Y tế Việt Nam - Đổi mới hướng tới sự hài lòng của người bệnh
http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=1968
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/nganh-y-te-phai-huong-toi-su-hai-long-cua-nguoi-benh-685562.html
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/2/450699/
Tối 27/2/2017, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Bộ Y tế đã tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 / 27-2-2017) với chủ đề “Y tế Việt Nam - Đổi mới hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và tôn vinh 134 thầy thuốc được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, 6 cá nhân thuộc ngành y tế được phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
Tham dự buổi lễ có đồng chí: Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; các đại biểu đại diện các Bộ/Ban/Ngành, các cơ quan Trung ương và Hà Nội; các đồng chí Lãnh đạo đương nhiệm và tiền nhiệm của Bộ Y tế qua các thời kỳ; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; 134 thầy thuốc nhân dân; đại diện Lãnh đạo các Vụ/Cục/Viện, Bệnh viện thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh; cùng các cơ quan truyền hình thông tấn Trung ương và Hà Nội đã về dự và đưa tin cho buổi lễ.
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Với quan điểm "Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển" trong thời gian qua ngành y tế không ngừng được củng cố, mở rộng, phát triển và đổi mới toàn diện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận và tiếp nhận các dịch vụ y tế có chất lượng, chủ động phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ngay tại cộng đồng; quyết liệt đổi mới thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh; xây dựng cơ sở y tế Xanh – Sạch – Đẹp tại các bệnh viện đã được người dân đồng tình ủng hộ; các công trình y tế từng bước được xây mới, nâng cấp và hoàn thiện đưa vào sử dụng hiệu quả giúp giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; hệ thống các bệnh viện tuyến cơ sở ngày càng được củng cố, phát triển; nhiều kỹ thuật chuyên môn cao đã được thực hiện thành công tại nhiều bệnh viện trung ương như ghép tạng, nội soi, phẫu thật robot; chuyển giao một số kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, huyện...
Theo Bộ trưởng chính sách bảo hiểm y tế đúng đắn, hướng tới bao phủ toàn dân đã phát huy hiệu quả thiết thực trong khám chữa bệnh số người dân tham gia bảo hiểm 81,7%, vượt chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao. Bên cạnh đó ngành y tế cũng đã quyết tâm, nỗ lực đổi mới cơ chế tài chính theo hướng giá dịch vụ y tế do Bảo hiểm y tế thanh toán sẽ được tính đúng, tính đủ nhằm giảm chi tiêu tiền túi của người dân, thúc đẩy người tham gia Bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm bớt chi Ngân sách cho y tế, đồng thời Ngành y tế cũng tham mưu cho Chính phủ ban hành các cơ chế giao quyền tự chủ đối với các sơ sở y tế công lập, cơ chế kết hợp công – tư, khuyến khích phát triển y tế tư nhân, huy động nhiều nguồn lực cho việc cung cấp các dịch vụ y tế. Một số chính sách mới nhằm tinh giản bộ máy tổ chức bắt đầu được thực hiện như: tại tuyến tỉnh thực hiện mô hình Trung tâm kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập các Trung tâm không có giường bệnh; tại tuyến huyện sáp nhập bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện thành trung tâm y tế hai chức năng làm cả nhiệm vụ y tế dự phòng và khám, chữa bệnh. Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng chấp hành của Tổ chức Y tế Thế giới tạo điều kiện để y tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.
Bên cạnh những thành công, ngành Y tế cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức. Khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu khám sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng cao, trong lúc điều kiện của các cơ sở y tế chưa đáp ứng đủ, chất lượng chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh còn chênh lệch giữa các tuyến, các vùng miền ngành y tế đã phải phấn đấu nỗ lực hết sức mình vượt qua khó khăn, thách thức tồn tại chấn chỉnh y đức và tăng cường chất lượng khám chữa bệnh... Bộ trưởng tin tưởng rằng trong thời gian tới đây bằng tấm lòng, bằng trách nhiệm và bằng vinh dự được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin yêu, đứng trước sinh mệnh của người bệnh, các thầy thuốc, mỗi cán bộ y tế sẽ vượt qua chính mình, xứng đáng với niềm tin cậy mà nhân dân gửi gắm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó. Cả ngành y tế quyết tâm đổi mới, xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, vì dân, theo nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, nhân viên, viên chức ngành y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2), đồng thời ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng to lớn của toàn bộ thầy thuốc, cán bộ ngành y tế trong những năm qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “...Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội, là nền tảng cơ bản nhất để mỗi người sống, làm việc, cống hiến, tạo ra cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhân dân có khỏe mạnh thì đất nước mới cường thịnh, dân tộc mới trường tồn, nòi giống mới được duy trì và phát triển. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”.
Chủ tịch nước khẳng định: “...Suốt chặng đường 62 năm thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, ngành Y tế đã nỗ lực phấn đấu, không quản gian khổ, hy sinh, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, ngày càng trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt. Trong thời chiến cũng như thời bình, các thầy thuốc có mặt ở mọi miền Tổ quốc, từ miền Bắc, miền Trung tới miền Nam, từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu xa, biên giới, hải đảo.... tận tụy chăm sóc sức khỏe cho người dân, đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, qua đó góp phần to lớn vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở, ngày càng được củng cố và phát triển. Công tác y tế dự phòng được chú trọng, nhiều bệnh dịch mới, nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, chất lượng được nâng lên rõ rệt, nhiều cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư xây dựng hiện đại và đồng bộ; kỹ thuật y học tiên tiến được chuyển giao xuống tuyến dưới, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, tạo điều kiện để nhân dân được thụ hưởng những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại. Cùng với đó, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế có bước chuyển biến tích cực, củng cố thêm niềm tin của người dân đối với ngành Y tế nước nhà”.
Để công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Chủ tịch nước đề nghị: ngành Y tế cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; chú trọng tuyên truyền, trang bị kiến thức, kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng; đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao; triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm; kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối vói sức khỏe do thay đổi môi trường và điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách; củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ để có đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tiếp cận, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ y sinh học, phấn đấu đưa nền y tế nước ta đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; phát triển mạnh công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc, vắc xin trong nước; kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, quân y và dân y trong bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư nguồn lực của các nước có nền y học tiên tiến, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đầu tư nguồn lực và hỗ trợ trang thiết bị y tế.
Trong chương trình lễ kỷ niệm, Bộ Y tế đã tổ chức chương trình giao lưu với các cán bộ y tế tiêu biểu. Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân cho 134 đồng chí có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trao danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc 2016 cho 6 cá nhân của Bộ Y tế vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và phát triển
Tối 27/2, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức trọng thể chương trình kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2017) với chủ đề “Y tế Việt Nam - Đổi mới hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; tôn vinh 134 Thầy thuốc Nhân dân mới được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và phát biểu tại chương trình kỷ niệm; trao danh hiệu cho các Thầy thuốc Nhân dân. Cùng dự chương trình có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các giáo sư, bác sĩ, thầy thuốc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành y tế, các thầy thuốc được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.
Phát biểu tại chương trình kỷ niệm, ghi nhận và biểu dương nỗ lực phấn đấu, sự cống hiến thầm lặng nhưng hết sức to lớn và những kết quả đáng trân trọng của ngành Y tế, của đội ngũ thầy thuốc trong những năm qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội, là nền tảng cơ bản nhất để mỗi người sống, làm việc, cống hiến, tạo ra cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhân dân có khỏe mạnh thì đất nước mới cường thịnh, dân tộc mới trường tồn, nòi giống mới được duy trì và phát triển. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đánh giá ngành y tế trong những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, góp phần to lớn vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước; Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, trong tình hình mới, ngành y tế cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cùng với đó, ngành cần chú trọng tuyên truyền, trang bị kiến thức, kỹ năng để mỗi người dân, mỗi gia đình chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.
Chủ tịch nước đề nghị ngành y tế đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm; kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khỏe do thay đổi môi trường và điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ngành y tế phải quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách; củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ để có đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị ngành y tế đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tiếp cận, ứng dụng những thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ y sinh học, phấn đấu đưa nền y tế nước ta đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; phát triển mạnh công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc, vaccine trong nước; kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, quân y và dân y trong bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân. Một nhiệm vụ ngành y tế cũng cần chú trọng là mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư nguồn lực của các nước có nền y học tiên tiến, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đầu tư nguồn lực và hỗ trợ trang thiết bị y tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý, nghề y là nghề cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế cần thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”, không ngừng nâng cao trình độ y lý, y thuật, y đức, ý thức trách nhiệm và sự hết lòng vì người bệnh. Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng ngành y tế theo hướng “công bằng - hiệu quả - phát triển”, bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
Trong chương trình kỷ niệm, Bộ Y tế đã tổ chức chương trình giao lưu với các cán bộ y tế tiêu biểu. Đó là những cán bộ hoạch định chiến lược y tế, các thầy thuốc làm công tác y tế dự phòng, trực tiếp điều trị bệnh nhân; là những bác sĩ đầu ngành phát minh ra các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị những căn bệnh nan y; gương bác sĩ trẻ, các gương mặt xuất sắc của quân y và dân y. Xen kẽ trong chương trình là các tiết mục nghệ thuật, phóng sự cảm động về những người thầy thuốc hết lòng cứu chữa bệnh nhân, trong đó không ít người đã mạo hiểm cả tính mạng; về sự đóng góp thầm lặng, nhưng vô cùng quan trọng của những người làm công tác y tế dự phòng như phòng chống dịch, quản lý môi trường y tế, bảo đảm an toàn thực phẩm, những người làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình…
134 bác sĩ, dược sĩ nhận danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/134-bac-si-duoc-si-nhan-danh-hieu-thay-thuoc-nhan-dan-3547768.html
http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/chu-tich-nuoc-trao-danh-hieu-thay-thuoc-nhan-dan-cho-134-ca-nhan-831970.html
http://cand.com.vn/y-te/Ton-vinh-su-hy-sinh-cao-ca-va-tham-lang-cua-nguoi-thay-thuoc-430293/
Nhân dịp 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Bộ Y tế trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân cho 134 bác sĩ, dược sĩ.
