kiểm tra giấy phép mà cả nguồn gốc thực phẩm, thậm chí cả giấy tờ thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật.

Xử lý vi phạm phải diệt tận gốc

Đề cập những tồn tại, ông Trần Văn Châu cũng cho rằng các vướng mắc trong thực hiện chính sách này như nhiều địa phương thiếu nhân lực, không có cán bộ chuyên trách hay cán bộ chuyên môn về an toàn thực phẩm, nghiệp vụ thanh tra còn hạn chế.

Tại cuộc họp, đại diện Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho hay, khó khăn trong công tác thanh tra là một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động. Các cơ sỏ ở chợ tạm, chợ cóc… gây khó khăn cho việc thanh tra và xử lý vi phạm hành chính.

Đặc biệt, nhiều người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nhưng sợ sai, ngại va chạm, không dám làm, nhất là cán bộ ở cấp xã phường còn tâm lý nể nang họ hàng làng xóm vì đa phần các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại địa phương là người quen biết… đã làm hạn chế kết quả xử lý vi phạm hành chính

Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua kiểm tra vẫn còn tình trạng chính quyền địa phương giao phó toàn bộ hoạt động này cho phòng y tế quận huyện, trạm y tế xã phường nên hiệu quả không cao.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thẳng thắn chia sẻ rằnghiện nay việc phát hiện sai phạm mới chỉ dừng lại ở chỗ giấy phép kinh doanh, giấy phép hết hạn… Việc tổ chức đi từng đoàn, đến chợ đầu mối, quán ăn “ngó nghiêng” rồi về thì chưa thực sự hiệu quả. Các đoàn kiểm tra cần đặt ra các tiêu chí cụ thể như kiểm tra về cái gì, vi phạm như thế nào, tìm nguy cơ từ những thực phẩm gây ngộ độc, ung thư.

“Muốn hiệu quả cao hơn thì phải tính tới việc thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm sẽ tập trung vào thanh kiểm tra các vấn đề nguy cơ cao, lấy mẫu xét nghiệm thực phẩm, thậm chí truy lùng thực phẩm bẩn để xử lý tận gốc,” Thứ trưởng Cường nhấn mạnh.

Ông Trương Quốc Cường cho hay, Bộ Y tế sẽ đề xuất Chính phủ tiếp tục mở rộng và kéo dài thời gian thí điểm mô hình này. Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ mở rộng thí điểm ra tất cả các quận/huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn trong thời gian 1 năm tới.

Ngoài hai thành phố trên, hiện có thêm ba thành phố trực thuộc Trung ương là Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng cùng ba tỉnh là Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Gia Lai có văn bản đề nghị được thí điểm mô hình thanh tra chuyên ngành ở một số quận huyện, xã phường trong thời gian một năm.

 

Vụ phòng khám 168 Hà Nội: Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra làm rõ

HTTP://LAODONG.COM.VN/SUC-KHOE/VU-PHONG-KHAM-168-HA-NOI-THU-TUONG-YEU-CAU-KHAN-TRUONG-DIEU-TRA-LAM-RO-645772.BLD

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ thai phụ bị hôn mê sâu ở phòng khám đa khoa 168 Hà Nội.

Sau khi báo chí phản ánh phòng khám đa khoa 168 Hà Nội (Ngọc Hồi, Thanh Trì) do bác sỹ Trịnh Túc Vinh (người Trung Quốc) đã khám và làm thủ thuật cho một bệnh nhân nữ mang thai dẫn tới hôn mê sâu. Trong 3 năm qua, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các sai phạm nhưng Phòng khám này vẫn tồn tại và hoạt động cho đến khi xảy ra vụ việc nêu trên.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ việc và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 14.3.2017.

Trước đó, như báo Lao Động đã thông tin, ngày 5.3, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra trường hợp chị T, 29 tuổi sống tại Quảng Ninh, có thai 21 tuần, đến khám bệnh tại Phòng khám 168 Hà Nội lúc 16h ngày 5.3 và được chẩn đoán viêm âm đạo.

Tại phòng khám 168 Hà Nội, chị T đã được bác sỹ người Trung Quốc tên là Trịnh Túc Vinh chỉ định điều trị viêm âm đạo bằng trị liệu máy rung. Tuy nhiên, trong khi thực hiện trị liệu máy rung để rửa âm đạo, chị T có biểu hiện khó thở, lên cơn co giật, sùi bọt mép và được chuyển đến cấp cứu A9 của Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu... Sau khi xảy ra tai biến nêu trên, bác sỹ người Trung Quốc đã bỏ trốn không để lại thông tin liên lạc.

 

Trước 14/3, báo cáo Thủ tướng vụ thai phụ chết não ở phòng khám 168

http://toquoc.vn/y-te/truoc-143-bao-cao-thu-tuong-vu-thai-phu-chet-nao-o-phong-kham-168-231130.html

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ việc và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 14/3/2017.

Ngày 7/3/2017 trên báo Tuổi trẻ có tiêu đề "Bác sĩ Trung Quốc bỏ trốn sau khi bệnh nhân chết não" phản ánh phòng khám đa khoa 168 Hà Nội (Ngọc Hồi, Thanh Trì) do Bác sỹ Trịnh Túc Vinh (người Trung Quốc) đã khám và làm thủ thuật cho một bệnh nhân nữ mang thai dẫn tới hôn mê sâu.

Trong 3 năm qua, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các sai phạm nhưng Phòng khám này vẫn tồn tại và hoạt động cho đến khi xảy ra vụ việc nêu trên.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ việc và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 14/3/2017.

 

Trẻ tử vong do hóc thạch rau câu

http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451842/

Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, mới đây Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bé trai 5 tuổi (ngụ quận 10) tử vong do bị hóc thạch rau câu.

Loại rau câu mà bé trai bị hóc là rau câu thuộc dạng viên nhỏ, chứa trong hộp nhựa, được bọc bằng lớp bao mỏng phía trên. Khi ăn, bé đã tháo nắp đậy và hút mạnh vào miệng. Viên rau câu không may đã rơi vào thanh quản khiến bị bé bị hóc, cả người tím tái. Người nhà sau đó đưa bé vào bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp, bệnh nhi đã bị ngưng tim.

Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, trong trường hợp trẻ chẳng may hóc dị vật, người nhà nên nhanh chóng sơ cứu trước khi đưa tới cơ sở y tế. Với trẻ dưới 2 tuổi, người lớn nên vỗ lưng ấn ngực, để làm tăng áp lực đột ngột giúp tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ trên 2 tuổi thì dùng tay ấn lên lồng ngực, hoặc vùng thượng vị, làm tăng áp lực trong lồng ngực. Nếu làm cách đó không hiệu quả, trẻ vẫn tím tái thì hà hơi thổi ngạt để nhanh chóng cung cấp máu cho não, oxy cho phổi, sau đó gọi cho Trung tâm Cấp cứu 115.

 

Ngã vào bếp lửa, cháu bé 5 tuổi bị lột toàn bộ da mặt

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nga-vao-bep-lua-chau-be-5-tuoi-bi-lot-toan-bo-da-mat-20170311145157833.htm

Hai anh em đang ngồi chơi bên bếp lửa, không may đứa em xô anh ngã và úp mặt vào bếp lửa. Dù được bố mẹ đến cứu, nhưng toàn bộ da mặt cháu bé 5 tuổi bị lột gần như toàn bộ.

Chiều 11/3, ông Vi Tân Hợi - Cán bộ Hội đồng nhân dân huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An cho PV Dân trí biết, sự việc xảy ra vào ngày thứ 7 vừa qua.

Theo đó, cháu Lo Văn Xuyên (5 tuổi, trú ở bản Cà Moong - ở khu vực biệt lập vùng lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ, không có đường giao thông, ít thuyền qua lại, không sóng điện thoại), thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An cùng em trai đang chơi bên bếp lửa ở lán trại.

Do bất cẩn, đứa em (đứa em mới 14 tháng tuổi) xô anh mình ngã úp mặt vào bếp lửa đang cháy. Mặc dù bố mẹ đang ở gần đó chạy đến cứu nhưng do than đang cháy nên gần như toàn bộ da mặt cháu Xuyên bị lột sạch.

“Hay tin cháu Xuyên bị bỏng, gia đình tôi và một số bạn bè đến thăm và sẻ chia một chút cùng cháu. Anh Lo Văn Tám (SN 1988) và chị Hắp Thị Nhưn (SN 1994) - bố mẹ cháu Xuyên cho biết, do quá nghèo, nên khi con bị bỏng chỉ có 200 ngàn đồng và phải vay thêm hàng xóm 200 ngàn nữa mới đưa được cháu đến bệnh viện huyện.

Tuy nhiên do bị bỏng quá nặng, gia đình đang muốn chuyển lên tuyến trên nhưng không có tiền nên tạm thời đang để ở lại bệnh viện huyện đã, giờ họ cũng chưa biết tính sao cả, ông Hợi chia sẻ.