Tối 27/2, Bộ Y tế tổ chức lễ trao tặng danh hiệu này nhân kỷ niệm 62 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chương trình nghệ thuật Y tế Việt Nam - Đổi mới hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trực tiếp trao danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân cho 134 cán bộ y tế. Ngoài ra, có 6 cá nhân được phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc và hơn 1.000 cán bộ y tế được trao danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Đây là đợt trao tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú lần thứ 12.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thời gian qua, ngành y tế đã có bước phát triển và đổi mới toàn diện tạo điều kiện để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng. Nhiều bệnh viện được xây mới, nâng cấp giúp giảm quá tải, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, vấn đề y đức có sự chuyển biến rõ rệt. Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao đã được thực hiện thành công như ghép tạng, nội soi, phẫu thật robot…
Bên cạnh những thành công, Bộ trưởng cũng điểm lại những khó khăn như: mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu khám của người dân tăng cao, trong khi điều kiện của các cơ sở y tế chưa đáp ứng đủ…Trong đội ngũ thầy thuốc vẫn còn những điều vướng bận và chưa được người bệnh hài lòng ở nơi này hay nơi khác, nhưng họ đã có những đóng góp và hy sinh thầm lặng. "Trước những thách thức và đòi hỏi của cuộc sống, bệnh tật ngày càng nhiều, xã hội cần sự tận tình, sự đồng chia sẻ nhiều hơn, đội ngũ y bác sĩ cần nâng cao y đức và chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân”, Bộ trưởng Tiến nói.
Nhắc lại câu nói của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Không có nghề nào đạo đức bằng nghề y và không nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức, Bộ trưởng tin rằng bằng tấm lòng, trách nhiệm, đứng trước sinh mệnh của người bệnh, mỗi cán bộ y tế sẽ vượt qua chính mình.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh, nghề y là nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế cần thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”…
Chủ tịch nước cũng bày tỏ sự tin tưởng và mong muốn toàn ngành y tế nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc sứ mệnh cao cả của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Ngành y cần phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của ngành; nỗ lực học tập, nghiên cứu, nắm bắt những kiến thức mới, hiện đại của y học thế giới và tinh hoa của y học cổ truyền; không ngừng nâng cao trình độ y lý, y thuật, y đức và hết lòng vì người bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế “gây sốt” vì hát ca khúc "Ngọn lửa tuổi 20"
Tối 27/2, tại Lễ kỷ niệm và chương trình nghệ thuật “Y tế Việt Nam - Đổi mới hướng tới sự hài lòng người bệnh”, mở đầu chương trình, Bộ trưởng Bộ Y tế đã cất lời hát ca khúc “Ngọn lửa tuổi 20”.
Trước thời khắc Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao danh hiệu Thầy thuốc nhân dân cho 134 bác sĩ, dược sĩ, MC chương trình đã giới thiệu một “ca sĩ” đặc biệt, thể hiện bài hát của nữ nhạc sĩ Thanh Bình viết về Bác sĩ, Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Đặng Thuỳ Trâm.
Trong tà áo dài xanh thướt tha, mái tóc xoã ngang vai, cất lời hát "Ngọn lửa tuổi 20", Bộ trưởng Tiến khiến cả khán phòng bất ngờ bởi giọng hát cao vút, giàu cảm xúc.
Clip Bộ trưởng thể hiện bài hát này được chia sẻ nhiều trên mạng, với nhiều lời bình luận thiện cảm của bạn đọc về sự chân chất, tình cảm của người đứng đầu ngành y tế.
Lãnh đạo Bộ Y tế đến chúc mừng bệnh viện Đa khoa huyện Giao Thủy nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam
http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=1963
Nhân kỷ niệm 62 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), ngày 26/2/2017, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã đến thăm, chúc mừng cán bộ, y bác sỹ và người lao động bệnh viện Đa khoa huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Tại bệnh viện Đa khoa huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà ngành Y tế tỉnh Nam Định đã đạt được trong thời gian qua nói chung cũng như Bệnh viện Đa khoa huyện Giao Thủy nói riêng. Đồng thời mong muốn trong thời gian tới, tập thể cán bộ y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Giao Thủy sẽ đoàn kết, phấn đấu để hoàn thành những nhiệm vụ mà Bộ Y tế giao phó, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân góp phần cùng với ngành Y tế trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân nơi đậy. Nhân kỷ niệm 62 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, Thứ trưởng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến lãnh đạo, cán bộ,và công nhân viên ngành y tế của bệnh viện, cảm ơn đội ngũ cán bộ ngành y tế từ cơ quan quản lý, đội ngũ thầy thuốc luôn tận tụy, hết lòng vì sức khỏe của nhân dân.
Tiếp thu y kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế, thay mặt toàn thể cán bộ công chức viên chức trong Bệnh viện, Giám đốc Bệnh viện Trần Văn Thông cảm ơn Thứ trưởng cũng các đồng chí Lãnh đạo đã quan tâm chỉ đạo và động viên Bệnh viên và mong muốn trong thời gian tới Bệnh viện sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của Bộ Y tế, UBND tỉnh Nam Định nhiều hơn nữa.
Thày thuốc luôn tươi cười, hết mình vì bệnh nhân
http://suckhoedoisong.vn/thay-thuoc-luon-tuoi-cuoi-het-minh-vi-benh-nhan-n128642.html
Trong Chương trình kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào tối ngày 27/2, những y bác sĩ hàng đầu VN, các nhân viên điều dưỡng tại những bệnh viện lớn trong nước đã cùng nhau thắng thắn giãi bày tâm tư của mình về chất lượng phục vụ của các thầy thuốc, nhân viên y tế đối với bệnh nhân.
Có thể thấy rõ rằng công cuộc chuyển mình của ngành y tế với hàng trăm nghìn nhân viên thuộc ngành là điều vô cùng phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, qua 2 năm vừa rồi, đã có những kết quả rất phấn khởi. Gần 94% người được khảo sát cho thấy nhân viên y tế không có hành vi vòi vĩnh, hơn 91% nhân viên y tế tôn trọng người bệnh và người nhà bệnh nhân, gần 90% nhân viên y tế niềm nở khi người bệnh thăm khám. Tình trạng cáu gắt, hay đòi phong bì tại các bệnh viện gần như không còn. Lấy sự hài lòng của người bệnh là sự quan trọng nhất, đòi hỏi các cán bộ phải nỗ lực hết mình, nâng cao chất lượng phục vụ.
Bác sĩ Nguyễn Bỉnh Quân – Bệnh viện đa khoa Thủ Đức, TPHCM cho hay với con số trung bình khoảng 5 – 6 nghìn bệnh nhân đến thăm khám tại bệnh viện mỗi ngày, bệnh viện đa khoa Thủ Đức đã phải nỗ lực thay đổi hết mình, phải coi trọng bệnh nhân như những khách hàng đặc biệt. Trong mỗi hoạt động của bệnh viện, phải cải cách các hoạt động hành chính cũng như thái độ tiếp xúc đối với người bệnh sao cho tốt hơn.
Để nâng cao chất lượng phục vụ đối với người bệnh, bệnh viện đa khoa Thủ Đức đã phải áp dụng hàng loạt biện pháp để cho 1.500 nhân viên bệnh viện đồng lòng, bao gồm: những lãnh đạo trong bệnh viện phải làm gương hàng đầu, tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt để tạo sức lan tỏa trong bệnh viện, kiên quyết xử lý những trường hợp không tuân thủ quy định của bệnh viện và đặc biệt phải xây dựng được một quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện, gắn vào trách nhiệm của nhân viên y tế và quyền lợi của họ. Nhờ vậy, có thể bỏ đi cơ chế xin cho trong bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Bỉnh Quân tiết lộ rằng sau 2 năm kiên trì thực hiện các biện pháp này, tỉ lệ bệnh nhân đến với bệnh viện ngày càng cao và ổn định, giúp nguồn thu của bệnh viện tăng lên, dẫn tới thu nhập của cán bộ nhân viên trong bệnh viện cũng tăng lên, gấp 2 – 3 lần so với trước đây.
Là một nhân viên điều dưỡng đã có hàng chục năm kinh nghiệm, chị Nguyễn Thị Thập cho biết: "Chúng tôi, đội ngũ điều dưỡng, có thời gian tiếp xúc với bệnh nhân nhiều hơn cả, từ khi bệnh nhân vào viện đến khi ra viện, là những người tận tụy phục vụ bệnh nhân. Đồng thời, chúng tôi còn là những người phụ nữ, mà tại cơ quan chúng tôi đã vất vả rồi, nhưng khi trở về gia đình, chúng tôi là những người mẹ, người vợ chăm sóc con cái, gia đình của mình. Chính vì vậy, chúng tôi có rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, đội ngũ điều dưỡng của chúng tôi rất mỏng, lại phải chăm sóc nhiều bệnh nhân, do đó đôi khi dẫn tới tình trạng chăm sóc bệnh nhân này, lơ là bệnh nhân khác. Chính điều này cũng gây bức xúc trong lòng người bệnh. Tuy nhiên, với sự đổi mới của ngành y tế, chúng tôi luôn cố gắng mỉm cười, đem lại tạo sự tin yêu đối với người bệnh khi đến thăm khám tại bệnh viện".
Còn Giáo sư Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội phân tích, đối với những người phục vụ trong ngành y, những tiêu chí để đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh. Đó là thái độ ân cần giúp đỡ người bệnh, dịch vụ thăm khám thật tốt để sao cho người bệnh cảm thấy thoải mái khi đến thăm khám bệnh.
Tuy nhiên, đó là những tiêu chí cần nhưng chưa đủ, bởi quan trọng nhất là công tác chẩn đoán bệnh, có tìm và chữa được bệnh hay không. Nếu một cán bộ y tế muốn làm hài lòng người bệnh thì trước hết cần lưu ý tới thái độ phục vụ, tuy nhiên để người bệnh và người nhà của họ hài lòng hơn, cảm thấy trọn vẹn hơn thì các thầy thuốc, cán bộ y tế phải có nhận thức, kinh nghiệm chữa bệnh. Một thầy thuốc không thể làm tốt được điều đó nếu kiến thức của mình chưa đủ. Giáo sư Mai Trọng Khoa khẳng định rằng các thầy thuốc luôn phải trau dồi kiến thức, học hỏi từ đồng nghiệp trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ của mình. Như vậy, sự phục vụ người bệnh sẽ được trọn vẹn hơn.
Trong phần giao lưu tại Chương trình Kỷ niệm 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, PGS – TS Trần Xuân Bách - tân PGS trẻ tuổi nhất Việt Nam năm 2016 phát biểu: Tôi cảm thây vô cùng tự hào và cảm phục trước những thành tựu vô cùng to lớn của các thầy đối với ngành y tế VN. Tôi càng cảm phục hơn các thầy, bởi giữa những bộn bề của công tác quản lý, vẫn trực tiếp thăm khám người bệnh, đảm nhận những nhiệm vụ khoa học trọng điểm, nâng cao chất lượng điều trị. Chúng tôi, những học trò của các thầy, có điều kiện để học tập, lao động và rèn luyện cùng sự chỉ bảo của các thầy sẽ luôn nỗ lực để đóng góp cho ngành y tế.
Virus cúm A/H7N9 nâng độc lực, Bộ Y tế tăng cường kiểm soát
http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Virus-cum-AH7N9-nang-doc-luc-Bo-Y-te-tang-cuong-kiem-soat/299684.vgp
http://suckhoedoisong.vn/who-canh-bao-virut-cum-ah7n9-thay-doi-doc-luc-cao-n128630.html
http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/canh-bao-virus-cum-h7n9-bien-doi-doc-luc-nguy-hiem-832067.html
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), WHO vừa thông tin về một số thay đổi độc lực của virus cúm A/H7N9 từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Dịch bệnh do virus cúm A/H7N9 được phát hiện trên người đầu tiên vào tháng 4/2013 ở Trung Quốc. Sau đó một số quốc gia khác cũng phát hiện dịch bệnh này trên người gồm Malaysia (1 người) và Canada (2 người).
Từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã có 5 đợt bùng phát với 1.222 người mắc, trong đó có 395 người tử vong tại 18 tỉnh, thành phố. Riêng một tháng gần đây, nước này đã ghi nhận 304 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9.
Điều đáng nói là dịch bệnh do cúm A/H7N9 trên người ghi nhận tỷ lệ tử vong cao hơn (trên 40%). Nguồn lây bệnh chủ yếu là tiếp xúc với gia cầm.
Theo WHO, Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc đã có thông báo kết quả giải trình tự gene của virus được phân lập từ 2 bệnh nhân cúm A/H7N9 tại Quảng Đông, đã phát hiện một số thay đổi của virus cúm A/H7N9, cho thấy virus đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Trước đó, theo thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan (Trung Quốc) về kết quả giải trình tự gene của virus được phân lập từ một bệnh nhân cúm A/H7N9 tại Đài Loan cũng phát hiện sự thay đổi của virus cúm A/H7N9 từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Sự liên tục thay đổi này như một đặc điểm tự nhiên của virus cúm do quá trình tái tổ hợp, vì vậy, quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của virus cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác. Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của virus cúm A/H7N9 làm lây truyền dễ dàng từ người sang người.
Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, để phòng chống và kiểm soát dịch bệnh vào nước ta, tại các cửa khẩu, sân bay đã có máy đo thân nhiệt được đặt ngay lối vào khu vực nhập cảnh để kiểm tra sức khỏe của hành khách.
Đến nay, qua báo cáo của các địa phương, chưa phát hiện bất kỳ trường hợp nào nghi ngờ mắc cúm A/H7N9, nhưng công tác kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại các cửa khẩu vẫn được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối.
Đồng thời xây dựng các kịch bản phòng, chống dịch, tăng cường giám sát dịch bệnh trên các đàn gia cầm, kịp thời thông báo cho ngành y tế địa phương khi phát hiện ổ dịch để phối hợp triển khai các biện pháp xử lý.
Đối với mỗi người dân, để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm A/H7N9 sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng, mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Nguy cơ bùng phát bệnh sốt rét
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=386502
Dịch sốt rét đang quay trở lại ở một số vùng khi miễn dịch không bền vững, và có nguy cơ bùng phát, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến muỗi thay đổi tập tính, kháng hóa chất diệt muỗi và đặc biệt đáng lo ngại là bệnh sốt rét đang kháng thuốc điều trị.
Nhiều tỉnh xuất hiện sốt rét kháng thuốc
Theo Bộ Y tế, ký sinh trùng sốt rét P. falciparum kháng thuốc Artemisinin đã xuất hiện ở 5 tỉnh: Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước và đang có nguy cơ lan rộng sang các tỉnh khác trên phạm vi toàn quốc. |
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Bộ Y tế, số bệnh nhân mắc sốt rét ở nước ta vẫn ở mức cao, hàng năm ghi nhận trung bình khoảng 30.000 trường hợp, trên 100 trường hợp sốt rét ác tính và gần 10 trường hợp tử vong.
Bệnh sốt rét lưu hành ở vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các vùng còn khó khăn về kinh tế, điều kiện y tế. Một số tỉnh vẫn duy trì ký sinh trùng sốt rét ở mức cao trong nhiều năm hoặc có tình hình sốt rét phức tạp như: Bình Phước, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh... Bệnh sốt rét ở các vùng này cũng là gánh nặng cho mỗi địa phương, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cần được Nhà nước quan tâm đầu tư.
Nguyên nhân là do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu thuận lợi cho các loài côn trùng gây bệnh tồn tại và phát triển. Muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết có mặt ở 63/63 tỉnh, thành phố. Công tác phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh những biến đổi bất thường của khí hậu toàn cầu, côn trùng gây bệnh xuất hiện nhiều loài, đa dạng, thay đổi tập tính trú đậu ngoài nhà, trong nhà; muỗi sốt rét và muỗi sốt xuất huyết kháng hóa chất tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh…
Bên cạnh đó, hoạt động phòng chống sốt rét không thu hút được cán bộ có trình độ chuyên môn cao do thu nhập thấp; đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động phòng chống sốt rét, chẩn đoán và điều trị còn nhiều hạn chế.
Khó loại trừ bệnh sốt rét
Theo Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Trần Thanh Dương, tình hình sốt rét những năm tới có xu hướng sẽ tiếp tục giảm số mắc, số tử vong nhưng chưa bền vững và có nguy cơ bùng phát trở lại.
Nguyên nhân là do trên thế giới, bệnh sốt rét đang lưu hành phổ biến gần một trăm quốc gia, nhưng chưa có vaccine phòng bệnh. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc sốt rét vẫn ở mức cao và có nguy cơ lan rộng thành đại dịch.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến muỗi thay đổi tập tính, kháng hóa chất diệt. Dịch sốt rét có nguy cơ quay trở lại ở một số vùng khi miễn dịch không bền vững, thiếu sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân. Ngoài ra còn do di biến động dân cư làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh như: Người dân đi xây dựng kinh tế, dân đi làm thuê theo thời vụ; tập quán đi rừng, ngủ rẫy; người lao động trở về từ các nước có sốt rét lưu hành...