Cũng theo ông Vi Tân Hợi, cháu Xuyên bị bỏng toàn bộ vùng mặt, da non cháy hết và rất nặng có nguy cơ bị mù mắt. Ông Hợi chia sẻ thêm: “Đối với trường hợp cháu Xuyên nếu không được chữa trị sớm, kịp thời thì nguy cơ mù mắt là có khả năng xảy ra. Tôi mong các nhà hảo tâm hãy giúp cháu Xuyên một chút, vì gia đình họ quá nghèo”.

Hiện cháu Xuyên đang được theo dõi và điều trị tại BVĐK huyện Tương Dương - cách thành phố Vinh khoảng 220km.

 

Nổ máy biến thế, kỹ sư và công nhân bỏng nặng

http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/no-may-bien-the-ky-su-va-cong-nhan-bong-nang-688037.html

Sáng 11-3, BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Bỏng BV Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận hai trường hợp bị bỏng rất nặng do nổ trạm biến thế trong quá trình làm việc.

Theo đó, vụ nổ trạm biến thế trên đường Ngô Chí Quốc (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức) xảy ra chiều tối 9-3, hai nạn nhân được đưa vào BV quận Thủ Đức. Tại đây các bác sĩ của BV Chợ Rẫy phải trực tiếp xuống bệnh viện quận để chẩn đoán và sau đó chuyển lên BV Chợ Rẫy trong tình trạng sốc bỏng nặng, có những biến chứng hô hấp và đang được chăm sóc đặc biệt.

Trong đó, bệnh nhân Lư Gia Kỳ (33 tuổi, ngụ quận 8) với chẩn đoán bỏng tia lửa điện 64% độ 2, độ 3, độ 4; trong đó 51% độ 3, độ 4 ở toàn thân. Đặc biệt, bệnh nhân Kỳ bị bỏng hô hấp và bỏng sâu ở vùng mặt, cổ, thân trước và hai tay.

“Do bỏng vùng cổ nặng gây chèn ép khiến nạn nhân không thể thở được nên chúng tôi đã mổ ngay để đảm bảo hô hấp, đồng thời mở khí quản để giúp bệnh nhân có thể thở được. Tuy nhiên, do bỏng hô hấp quá nặng nên tiên lượng người này rất có thể không qua khỏi” - BS Hiệp cho biết. 

Ngoài ra, nạn nhân nhẹ hơn là Lê Đình Minh Châu (33 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) được chẩn đoán bỏng tia lửa điện 60% độ 2 toàn thân. Do khi xảy ra sự cố phát nổ, người này đứng xa hơn, các tổn thương cũng nhẹ hơn anh Lư Gia Kỳ. Hiện anh Châu đã thoát sốc bỏng nhưng tiên lượng vẫn còn khó khăn.

Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 9-3, anh Kỳ và anh Châu đang làm việc tại trạm biến áp Linh Trung 2 thì bất ngờ có nhiều tiếng "xẹt... xẹt...". Sự cố làm điện bỏng trúng hai người. Hai anh bị bỏng rất nặng, phải nhập viện cấp cứu. Đây là một trong những ca bỏng nguy hiểm mà bệnh viện từng gặp.

Trước đó, BS Ngô Đức Hiệp đã cảnh báo bỏng điện là một trong những tai nạn nguy hiểm, để lại những tổn thương nặng nề trên cơ thể con người. Vì vậy, khi làm việc gần hoặc tiếp xúc với nguồn điện cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện. Tuyệt đối không được dùng tay không cầm, nắm dây điện; không câu cá dưới đường điện; cẩn thận với các hộp đèn quảng cáo...

Với các nạn nhân bỏng điện, thông thường là cắt cụt một tay. Nặng hơn thì mất cả hai tay và có thể cả chân hoặc tổn thương hộp sọ. Nguyên nhân các tai nạn điện chủ yếu là do không tuân thủ an toàn điện.

Theo BS Hiệp, nhiều tai nạn điện đáng tiếc xảy ra nhưng không phải là không tránh được. Có những tai nạn điện nguy hiểm được chủ biết trước nhưng người làm thuê thì không biết được. Do vậy, nên thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn nhất cho bản thân khi tiếp xúc với nguồn điện.

 

Sau 2 tiếng căng thẳng, các bác sĩ tại BV Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã thực hiện phẫu thuật thành công khối u hiếm gặp ở dạ dày cho bệnh nhân nam 56 tuổi

http://www.nguoiduatin.vn/phau-thuat-thanh-cong-khoi-u-hiem-gap-o-da-day-a318180.html

Theo thông tin từ bệnh viện, bệnh nhân Đ.(nam, 56 tuổi) nhập viện thăm khám khi có các biểu hiện bất thường như tức bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, qua nội soi tiêu hóa bệnh nhân được chẩn đoán có u mô đệm đường tiêu hóa ở dạ dày. Đây được đánh giá là loại u rất hiếm gặp, tỉ lệ tính trên dân số theo các nghiên cứu vào khoảng 6.6 – 14.5 người/1 triệu. Và ngày 2/3, các bác sĩ tại bệnh viện đã quyết định tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Bác sĩ CKII Phạm Quang Hà (Trưởng khoa Ngoại, BV ĐKQT Thu Cúc ) cho biết: “U mô đệm đường tiêu hóa hay còn gọi là u GIST không chỉ hiếm gặp mà còn có một số đặc điểm khác biệt so với các loại ung thư khác. Cụ thể các loại ung thư thông thường xuất phát từ lớp bề mặt hoặc các mô biểu bì có chức năng bao bọc các cơ quan nội tạng.

Trong khi đó u mô đệm đường tiêu hóa lại phát triển từ các mô hỗ trợ hoặc liên kết của cơ thể như cơ, mỡ, dây thần kinh, mạch máu, xương và sụn. Hầu hết các khối u mô đệm đường tiêu hóa thường xuất hiên ở dạ dày như trường hợp của bệnh nhân Đ. U mô đệm đường tiêu hóa có thể là lành tính hoặc ác tính.

Để chẩn đoán chính xác, người bệnh được chỉ định chụp cắt lớp ổ bụng, chụp cắt lớp lồng ngực, nội soi tiêu hóa và một số xét nghiệm sinh hóa huyết học khác. Kết quả các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc u mô đệm đường tiêu hóa ở dạ dày. Khối u có kích thước khá lớn (6 cm) và có biểu hiện xâm nhập vào rốn lách, đuôi tụy.

Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn kỹ càng để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp phù hợp nhất với tình trạng người bệnh. Các phương án đưa ra là cắt toàn bộ dạ dày để loại bỏ hoàn toàn khối u hoặc cắt toàn bộ dạ dày kèm theo cắt lá lách và đuôi tụy.

Trong quá trình phẫu thuật, sau khi thâm nhập lách, một phần rốn lách, tụy… và tiến hành đánh giá, ekip phẫu thuật quyết định phẫu tích bảo tồn lách, tụy, các tạng khác, giải phóng phần dạ dày lật phía sau và cắt bỏ khối u. Nhờ đó khối u vẫn được xử lý triệt để mà các cơ quan khác vẫn không bị tổn thương, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Được biết, hiện tại, tình trạng người bệnh đã ổn định. Hai ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã có thể ngồi dậy, tình trạng bụng đã hết đau, vết mổ liền tốt.

Các bác sĩ khuyến cáo, u mô đệm đường tiêu hóa thường có các triệu chứng như đau hoặc khó chịu ở bụng, buồn nôn và ói mửa, mệt mỏi, suy nhược, đau hoặc gặp khó khăn khi nuốt, có khối u ở bụng sờ thấy được… Những triệu chứng này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy, người bệnh nên đi kiểm tra sớm, thăm khám chuyên sâu để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

 

Bác sĩ Việt Nam đầu tiên được Tổ chức Nha khoa quốc tế vinh danh

http://www.qdnd.vn/xa-hoi/y-te/bac-si-viet-nam-dau-tien-duoc-to-chuc-nha-khoa-quoc-te-vinh-danh-501646

Mới đây, Tiến sĩ Nguyễn Phú Hoà, Viện răng hàm mặt Trung ương, giảng viên Đại học Y Hà Nội, Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Nha khoa Quốc tế Việt Đức vừa được Tổ chức Nha khoa quốc tế Invisalign trao tặng danh hiệu Kim Cương-Invisalign.

Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa đã trở thành bác sĩ đầu tiên và duy nhất Việt Nam đạt danh hiệu Kim Cương - Invisalign Mỹ 2017. Đây là một trong những danh hiệu cao quý hàng đầu về công nghệ chỉnh răng bằng khay định hình răng trong suốt invisalign hiện nay trên thế giới.

Để đạt được danh hiệu kim cương- Invisalign Hoa Kỳ 2017, bác sĩ nha khoa phải đạt được trình độ cao và phải làm việc rất vất vả với số ca chỉnh nha invisalign lên tới hàng trăm ca mỗi năm, trong đó có những ca rất khó. Invisalign hiện đang được coi là phương pháp chỉnh nha ưu việt hiện nay. Bởi phương pháp này sử dụng các “khay” trong suốt (như máng tẩy) để di chuyển răng. Các khay này được lắp vào toàn bộ cung răng với những điểm tạo lực để đưa răng đến vị trí mong muốn. Với Invisalign, người sử dụng có thể tự tháo khay ra khi ăn uống, chải răng… và có thể tái khám linh hoạt.