Viện trưởng Trần Thanh Dương cho biết, thời gian tới, Viện sẽ tập trung cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét, phòng chống các bệnh ký sinh trùng và bệnh do côn trùng truyền để không còn là gánh nặng đối với sức khỏe cộng đồng; đồng thời kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu về phòng bệnh và khám chữa bệnh trong lĩnh vực phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và bệnh do côn trùng truyền; tích cực nâng cao năng lực chuyên môn cho các Trung tâm tuyến tỉnh, tuyến huyện để thực hiện công tác giám sát, phát hiện, điều trị kịp thời bệnh sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng.
Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác phòng chống sốt rét trong những năm gần đây bị giảm mạnh; trong khi đó, ngân sách địa phương ở tuyến tỉnh, tuyến y tế cơ sở cấp bổ sung cho công tác phòng chống sốt rét hằng năm không đáng kể. Cụ thể: Giai đoạn 2011 - 2015, trung bình mỗi năm các tỉnh, thành phố cấp khoảng 2 tỷ đồng cho phòng chống sốt rét. Đặc biệt, năm 2016 chỉ có Bình Dương và Lâm Đồng thực hiện cấp kinh phí bổ sung cho hoạt động phòng chống sốt rét . |
Đã xảy ra 13 ổ dịch cúm gia cầm tại 7 tỉnh
http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/da-xay-ra-13-o-dich-cum-gia-cam-tai-7-tinh-359239
Thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tính đến ngày 26/2 cả nước có 13 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6.
Cụ thể, tại Bạc Liêu có 1 ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một hộ chăn nuôi tại ấp Vĩnh Phú A, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long làm 400 con gà bị mắc bệnh, chết và 2.785 con gà bị tiêu hủy.
Từ ngày 21/2 đến nay không phát sinh gia cầm mắc mới. Tại Nam Định đã xảy ra 2 ổ dịch cúm A/H5N tại 1 hộ nuôi vịt gồm 894 con của xã Trực Nội và 3 hộ nuôi gia cầm (4.945 con vịt và 240 con gà) của xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh. Từ ngày 15/2 đến nay không phát sinh gia cầm mắc mới.
Tại An Giang có 2 ổ dịch cúm A/H5N1 đã xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi gia cầm của xã Tân Trung, huyện Phú Tân (300 con vịt trời mắc bệnh và 809 con vịt trời phải tiêu hủy) và tại xã Phú Mỹ Đông, huyện Thoại Sơn (80 con gà mắc bệnh và tiêu hủy).
Từ ngày 17-2 đến nay, không phát sinh gia cầm mắc mới. Tại Sóc Trăng xảy ra 1 ổ dịch cúm A/H5N1tại 1 hộ nuôi gà (110 con mắc bệnh và 945 con tiêu hủy) của xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú.
Từ ngày 21/2 đến nay, không phát sinh gia cầm mắc mới.Tại Đồng Nai đã xảy ra 1 ổ dịch cúm A/H5N1 tại 1 hộ nuôi gà (5.000 con) xã Suối Trầu, huyện Long Thành.
Từ ngày 16/2 đến nay, không phát sinh gia cầm mắc mới. Tại Quảng Ngãi đã xảy ra một ổ dịch cúm A/H5N6 tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ làm 4.500 con gia cầm bị mắc bệnh.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn vịt mắc bệnh (6.160 con) và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Từ ngày 9/2 đến nay, không phát sinh gia cầm mắc mới.
Tại Nghệ An đã xảy ra 5 ổ dịch cúm A/H5N1 trên địa bàn các xã Diễn Thắng, Diễn Lộc, Diễn Nguyên và Diễn Cát, huyện Diễn Châu và tại Phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh làm tổng số 3.279 con gia cầm mắc bệnh và 5.109 con gia cầm phải tiêu hủy.
Đại diện Cục Thú y cũng cho biết, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan dịch cúm gia cầm trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận tại Nghệ An do liên cầu khuẩn nhóm A
http://www.vietnamplus.vn/video-nghe-an-hang-loat-tre-nghi-mac-viem-cau-than-2-be-tu-vong/433149.vnp
Nguyên nhân gây viêm cầu thận tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.
Thời gian qua, tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã xuất hiện 20 học sinh bị viêm cầu thận cấp và đã có 2 trường hợp tử vong. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã cử một đoàn công tác đến xã Hạnh Dịch để lấy mẫu máu, nước, thực phẩm để xét nghiệm.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu máu của 5 bệnh nhân xác định mắc viêm cầu thận và 3 học sinh nghi ngờ. Kết quả xét nghiệm cho thấy, 6 mẫu dương tính với kháng thể kháng nguyên thân của liên cầu nhóm A. Đoàn công tác cũng tiến hành xét nghiệm 3 mẫu nước lấy tại giếng nước của trường học, bể chứa của bếp ăn và tại gia đình. Kết quả, các mẫu đều trong giới hạn cho phép đối với các chỉ số về kim loại nặng.
Kỷ luật vợ chồng bác sĩ vụ bé trai co giật rồi tử vong
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/ky-luat-vo-chong-bac-si-vu-be-trai-co-giat-roi-tu-vong-685729.html
Trung tâm Y tế đã kỷ luật bằng hình thức khiển trách, chuyển công tác đối với vợ bác sĩ bị tố đứng nhìn bé trai co giật rồi tử vong.
Ngày 28-2, Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo (Bình Dương) có văn bản trả lời khiếu nại cho gia đình ông Lê Đình Trọng (48 tuổi, ngụ Bình Dương) liên quan đến cái chết của con ông là cháu Lê Đình Chinh (13 tuổi).
Trước đó, BS Nguyễn Thành Nguyên, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo, cùng lãnh đạo UBND huyện Phú Giáo đã đến nhà ông Trọng xin lỗi và trao số tiền 50 triệu đồng hỗ trợ tiền mai táng cho cháu nhỏ tử vong.
BS Nguyễn Thành Nguyên, cho biết: Ngày 24-11-2016, cháu Lê Đình Chinh bị sốt xuất huyết nên được gia đình đưa đến phòng cấp cứu của Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo. Trong quá trình điều trị, BS NGN (cán bộ phòng cấp cứu của trung tâm) đã không tiên lượng hết các diễn biến xảy ra, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
“Hội đồng chuyên môn kết luận cháu Chinh lên cơn co giật và chuyển viện, BS N. không có động tác nghiệp vụ mà chỉ đứng nhìn là sai quy định chuyên môn của ngành. Hội đồng Khen thưởng-Kỷ luật Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo đã quyết định kỷ luật BS N. bằng hình thức cảnh cáo, chuyển công tác khác, cắt toàn bộ thi đua, khen thưởng trong một năm” - BS Nguyên cho biết thêm.
Sau khi Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo công bố kết luận của Hội đồng chuyên môn và quyết định kỷ luật đối với bác sĩ N., gia đình ông Trọng tiếp tục làm đơn tố cáo, khiếu nại việc bác sĩ N. để vợ là bác sĩ NTP trực thay trong ngày 26-11-2016, dẫn đến tắc trách.
Sau khi thanh tra, xác minh đơn thư khiếu nại, đến nay Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo đã có kết luận và tiếp tục công bố kỷ luật bằng hình thức khiển trách và chuyển công tác đối với bác sĩ P.
Tăng tỷ lệ khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
http://cand.com.vn/y-te/Tang-ty-le-kham-chua-benh-bang-y-hoc-co-truyen-430413/
Theo Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập và 3 bệnh viện y học cổ truyền ngoài công lập. Trong đó có 92,7% các bệnh viện y học hiện đại có khoa, tổ y học cổ truyển; 84,8% các trạm y tế có bộ phận khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền so với tổng khám chữa bệnh chung của từng tuyến đã có bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượt khám chữa bệnh chung, tỷ lệ lượt khám bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại trên tổng số lượt khám chữa bệnh chung đạt 4,1% ở tuyến trung ương, 11,7% ở tuyến tỉnh, 13,4% ở tuyến huyện và 28,5% ở tuyến xã.
Nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư xây mới nâng cấp bệnh viện y học cổ truyền như Hà Nội, Ninh Bình, Bình Thuận, Bình Định, Tây Ninh... Chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại đã từng bước được nâng cao, thể hiện ở trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc y học cổ truyền.
Hiện nay, ngành đang từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện y học cổ truyền; các quy trình kỹ thuật từng bước được chuẩn hóa; ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn được đẩy mạnh.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế tập trung đẩy mạnh việc khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại so với tổng số người bệnh được khám, chữa bệnh; đáp ứng đủ dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu thiết yếu và chủ yếu đạt chất lượng theo quy định cho các cơ sở khám, chữa bệnh bằng Y dược cổ truyền.
Ngành tập trung hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về Y dược cổ truyền từ Trung ương đến địa phương, phấn đấu 100% sở y tế có bộ phận chuyên trách về y dược cổ truyền; phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đào tạo nhân lực y dược cổ truyền từ trung ương đến địa phương.../.
Bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị ARV đạt gần 80%
http://suckhoedoisong.vn/benh-nhan-hiv-aids-duoc-dieu-tri-arv-dat-gan-80-n128644.html
Công tác điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được triển khai từ năm 2005, từ những người nhiễm đầu tiên tại Việt Nam được điều trị bằng thuốc kháng vi rút, đến tháng 11/2016 đang điều trị gần 116 nghìn người, tại 385 cơ sở y tế trên toàn quốc.
Từ những hướng dẫn chuyên môn đầu tiên của Bộ Y tế năm 2006, đến nay đã có nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật để phù hợp với tình hình dịch, phù hợp với những tiến bộ y học và phác đồ thuốc thế hệ mới, nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc.
Việc cải thiện chất lượng điều trị và chăm sóc HIV/AIDS gồm những hoạt động, những cải tiến tác động đến quy trình điều trị hướng đến mục tiêu người nhiễm HIV được điều trị sớm hơn, được theo dõi, chăm sóc sát sao hơn cả về lâm sàng và cận lâm sàng, đảm bảo rằng người nhiễm HIV tuân thủ điều trị và ức chế thành công nồng độ vi rút ở mức thấp, không làm lây nhiễm HIV sang người khác.
Hoạt động cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS (HIVQUAL) được triển khai tại Việt Nam từ 2011. Năm đầu tiên thực hiện thí điểm tại 11 cơ sở điều trị HIV/AIDS của 5 tỉnh, đến nay đã mở rộng thực hiện ở 172 cơ sở thuộc 30 tỉnh, thành phố. Sau 5 năm triển khai hầu hết các chỉ số có sự cải thiện đáng kể. Tỷ lệ bệnh nhân mới đăng ký điều trị được làm xét nghiệm CD4 trong vòng 15 ngày đạt 67,6%. Đây là chỉ số quan trọng trong giai đoạn vừa qua vì số lượng tế bào CD4 quyết định bệnh nhân đủ tiêu chuẩn để bắt đầu được điều trị.
Tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn trong lần khám gần nhất đạt 83,3%. Đây là chỉ số đánh giá sự theo dõi thường xuyên, chặt chẽ người bệnh và cơ sở y tế, phần nào đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh.
Tỷ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị ARV được điều trị trong vòng 15 ngày đạt 79,1%. Đây là chỉ số đánh giá việc sớm đưa bệnh nhân vào điều trị của cơ sở y tế. Và nhiều chỉ số đánh giá việc thực hiện các chỉ định chuyên môn liên quan đến điều trị HIV/AIDS được cải thiện trong 5 năm qua.
Mới đây, tại Hội thảo Tổng kết năm năm thực hiện cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), chỉ đạo việc đồng thời với tăng số người nhiễm được điều trị ARV cần nâng cao chất lượng điều trị.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cũng đánh giá cao vai trò của hoạt động HIVQUAL trong thời gian vừa qua với sự nỗ lực của các địa phương, Bộ Y tế và nhà tài trợ là Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). HIVQUAL góp phần quan trọng vào việc giảm thất bại điều trị, giảm kháng thuốc, giảm tử vong và người bệnh được cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Đề xuất lập hồ sơ sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ em
http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/De-xuat-lap-ho-so-suc-khoe-cho-phu-nu-mang-thai-va-tre-em/299710.vgp
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi; chăm sóc và tư vấn sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
Khám, chăm sóc, tư vấn cho phụ nữ mang thai
Theo dự thảo, cơ sở y tế thực hiện khám thai và quản lý thai cho phụ nữ mang thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối) theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện hành của Bộ Y tế. Đồng thời, thực hiện tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong mỗi lần khám thai.
Các cơ sở lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho phụ nữ mang thai mỗi lần đến khám thai; ghi chép đầy đủ các thông tin vào hồ sơ quản lý sức khỏe cho phụ nữ mang thai đến khám.
Tư vấn nuôi dưỡng trẻ
Thực hiện khám sức khỏe cho trẻ từ 0-6 tuổi, các cơ sở y tế phải ghi chép đầy đủ thông tin vào hồ sơ quản lý sức khỏe cho trẻ khi đến khám theo hướng dẫn hiện hành; tiếp nhận và hoàn thành các thủ tục hành chính; đchiều cao, cân nặng, vòng đầu (trẻ<24 tháng) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng; khám sức khỏe để đánh giá về phát triển tinh thần, vận động; kiểm tra lịch tiêm chủng.
Bên cạnh đó, các cơ sở thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ như: Hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ (theo dõi sự phát triển theo biểu đồ tăng trưởng; chăm sóc răng miệng, vệ sinh thân thể; bảo đảm môi trường an toàn cho trẻ, phòng tránh tai nạn, thương tích; hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế); tư vấn về nuôi dưỡng trẻ; giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của bà mẹ/người chăm sóc trẻ...
Đối với trẻ từ 7-16 tuổi, lập hồ sơ quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Quy định về công tác y tế trường học.
Dự thảo nêu rõ, trạm y tế xã/phường/thị trấn và tương đương có trách nhiệm tổ chức khám, quản lý thai, chăm sóc và tư vấn cho tất cả phụ nữ mang thai cư trú trên địa bàn.
Trạm y tế xã/phường/thị trấn và tương đương có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần; tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ lồng ghép trong các buổi tiêm chủng hoặc theo yêu cầu cho tất cả trẻ từ 0-6 tuổi cư trú trên địa bàn.
Cơ sở y tế thực hiện chuyển tuyến các trường hợp vượt quá khả năng cung cấp dịch vụ.
Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Hà Nội: Triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân từ 1/3
Từ ngày 1-8/3 sẽ chính thức triển khai thí điểm việc khám và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho người dân của 10 xã phường thuộc 5 quận huyện của Hà Nội.
Người dân của các phường Phúc Đồng, Phúc Lợi (quận Long Biên); phường Ngọc Hà, phường Phúc Xá (quận Ba Đình); phường Tây Mỗ, Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm); xã Phù Linh, thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn); xã cổ Bi, xã Kim Lan (huyện Gia Lâm) sẽ được khám và lập sổ khám chữa bệnh điện tử.
Mỗi xã, phường sẽ bố trí một đoàn khám gồm: 14 bác sĩ với các chuyên khoa nội ngoại, sản nhi, mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng và xét nghiệm.
Và từ ngày 10/3 – 30/9 sẽ triển khai khám quản lý sức khỏe toàn bộ dân ở tất cả các xã phường trên toàn thành phố.
Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu. Các bác sĩ ở các bệnh viện tuyến trên sẽ được huy động hỗ trợ.
Theo đó, dù khám ở đâu tại Hà Nội, người dân trên địa bàn thành phố cũng sẽ được cập nhật vào hệ thống dựa trên mã số riêng, thuận tiện cho việc thăm khám, kê đơn.
Hà Nội: 100% các cơ sở tiêm chủng sẽ triển khai phần mềm tiêm chủng
Theo kế hoạch, từ ngày 1/6/2017, 100% các cơ sở tiêm chủng tại Hà Nội sẽ triển khai phần mềm tiêm chủng quốc gia.
Ngành y tế Hà Nội sẽ sớm nhân rộng triển khai phần mềm, hướng tới mở rộng ứng dụng trên cả máy tính bảng và điện thoại di động. Các đơn vị thiết kế phần mềm đa dạng hóa các ứng dụng trong phần mềm quản lý để cả phụ huynh và cán bộ y tế có thể dễ dàng tra cứu lịch sử tiêm chủng, lịch tiêm chủng kế tiếp, nhất là phải bảo mật thông tin của trẻ nhỏ.
Phần mềm quản lý này được đưa vào sử dụng rộng rãi sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiêm chủng, đồng thời giảm bớt vất vả, tránh nhầm lẫn của cán bộ y tế khi phải quản lý tiêm chủng bằng sổ sách như hiện nay.
Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý đơn thuốc
http://thanhnien.vn/suc-khoe/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-quan-ly-don-thuoc-795919.html
Việc kê đơn thuốc điều trị một mặt đòi hỏi phải đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, đạt hiệu quả điều trị, mặt khác còn phải hợp lý với khả năng kinh tế của từng người bệnh.
Truy xuất đơn thuốc bất hợp lý
Trong khám, chữa bệnh ngoài việc bác sĩ (BS) khám, chẩn đoán đúng thì kê đơn thuốc là khâu rất quan trọng có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh hay không, khỏi bệnh nhanh hay chậm, tốn kém nhiều hay ít.
Do vậy, để tránh nhầm lẫn thuốc, kê thuốc sai, không hợp lý, đặc biệt là thuốc kháng sinh đắt tiền, những năm qua nhiều bệnh viện (BV) của TP.HCM thực hiện kiểm soát việc sử dụng thuốc cho người bệnh.
Tiên phong trong lĩnh vực giám sát kê đơn thuốc có thể nói đến là BV Nhi đồng 1, đã làm từ rất lâu. Lãnh đạo BV Nhi đồng 1 cho biết trước đây đơn thuốc do BS viết tay và quy trình giám sát kê đơn được BV thực hiện mỗi tuần 1 lần.
Theo định kỳ, BV sẽ cử một BS và một dược sĩ giám sát, ghi nhận bệnh nhân đến mua thuốc tại nhà thuốc BV sau khi khám và chụp lại những đơn thuốc có dấu hiệu “bất thường”. Đơn thuốc đó sẽ được nhập vào máy tính và báo cáo cho lãnh đạo BV để đưa ra bình đơn thuốc. Nhưng nỗ lực này cũng làm không xuể vì BV có hàng ngàn đơn thuốc mỗi ngày mà chỉ kiểm tra được 100 đơn/ngày là quá ít.
Từ năm 2006 BV đã triển khai kê đơn thuốc trên máy tính. Đến năm 2011 BV đã xây dựng và hoàn chỉnh phần mềm chương trình giám sát trực tiếp đơn thuốc qua hệ thống mạng máy tính nội bộ và BV dễ dàng quản lý khoảng 5.000 - 6.000 đơn thuốc được kê tại khoa khám bệnh/ngày.
Theo chương trình này, ngay sau khi BS kê đơn thì dữ liệu đơn thuốc lập tức sẽ chuyển về hệ thống máy chủ trung tâm của BV. Máy chủ có thể truy xuất ngay tức thời dữ liệu các đơn thuốc. Lãnh đạo BV có thể theo dõi trực tuyến đơn thuốc của từng phòng khám, từ đó phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, nếu có.
Bên cạnh đó, lãnh đạo BV còn theo dõi trực tuyến một số chỉ số chất lượng như số lượng thuốc trung bình trên mỗi đơn thuốc; chi phí trung bình trên mỗi đơn thuốc; tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin, kháng sinh; những loại thuốc có số lượng sử dụng nhiều nhất, chi phí nhiều nhất...
BV sẽ tiến đến kê đơn thuốc Real-time bằng hình thức báo động qua thư điện tử (email). Nếu hệ thống phát hiện có toa thuốc bất thường sẽ tự báo động về email người quản lý, không phải mất nhân sự giám sát trực tuyến.
Làm lợi cho bệnh nhân hàng chục tỉ đồng
Lâu nay việc sử dụng kháng sinh kéo dài, lạm dụng... đã tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc. Đó là lo ngại của các BS, BV và của cả cộng đồng. Chính vì vậy từ năm 2015, BV Nhân dân Gia định TP.HCM đã thiết lập, triển khai chương trình quản lý, sử dụng thuốc kháng sinh bằng công nghệ thông tin.
Với việc giám sát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh từ phác đồ, danh mục đến kê đơn thì người bệnh đã được sử dụng kháng sinh đúng ngay từ khi vào BV, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị và giảm tỷ lệ tử vong.
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn sử dụng kháng sinh của các khoa lâm sàng tại BV Nhân dân Gia Định, đặc biệt Khoa Ngoại thần kinh tăng mạnh từ 11% năm 2015 lên 65% năm 2016.
Còn với một BV đa khoa hạng đặc biệt như BV Chợ Rẫy chuyên điều trị những ca bệnh “đặc biệt” nặng thì lượng thuốc sử dụng mỗi ngày, đặc biệt là thuốc kháng sinh mắc tiền là rất lớn. Đây không chỉ là kinh tế y tế mà còn là vấn đề phòng chống đề kháng thuốc kháng sinh cho cộng đồng của BV này.
Từ tháng 1.2014 - 6.2016, chương trình Giám sát sử dụng kháng sinh của BV Chợ Rẫy được khởi động và phủ toàn bộ các khoa lâm sàng. Hiệu quả cho thấy tình trạng đề kháng kháng sinh tại BV giảm; số lượng kháng sinh sử dụng trong BV giảm.
Cụ thể, tỷ lệ sử dụng kháng sinh năm 2015 chỉ bằng 64% so với năm 2014 và 68% so với năm 2013. Một điều có ý nghĩa nữa là năm 2015 tiền chi cho thuốc kháng sinh của người bệnh điều trị tại BV này giảm đến 46 tỉ đồng so với năm 2014.
Với những cách làm, ứng dụng về quản lý sử dụng thuốc tại BV như nói trên, đã mang lại cho BV Nhi đồng 1 và BV Nhân dân Gia Định đoạt giải ba; BV Chợ Rẫy đoạt giải khuyến khích - giải thưởng Chất lượng khám, chữa bệnh ngành y tế TP.HCM năm 2016, trao hôm 10.2. |
Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong điều trị
http://vtv.vn/suc-khoe/ung-dung-ky-thuat-tien-tien-trong-dieu-tri-20170228152559997.htm
Trong thời gian gần đây, bằng nhiều nguồn vốn, các bệnh viện đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Đặc biệt là việc đầu tư các hệ thống robot trong phẫu thuật.
Từ năm 2014, Bệnh viện Nhi Trung ương đã đầu tư hệ thống robot phẫu thuật nội soi nhi khoa. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước và khu vực Đông Nam Á áp dụng kỹ thuật này. Đến nay, đã phẫu thuật được cho 160 ca.
Vào những ngày cuối năm 2016, Bệnh viện Bình Dân cũng đã đưa hệ thống phẫu thuật robot nội soi người lớn vào hoạt động. Đây là thế hệ robot thứ tư và là hệ thống hiện đại nhất với bốn cánh tay phẫu thuật, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ. Hệ thống robot này cho phép các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nhiều bệnh lý ngoại khoa phức tạp như: mổ các khối u tiền liệt tuyến, cắt dạ dày, cắt gan, cắt phổi, cắt u trung thất, cắt tử cung, phẫu thuật lồng ngực, tim mạch.
Và vào ngày 1/3, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa hệ thống robot phẫu thuật thần kinh và thẩm mỹ vào hoạt động.
Chính thức phát sóng VOV Sức khỏe
http://khampha.vn/suc-khoe/chinh-thuc-phat-song-vov-suc-khoe-c11a502536.html
Chiều 27/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự lễ công bố phát sóng kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV Sức khỏe).
VOV Sức khỏe phát sóng trên tần số FM-89Mhz, với thời lượng 17 tiếng mỗi ngày, từ 6h đến 23h. Giai đoạn đầu kênh phủ sóng tại Hà Nội, Cần Thơ, TPHCM, sau đó sẽ có thêm Đà Nẵng.
Kênh có khá nhiều chuyên mục như: Tiêu điểm, Tuyên chiến với thức phẩm bẩn, Alo 389 cùng với các bản tin được cập nhật 30 phút… nhằm cung cấp thông tin mới nhất, là nơi bàn luận, trao đổi thẳng thắn các vấn đề đang đặt ra đối với y tế, an toàn thực phẩm, môi trường.
Nếu người dân muốn có cẩm nang xử lý các vấn đề về sức khỏe, bảo vệ môi trường, lựa chọn thực phẩm và thực đơn an toàn thì có thể theo dõi chuyên mục: Cùng bạn sống khỏe, Nâng niu từng ngày, Cùng con lớn khôn, Eva làm mẹ, Thực đơn của bạn, Thị trường thực phẩm…
Bà Mai Chi, Giám đốc VOV2, phụ trách nội dung VOV Sức khỏe cho biết, thính giả được vào vị trí trung tâm của mọi mối quan tâm, và trở thành người đồng hành tin cậy không có khoảng cách với người sản xuất chương trình từ cung cấp thông tin đến đề xuất những giải pháp, sáng tạo nội dung, chia sẻ kinh nghiệm, tâm tư tình cảm… liên quan đến vấn đề VSATTP.
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: “Với phương châm tận tâm vì sức khoẻ người Việt, VOV Sức khỏe có sự tham gia của nhiều chuyên gia, người nổi tiếng thông qua các chương trình khoa giáo, hướng dẫn về sức khoẻ, bảo vệ môi trường, lựa chọn thực phẩm và thực đơn an toàn như những cẩm nang bảo vệ sức khoẻ hàng ngày”.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực chuẩn bị tích cực của Đài Tiếng nói Việt Nam để phát sóng kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm.
Khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước luôn coi “sức khỏe là vốn quý nhất”, “từng người dân khỏe thì cả dân tộc khỏe”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là nhiệm vụ rất quan trọng trong chăm sóc sóc sức khỏe cho nhân dân, đồng thời còn gián tiếp phát huy thế mạnh về nông nghiệp, tiềm năng du lịch của đất nước.
Theo Phó Thủ tướng, việc bảo đảm VSATTP là quyền lợi, trách nhiệm của từng người dân, của các cấp chính quyền, đoàn thể được quy định bởi pháp luật và cũng là vấn đề đạo đức. Từng cá nhân, tổ chức cần được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức để tuân thủ đầy đủ các quy định về VSATTP từ sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP đã chính thức giao trách nhiệm cho các cơ quan truyền thông, đặc biệt là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức các kênh, các chương trình chuyên đề nhằm góp phần giải quyết nhiều bất cập, hạn chế gây bức xúc trong xã hội vì không bảo đảm VSATTP.
“Đây cũng là sự tận tâm, tấm lòng và tinh thần dũng cảm của những người làm báo đã vượt qua rất nhiều khó khăn khi phản ánh những bất cập, nhiều khi là những hành vi vi phạm pháp luật, vì công tác bảo đảm VSATTP. Đó còn là sự sáng tạo trong sử dụng các phương tiện, các công nghệ mới, trong tổ chức thực hiện, thâm nhập thực tiễn, để tương tác với mọi người, làm cho kiến thức về VSATTP được lan tỏa sâu rộng nhất trong toàn xã hội. Quan trọng hơn là lay động được tất cả mọi người cùng chung tay bảo đảm VSATTP, để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân”, Phó Thủ tướng nói.
* Tại buổi lễ, nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), Phó Thủ tướng Vũ Đức gửi lời chúc mừng tới các thầy thuốc Việt Nam, và cả những nhà báo đã luôn sát cánh trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và trong việc bảo đảm VSATTP nói riêng.
Bệnh viện 175 khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà điều trị, bệnh viện tạm
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/2/450780/
Chiều 28-2, Bệnh viện (BV) 175, Bộ Quốc phòng đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà điều trị, BV tạm.
Đây là dự án BV tạm phục vụ di dời các khoa hiện hữu để giải phóng mặt bằng thi công BV 1.000 giường đã được Bộ Quốc Phòng phê duyệt với tổng kinh phí hơn 92 tỷ đồng.
BV tạm có quy mô 600 giường, được xây dựng trên tổng diện tích 18.211m² bao gồm 3 khối: Khối điều trị nội trú (với các khoa Oxy cao áp, tim mạch, nhi, sản, nội thần kinh, nội thận, tiêu hóa, ngoại bụng, ngoại tiết niệu, bệnh nghề nghiệp); Khu mổ-hồi sức (khoa gây mê hồi sức, hồi sức tích cực, kiểm soát nhiễm khuẩn) và Khối cận lâm sàng (khoa Huyết học, khoa sinh hóa, vi sinh, giải phẫu bệnh, chẩn đoán chức năng, chẩn đoán hình ảnh).
Theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc BV 175 cho biết, việc đưa vào sử dụng tòa nhà điều trị, BV tạm, BV 175 sẽ là nơi tổ chức khám chữa bệnh và điều trị nội trú cho bệnh nhân trong thời gian xây dựng Viện chấn thương chỉnh hình quy mô 500 giường có vốn đầu tư 2.000 tỉ đồng và bệnh viện 1.000 giường với vốn đầu tư 2.500 tỉ đồng. Dự kiến sau 5 năm nữa bệnh viện sẽ trở thành cụm quần thể bệnh viện 1.500 giường và nhanh chóng trở thành bệnh viện hạng đặc biệt với hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại trong chẩn đoán và điều trị nhằm xây dựng cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần giảm tải các bệnh viện trung ương và tuyến cuối tại TPHCM.
Khám tầm soát miễn phí bệnh tim cho trẻ nghèo ở An Giang
http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/kham-tam-soat-mien-phi-benh-tim-cho-tre-ngheo-o-an-giang-94451/
Đây là cơ hội để những gia đình khó khăn có trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh được tiếp cận với cơ hội điều trị.
Trong 2 ngày 3 - 4/3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM sẽ phối hợp cùng Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh An Giang tổ chức chương trình khám tầm soát miễn phí bệnh tim bẩm sinh và tim mắc phải cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Các bé sẽ được bác sĩ khám lâm sàng và siêu âm tim để phát hiện sớm bệnh. Nếu những trường hợp có chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch sẽ được đưa về Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM theo dõi và điều trị.
Những ca mổ tim cho trẻ em nghèo này cũng được Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh An Giang hỗ trợ và Trung tâm Tim mạch sẽ vẫn động thêm nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm và mạnh thường quân.
Nếu phụ huynh quan tâm cần cho trẻ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực thành phố Châu Đốc (Số 917 Tôn Đức Thắng, P. Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) vào ngày 3/3 (thứ 6) và tại Bệnh viện Tim mạch An Giang (Số 8 Nguyễn Du, P. Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) vào ngày 4/3.
Đây là một trong những chuỗi hoạt động khám tầm soát miễn phí thường niên của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tại các tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Trung bình mỗi năm, các bác sĩ khám tầm soát cho khoảng 2.000 trường hợp, phẫu thuật và can thiệp điều trị khoảng 400 ca.
Bệnh viện vùng cao phẫu thuật được nhiều ca phức tạp
http://cand.com.vn/y-te/Benh-vien-vung-cao-phau-thuat-duoc-nhieu-ca-phuc-tap-430407/
Ngày 28-2, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Bắc Kạn cho biết đã lần đầu tiên phẫu thuật cột sống và mổ nội soi u xơ tuyến tiền liệt ứng dụng công nghệ tiên tiến thành công. Đây là bước đột phá trong công tác khám, chữa bệnh của một BV vùng cao.
Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia BV Việt Đức, các bác sĩ của BVĐK tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành mổ cột sống cho bệnh nhân Lý Mùi Viện (46 tuổi, ở thôn Lủng Pảng, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn). Chị Viện bị chấn thương cột sống, vỡ đốt sống do ngã từ trên cao. Ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đã thành công.
Cùng ngày, BVĐK tỉnh Bắc Kạn còn tiến hành thành công 2 ca phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt bằng phương pháp mổ nội soi cho bệnh nhân Hoàng Văn Đoan (53 tuổi, xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể) và bệnh nhân Triệu Ngọc Quân (70 tuổi, xã Quân Bình, huyện Bạch Thông).
Bác sĩ Lô Văn Tường - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - BVĐK tỉnh Bắc Kạn cho biết, thành công của các ca phẫu thuật là bước tiến trong công tác khám, chữa bệnh của BV, giúp cho người bệnh không phải lên tuyến trên, giảm chi phí điều trị. Vi thế, việc tiếp nhận công nghệ phẫu thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người dân địa phương. Bước đột phá này cũng sẽ làm tiền đề cho các bác sĩ làm chủ kỹ thuật phức tạp mà trước đây phải chuyển xuống BV tuyến Trung ương để điều trị.
Mổ ngay tại phòng cấp cứu cho bệnh nhân “10 phần chết 9”
Nhiều người bệnh bị chấn thương quá nặng, nếu chuyển lên phòng phẫu thuật, khả năng sẽ tử vong, bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy đã mổ ngay tại phòng mổ khoa cấp cứu để giữ lại tính mạng cho nhiều người “mười phần chết chín”.
Khi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, du khách 70 tuổi người Nhật Bản đột ngột lên cơn đau ngực, ngất lịm đi.
Người này nhanh chóng được chuyển tới cơ sở y tế gần đó và sau đó được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thái An – Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim, sau thăm khám, nhận thấy tình trạng bệnh nhân “ngàn cân treo sợi tóc”, cần phải phẫu thuật ngay.
Bình thường khi phẫu thuật tim sẽ cần nhiều thời gian để làm các xét nghiệm, tuy nhiên, trong trường hợp này, nếu kéo dài lâu sẽ khó đảm bảo tính mạng cho người bệnh.
Mọi thủ tục hành chính được thông qua nhanh chóng, các bác sĩ đã tiến hành mổ cho du khách người Nhật ngay tại phòng mổ khoa cấp cứu.
“Khi ấy không đủ thời gian để chuyển lên phòng phẫu thuật lớn nữa. Bởi trong thời gian chuyển bệnh nhân có thể tử vong” - BS An nói và cho biết, nhờ báo động đỏ nội viện, ca mổ thành công, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Mới đây, người đàn ông 32 tuổi bị xe container đâm ép vào lồng ngực. Khi vào phòng cấp cứu, mạch và huyết áp đều bằng 0, tình trạng rất nghiêm trọng, cần phải mổ ngay, nhưng cũng không đủ thời gian để chuyển lên phòng phẫu thuật.
Y bác sĩ nhiều khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy đã vừa hồi sức và vừa mổ ngay tại phòng cấp cứu.
Khi mở ngực người bệnh, ê-kíp phát hiện các đường dẫn máu về tim bị tổn thương khiến trong khoang màng phổi có gần 2 lít máu. Bác sĩ nhanh chóng lấy hết số máu, làm sạch và khâu lại vết thương.
Hiện nam bệnh nhân dần hồi phục sức khỏe, dự kiến được xuất viện trong ít ngày tới.
Bác sĩ Phạm Thanh Việt - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, trong năm 2016, có 15 trường hợp phải phẫu thuật ngay ở phòng mổ khoa cấp cứu, trong đó cứu sống được 10 người.
Còn 2 tháng đầu năm 2017, con số này là 8 và cứu sống được 7 người.
Theo BS Việt, những bệnh nhân phải mổ ở phòng cấp cứu thường gặp tình trạng nặng, đa chấn thương, cơ hội sống tính từng phút. Nếu chờ chuyển lên phòng phẫu thuật lớn thì khả năng tử vong rất cao.
"Có nhiều bệnh nhân khi vào mổ đã mê man, không cần phải gây mê nữa. Trường hợp nguy kịch, báo động đỏ nội viện được kích hoạt, nhiều khoa sẽ cùng phối hợp cứu người bệnh" - BS Việt cho biết.
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Chợ Rẫy nói thêm, phòng mổ cấp cứu của BV được người Nhật xây dựng cách đây khá lâu, đạt tiêu chuẩn của phòng mổ hoàn chỉnh với đầy đủ trang thiết bị.
Từ thực tế lâm sàng, Bệnh viện Chợ Rẫy đang khảo sát để tiến hành triển khai 1 số phòng mổ cấp cứu tại các khoa điển hình, nhằm mang lại cơ hội cứu sống những bệnh nhân nguy kịch mà trong tình huống cần 1 số trang thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực chuyên khoa đó.
Ngoài ra, nhiều trường hợp người bệnh được chuyển từ các bệnh viện tỉnh lên, theo BS Việt, thời gian tới BV Chợ Rẫy sẽ chú trọng làm tốt công tác thông tin với tuyến dưới, nắm rõ tình trạng bệnh nhân để khi chuyển vào không mất thêm quá nhiều thời gian thăm khám.
TT-Huế: Cứu thành công bé trai bị sa dây rốn
http://vtv.vn/xa-hoi/tt-hue-cuu-thanh-cong-be-trai-bi-sa-day-ron-20170228103929606.htm
Đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế vừa cứu thành công một bé trai bị sa dây rốn trong lúc mẹ chuyển dạ.
Ngày 27/2, sản phụ Hoàng Thị Thanh Lan (34 tuổi, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) chuyển dạ, các bác sỹ quyết định cho chị Lan sinh thường. Tuy nhiên, bác sỹ phát hiện cháu bé bị sa dây rốn, nhịp rời rạc. Các bác sỹ đã mổ khẩn cấp và cứu sống cháu bé.
Bé trai nặng 3,3kg, sức khỏe tốt và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bị bỏng nặng vì bóng bay phát nổ
http://vtv.vn/chuyen-dong-24h/bi-bong-nang-vi-bong-bay-phat-no-20170228175518169.htm
http://suckhoedoisong.vn/loi-ke-khiep-so-cua-3-benh-nhan-bi-bong-do-no-bong-hydro-n128651.html
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/bong-toan-bo-vung-mat-do-bong-bay-phat-no-685680.html
Hai bệnh nhân đã phải viện điều trị tại BV đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, với những vết bỏng rát, tổn thương nặng nề trên mặt, cổ, tay do bóng bay đột nhiên phát nổ.
Chỉ vì mua bóng bay để chuẩn bị cho bữa tiệc, hai cô gái còn rất trẻ đều bị thương nặng do bóng bay phát nổ.
Một nạn nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhẹ, bỏng khá sâu ở mặt, cổ, ngực tay. Theo lời kể của bệnh nhân, trong lúc người này đang tháo bóng bay trang trí để chia cho các cháu nhỏ bất ngờ chùm bóng gồm 40 quả lớn nhỏ phát nổ khiến chị bị bỏng.
Tại khoa bỏng Bệnh viện Xanh Pôn cũng tiếp nhận một trường hợp khác bị bỏng nặng bởi một chùm bóng bay hơn 50 quả phát nổ.
Cấp cứu, điều trị bảy người ngộ độc methanol
http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/32191402-cap-cuu-dieu-tri-bay-nguoi-ngo-doc-methanol.html
Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đang cấp cứu, điều trị cho bảy người bệnh ngộ độc methanol, trong đó có người bị do súc miệng bằng cồn, một ca chủ ý uống rượu pha cồn công nghiệp và năm ca do uống rượu trôi nổi không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này nhập viện trong tình trạng chuyển hóa toan nặng (trong máu nhiều a-xít), mờ mắt, giảm thị lực, hôn mê, tụt huyết áp, thậm chí có người ngừng tim tại tuyến y tế cơ sở. Hiện vẫn còn ba ca đang hôn mê, phải thở máy, lọc máu…Các bác sĩ cảnh báo, sau vụ ngộ độc rượu methanol làm chín người ở tỉnh Lai Châu chết nhưng số ca cấp cứu người ngộ độc rượu methanol vẫn chưa giảm. Vì thế, các bác sĩ mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc, chung tay ngăn chặn loại rượu độc gây nhiều di chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong cho người uống.
Bé gái 6 tuổi ăn tóc đầy bụng được cứu
http://nld.com.vn/suc-khoe/be-gai-6-tuoi-an-toc-day-bung-duoc-cuu-20170228214914773.htm
Sáng 28-2, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 cho biết bệnh nhi P.P.T (nữ, 6 tuổi; ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã hồi phục sức khỏe sau ca phẫu thuật loại bỏ búi tóc đường kính 12 x 8 cm, đuôi dài 40 cm ra khỏi dạ dày và ruột non.
Trước đó, cháu bé được gia đình đưa đi khám vì bị suy dinh dưỡng nặng (chỉ cân nặng 13 kg), thường nôn ói khi ăn và được phát hiện hay lượm tóc rơi trên sàn nhà hoặc tự bứt tóc mình để ăn.
BS Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1, cho biết bé T. được chẩn đoán mắc căn bệnh mang tên nàng “công chúa tóc mây” trong truyện cổ Grim - Rapunzel. Bệnh này được xác định khi bệnh nhân là người hay ăn tóc có kèm 2 yếu tố: một là, ngoài số tóc lượm lặt được, họ tự bứt cả tóc mình để ăn; hai là, búi tóc trong dạ dày xuất hiện đuôi dài kéo xuống phần ruột non, phần cuối đuôi tóc bị chuyển sang màu vàng dưới tác dụng của mật. Búi tóc chiếm gần trọn dạ dày khiến bệnh nhân chỉ ăn được một lượng rất nhỏ, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến nôn ói, dần dần bệnh nhân trở nên suy dinh dưỡng, kiệt sức. Nguyên nhân của bệnh thường là do sang chấn tâm lý. Ngoài việc phẫu thuật loại bỏ búi tóc, bệnh nhân cần được điều trị tâm lý lâu dài để loại bỏ cơn thèm ăn tóc.
12 siêu khuẩn nguy hiểm nhất thế giới
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/12-sieu-khuan-nguy-hiem-nhat-the-gioi-3547872.html
http://tintuc.vn/suc-khoe/who-cong-bo-danh-sach-12-sieu-vi-khuan-dang-lo-ngai-nhat-180077
http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/tiet-lo-12-sieu-vi-khuan-nguy-hiem-nhat-de-doa-nhan-loai-832060.html
Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê 12 loại siêu khuẩn kháng thuốc gây hàng loạt bệnh từ tiêu chảy đến viêm phổi cần ưu tiên tìm phương pháp chữa trị.
Nhóm 1: Đặc biệt nguy hiểm
Acinetobacter baumannii, kháng carbapenem: Thường tấn công hệ thống nội tạng chứa nhiều chất lỏng và gây ra các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu.
Pseudomonas aeruginosa, kháng carbapenem: Gây ra một loạt triệu chứng và bệnh tật như viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng mắt.
Enterobacteriaceae, kháng carbapenem và cephalosporin thế hệ 3: Gây ra 50% ca nhiễm khuẩn cần nhập viện mỗi năm như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu.
Theo Medical Daily, vi khuẩn trong nhóm này là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người bởi chúng kháng nhiều loại thuốc. Đặc biệt, chúng chống lại carbapenem vốn đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị vi khuẩn kháng thuốc.
Như vậy, không có cách nào để điều trị bệnh do vi khuẩn thuộc nhóm 1 gây ra. Chúng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Nhóm 2: Mức nguy hiểm cao
Enterococcus faecium, kháng vancomycin: Gây nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Staphylococcus aureus, kháng methicillin: Chịu trách nhiệm về các bệnh dạ dày hay thường gọi là ngộ độc thực phẩm.
Helicobacter pylori, kháng clarithromycin: Thường ảnh hưởng dạ dày và có thể dẫn đến loét, viêm dạ dày.
Campylobacter, kháng fluoroquinolone: Gây ra một số bệnh dạ dày và tiêu hóa như tiêu chảy, co thắt, đau bụng.
Salmonella spp., kháng fluoroquinolone: Kéo đến các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, đau bụng.
Neisseria gonorrhoeae, kháng cephalosporin thế hệ thứ 3 và fluoroquinolone: Nguyên nhân nhiễm trùng hệ thống sinh sản và dễ dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị. Có thể gây nhiễm trùng mắt.
Nhóm 3: Mức nguy hiểm vừa
Streptococcus pneumoniae, không nhạy cảm với penicillin: Gây ra hàng loạt bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm xoang.
Haemophilus influenzae, kháng ampicillin: Chủ yếu tấn công trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dẫn đến nhiều chứng bệnh từ nhiễm trùng tai đến nhiễm trùng máu.
Shigella spp., kháng fluoroquinolone: Gây các bệnh đường ruột đặc trưng bởi triệu chứng tiêu chảy ra máu.
Hiện tại vẫn còn cách để điều trị vi khuẩn nhóm 2 và nhóm 3 nhưng cùng với khả năng biến đổi ngày càng cao, việc chúng kháng toàn bộ thuốc chỉ là vấn đề thời gian.
Liệt kê danh sách trên, WHO hy vọng thúc đẩy chính phủ cùng các công ty dược phẩm phối hợp cùng nhau phát triển các loại thuốc mới nhằm bảo vệ con người trước những loại siêu khuẩn đáng gờm.