 

Chữa khỏi ung thư nhờ giữ gìn răng miệng khỏe mạnh

http://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/chua-khoi-ung-thu-nho-giu-gin-rang-mieng-khoe-manh-c62a859876.html

Bằng cách loại bỏ nhiễm trùng cũng như các chất độc hại trong răng miệng, bệnh ung thư có thể được chữa lành mà không cần hóa trị.

Robert Kleinwaks đã phải rất vất vả chiến đấu với căn bệnh u Lympho ác tính không Hodgkin giai đoạn 4 (một loại ung thư có nguồn gốc từ hệ bạch huyết). Xác định hết hy vọng, ông miễn cưỡng thực hiện các biện pháp cải thiện sức khoẻ theo ý các bác sỹ.

Trước sự ngỡ ngàng của ông, căn bệnh ung thư đã được chữa khỏi trong vòng 7 tuần. Các khối u có kích thước bằng quả bóng nhỏ cũng biến mất và đã 6 năm trôi qua không thấy chúng xuất hiện trở lại.

Kleinwaks sống sót sau khi mắc ung thư mà không cần phẫu thuật. Đơn giản chỉ cần điều trị thuốc thông thường kết hợp giải quyết các vấn đề về sức khỏe răng miệng kém, bằng cách loại bỏ nhiễm trùng và các chất độc hại trong răng miệng, vốn là nguyên nhân gây suy giảm chức năng miễn dịch.

Khi răng bị nứt gãy, sâu răng nghiêm trọng hay chấn thương ảnh hưởng đến tủy đều phải điều trị trám răng (với hợp chất gồm thủy ngân và tổ hợp của nhiều kim loại khác). Tuy nhiên, thủy ngân là một độc tố tiết ra hơi độc hại bất cứ khi nào chúng ta ăn hoặc uống. Hơi thủy ngân có thể phá hủy lớp vỏ myelin bảo vệ các dây thần kinh, làm hỏng hệ thần kinh, chức năng miễn dịch, cơ quan sinh sản và các mạch máu của cơ thể.

Thêm vào đó, thuỷ ngân hạn chế tác dụng của các khoáng chất như selen và sulfur - hai loại khoáng chất tự nhiên hàng đầu trong cơ thể giúp chống lại ung thư cũng như liên kết với các protein. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nhận diện tế bào ung thư của hệ miễn dịch, khiến chúng tấn công cả các tế bào khỏe mạnh bình thường, tạo ra rối loạn tự miễn dịch dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của tế bào ung thư.

Viêc mắc các căn bệnh về răng miệng như viêm tủy răng cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ, bao gồm tăng nguy cơ ung thư. Khi tủy răng bị ảnh hưởng thì sẽ không còn được cung cấp máu hoặc oxy. Khi đó, răng trở thành môi trường hoàn hảo để lây nhiễm. Vi khuẩn có thể biến đổi thành dạng kỵ khí - nghĩa là vẫn phát triển khi không có oxy. Kết quả, từ một chiếc răng yếu sẽ lây lan vi khuẩn ra khắp cơ thể.

Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo, sức khoẻ răng miệng kém phải được xử lý triệt để thì người bệnh mới có thể cải thiện cơ hội hồi phục nhiều căn bệnh trong đó có ung thư.

 

Hai người nhập viện sau khi uống trà thảo mộc

http://dantri.com.vn/suc-khoe/hai-nguoi-nhap-vien-sau-khi-uong-tra-thao-moc-20170312040856327.htm

Một đàn ông và một phụ nữ đã phải nhập viện điều trị sau khi uống trà thảo mộc mua của công ty thương mại Sun Wing Wo.

Phòng y tế cộng đồng của Thành phố San Francisco (Mỹ) cho biết, lá trà thảo mộc mà 2 nạn nhân uống có chứa độc tố aconite (tỳ kheo) – “vua” của các loại độc chất.

Người đàn ông khoảng 50 tuổi và ngườ phụ nữ khoảng 30 tuổi đã nhanh chóng xuất hiện những triệu chứng khó chịu, đe dọa mạng sống sau khi uống lá trà thảo mộc.

Cả 2 nhanh chóng rơi vào tình trạng cần phải hồi sức và hiện vẫn đang được chăm sóc tại bệnh viện.

Một người nhập viện tháng 2 và một người nhập viện vào tháng 3.

Phòng y tế bang này đã cảnh báo người dân vè nguy cơ từ các loại trà trong khi họ đang điều tra về nguồn gốc của những lá trà này.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang