Bộ Y tế ủng hộ 300 triệu đến các tỉnh bị ảnh hưởng lũ lụt và quỹ vì người nghèo TW
Công đoàn cơ quan Bộ Y tế đã chuyển kinh phí tặng Sở Y tế 5 tỉnh là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Nghệ An và Thanh Hóa mỗi tỉnh 50 triệu đồng để hỗ trợ ngành y tế các tỉnh này khắc phục hậu quả bão lụt
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, để chia sẻ phần nào với những thiệt hại do mưa lũ gây ra cho các tỉnh miền núi phía Bắc, bắc Trung Bộ, chiều ngày 13/10, Công đoàn cơ quan Bộ Y tế đã chuyển kinh phí tặng Sở Y tế 5 tỉnh là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Nghệ An và Thanh Hóa mỗi tỉnh 50 triệu đồng để hỗ trợ các cán bộ y tế của địa phương tham gia cấp cứu nạn nhân, cán bộ y tế bị thiệt hại nặng nề hoặc trang bị khẩn cấp điều kiện làm việc cho các cơ sở y tế bị thiệt hại.
Ngoài ra, cũng nhân dịp này, Bộ Y tế đã trích 50 triệu đồng để ủng hộ Quỹ Vì người nghèo TW.
Được biết, nguồn kinh phí này được trích ra từ nguồn đóng góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lụt bão lần 2 của cán bộ viên chức ngành y tế.
Trước đó trong tháng 8 và tháng 9/2017, toàn thể các cán bộ công nhân viên chức và người lao động trong cơ quan Bộ Y tế hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, mỗi người đã ủng hộ ít nhất một ngày lương để chung tay, góp sức chia sẻ và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai do ảnh hưởng của bão lũ.
“ Hỗ trợ/ ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai do bão lũ vừa là trách nhiệm vừa thể hiện tinh thần tương thân tương ái của cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành y"- Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Riêng trong đợt lũ lụt này, trước tình hình mưa lũ gây ra thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong các ngày từ 12-13/10 đoàn công tác của Bộ Y tế do Tại các địa phương này, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn đã yêu cầu ngành Y tế các tỉnh cần nâng cao tinh thần cảnh giác, luôn sẵn sàng đối phó với tình trạng
mưa lũ trong điều kiện thiên tai diễn biến bất thường; hướng dẫn nhân dân làm tốt công tác khử khuẩn nguồn nước, tiêu hủy xác động vật chết.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn giao cho cục Quản lý môi trường y tế cục Y tế dự phòng Bộ Y tế hướng dẫn hỗ trợ địa phương thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, tiêu độc, khử trùng và công tác vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh; đồng thời chú ý các biện pháp nhằm tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm.
Ngay trong ngày 11/10/2017 để giúp ngành y tế một số địa phương trong vùng ảnh hưởng lũ lụt khắc phục vụ hậu quả và triển khai tiếp công tác phòng chống lụt bão, Bộ Y tế đã cấp 250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 50 cơ số thuốc phòng chống bão lụt; 20 bộ dụng cụ phòng chống lụt bão; 200 phao tròn cứu sinh và 200 áo phao cứu sinh cho tỉnh Hòa Bình ;
Cán bộ công nhân viên chức của Trung tâm y tế thị xã Nghĩa Lộ thu, dọn hiện trường bị ảnh hưởng lũ lụt để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân
Bộ Y tế cấp 250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 100 phao tròn cứu sinh và 100 áo phao cứu sinh cho tỉnh Yên Bái; Bộ Y tế cấp 250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 30 cơ số thuốc phòng chống bão lụt, 200 phao tròn cứu sinh và 100 áo phao cứu sinh cho tỉnh Nghệ An; Bộ Y tế đã cấp 250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 50 cơ số thuốc phòng chống bão lụt; 100 phao tròn cứu sinh và 100 áo phao cứu sinh cho tỉnh Thanh Hóa…
Yên Bái cần khẩn trương khắc phục thiệt hại sau mưa lũ
http://moitruong.net.vn/yen-bai-can-khan-truong-khac-phuc-thiet-hai-sau-mua-lu/
Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn tại buổi kiểm tra khắc phục hậu quả thiệt hại sau mưa lũ tại tỉnh Yên Bái ngày 13/10.
Vừa qua do lượng mưa lớn đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại huyện Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái.
Nhằm chủ động đối phó với hậu quả nghiêm trọng về vệ sinh môi trường, phát sinh dịch bệnh trên địa bàn sau mưa lũ, Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị về thuốc, hóa chất, phương tiện phục vụ; tổ chức thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sau khi nước rút; chủ động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm. Các đơn vị y tế cung cấp Chloramine B cho nhân dân nhằm khử khuẩn nguồn nước; thu gom và sử dụng vôi bột hoặc hóa chất để xử lý xác động vật, tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm.
Qua kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn chia sẻ những khó khăn, mất mát với tỉnh Yên Bái. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, do đó ngành Y tế Yên Bái cần sẵn sàng tập trung các nguồn lực tại chỗ chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với diễn biến thời tiết.
Bên cạnh đó cần nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với tình hình mưa lũ, bên cạnh đó hướng dẫn nhân dân làm tốt công tác khử khuẩn nguồn nước; gom tiêu huỷ xác động vật chết, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân sử dụng. Cùng với đó ngành y tế khắc phục khó khăn tại các trạm y tế sớm đưa vào hoạt động bình thường đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn giao cho cục Quản lý Môi trường y tế, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế hướng dẫn hỗ trợ địa phương thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, tiêu độc, khử trùng và công tác vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh, tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát; đảm bảo vệ sinh nguồn nước, tiêu huỷ xác động vật chết.
Bộ Y tế cấp 250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 100 phao tròn cứu sinh và 100 áo phao cứu sinh cho tỉnh Yên Bái phục vụ công tác phòng chống lụt bão.
Bộ Y tế yêu cầu không được để dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát sau lũ lụt
http://vtc.vn/bo-y-te-yeu-cau-khong-duoc-de-dich-benh-truyen-nhiem-bung-phat-sau-lu-lut-d356462.html
PGS.TS. Phạm Lê Tuấn (Thứ trưởng Bộ Y tế, Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai quốc gia; Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế) đã yêu cầu như vậy, khi kiểm tra công tác ứng phó, khắc phục thiên tai tại Hòa Bình.
Trận lũ lụt lịch sử quét qua các tỉnh từ Sơn La cho tới tận Quảng Trị khiến hơn 90 người chết và mất tích. Hòa Binh là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt thiên tai bão lũ vừa qua, với 17 người chết và 15 người hiện vẫn còn đang mất tích, tính đến sáng 13/10.
Trước đó, ngày 12/10, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai quốc gia; Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế làm trưởng đoàn, cùng nhiều cán bộ của ban ngành liên quan đã đến Hòa Bình để kiểm tra công tác ứng phó, khắc phục sau mưa bão.
Thống kê sơ bộ của Sở Y tế Hòa Bình cho biết, từ 19h ngày 9/10 cho tới 13h ngày 11/10/2017, do ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài, thêm lưu lượng mưa lớn từ 282mm - 438mm đã gây ra tình trạng ngập lụt và sạt lở đất nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Nhiều khu vực, hộ dân cư bị cô lập hoàn toàn như một số xã vùng cao huyện Đà Bắc, huyện Lạc Thủy… Các tuyến đường giao thông đường bộ đều bị sạt lở, việc tiếp cận nhiều xã phải thực hiện trên đường thủy. Đã có 7 trạm y tế bị hư hỏng nặng, 22 trạm y tế xuống cấp và hư hỏng.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ lở đất khiến 18 người bị vùi lấp tại Huyện Tân Lạc, Trung tâm Y tế đã hỗ trợ các phương tiện, xe cứu thương, cán bộ y tế, trang thiết bị y tế để phối với với Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của huyện trực phục vụ cho công tác cứu hộ nạn nhân.
Để tránh việc phát sinh dịch bệnh mùa lũ, đồng thời chủ động đối phó với hậu quả nghiêm trọng về vinh môi trường, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ thuốc men, hóa chất và phương tiện phục vụ.
Đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sau khi nước rút; chủ động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm. Cung cấp Chloramine B cho nhân dân nhằm khử khuẩn nguồn nước; thu gom và sử dụng vôi bột hoặc hóa chất để xử lý xác động vật, tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm.
Trong buổi làm việc, Thứ trưởng và đoàn công tác đã đến xã Tân Lạc nơi sảy ra vụ sạt lở đất, khiến 18 người bị vùi lấp. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cũng đã chia sẻ những khó khăn, mất mát với nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao công tác hỗ trợ, ứng phó cứu hộ các nạn nhân trong vụ sạt đất, và thực hiên tốt công tác thường trực cấp cứu, xử lý sau thiên tai cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng tránh dịch bệnh của ngành Y tế tỉnh Hòa Bình,
Do tình trạng mưa lũ vẫn diễn ra hết phức tạp, ngành Y tế Hòa Bình vẫn cần rà soát mọi nhu cầu về cấp phát thuốc, báo cáo Bộ Y tế nếu có nhu cầu để được cung cấp đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó nâng cao tinh thần cảnh giác, luôn sẵn sàng đối phó với tình trạng mưa lũ trong điều kiện thiên tai diễn biến bất thường.
Cần hướng dẫn nhân dân làm tốt công tác khử khuẩn nguồn nước, tiêu hủy xác động vật chết. Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cũng giao cho cục Quản lý môi trường y tế cục Y tế dự phòng Bộ Y tế hướng dẫn hỗ trợ địa phương thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, tiêu độc, khử trùng và công tác vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh, không được để phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm.
Cùng ngày làm việc, Bộ Y tế đã cấp 250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 50 cơ số thuốc phòng chống bão lụt, 20 bộ dụng cụ phòng chống lụt bão; 200 phao tròn cứu sinh và 200 áo phao cứu sinh cho tỉnh Hòa Bình nhằm phục vụ công tác phòng chống lụt bão.
Tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40
http://baotintuc.vn/suc-khoe/tam-soat-ung-thu-vu-ngay-khi-sang-tuoi-40-20171014111216221.htm
http://www.baohaiquan.vn/pages/10-000-phu-nu-se-duoc-kham-sang-loc-mien-phi-ung-thu-vu.aspx
http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/34394502-tam-soat-ung-thu-vu-ngay-khi-sang-tuoi-40.html
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/phat-dong-chien-dich-tam-soat-ung-thu-vu-733692.html
Ngày 14/10, tại Nhà hát lớn, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng", Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng đại diện Hoffmann-La Roche tại Việt Nam phát động chiến dịch "Tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40" hưởng ứng Tháng phòng chống ung thư vú thế giới và kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2017).
Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: Tại Việt Nam, ung thư vú là 1 trong 10 ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Năm 2010, cả nước có 12.533 trường hợp mắc ung thư vú và ước tính đến năm 2020 con số này sẽ lên tới 22.612 trường hợp. Ung thư vú nếu được phát hiện sớm sẽ mang lại nhiều cơ hội kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa rất lớn trong điều trị. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi tới hơn 80%; ở giai đoạn 2, tỷ lệ này là 60%; sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ nhằm để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn...
Trong chiến dịch "Tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40", Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" sẽ phối hợp với hệ thống các bệnh viện có chuyên khoa ung thư tại 3 thành phố (gồm Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh) triển khai khám sàng lọc miễn phí (gồm: khám lâm sàng, siêu âm vú cho 100% các phụ nữ và chụp nhũ ảnh các trường hợp nghi ngờ ác tính); phát hiện sớm ung thư vú cho 10.000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên; tổ chức các buổi nói chuyện và khám sàng lọc tại một số bộ, ngành, doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh ung thư vú tại Việt Nam. Chiến dịch sẽ được diễn ra từ ngày 14/10 đến 11/11 tại các bệnh viện: Bệnh viện K cơ sở 1 và cơ sở 3, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội); Bệnh viện Trung ương Huế (thành phố Huế); Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh). Để đăng ký tầm soát miễn phí, các phụ nữ từ 40 tuổi trở lên có thể đăng ký tại website của chương trình www.tamsoatungthuvu.vn hoặc gọi điện thoại đến đường dây nóng của chương trình (từ 8 giờ đến 17 giờ từ thứ 2 - thứ 6) là 088.664.9599 hoặc 088.684.9599 và cũng có thể đăng ký tại các bệnh viện trên.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Xuyên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" nhấn mạnh: Ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp trên thế giới. Điều trị ung thư vú hiện nay có những bước tiến lớn về phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với các phương pháp điều trị khác (như: nội tiết tố, liệu pháp sinh học) đã cải thiện đáng kể chất lượng điều trị. Việc tầm soát và phát hiện ung thư vú không chỉ có ý nghĩa cho chính người bệnh mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội. Mặc dù những năm gần đây, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh ung thư vú đã được triển khai tại các tỉnh, thành phố nhưng vẫn còn nhiều phụ nữ chưa chủ động đi khám sàng lọc phát hiện bệnh.
Trong hơn 5 năm qua, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" đã vận động, tổ chức hỗ trợ điều trị và tặng quà cho hơn 16.000 bệnh nhân ung thư nghèo trên toàn quốc với tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng; đã và đang hỗ trợ thuốc điều trị ung thư cho bệnh nhân với tổng trị giá hơn 400 tỷ đồng; khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư cho hơn 43.000 người dân; thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên 5 câu lạc bộ bệnh nhân ung thư vú tại 5 thành phố lớn...
8 bệnh viện tầm soát ung thư vú miễn phí cho bệnh nhân
Khoảng 10.000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên được bác sĩ khám sàng lọc, siêu âm vú, nếu nghi ngờ ác tính sẽ chụp nhũ ảnh.
Phát động chiến dịch tầm soát ung thư vú, sáng 14/10 tại Hà Nội, Phó giáo sư Nguyễn Thị Xuyên, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế cho biết ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp thứ hai trên thế giới với hơn một triệu người phát hiện bệnh mỗi năm.
Tại Việt Nam, ung thư vú là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Năm 2010 có hơn 12.500 trường hợp mắc ung thư vú và con số này ước tính lên hơn 22.600 vào năm 2020. Trong đó, ung thư vú có HER2 dương tính chiếm 25% tổng số bệnh nhân được xem là loại ung thư có diễn tiến xấu và cần liệu pháp điều trị đặc hiệu.
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thì hơn 80% có thể chữa khỏi, bệnh ở giai đoạn hai tỷ lệ này là 60%. Khi bệnh đã sang giai đoạn ba, khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn bốn thì thường việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.
Việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ 40 tuổi trở lên) rất quan trọng. Tự khám ngực là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Chị em nên hình thành thói quen tự khám ngực đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất khám sau kỳ kinh nguyệt là lúc ngực mềm nhất. Tiếp tục kiểm tra đều đặn như vậy ngay cả sau khi mãn kinh.
Nếu tìm thấy khối u hay sự thay đổi của vú, nên đi khám bác sĩ. Phần lớn các khối u bất thường của vú đều không phải ung thư, song muốn chắc chắn cần các thầy thuốc xác định và hướng dẫn giúp bạn.
Những phụ nữ có chị em hoặc mẹ bị ung thư vú thì nguy cơ mắc cao gấp 10 lần người khác. Ngoài ra, phụ nữ 35-50 tuổi chưa bao giờ sinh đẻ, người có con đầu lòng sau 30 tuổi, người có chế độ ăn nhiều mỡ động vật, uống nhiều rượu hút thuốc lá và béo phì, cũng dễ bị bệnh này.
“Với việc tăng cường kiến thức cùng với những biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú, hy vọng căn bệnh này sẽ không còn là vấn đề lớn. Tôi kêu gọi tất cả chị em hãy quan tâm và thực hiện việc sàng lọc phát hiện sớm”, phó giáo sư Xuyên nói.
Từ ngày 14/10 đến 11/11, phụ nữ tuổi 40 trở lên có thể tầm soát ung thư vú tại 10 bệnh viện chuyên khoa của ba thành phố Hà Nội, Huế và TP HCM. Chương trình dự kiến tầm soát cho khoảng 10.000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
“Với việc tăng cường kiến thức cùng với những biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú, chúng tôi hy vọng căn bệnh này sẽ không còn là vấn đề lớn. Tôi kêu gọi tất cả các chị em hãy quan tâm và thực hiện việc sàng lọc phát hiện sớm”, phó giáo sư Xuyên nói.
Các bệnh viện tầm soát ung thư vú miễn phí
Tại Hà Nội:
- Bệnh viện K cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm.
- Bệnh viện K cơ sở 3: 30 Cầu Bươu, Tân Triều.
- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng.
- Bệnh viện Bạch Mai: 78 đường Giải Phóng, Đống Đa.
Tại TP HCM:
- Bệnh viện Ung bướu: 3 Nơ Trang Long, Bình Thạnh.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5.
- Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM: 215 Hồng Bàng, quận 5.
Tại TP Huế:
Bệnh viện Trung ương Huế: 16 Lê Lợi, TP Huế.
Đưa thầy thuốc giỏi về trạm y tế cơ sở
http://phapluatxahoi.vn/dua-thay-thuoc-gioi-ve-tram-y-te-co-so-105489.html
Theo kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, trong giai đoạn này sẽ nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải BV.
Để triển khai thực hiện kế hoạch này, ngày 9-10, Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã tổ chức buổi lễ công bố tham gia đề án bác sỹ gia đình và ký hợp tác khám, chữa bệnh và khai giảng lớp đào tạo các bệnh thông thường tại các tuyến ban đầu theo nguyên lý y học gia đình.
Tại lễ ký kết, 4 BV gồm BV Tim Hà Nội, BV Châm cứu Trung ương, BV Nội tiết, BV Lão khoa Trung ương đã ký kết với Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về việc hợp tác khám, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình.
Ngay sau lễ ký kết, các BV đã đưa chuyên gia y tế lên giảng dạy, đào tạo cán bộ y tế cơ sở tại huyện Yên Lập cũng như cử bác sĩ, điều dưỡng khám, chữa bệnh theo lịch tại 17 trạm y tế xã tại huyện Yên Lập.
Ông Hồ Đức Hải, GĐ Sở Y tế Phú Thọ đã bày tỏ mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của Bộ Y tế cũng như các BV tuyến Trung ương, giúp cho ngành y tế Phú Thọ hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cũng như đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân nơi đây.
PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, hiện nay bác sĩ gia đình là một trong những giải pháp trọng tâm trong triển khai phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Việc đưa nguyên lý y học gia đình giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt.
“Việc triển khai mô hình bác sỹ gia đình sẽ đưa các thầy thuốc giỏi từ các BV đồng hành cùng trạm y tế tại tuyến cơ sở, từ đó tạo sự thay đổi về chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt kiểm soát bệnh mãn tính giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh cao mà không không phải đi xa. Mong rằng trong thời gian tới ngành y tế Phú Thọ sẽ triển khai và đạt kết quả tốt mô hình bác sỹ gia đình đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân”, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nói.
Trong giai đoạn 2016-2020, ngành y tế đặt mục tiêu hoàn thiện mô hình phòng khám bác sĩ gia đình phù hợp thực tiễn Việt Nam; xây dựng và hoàn thiện hệ
thống các văn bản pháp quy về hoạt động của bác sĩ gia đình; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực y học gia đình.
Cùng đó, nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình theo lộ trình để bảo đảm đến năm 2020 có khoảng 80% các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.
Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình gồm trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình; phòng khám bác sĩ gia đình bao gồm cả tư nhân và phòng khám thuộc BVĐK tuyến huyện.
Ngoài những yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình (trong giai đoạn thí điểm, bác sỹ đa khoa được đào tạo về y học gia đình 3 tháng). Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải được đào tạo về y học gia đình. Riêng đối với phòng khám bác sĩ gia đình thuộc BVĐK tuyến huyện (BV Nhà nước) thì các bác sĩ, điều dưỡng của BV có thể luân chuyển tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám bác sĩ gia đình.
Người nước ngoài đến ĐH Y Hà Nội học thạc sĩ y tế công cộng
http://suckhoedoisong.vn/nguoi-nuoc-ngoai-den-dh-y-ha-noi-hoc-thac-si-y-te-cong-cong-n137290.html
19 học viên, trong đó có 8 học viên đến từ nước ngoài đã được nhận bằng tốt nghiệp Thạc sĩ y tế công cộng định hướng một sức khỏe bằng tiếng Anh tại trường ĐH Y Hà Nội
Tại lễ bế giảng khóa học thạc sĩ y tế công cộng định hướng một sức khỏe đầu tiên vừa diễn ra tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh- Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử 115 năm của mình, ĐH Y Hà Nội có chương trình đào tạo thạc sĩ y tế công cộng bằng tiếng Anh tại Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, thuộc ĐH Y Hà Nội. Khóa học đào tạo thạc sĩ y tế công cộng định hướng một sức khỏe cho các học viên quốc tế và Việt Nam.
PGS.TS Lê Thị Hương- Viện trưởng Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng cho biết, Khóa học đầu tiên năm học 2016-2017 có sự tham gia của 19 học viên gồm có 8 sinh viên quốc tế và 11 sinh viên Việt Nam. Trong số các sinh viên nước ngoài, một học viên đến từ Indonesia, 7 bạn khác đến từ 6 nước châu Phi: Ghana, Etiopia, Cameroon, Kenya, Uganda, Tazania. Kết quả 16 học viên xếp loại học tập khá, 3 học viên xếp loại giỏi,
Được biết, Khóa học này chính thức khai giảng vào ngày 23/11/2016 và kéo dài một năm. Trước đó, ngày 12-13/8/2016 Hội đồng tuyển sinh sau đại học của nhà trường đã tổ chức phỏng vấn xét tuyển 32 hồ sơ và lựa chọn được 19 học viên xuất sắc nhất.
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh- Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội chúc mừng các tân thạc sĩ đến từ 7 nước trên thế giới đã hoàn thành khóa học thạc sĩ y tế công cộng bằng tiếng Anh đầu tiên tại ĐH Y Hà Nội
Chương trình học trong vòng 1 năm gồm 11 môn và luận văn tốt nghiệp với tổng số 40 tín chỉ. Hầu hết các môn học trong năm đầu tiên đều có các chuyên gia quốc tế đến từ các trường đại học của Mỹ và Australia hỗ trợ.
Bên cạnh hoạt động học tập, Viện đã tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa như liên hoan mừng Giáng sinh và chào đón Tết nguyên đán của Việt Nam, hoạt động dã ngoại, học tập tại thực địa.
PGS.TS Lê Thị Hương cũng cho biết thêm, Khóa học có sự hỗ về mặt tài chính và kinh phí của tổ chức USAID thông qua mạng lưới một sức khỏe các trường đại học Đông nam Á (SEAOHUN ) và mạng lưới một sức khỏe các trường đại học Việt Nam và Đại học Minesota, Đại học Tufts của Mỹ và Đại học Y tế công cộng của Australia và Đại học Sydney.
“Đây cũng là cơ hội tuyệt vời cho giảng viên Việt Nam trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy và học viên có điều kiện học tập trong môi trường quốc tế”- PGS.TS Lê Thị Hương nói.
Từ thành công của Khóa học đầu tiên, ĐH Y Hà Nội đã khai giảng Khóa học thứ hai năm học 2017-2018 cũng có 19 học viên, trong đó có 8 học viên quốc tế đến từ Tazania, Ghana, Campuchia, Indonesia, Zimbawe và 11 học viên Việt Nam.
Các chuyên gia đầu ngành rà soát, cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết
Tại cuộc họp chuyên gia đầu ngành rà soát, cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết đã bàn thảo về vấn đề truyền máu và chế phẩm máu; vấn đề cần bổ sung chỉ định xét nghiệm chức năng gan trong quá trình điều trị để theo dõi, xử trí kịp thời; bổ sung các quy trình lọc máu liên tục trong sốt xuất huyết dengue
Ngày 13/10, tại Tp Hồ Chí Minh, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã tổ chức họp các chuyên gia hàng đầu về sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Tp Hồ Chí Minh để tiến hành rà soát, cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết dengue
Tại cuộc họp đại diện các Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh, Bệnh nhiệt đới TW… đã báo cáo đề xuất cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết dengue và các nội dung được các đại biểu thảo luận như: Chỉ định cụ thể các dấu hiệu để chuyển từ dịch truyền cao phân tử sang dịch tinh thể và ngược lại; Vấn đề dịch truyền cao phân tử nên đề xuất nhập hoặc sản xuất Dextran 70 để cấp cứu sốc sốt xuất huyết dengue chi tiết và bổ sung sơ đồ truyền dịch của người lớn.
Cũng tại cuộc họp, các chuyên gia cũng cùng nhau bàn thảo về vấn đề truyền máu và chế phẩm máu; vấn đề tổn thương gan: cần bổ sung chỉ định xét nghiệm chức năng gan trong quá trình điều trị để theo dõi, xử trí kịp thời; Bổ sung các quy trình lọc máu liên tục trong sốt xuất huyết dengue ; Vấn đề sử dụng Albumin trong điều trị sốt xuất huyết dengue ; Vấn đề sử dụng thuốc thay thế paracetamol khi người bệnh dị ứng với paracetamol; Vấn đề điều trị sốt xuất huyết dengue ở trẻ em dư cân, béo phì; Hạ đường huyết trong sốt xuất huyết dengue.
Các chuyên gia cũng bàn về việc làm rõ các dấu hiệu cảnh báo: chi tiết hơn như đau bụng như thế nào, nôn bao nhiêu lần; Sử dụng xét nghiệm NS1 và các xét nghiệm khác trong chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết dengue. Vấn đề phân tuyến điều trị sốt xuất huyết dengue nên giao cho các Sở Y tế để Sở Y tế căn cứ năng lực của từng đơn vị để phân tuyến tại tỉnh vì hiện nay các bệnh viện tuyến huyện của khu vực phía Nam có năng lực cấp cứu, điều trị, hồi sức sốt xuất huyết dengue tốt (vượt khả năng phân tuyến theo hướng dẫn).
Tại cuộc họp, các chuyên gia còn thảo thuận về vấn đề hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn tuyến trên khi nào. Các chuyên gia cũng đề nghị vấn đề tham vấn và huấn luyện cho nhân viên y tế tham gia điều trị sốt xuất huyết dengue
Kết luận cuộc họp, Ths Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh ghi nhận các ý kiến góp ý của các chuyên gia và đề xuất thành lập các tiểu ban soạn thảo, biên tập để xem xét các vấn đề trên và đề nghị các chuyên gia cần cung cấp các bằng chứng để có căn cứ bổ sung hướng dẫn.
Công tác dân số đối diện nhiều thách thức
http://nhandan.com.vn/xahoi/item/34401502-cong-tac-dan-so-doi-dien-nhieu-thach-thuc.html
Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành; ngân sách trung ương năm 2017 chậm cấp trong khi nguồn ngân sách địa phương đầu tư cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) còn ít… Đó là những khó khăn lớn nhất đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra trong năm 2017.
Khó cả về kinh phí và tổ chức bộ máy
Tại các hội thảo chuyên đề công tác DS-KHHGĐ được tổ chức mới đây ở TP Hà Nội và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết, khó khăn nhất hiện nay trong công tác là thiếu kinh phí hoạt động. Đến hết tháng 6-2017, dự toán tạm ứng và kế hoạch hoạt động thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2017 mới được phê duyệt. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này chủ yếu chi trả cho các hoạt động đã triển khai trong năm 2016 như thù lao cộng tác viên dân số; dịch vụ KHHGĐ; xây dựng kho dữ liệu điện tử và các hoạt động nâng cao chất lượng dân số, mua phương tiện tránh thai… Ngân sách trung ương chậm, trong khi đó nguồn ngân sách địa phương dành cho công tác DS-KHHGĐ còn nhiều hạn chế. Đến nay, mới có sáu trong tổng số 63 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết về chính sách dân số, một số tỉnh đã phê duyệt đề án và bố trí ngân sách địa phương; 21 tỉnh, thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Ngày 31-7, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 mới được Chính phủ phê duyệt nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành.
Mặc dù tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tại địa phương đã được củng cố, hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Chế độ thù lao của đội ngũ cộng tác viên dân số được hưởng hằng tháng (100 nghìn đồng/tháng), chưa tương xứng với công sức. Cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở y tế chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ KHHGĐ chất lượng cao.
Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình Tô Hồng Quang cho biết: Trong những khó khăn về công tác DS-KHHGĐ, nổi lên hai vấn đề là nguồn kinh phí trung ương hạn chế và tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập. Theo ông Tô Hồng Quang, công tác DS-KHHGĐ có rất nhiều việc phải làm nhưng nếu kinh phí cũng như bộ máy cán bộ không theo kịp, sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Vượt qua thách thức, nâng cao chất lượng dân số
Vụ trưởng Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục DS-KHHGĐ) Đặng Văn Nghị cho biết, dù có những khó khăn nêu trên nhưng với nỗ lực của đội ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương, sự hỗ trợ của các tỉnh, thành phố, ngành dân số đã chủ động vượt khó khăn để thực hiện kế hoạch được giao. Các nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra trong năm đang được duy trì có hiệu quả như: Tầm soát các bệnh, dị tật bẩm sinh ở trẻ em thông qua khám sàng lọc trước sinh, sơ sinh; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; bảo đảm hậu cần, cung cấp dịch vụ KHHGĐ được duy trì theo hướng đa dạng hóa biện pháp tránh thai, mở rộng các kênh cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. Đồng thời tiếp tục triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có mức sinh cao... Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) cũng được quan tâm, đầu tư. 17 tỉnh, thành phố được phê duyệt triển khai thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017 - 2025 với các nội dung, hoạt động như: Mô hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng; câu lạc bộ NCT giúp NCT... bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Đã có 48 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) giai đoạn 2016 -2025, trong đó 28 tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí để triển khai thực hiện Đề án. Nhiều địa phương có các hoạt động tích cực trong việc can thiệp, giảm MCBGTKS như: tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin về hệ lụy của MCBGTKS, lồng ghép với các kiến thức về bình đẳng giới; tư vấn, cung cấp thông tin về giới tính khi sinh cho các cặp vợ chồng đến đăng ký kết hôn; duy trì mô hình, câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái; thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi...
Để công tác DS-KHHGĐ đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ Nguyễn Văn Tân đề nghị: Các bộ, ngành, địa phương cần nhìn thẳng vào những khó khăn, thách thức cùng nhau phân tích nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất những kinh nghiệm, sáng kiến, giải pháp thiết thực để xử lý khó khăn cũng như duy trì và phát huy những lợi thế nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2017 và cho giai đoạn đến năm 2020. Nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2017 và giai đoạn 2018 - 2020 là cần tiếp tục quán triệt các quan điểm của Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Kết
luận 119 của Ban Bí thư trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế và giải quyết tốt những vấn đề về dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển bền vững của đất nước.
Khoảng 59/63 địa phương bội chi Quỹ bảo hiểm y tế với trên 10.000 tỷ đồng
Một số cá nhân đang lợi dụng kẽ hở của pháp luật và sự quản lý thiếu chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền để “trục lợi” quỹ Bảo hiểm y tế.
Trong phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trình bày Dự thảo báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV.
Trong đó, cử tri và nhân dân ghi nhận Bộ Y tế đã tích cực triển khai rộng rãi chính sách bảo hiểm y tế, hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân. Hiện số người tham gia bảo hiểm y tế là 75,8 triệu người, đạt 81,8% dân số. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cũng phản ánh về việc một số cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật và sự quản lý thiếu chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền để “trục lợi” quỹ Bảo hiểm y tế.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp đi khám bệnh từ 50 lần trở lên trong 4 tháng đầu năm có 2.776 người với 160.374 lượt, trong đó người khám nhiều nhất là 123 lần kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết; 195 trường hợp thường xuyên đến khám tại 4 cơ sở khám chữa bệnh trở lên với số tiền hơn 7,7 tỷ đồng.
Đáng quan tâm, đến nay, 31 tỉnh gia tăng chi phí khám, chữa bệnh trên 40% so với cùng kỳ 2016. Dự kiến, nếu tiếp tục tình trạng này, năm 2017 có khoảng 59/63 địa phương bội chi Quỹ bảo hiểm y tế với trên 10.000 tỷ đồng.
Từ thực trạng này, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chấn chỉnh và xử lý nghiêm tình trạng lạm dụng bảo hiểm y tế, thực hiện giám định, thu hồi các khoản chi không đúng và công khai trên phương tiện thông tin truyền thông. Đồng thời, tăng cường giám sát của nhân dân trong quá trình thực hiện; rà soát các quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm y tế, bảo đảm hài hòa giữa quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của Quỹ bảo hiểm y tế.
Cử tri cũng đánh giá, thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân vẫn thể hiện sự lo lắng và bức xúc trước tình trạng nhập khẩu và bán thuốc chữa bệnh kém chất lượng với số lượng lớn, đặc biệt là vụ án nhập khẩu hàng nghìn hộp thuốc điều trị ung thư của Công ty Cổ phần VN Pharma; dịch sốt xuất huyết bùng phát nhanh, kéo dài trên phạm vi rộng, một số nơi khó kiểm soát dẫn đến quá tải các bệnh viện. ”Đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế tăng cường y tế dự phòng, triển khai chặt chẽ các quy định về quản lý, đấu thầu thuốc và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có liên quan đến sai phạm, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt nhất cho sức khỏe người dân”, cử tri kiến nghị.
Người bệnh bất an vì phòng khám của người Trung Quốc "giăng bẫy"
http://cand.com.vn/y-te/nguoi-benh-bat-an-vi-phong-kham-cua-nguoi-trung-quoc-giang-bay-462257/
Vẫn cách đánh vào tâm lý của những bệnh nhân mắc bệnh “khó nói”, nhiều phòng khám bệnh của người Trung Quốc, gọi tắt là Phòng khám Trung Quốc (PKTQ) đã tìm cách “móc túi” bệnh nhân.
Từ đầu năm tới nay Phòng Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhận được nhiều đơn thư khiếu nại của bệnh nhân bị PKTQ "moi tiền" bằng nhiều chiêu trò ma mãnh như tiếp cận, dụ bằng cách phát tờ quảng cáo kĩ thuật chữa bệnh, bị lôi kéo về phòng khám ngay từ những ngã tư đường; có lúc còn hù doạ bệnh nặng chết đến nơi để "vẽ bệnh" lấy tiền cao. Nổi cộm nhất kiểu “giăng bẫy” gần đây là bắt bệnh nhân ký giấy nợ khi đang nằm ngay trên giường bệnh.
Đủ kiểu “vẽ bệnh”, “giăng lưới”
Từ phản ánh của người dân, Phòng Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tìm hiểu về một nữ bệnh nhân, vào ngày 6-10, do có triệu chứng bệnh phụ khoa nên chị đã tới khám chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa 3-2 (địa chỉ 1505, đường 3/2 phường 16, quận 11, TP Hồ Chí Minh).
Người khám cho chị là một BS người Trung Quốc "phán" bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nhưng điều trị nội khoa không thể khỏi mà phải phẫu thuật. Nghe tới việc phẫu thuật chị hoảng sợ nhưng đã lỡ đóng cho phòng khám này tổng cộng 24 triệu đồng rồi. Chị nghi ngờ nên tới khám lại tại BV Từ Dũ và được biết chỉ bị tổn thương cổ tử cung sau đốt.
Bệnh nhân lập tức quay trở lại PKTQ trên khiếu nại và được gặp một phụ nữ nhận là người quản lý phòng khám đã thương lượng và đồng ý trả lại tiền cho chị. Đầu tiên đồng ý trả lại chị 10 triệu, nhưng bệnh nhân tiếp tục phản đối gay gắt nên người quản lý đã nâng mức trả lại cho chị 20 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó lại thay đổi đột ngột, chỉ đồng ý trả lại 10 triệu đồng.
Ngày 11-10, bệnh nhân này đưa theo cả người nhà tới làm áp lực, tiếp tục khiếu nại nên người quản lý phòng khám mới đồng ý trả lại tiền cho bệnh nhân.
Ngày 10-10, một nam bệnh nhân tên H (20 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) tố cáo bị lừa đảo tại phòng khám BAYLOR (202 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10). Theo lời anh H., sau khi được chẩn đoán bị hẹp bao quy đầu và đóng chi phí mổ hơn 3 triệu đồng, bệnh nhân vẫn bị các bác sĩ tại phòng khám BAYLOR hù dọa, thậm chí không chịu khâu lại vết thương vừa tiểu phẫu. Ngoài ra bệnh nhân này còn bị ép, bắt gia đình phải mang 60 triệu đồng thanh toán.
Anh H. cho biết, khi mới đến phòng khám BAYLOR để khám, anh H được chẩn đoán hẹp bao quy đầu và được yêu cầu đóng trên 3 triệu đồng. Sau khi anh được đưa vào phòng tiểu phẫu, một BS người Trung Quốc tên: Rong Chen Chen tiến hành phẫu thuật. Sau khi thực hiện tiểu phẫu xong, anh tiếp tục được thông báo, "vùng kín" của anh có 2 khối u.
Theo đó, bác sĩ này đưa ra hai lựa chọn: Hút dịch trong khối u với mức giá 26.800.000 đồng, nhưng báo trước là sẽ bị tái lại, hoặc mổ lấy khối u với giá 56.800.000 đồng. Tuy nhiên, anh H. yêu cầu khâu lại vết thương để về nhà hỏi ý kiến gia đình thì ngay lập tức bị anh này hù dọa: “không thể khâu lại được, nếu khâu lại sẽ đụng vào khối u làm hoại tử dương vật, phải cắt bỏ".
Rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, nằm trên giường bệnh còn đau đớn mà bị hạch sách lấy tiền, anh H đã phải năn nỉ xin được về nhà bàn bạc, nhưng bỏ mặc ngoài tai nỗi thống khổ của bệnh nhân, những người ở phòng khám đều không đồng ý mà hối thúc bạn gái anh này gọi điện về nhà yêu cầu mang tiền đến.
Nhưng, khi thấy thuyết phục bệnh nhân không thành, vị bác sĩ buộc phải khâu vết thương lại, đồng thời "dựng chuyện" rằng người nhà anh H đã đồng ý qua điện thoại, yêu cầu bạn gái của H phải kí vào giấy nợ phẫu thuật lấy khối u với giá gần 60 triệu đồng.
Cũng theo anh H, sau mổ, vết thương của anh xuất hiện tình trạng chảy máu nên tới BV Bình Dân (TP Hồ Chí Minh) kiểm tra và được giải thích cặn kẽ, anh H mới chỉ được mổ hẹp bao quy đầu chứ không thực hiện mổ khối u. Ngoài ra, vết thương chảy máu do phẫu thuật trước đó khâu rất cẩu thả.
Trường hợp anh K. (29 tuổi, quận 6, TP Hồ Chí Minh), do bị đi tiểu ra máu nên tìm tới phòng khám BAYLOR. Tại phòng khám BAYLOR, một người đàn ông mặc áo blouse trắng không đeo bảng tên, nói tiếng nước ngoài khám bệnh cho anh K. Ông bác sĩ này dùng đèn soi ngoài hậu môn rồi chẩn đoán anh bị trĩ và phải chữa với giá 27 triệu đồng.
Anh K. không đủ tiền nên bác sĩ phòng khám đồng ý cho trả một khoản trước, còn lại ghi phiếu nợ và giữ CMND của anh K. Thấy anh chần chừ, phiên dịch lại cho biết, bác sĩ đồng ý giảm trừ thêm 30%. Anh K. đồng ý, nộp trước 9 triệu đồng, và phải viết phiếu nợ gần 8,3 triệu đồng.
Anh K. phải trải qua 6 ngày điều trị căng thẳng tại phòng khám Baylor, với tổng mức phí đã bị "vẽ" lên hơn 29 triệu đồng với đủ kiểu moi tiền ranh ma. Điều đáng nói nữa là, sau khi mổ trĩ tại phòng khám BAYLOR, anh có triệu chứng ra máu nên đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị, bác sĩ chẩn đoán anh bị loét ống hậu môn sau chích trĩ...
Cơ quan quản lý đang làm gì?
Giải thích về việc gần đây rộ lên chuyện bệnh nhân bị PKTQ lừa đảo, đại diện Phòng Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 7.000 phòng mạch Y đa khoa tư nhân. Tuy nhiên, có 16 phòng khám có yếu tố người Trung Quốc liên tục bị bệnh nhân phản ánh, Thanh tra Sở cũng phạt nhiều lần.
Phòng khám BAYLOR (202 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP Hồ Chí Minh), thuộc Công ty TNHH Đầu tư y tế Quốc tế Đông Á. Đầu năm 2017 sau phản ánh của bệnh nhân khiếu nại, qua kiểm tra cho thấy, phòng khám này không có giấy phép hoạt động của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cấp, nhưng vẫn hoạt động, quảng cáo trên mạng. Ngày 9-2-2017 Sở Y tế tiến hành kiểm tra phát hiện vi phạm nghiêm trọng của phòng khám BAYLOR; ngày 6-3-2017, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có tờ trình gửi UBND TP.Hồ Chí Minh đề xuất xử phạt 120 triệu đồng đối với cơ sở do vi phạm cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động.
Ngay sau đó, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có cuộc họp mời tất cả các cơ sở phòng khám đa khoa trên địa bàn, có yếu tố người nước ngoài họp và phổ biến lại tất cả các qui định yêu cầu hoạt động đối với phòng khám. Đặc biệt, phổ biến việc tập huấn cho tất cả những chủ cơ sở đứng giấy phép hoạt động cũng như có chứng chỉ hành nghề chịu trách nhiệm về chuyên môn. Thế nhưng sau một thời gian ngắn, các PKTQ lại tái diễn những trò ma mãnh. Dư luận đặt câu hỏi, liệu cơ quan quản lý vẫn chưa có "thuốc đặc trị" cho vấn nạn PKTQ?
TP.Hồ Chí Minh: 11 bệnh viện đăng ký cung cấp dịch vụ du lịch y tế
http://toquoc.vn/y-te/tpho-chi-minh-11-benh-vien-dang-ky-cung-cap-dich-vu-du-lich-y-te-259022.html
http://www.sggp.org.vn/11-benh-vien-tham-gia-hoat-dong-du-lich-y-te-475412.html
Ngày 13/10, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện đã có 11 bệnh viện (BV) công lập và tư nhân trên địa bàn đăng ký tham gia cung cấp các sản phẩm dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong hoạt động du lịch y tế.
Cụ thể, danh sách các bệnh đăng trong đợt này là: Viện Răng hàm mặt Trung ương, BV Tai Mũi Họng, BV Hoàn Mỹ, BV Xuyên Á ,Viện Y dược học dân tộc, BV Răng hàm mặt TPHCM, BV Từ Dũ, BV Nhi đồng thành phố, BV Đại học Y dược TPHCM, BV Da liễu, Viện tim.
Trước đó, Sở Y tế và Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh đã ký kết bản ghi nhớ về chương trình hành động giữa 2 sở trong triển khai sản phẩm du lịch y tế, thành lập tổ công tác liên ngành y tế và du lịch.
Dự kiến đến khoảng cuối năm 2017 sẽ cho ra mắt sản phẩm “Sổ tay du lịch y tế” với mục đích giúp khách du lịch đến tham quan tại TPHCM dễ dàng nắm bắt các thông tin cần thiết khi có nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
Nhằm kịp thời sơ cấp cứu cho người dân và khách du lịch khi có vấn đề về sức khỏe cần cấp cứu, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh cũng đã triển khai mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện với 25 trạm cấp cứu vệ tinh 115 phủ khắp địa bàn thành phố, từ trung tâm của quận 1 cho đến các huyện ngoại thành như Củ Chi, Cần Giờ…
Bộ Y tế khuyến cáo không để dịch bệnh mùa mưa lũ tràn lan
http://laodong.vn/suc-khoe/bo-y-te-khuyen-cao-khong-de-dich-benh-mua-mua-lu-tran-lan-570101.ldo
Ngày 14.10, Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế ra khuyến cáo người dân chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ.
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng cho biết, bước vào mùa mưa bão, nhiều đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,…
Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau:
1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Người dân nên chủ động phòng bệnh chân tay miệng
http://www.qdnd.vn/ban-doc/thu-ban-doc/nguoi-dan-nen-chu-dong-phong-benh-chan-tay-mieng-520736
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết, cả nước hiện có hơn 65.000 ca mắc bệnh chân tay miệng, có gần 30.000 ca phải nhập viện. Các địa phương có số ca bệnh gia tăng mạnh là Hà Nội, Khánh Hòa, Nghệ An, Cần Thơ... Hiện nay, bệnh chân tay miệng vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Trong khi đó, từ nay đến tháng 12 luôn là thời điểm bùng phát dịch; ngoài các nơi đông dân cư như thành phố, bệnh đã bắt đầu xuất hiện ở các huyện miền núi.
Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị quan tâm triển khai chống dịch. Tuy nhiên theo tôi, cùng với nỗ lực của ngành y tế, mỗi gia đình và các bậc phụ huynh cần quan tâm, chủ động phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ nhỏ. Theo kinh nghiệm của gia đình tôi, cha mẹ, ông bà cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn và trước khi bế ẵm trẻ. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống chưa được khử trùng. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ và tay nắm cửa.
Ngoài ra, khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh như sốt, đau họng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối; đặc biệt, nếu trẻ sốt cao liên tục không thể hạ được, mệt mỏi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà, giật mình, vã mồ hôi, lạnh…, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám, có biện pháp điều trị hiệu quả.
Sạch trường - sạch bệnh
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/880418/sach-truong---sach-benh
Thời tiết giao mùa như hiện nay là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, bùng phát thành dịch. Để chủ động phòng, chống, Sở Y tế Hà Nội vừa phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn trong các cơ sở nuôi dạy trẻ nhằm tạo môi trường sống trong lành, đẩy lùi dịch bệnh...
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 72.000 trường hợp mắc tay chân miệng. Riêng tại Hà Nội, tuần qua toàn thành phố ghi nhận 97 trường hợp (tăng 8 trường hợp so với tuần trước đó). Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội có 513 trường hợp mắc tay chân miệng.
PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố giảm 73% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, với thời tiết bất thường, mưa nhiều như hiện nay, tình hình bệnh tay chân miệng có thể sẽ diễn biến phức tạp, khả năng phát triển thành dịch và lan rộng, nhất là ở những địa điểm sinh hoạt tập thể như trường học. Do vậy, việc chủ động phòng tránh bệnh là rất cần thiết. Các trường học có trách nhiệm thực hiện theo đúng hướng dẫn phòng bệnh của ngành Y tế như: Tổ chức phun thuốc diệt muỗi, tăng số lần vệ sinh trường, lớp từ 2 đến 3 lần/tuần, tẩy rửa vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho trẻ bằng nước khử trùng Cloramin B, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng hằng ngày...
Trường Mầm non Xe lửa Gia Lâm (quận Long Biên) có gần 300 trẻ. Cô giáo Tô Thị Thanh Loan, Phó Hiệu trưởng cho biết, do đang là thời điểm giao mùa nên việc phòng tránh các loại dịch bệnh được nhà trường đặc biệt quan tâm. Trường đã chủ động phối hợp với Trạm Y tế phường Ngọc Lâm xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, đồng thời tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng cho phụ huynh và học sinh. Bên cạnh đó, yêu cầu giáo viên từng lớp tuân thủ thực hiện việc vệ sinh lớp học, cung cấp đủ nước sạch, xà phòng để học sinh rửa tay trước và sau giờ ăn…
Với trên 500 trẻ theo học, công tác vệ sinh môi trường, lớp học luôn được Trường Mầm non B (quận Hoàn Kiếm) đặc biệt quan tâm. Theo cô giáo Nguyễn Thị Phượng, thứ sáu hằng tuần, nhà trường đều tổ chức tổng vệ sinh, dùng nước tẩy rửa để lau sàn, bàn ghế, giặt thảm và vệ sinh đồ chơi. Hằng ngày, sau khi trả hết trẻ vào cuối buổi, các cô còn giặt khăn mặt bằng xà phòng, hấp sấy theo đúng quy định...
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh, có thể có các biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, viêm màng não… dễ dẫn đến tử vong. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin dự phòng.
Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, thông qua chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn với mục tiêu 100% các trường mầm non, mẫu giáo và cơ sở chăm sóc trẻ trong và ngoài công lập, ngành Y tế Thủ đô mong muốn nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Với sự nỗ lực cố gắng chung, đến nay kiến thức phòng bệnh của các bậc phụ huynh và giáo viên mầm non, mẫu giáo đã đạt được tín hiệu đáng mừng.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội nhấn mạnh, từ nay đến hết năm 2017, ngành Y tế Hà Nội sẽ tổ chức các đợt tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng tới các trường mầm non, mẫu giáo, cơ sở chăm sóc trẻ trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế dự phòng sẽ hỗ trợ phun khử khuẩn bằng Cloramin B tại một số trường mẫu giáo quy mô lớn, có ổ dịch cũ, hay nơi điều kiện vệ sinh môi trường phức tạp, thiếu nước sạch… Cải thiện môi trường trong mỗi trường học chính là giải pháp căn bản để đẩy lùi dịch bệnh.
Dịch tay chân miệng nguy cơ bùng phát mạnh
http://www.sggp.org.vn/dich-tay-chan-mieng-nguy-co-bung-phat-manh-475421.html
Theo Bộ Y tế, tính đến tháng 10-2017, cả nước ghi nhận hơn 65.000 người mắc dịch bệnh tay chân miệng, trong đó có gần 30.000 trường hợp phải nhập viện điều trị, tăng xấp xỉ 10% so cùng kỳ năm 2016.
Theo các chuyên gia dịch tễ, tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Dịch bệnh tay chân miệng lưu hành quanh năm ở nước ta, nhưng thường tăng mạnh số người mắc trong khoảng thời gian từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 10. Đáng chú ý, bệnh tay chân miệng thường có dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
* Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 4.057 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 3.469 trường hợp nhập viện (tăng 43% so với cùng kỳ năm 2016; đáng chú ý đã có 3 trường hợp tử vong, tăng 1 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016. Toàn tỉnh cũng có 6.418 ca mắc chân tay miệng; các địa phương có số ca mắc chân tay miệng tăng cao là các huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Tân Phú, Xuân Lộc, Định Quán.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tình hình sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao là do lãnh đạo một số địa phương chưa quan tâm, chưa chỉ đạo quyết liệt hoặc có triển khai, chỉ đạo nhưng mang tính hình thức; tại các doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp tại các khu công nghiệp - không đảm bảo môi trường, không hợp tác với ngành y tế trong việc phun thuốc, hóa chất diệt lăng quăng, diệt muỗi; nhận thức về phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng của người dân, nhất là công nhân tại các khu công nghiệp chưa cao, công tác phòng chống dịch chưa hiệu quả.
Trước tình hình trên, ngày 12-10 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh; rà soát, đánh giá những việc đã làm được, những khó khăn trong quá trình thực hiện, những tồn tại hạn chế, làm rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Bệnh bạch hầu đang quay trở lại
http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/benh-bach-hau-dang-quay-tro-lai-3902477-b.html
Bạch hầu, ho gà và uốn ván từng là nỗi khiếp sợ với người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, từ khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, những căn bệnh trên dần được khống chế.
Nhưng tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, bệnh dịch vẫn hiện diện. Đây là lý do giải thích tại sao nhiều bệnh cũ tái xuất, thậm chí xuất hiện nhiều lần tại một số địa phương.
Tấn công sức khỏe học sinh
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gồm 3 thể là bạch hầu thông thường, bạch hầu họng - thanh quản và bạch hầu ác tính. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu.
Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây sang người lớn nếu chưa có miễn dịch. Là bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp nên trường học, nơi tập trung đông người rất dễ trở thành ổ dịch.
Bệnh đặc biệt lây lan nhanh ở vùng không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Do vậy, trong những năm gần đây, bệnh vẫn xuất hiện rải rác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện khó khăn. Năm 2015, tỉnh Gia Lai và Quảng Nam đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh.
Năm 2016, căn bệnh này xuất hiện trở lại ở 2 xã thuộc huyện Đồng Phú (Bình Phước) với 48 ca mắc, 3 người tử vong khiến địa phương này phải công bố dịch trên phạm vi huyện.
Năm 2017, bạch hầu được ghi nhận ở Quảng Nam là 3 học sinh Trường THPT Tây Giang nhiễm, 2 em tử vong sau đó. Đến tháng 5, lại có 2 ổ dịch ở Tây Giang, 3 trường hợp là học sinh nghi nhiễm, trong đó 1 em bệnh nặng không qua khỏi.
Mới đây, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cũng đã công bố về một số trường hợp mắc tại huyện Nam Trà My. Như mọi lần, đối tượng mắc chủ yếu là học sinh.
Tại Trường Tiểu học Trà Vân, cơ quan chức năng đã ghi nhận 7 trẻ mắc với biểu hiện sưng hạch cổ, có giả mạc hầu họng. Kết quả xét nghiệm mẫu dịch họng của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy, các ca nghi ngờ đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Những trẻ trên đều được điều trị tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, một trẻ bị biến chứng vào tim gây tử vong. 6 trẻ còn lại đáp ứng thuốc tốt nên sức khỏe dần hồi phục.
Cần một giải pháp tổng thể
Cho đến thời điểm này, công tác phòng chống dịch đã được triển khai trên diện rộng. Báo cáo của Sở Y tế Quảng Nam cho thấy, các ca sốt, viêm đường hô hấp trên đều được đưa vào diện nghi ngờ, được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Sở cũng cử đoàn phòng chống dịch về địa phương để giám sát, thực hiện công tác phòng dịch. Các trường mẫu giáo, tiểu học gia đình bệnh nhân đều được phun thuốc khử trùng liên tục trong 10 ngày.
Đồ dùng dạy học, bàn nghế trong trường học và đồ dùng trong nhà người dân đều được vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn.
Hiện địa phương đã lên kế hoạch xin hỗ trợ vắc xin bạch hầu để tiêm cho tất cả đối tượng từ 5 - 40 tuổi thuộc 2 huyện Bắc Trà My và Nam Trà My. Riêng với trẻ từ 1 - 4 tuổi sẽ được tiêm vắc xin ngừa 3 bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Có lẽ nhờ phát hiện kịp thời nên không ghi thêm số ca mắc. Nhưng qua sự việc trên cho thấy, nhiều điều về công tác phòng dịch, ý thức phòng dịch.
Nhìn vào số vụ dịch xảy ra trong một vài năm gần đây sẽ thấy phần lớn xảy ra ở vùng khó khăn, miền núi. Đời sống người dân khó khăn là một phần nhưng vấn đề vệ sinh thực sự đáng lo ngại.
Điều này đòi hỏi công tác y tế dự phòng phải chủ động hơn nữa trong việc tuyên truyền phòng tránh bệnh dịch cũng như thực hiện phun thuốc khử khuẩn vệ sinh trường.
Hơn nữa, thành quả của công tác tiêm chủng được chứng minh bằng tỷ lệ mắc bệnh giảm đáng kể. Tại những vùng này, khi bệnh cũ tái phái nhiều lần chứng tỏ miễn dịch cộng đồng kém do tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Lần nào cũng vậy, sau khi phát hiện dịch, địa phương và ngành y tế mới lên kế hoạch tiêm chủng cho người dân.
Việc chạy theo dịch bệnh thay vì chủ động phòng tránh khiến nhiều học sinh mắc bệnh, không ít em trong số đó bỏ lại bao giấc mơ còn dang dở vì biến chứng, vì không đủ sức chống chọi với bệnh tật.
Thêm một học sinh thiệt mạng do căn bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh (bạch hầu) là thêm một lần nhắc nhở người lớn chúng ta, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến môi trường sống, sức khỏe của bản thân và cho cộng đồng.
Hiện vắc xin ngừa bạch hầu, bạch hầu - ho gà - uốn ván được tiêm miễn phí hoặc dịch vụ cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Vấn đề còn lại là vắc xin có đến được với người dân hay không và cha mẹ chủ động phòng tránh cho con em mình như thế nào.
Bệnh bạch hầu lan rộng ở miền núi Quảng Nam
http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/34397902-benh-bach-hau-lan-rong-o-mien-nui-quang-nam.html
http://cadn.com.vn/news/119_173631_them-5-truo-ng-ho-p-nghi-nhie-m-be-nh-ha-ch-ha-u.aspx
Ngày 14-10, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, trong đợt kiểm tra hai ngày 12 và 13-10, Đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam đã phát hiện thêm năm trường hợp trẻ em ở xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) mắc bệnh với những triệu chứng của bệnh bạch hầu.
Trong số năm ca mới phát hiện này có một em bị nặng đã chuyển xuống Bệnh viện huyện Nam Trà My điều trị, bốn em nhẹ hơn đang điều trị tại Trạm Y tế xã Trà Vinh. Như vậy, tính đến nay, trên địa bàn huyện Nam Trà My đã phát hiện 12 trường hợp nghi bị bệnh bạch hầu.
Như NDĐT đã đưa tin, trước đó, vào ngày 3-10, Đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Viện Pasteur Nha Trang đã đến kiểm tra và ghi nhận có ổ bệnh nghi bạch hầu tại Trường tiểu học Trà Vân. Kết quả xét nghiệm cho thấy 7/7 ca đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Trong đó, có một học sinh tiểu học đã tử vong vào ngày 3-10, do biến chứng viêm cơ tim. Hiện, sáu ca đang điều trị tại Bệnh viện huyện Nam Trà My.
Qua chuyến kiểm tra thực tế tại ổ dịch ở xã Trà Vân và Trà Vinh, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang Lê Xuân Huy nhận định, tình hình dịch bạch hầu ở Nam Trà My đang diễn biến khá phức tạp. Hiện nay, do người dân ở đây chưa được tiêm phòng, ý thức trị bệnh chưa cao nên dịch bạch hầu có nguy cơ lây lan ra diện rộng.
Và để ngăn chặn tình trạng này, Viện Pasteur Nha Trang đã khuyến cáo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My cần cách ly, tiến hành cho uống thuốc dự phòng đối với những người trong vùng dịch. Hiện tại, Viện Paster Nha Trang đang dự kiến sẽ cấp 30 nghìn liều vắc xin để tiêm chủng cho hai xã Trà Vân, Trà Vinh và các điểm trường học của huyện Nam Trà My; đồng thời, sẽ tiếp tục đề xuất triển khai tiêm trên toàn huyện cho đối tượng từ 1 đến 40 tuổi trong thời gian tới.
Nỗi lo dịch bệnh bạch hầu “tấn công” trường học miền núi
Cùng với sự khẩn trương vào cuộc của chính quyền địa phương, các ngành chức năng, ngành GD&ĐT huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đang ra sức nỗ lực ngăn chăn dịch bệnh bạch hầu trước nguy cơ có khả năng lây lan, bùng phát trong các cơ sở trường học, địa bàn dân cư.
Nhằm ổn định tâm lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, giúp nhà trường ổn định nề nếp dạy học.
Khẩn trương khoanh vùng, ngăn chặn dịch bệnh
Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, đến ngày 13/10, trên địa bàn huyện miền núi Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) có thêm 5 trường hợp trẻ em ở xã Trà Vinh có biểu hiện các triệu chứng của bệnh bạch hầu.
Trong đó, 1 em bị nặng đã chuyển xuống Bệnh viện Nam Trà My điều trị, 4 em nhẹ hơn đang điều trị tại Trạm Y tế xã Trà Vinh. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Nam Trà My đã phát hiện 12 trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu.
Thầy Võ Đăng Thuận – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My cho biết: Sau khi nhận được thông tin học sinh ở các trường học trên địa bàn xã Trà Vân, Trà Vinh có những biểu hiện mắc bệnh, cán bộ phòng GD&ĐT đã kịp thời xuống địa bàn nắm bắt thông tin và tiến hành xử lý ban đầu đưa các em vào trạm y tế.
Sau đó đã tiến hành báo cáo thông tin với chính quyền huyện Nam Trà My nên ngành Y tế địa phương và tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc kịp thời khống chế, khoanh vùng, ngăn chặn dịch bệnh.
Theo thầy Võ Đăng Thuận, ban đầu ổ dịch bạch hầu xảy ra tại Trường Tiểu học Trà Vân (xã Trà Vân) với 7 trường hợp mắc bệnh có dấu hiệu sưng hạch và có giả mạc hầu họng. Kết quả xét nghiệm, cả 7 trường hợp đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu, tất cả các em trong độ tuổi từ 8-12, gồm 3 nam, 4 nữ.
Hiện 6 ca bệnh đang được điều trị tại Bệnh viện Nam Trà My và tiến triển tốt, riêng đối với ca bệnh Hồ Bảo Phúc (SN 2009) phát bệnh ngày 27-9 được điều trị tại Bệnh viện Nam Trà My và chuyển đến Biện viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng nhưng đã tử vong vào ngày 3/10.
Ngay sau đó, Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My cử 3 đội chống dịch gồm 4 bác sĩ, 4 y sĩ, cùng với lực lượng y tế xã, y tế thôn bản xã Trà Vân bám sát địa bàn thực hiện các hoạt động chống dịch.
Bên cạnh đó, tất cả ca có sốt, viêm đường hô hấp trên đều được đưa vào diện nghi ngờ và được điều trị tích cực theo phác đồ quy định. Đồng thời cử cán bộ y tế thôn bản tiếp tục giám sát, phát hiện sớm, điều trị kịp thời các ca nghi ngờ tại cộng đồng của 3 thôn và tại các trường THCS, trường tiểu học, mẫu giáo của xã Trà Vân.
Trao đổi về công tác ngăn chặn dịch bệnh, ông Nguyễn Văn Văn - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay: Ngay sau khi nhận được thông báo, Sở Y tế đã chỉ đạo các ngành chức năng liên quan triển khai biện pháp khoanh vùng, cách ly xử lý tại ổ dịch, tại hộ gia đình, tại trường học và tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My.
Trong đó tập trung lực lượng thực hiện các biện pháp xử lý môi trường như: phun dung dịch Chloramin B 0,5% tại các nơi thu dung điều trị và tại trường tiểu học, trường mẫu giáo, tại nhà của bệnh nhân; cấp dung dịch Choramin B cho y tế xã, y tế thôn bản để vệ sinh bề mặt các vật dụng trong các hộ gia đình.
Đối với những trường hợp nghi ngờ bị bệnh thì tiến hành công tác điều trị dự phòng theo phác đồ quy định. Theo đó, ngành Y tế cũng đã chỉ đạo điều trị dự phòng hàng loạt theo phác đồ quy định cho 100% giáo viên, học sinh Trường TH Trà Vân và những người tiếp xúc gần với các học sinh mắc bệnh.
Khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh
Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu có chiều hướng diễn biến phức tạp, trong 2 ngày (12-13/10) Sở Y tế Quảng Nam phối hợp với Đoàn công tác từ Viện Paster Nha Trang và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam đã đến huyện Nam Trà My tiếp tục phòng chống bệnh bạch hầu tại xã Trà Vân, Trà Vinh và các vùng lân cận.
Đối với địa bàn xuất hiện ổ dịch, Sở Y tế Quảng Nam và Viện Paster Nha Trang sẽ tiến hành cấp 30.000 liều vắcxin để tiêm chủng cho 2 xã Trà Vân, Trà Vinh và các điểm của trường học của huyện Nam Trà My. Ngoài ra, tiếp tục đề xuất triển khai tiêm toàn huyện Nam Trà My cho đối tượng từ 5 - 40 tuổi (vaccin Td) và từ 1 - 4 tuổi (vacxin DPT).
Theo ông Nguyễn Văn Văn - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, hiện nay công tác phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh bạch hầu nói riêng tại địa bàn miền núi gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài điều kiện đi lại cách trở, dân cư sống phân tán, tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu chiếm số lượng đông, trong khi trình độ nhận thức về phòng chống dịch bệnh còn hạn chế. Nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng dân cư, nhất là những thời điểm thuận lợi để mầm bệnh khởi phát.
Trong khi đó, tỷ lệ người dân khu vực miền núi chưa được tiềm phòng bệnh bạch hầu đầy đủ. Kéo theo đó khả năng lây lân dịch bệnh trong cộng đồng, người dân, trường học là rất cao.
“Chính vì vậy, để đảm bảo dịch bệnh không lây lan, trong những ngày qua, các đoàn công tác đã liên tục có mặt tại các trường học, các khu dân cư trên địa bàn tổ chức tuyên truyền về nguyên nhân, tác hại của bệnh và các biện pháp để nhân dân phòng chống.
Đồng thời tiếp tục duy trì các đoàn giám sát, phát hiện sớm điều trị kịp thời các ca nghi ngờ tại hộ gia đình và các trường học cho đến khi tình hình ổn định. Đảm bảo hóa dự phòng cho những người có nguy cơ cao, tiếp xúc gần với bệnh nhân, đảm bảo 100% giáo viên và học sinh tại các điểm trường học trên địa bàn xã Trà Vân, Trà Vinh được uống thuốc phòng bệnh”, ông Văn cho hay.
Cùng với sự vào cuộc tích cực của chính quyền, đơn vị chức năng, ngành GD&ĐT huyện Nam Trà My cũng đã cử cán bộ xuống địa bàn trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn nhà trường thực hiện các công tác phòng bệnh, vệ sinh trường lớp học, phát quang khu vực trường, phòng ở bán trú, nhà công vụ… nhằm ổn định tâm lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh các trường học, giúp các trường học ổn định nề nếp, tiếp tục triển khai hoạt động dạy học.
Một học sinh tử vong nghi do bệnh bạch hầu
http://congan.com.vn/doi-song/suc-khoe/mot-hoc-sinh-tu-vong-nghi-do-benh-bach-hau_46301.html
https://laodong.vn/suc-khoe/da-co-12-tre-em-nghi-mac-benh-bach-hau-1-tu-vong-569995.ldo
Sáng 11-10, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam xác nhận vừa có báo cáo tình hình dịch bệnh nghi do bệnh bạch hầu ở xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Theo báo cáo Sở Y tế Quảng Nam, ổ dịch nghi bạch hầu tại trường tiểu học xã Trà Vân với 7 trường hợp mắc bệnh với các dấu hiệu sưng hạch cổ và có giả mạc hầu họng, đã lấy 10 mẫu dịch ngoáy họng và đang chờ khẳng định kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang.
Qua giám sát, phát hiện, theo dõi tại thực địa đã ghi nhận 7 trường hợp mắc/nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu với các triệu chứng: sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó tiêu.
Riêng ca bệnh của em Hồ Bảo Phúc (8 tuổi), phát bệnh ngày 27-9, vào TTYT huyện Nam Trà My 10 giờ sáng 29-9, được điều trị tích cực nhưng đến ngày 1-10, bệnh trở nặng và được chuyển đến bệnh viện Nhi tỉnh, rồi bệnh viện Phụ Sản nhi Đà Nẵng trong ngày. Đến 12 giờ ngày 3-10, bệnh nhi tử vong do biến chứng viêm cơ tim. Hiện giờ, chưa phát hiện thêm ca mắc/nghi mắc bệnh bạch hầu khác.
Bình Định: Trên 1.000 ca mắc bệnh chân tay miệng
http://moitruong.net.vn/binh-dinh-tren-1-000-ca-mac-benh-chan-tay-mieng/
Theo thông tin trên báo Bình Định, tính đến ngày 1/10 trên địa bàn tỉnh Bình Định ghi nhận trên 1.000 ca mắc bệnh chân tay miệng, tăng 301% so cùng kỳ năm 2016.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, tính đến ngày 1/10, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1.090 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng, tăng 301% so cùng kỳ năm 2016. Qua đó, cả 11/11 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Định đều có số ca mắc, tăng so cùng kỳ năm 2016. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đốp, Bù Đăng, Hớn Quản, Đồng Phú, Chơn Thành… Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra dịch bệnh và chưa có trường hợp nào tử vong do bệnh tay – chân – miệng gây ra.
Theo Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Văn Quân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết: Bệnh chân tay miệng phát triển mạnh từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12 hằng năm. Hiện tượng mưa nắng thất thường đã tạo điều kiện cho vi rút gây bệnh phát triển mạnh. Các khu nhà trọ ẩm thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh thường lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch của các bọng nước khi vỡ hoặc qua đường miệng… Bệnh dễ trở nên nguy hiểm với các biến chứng như: Suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê, co giật dẫn đến tử vong trong 48 giờ. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là các cháu đang đi nhà trẻ, mẫu giáo.
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, lau sạch nhà cửa, đồ chơi cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn CloraminB 2%. Khi trẻ bị bệnh phải cách ly tại nhà, không cho trẻ đến trường trong tuần đầu bị bệnh. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là thiếu kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; mua hóa chất CloraminB, xà phòng cấp cho các trường mầm non, mẫu giáo…
Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng chúng ta cần biết:
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…
Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.
Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.
Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt.
Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.
Bệnh viện Nhi Trung ương ra mắt tạp chí Nghiên cứu và thực hành Nhi khoa
Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học của Bệnh viện Nhi Trung ương đã và đang được ứng dụng và có tác động lớn đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong cả nước
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tổ chức lễ ra mắt tạp chí Nghiên cứu và thực hành Nhi khoa. Tại buổi lễ ra mắt diễn ra ngày 13/10, PGS Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương – Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa cho biết Bệnh viện Nhi trung ương là bệnh viện chuyên khoa nhi đầu ngành, nơi đang đảm nhiệm sứ mệnh cùng với cả hệ thống nhi khoa trong cả nước mang đến cho trẻ em Việt Nam một dịch vụ và chăm sóc sức khỏe hướng đến chuẩn mực quốc tế.
Bệnh viện có 7 chức năng nhiệm vụ, trong đó, đào tạo, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm. Ngày nay kết quả các công trình nghiên cứu khoa học của bệnh viện đã và đang được ứng dụng và có tác động lớn đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong cả nước. Bệnh viện Nhi Trung ương có thế mạnh là đội ngũ đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín, nhiều kinh nghiệm và giàu năng lực nghiên cứu.
“ Nhiều nhà khoa học của bệnh viện thường xuyên có các công trình nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí khao học uy tín trong nước và quốc tế”- PGS.TS Lê Thanh Hải cho biết
Trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ về đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện Nhi trung ương cũng như cả hệ thống nhi khoa, ngày 31/5/2017. Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông đã có quyết định số 252/QĐ-TTTT về việc cấp phép hoạt động báo chí và cho phép xuất bản, phát hành tạp chí “Nghiên cứu và thực hành Nhi khoa” của Bệnh viện Nhi trung ương. Ban biên tập của Tạp chí gồm 15 thành viên, do Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương- PGS.TS Lê Thanh Hải làm Tổng biên tập.
Theo Tổng Biên tập Lê Thanh Hải, đây là dấu mốc ghi nhận sự phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong bệnh viện. Tạp chí “Nghiên cứu và thực hành Nhi khoa” sẽ là diễn đàn để các thầy thuốc Nhi khoa trong và ngoài bệnh viện, các nhà khoa học về sức khỏe trẻ em chia sẻ, trao đổi các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm chuyên môn đồng thời tuyên truyền, phổ biến kiến thức hướng dẫn kỹ năng chăm sóc sức khỏe trẻ em tới cộng đồng.
Tạp chí sẽ xuất bản 2 tháng/1 lần, các công trình nghiên cứu được lựa chọn để đăng trên tạp chí tuân theo thể lệ và quy định xuất bản của một tạp chí nghiên cứu khọc.
Được biết, số đầu tiên của Tạp chí “Nghiên cứu và thực hành Nhi khoa” đã được xuất bản đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 48 năm ngày thành lập Bệnh viện Nhi Trung ương (14/7/1969 – 14/7/2017) gồm nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu và các bài tổng quan của các chuyên gia đầu ngành các chuyên khoa trong bệnh viện.
Cũng tại lễ ra mắt tạp chí, Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế, Ths Nguyễn Đình Anh- Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, Khen thưởng (Bộ Y tế) đã trao Huân chương Lao động Hạng Nhì do chủ tịch nước phong tặng cho PGS Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương; Huân chương Lao động Hạng Ba cho PGS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và TS.BS Lê Anh Dũng – Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây là những phần thưởng cao quý của Nhà nước ghi nhận những đóng góp, cống hiến của các bác sĩ trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông: Ứng dụng các kỹ thuật mới trong hồi sức, cấp cứu
Được ví là khoa “đầu sóng ngọn gió” sẵn sàng tiếp nhận những ca bệnh nặng và cần cấp cứu khẩn cấp, khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông luôn chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, triển khai các kỹ thuật mới; đáp ứng nhu cầu điều trị tích cực cho người bệnh.
Nơi gửi gắm niềm tin trong người bệnh
Mỗi ngày, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông liên tục tiếp nhận bệnh nhân, cùng với 50 bệnh nhân cấp cứu nội trú. Vì vậy, nhân viên y tế của khoa luôn phải “căng mình” làm việc hết công suất, trong tâm thế sẵn sàng tiếp nhận những ca bệnh nặng và cần cấp cứu khẩn cấp. Phải tận mắt chứng kiến mới thấy hết được những vất vả của các y, bác sỹ nơi đây.
Mỗi ngày tại khoa có 1 ca trực ngày, một ca trực đêm, làm việc không kể ngày nghỉ, hay lễ, Tết. Ê kíp trực thường xuyên tất bật, lập tức có mặt thực hiện những ca sơ cứu cần thiết ban đầu, luôn trong trạng thái tập trung cường độ cao, bởi có những thời điểm, nhóm trực phải tiếp nhận và xử lý cùng lúc 2-3 ca. "Vì chỉ xử lý chậm trễ một phút, tính mạng bệnh nhân có thể không giữ được". Những đêm trực của y, bác sỹ nơi đây thực sự là những đêm trắng, không ngủ.
Bác sỹ CKI Trần Đình Hiệp (Khoa HSCC-Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông) chia sẻ: “Với những bệnh lý đặc thù cấp cứu, đòi hỏi bác sỹ trình độ chuyên môn cao để có thể tiên lượng tình hình bệnh nhân, đưa ra phương án điều trị kịp thời. Các bác sỹ luôn phải bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để xử trí kịp thời các ca bệnh khẩn cấp. Chúng tôi còn phải rèn luyện kỹ năng ứng phó với tình huống “khó”; thuyết phục khi người bệnh và người nhà lo lắng, căng thẳng quá dễ bị kích động. Nhưng với sứ mệnh chữa bệnh cứu người, có những trường hợp bệnh nặng được cứu chữa thành công; cứu được một người trước bàn tay tử thần, “tái sinh” cuộc sống cho họ, niềm hạnh phúc đó khó tả vô cùng. Đó chính là động lực lớn lao, thôi thúc chúng tôi cố gắng mỗi ngày”.
Với chuyên môn nghiệp vụ tốt, tận tụy hết lòng với người bệnh, hình ảnh những bác sỹ, nhân viên khoa luôn đáng kính và thân thiện với người bệnh. Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông còn được ngày càng nhiều người bệnh gửi gắm niềm tin, bởi hiệu quả điều trị ngày càng được nâng cao; với nhiều kỹ thuật mới được ứng dụng: Dẫn lưu màng ngoài tim, mở khí quản, thở máy, chọc hút áp xe phổi, chọc hút áp xe gan, khí máu động mạch…
Thời gian qua, khoa đã cấp cứu thành công nhiều bệnh nặng, phức tạp như: Tổn thương phổi cấp, hội chứng nguy ngập hô hấp cấp, viêm phổi nặng, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản ác tính, choáng nhiễm trùng biến chứng suy đa tạng, suy thận cấp, nhồi máu cơ tim không do huyết khối, hôn mê nhiễm toan, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, nhồi máu não, xuất huyết não…
Ông Nguyễn Hữu Nguyên ở phường Quán Bàu, TP.Vinh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thường phải nhập viện điều trị tích cực, cho biết: “Tôi đến khoa cấp cứu nhiều lần vì bệnh này hay lên cơn tắc nghẽn đột ngột, từ khi điều trị tại đây đã cho kết quả rất tốt, không chỉ có vậy, tinh thần, thái độ của các y, bác sỹ rất tận tình, chăm sóc chu đáo lắm. Bởi vậy nhiều năm nay tôi vẫn lựa chọn khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông để được điều trị, chăm sóc sức khỏe. Giờ tôi chẳng đi đâu nữa, có bệnh chỉ vào đây thôi”.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt (Phường Trung Đô, TP.Vinh) chia sẻ: Mấy lần bị lên cơn đau tim đột ngột, tôi được cấp cứu tại Bệnh viện Cửa Đông. Các y, bác sỹ tận tình giúp đỡ, điều dưỡng, bác sỹ trực cả ngày lẫn đêm, thường xuyên vào thăm hỏi nên người nhà cũng không cần ở lại chăm sóc nhiều. Nằm lại điều trị mấy ngày, tôi thấy nằm viện mà thoải mái như nằm ở nhà; ra viện là tôi nhờ con đi đổi thẻ BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông".
Đầu tư, nâng cao hiệu quả điều trị tích cực
Là một trong những khoa lâm sàng quan trọng của bệnh viện, do thường tiếp nhận những ca bệnh nặng, trong đó nhiều trường hợp chấn thương sọ não, gãy xương, nhồi máu cơ tim… những bệnh nhân đau cấp tính, Khoa Hồi sức cấp cứu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ, với nguyên tắc tái đào tạo, đào tạo tại chỗ và tự đào tạo. Hàng năm, khoa luôn cử người tham gia các lớp đào tạo dài ngày hoặc ngắn hạn, tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học theo từng chuyên đề vào ngày cuối tuần nhằm trao đổi về nghiệp vụ.
Cùng với đó, Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống máy thở, máy sốc tim, máy khoan hơi sọ não, Monitor trung tâm theo dõi bệnh nhân tự động; Hệ thống 60 giường cấp cứu và giường bệnh hồi sức tích cực đa chức năng được nhập khẩu nguyên chiếc hiện đại và đồng bộ giúp cho người bệnh thoải mái khi đi nằm điều trị tại bệnh viện; Buồng bệnh nhân khép kín đầy đủ tiện nghi, được trang bị các loại khí như oxy, khí hút, khí nén (O-A-V), buồng điều trị oxy cao áp; Hệ thống phòng mổ vô khuẩn áp lực dương được thiết kế và trang bị tân tiến như máy gây mê kèm thở, máy lọc không khí cấp sạch một chiều, vô khuẩn, hiện đại nhất.
Nhờ đó, chất lượng cấp cứu, điều trị tại khoa ngày càng được nâng cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu điều trị tích cực cho bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Hàng năm khoa còn tiếp nhận điều trị cho hàng trăm bệnh nhân nước bạn Lào.
Trao đổi về định hướng phát triển thạc sỹ, bác sỹ CKI Trịnh Xuân Trung - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện cho biết: “Là khoa trọng tâm của bệnh viện, bởi vậy, thời gian tới, Khoa Hồi sức tích cực sẽ liên kết, học tập với Bệnh viện Bạch Mai, chuyển giao các kỹ thuật mới như: Tiêu sợi huyết, kỹ thuật thở máy dài ngày...; đáp ứng nhu cầu điều trị tích cực, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân”.
Dốc sức vì bệnh nhân miền nắng gió
http://suckhoedoisong.vn/doc-suc-vi-benh-nhan-mien-nang-gio-n137200.html
Đầu tháng 10, thời tiết Ninh Thuận vẫn nắng nóng như nung. Giữa trưa, BS. Nguyễn Thành Định (Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) vẫn tất bật cùng các y, bác sĩ chạy đua với thời gian để thăm khám cho bệnh nhân.
Ông bảo: Làm y tế ở huyện miền núi đầy nắng gió còn chất chồng khó khăn, lại thiếu bác sĩ trầm trọng nên cứ thấy còn người dân nghèo nào xếp hàng chờ khám là bác sĩ lại như quên hết giờ giấc.
Đẩy mạnh cải cách hành chính
Nhìn con đường đất dẫn vào Trung tâm Y tế Thuận Bắc dài ngoằn nghèo, bụi bay mù mịt, mắt BS. Định như trĩu nặng ưu tư. Ông thổ lộ rằng: Hy vọng sớm có đường kiên cố để dân đi khám chữa bệnh đỡ cơ cực. Huyện có trên 44 ngàn dân, chủ yếu là dân nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, trên 92% sử dụng BHYT. Hầu hết đều là lao động làm việc nặng nhọc hoặc vỡ vạc nương rẫy, đồng ruộng từ các bản làng xa xôi nên mỗi khi đi lên huyện, đường xá lại khó khăn nên thương bệnh nhân lắm. Có bệnh nhân lên đến nơi người vàng khè vì bụi. Vậy nên, 100% nhân viên y tế chúng tôi đều xác định liên tục sáng tạo và đẩy mạnh cải cách hành chính để đón tiếp bệnh nhân tốt nhất.Trẻ em và bệnh nhân nặng được ưu tiên khám trước, đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Tất cả dữ liệu từ bấm số tự động đến nhập hồ sơ ban đầu đều được quản lý bằng phần mềm công nghệ thông tin, đồng thời có sự giám sát của nhân viên y tế, người bệnh nặng, người già ưu tiên khám trước. Từng ngày thực hiện đổi mới phong cách phục vụ. Tại các khoa, phòng, giường bệnh đều có thông tin đầy đủ số điện thoại Đường dây nóng trực 24/24 giờ, bố trí hộp thư góp ý thuận lợi cho người bệnh, bố trí lãnh đạo liên tục trực giải quyết ngay các thắc mắc, khiếu nại của bệnh nhân một cách thấu đáo nhất để người bệnh không tốn thời gian và ảnh hưởng tâm lý. Từng khoa, từng phòng phải ký cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc ứng xử văn hóa của nhân viên y tế.
Để những cải cách đi vào thực chất, phù hợp với tâm lý người bệnh, hàng tháng Trung tâm Y tế Thuận Bắc còn khảo sát sự hài lòng của người bệnh cả ngoại trú lẫn nội trú để hướng tới sự hài lòng của tất cả người bệnh. Giữa tháng 6/2017 vừa qua, Sở Y tế Ninh Thuận đột xuất kiểm tra công tác cải cách hành chính và công tác đổi mới phong cách nhân viên y tế, Trung tâm Y tế Thuận Bắc xếp loại tốt.
BS. Chamaléa Vền (Trưởng Khoa Nội tổng hợp) nhìn nhận rằng: Bệnh nhân từ những vùng hẻo lánh lặn lội ra là bằng mọi giá mình phải khám chữa cho họ nhanh nhất. Ở vùng đất quanh năm nắng gió này hầu như nhân viên y tế nào cũng làm việc trong tâm thế và trách nhiệm đó cả.
Khống chế và kiểm soát các dịch bệnh
Theo BS. Định, Thuận Bắc là huyện mới, thời tiết rất khắc nghiệt nên công tác kiểm soát dịch bệnh rất quan trọng. Trung tâm Y tế Thuận Bắc có 50 giường bệnh, tích hợp rất nhiều chức năng và nhiệm vụ như: Thực hiện khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, dự phòng, kết hợp y học hiện đại với YHCT; tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, quản lý thai sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về KHHGĐ; cung ứng thuốc nhằm làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, phải thường xuyên xây dựng, củng cố mạng lưới y tế từ huyện đến trạm y tế; hướng dẫn, kiểm tra các mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đối với các trạm y tế tuyến xã. Vậy nên, ai cũng phải luôn trong trạng thái sẵn sàng, nhiều bác sĩ phải kiêm rất nhiều nhiệm vụ.
Quanh năm người dân bám rừng, rẫy nên chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2017, các nhân viên y tế ở Thuận Bắc đã tiếp cận, vận động và làm xét nghiệm sốt rét cho 2.342 người, tình hình sốt rét đã kéo giảm 53,8% so với cùng kỳ năm ngoái, sốt rét ác tính không còn hoành hành ở các buôn sâu. Trung tâm Y tế huyện kết hợp với các Trạm Y tế xã xuống tận các lán trại người dân phát thuốc phòng và điều trị cho những người đi rừng ngủ rẫy đặc biệt vào mùa mưa muỗi phát triển nhiều đối với các xã trọng điểm sốt rét.
Cùng với khống chế sốt rét ác tính, Trung tâm Y tế Thuận Bắc còn thu dung và điều trị 71 ca bệnh lao, chăm sóc tàn tật và điều trị cho 20 ca bệnh phong, quản lý 101 bệnh nhân tâm thần, giám sát và quản lý 6 trường hợp nhiễm HIV.
BS. Định chia sẻ rằng, phải hạn chế tối đa nhất sự cực nhọc trong đi lại của người dân nên bệnh gì có thể đưa bác sĩ về xã xử lý được thì chúng tôi làm ngay. Những nhân viên y tế bám trụ miền nắng gió này đều nhận ra rằng dốc hết đam mê vì nghề nghiệp, vì người bệnh, vì các bản làng xa xôi thì sẽ bừng thức dậy rất nhiều niềm vui, hạnh phúc. Có những hôm nhìn ánh mắt mệt mỏi của người dân, nhiều bác sĩ quên ăn để thăm khám. Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều bác sĩ đến với Thuận Bắc.
BV Đại học Y HN: Cứu sống người Nhật có hoàn cảnh đặc biệt
http://suckhoedoisong.vn/bv-dai-hoc-y-hn-cuu-song-nguoi-nhat-co-hoan-canh-dac-biet-n137292.html
Mới đây, một bệnh nhân người Nhật Bản bị chảy máu não nghiêm trọng đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cứu sống dù người bệnh không có người thân, không thể chi trả viện phí và ngay cả Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam cũng không thể chịu trách nhiệm.
Cứu người là trên hết
TS.BS. Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ngày 20/8/2017, khoa đã tiếp nhận ông N., 69 tuổi, người Nhật Bản được chuyển từ một bệnh viện tư sang trong tình trạng hôn mê, không có người thân hay người bảo lãnh bên cạnh, trong người cũng không có tiền để đóng viện phí. Tuy nhiên, xác định việc cứu người là trên hết nên ngay lập tức, trường hợp của ông đã được lãnh đạo bệnh viện tổ chức hội chẩn toàn viện, chụp cắt lớp vi tính sọ não thấy có xuất huyết dưới nhện cần phải loại trừ vỡ phình mạch nên bệnh nhân tiếp tục được chụp động mạch vành số hóa xóa nền (DSA) động mạch não. Qua theo dõi thấy khối máu tụ trong não tăng lên, đe dọa tính mạng bệnh nhân nên ông N. đã được đưa lên phòng mổ cấp cứu. Nếu chần chừ, khối máu tụ sẽ ngày càng phình to gây nguy cơ tử vong cao do tụt não. Ca phẫu thuật diễn ra nhiều giờ đã thành công, tính mạng của ông N. được cứu sống. Hiện nay, ông đã được trở về quê hương Nhật Bản an toàn và khỏe mạnh.
Tình người vượt biên giới
PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết thêm, mặc dù hoàn cảnh của người bệnh rất đặc biệt nhưng vì tinh thần nhân đạo, đạo đức nghề nghiệp, các bác sĩ ngoài đặt việc cứu người lên hàng đầu và đã thành công thì trong suốt thời gian sau phẫu thuật, người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện cũng được chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ từ việc theo dõi từng chỉ số sinh tồn đến việc dùng thuốc, ăn uống đến các sinh hoạt hàng ngày... do ông không có bất kỳ người thân nào bên cạnh. Các bác sĩ đã vượt qua khó khăn về rào cản ngôn ngữ để chăm sóc, phục vụ người bệnh trong suốt hơn một tháng ông N. nằm viện. Không chỉ dừng lại ở đó, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn nhiều lần làm việc và được sự giúp đỡ nhiệt tình của Chính phủ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc liên hệ với gia đình người bệnh cũng như tìm cách đưa ông N. về nước. Cuối cùng với nỗ lực của cả hai bên, ngày 1/10, ông N. đã hồi hương dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ Khoa cấp cứu và hồi sức tích cực của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đi cùng. Cũng theo PGS.TS. Hiếu, đây không phải là trường hợp người nước ngoài đầu tiên vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch mà không có nhân thân, người đại diện, không có bảo hiểm hay khả năng chi trả... được cấp cứu, điều trị tận tâm.
Đến nay, cũng nhờ sự quan tâm của Chính phủ và Đại sứ quán Nhật Bản, tiền viện phí lên đến hàng trăm triệu đồng của ông N. đã được thanh toán cho bệnh viện nhưng với ông N. cùng nhiều người bệnh khác cái còn đọng lại mãi chính là tình người không biên giới, là y đức của người bác sĩ với sứ mệnh cứu người luôn được đặt lên hàng đầu dù người bệnh có là ai, có hoàn cảnh như thế nào. Qua trường hợp này, cơ quan chức năng cũng cần xem lại vấn đề về quản lý nhập cảnh với người nước ngoài không có tài chính, không có bảo hiểm hay người bảo lãnh để tránh những phiền hà cho cơ sở y tế khi bản thân họ có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những bệnh lý cấp tính, nguy hiểm và việc điều trị tốn kém, đòi hỏi sự chăm sóc dài ngày.
Cứ A Hồng - Bác sĩ của người Mông
http://suckhoedoisong.vn/cu-a-hong-bac-si-cua-nguoi-mong-n137189.html
Lão nông, dân tộc Mông (người nhà bệnh nhân) chạc tuổi 60, đon đả dẫn tôi lên phòng Giám đốc Cứ A Hồng. Cửa mở, giám đốc không ở đó. Lão phân bua: Nó là thầy thuốc... à à... bác sĩ...
Bác sĩ tốt của người Mông ta đấy. Nhiều việc lắm. Không khi nào được chơi đâu! Nhân thể lão dẫn tôi tìm hết nơi này nơi nọ. Tới Phòng kế hoạch Tổng hợp ở cuối tầng 2, lão khẽ reo lên: Giám đốc đây rồi. Đội mũ xanh, quần áo xanh, đang sổ sách gì đấy với cán bộ của nó! Nói rồi, lão cùn cụt về khu điều trị, khiến tôi không kịp với theo để có nhời “cảm ơn”!BS. Cứ A Hồng.
Gói lại việc, Giám đốc Cứ A Hồng đưa tôi về phòng. Ẩy chén trà mời uống, nhỏ lời: Xin lỗi, cho mấy phút để nhập dữ liệu kẻo lỡ quên! Tay thoăn thoắt rê chuột, mấy đầu ngón lướt trên bàn phím như nghệ sĩ piano. Xong việc, ông ngồi chuyện với tôi, nhưng liên tục bị ngắt quãng, bởi nhân viên vào ra xin ý kiến, lấy chữ ký. Chạnh nghĩ, lời lão nông người Mông nói không sai: “Nhiều việc lắm. Không khi nào nó được chơi đâu”! Kiệm thời gian, tôi hỏi ngay: Thảm họa lũ quét với Mù Cang Chải đã lùi xa cả tháng; nhưng nỗi đau và lòng ơn nghĩa với những tấm lòng thơm thảo, vượt khó vì dân của Trung tâm Y tế sẽ còn mãi trong tâm thức nhân dân, có phải thế không, thưa Giám đốc? Khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt hiền từ, lời cặn kẽ: Ở đâu cũng vậy, làm ngành y thì phải hết lòng vì dân.
Trận lũ đầu tháng 8 mới rồi là tai họa quá lớn với nhân dân Mù Cang Chải chứ không riêng gì Trung tâm Y tế của chúng tôi. Hôm ấy là đêm mồng 2 bắt sang ngày 3/8/2017, mưa như xối nước gây nên siêu lũ từ núi Kim Nọi tràn xuống khe suối xô cả đá hộc, đá tảng thành lũ ống, lũ quét dữ dằn tông thẳng xuống thị trấn huyện và các xã lân cận, gây thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa, tài sản và các công trình công cộng. Số liệu thống kê xác nhận 8 người chết, 6 người mất tích, 9 người bị thương nặng... Ngay lúc tai họa xảy ra, ngành y tế huyện đã huy động tối đa lực lượng tham gia công việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích.
Trung tâm khẩn cấp thành lập và huy động 2 đội cấp cứu lưu động. Trong đó, 1 đội túc trực tại hiện trường, làm nhiệm vụ sơ cứu tại chỗ những ca bị vùi lấp và bị lũ cuốn sau khi tìm được; đồng thời cấp cứu những người thân của họ bị sốc, bị choáng, kể cả những người tham gia tìm kiếm bị thương; tổng số có tới 37 người được sơ cứu...Đội thứ 2 túc trực tại Trung tâm Y tế, phối hợp với kíp phẫu thuật của Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ tiếp nhận bệnh nhân được đưa tới từ những nơi xảy ra tai họa, kịp thời chữa trị. Tổng số có 9 ca được cấp cứu; trong đó 4 ca nặng phải chuyển tuyến trên; 5 ca điều trị tại Trung tâm, 2 ca phải phẫu thuật do gãy chân và xương đòn!...
Cùng thời điểm này, chúng tôi cũng thành lập và triển khai 2 đội phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, đội 1 làm nhiệm vụ thanh khiết môi trường tại các địa điểm thiên tai gây ra, như khu vực tổ 8 của thị trấn gồm 33 hộ bên bờ suối bị sạt lở; các khu trường tiểu học, trung học phổ thông, trường mầm non, trung tâm chính trị, khu dân cư bản Thái... Cấp nước rửa tay nhanh, viên xử lý nước ăn aquatab cho 300 hộ gia đình và các lực lượng tham gia cứu hộ, giải quyết hậu quả sau lũ... Đội thứ 2, túc trực tại điểm tập kết xác nạn nhân, tiến hành khử trùng, tẩy uế và xử lý với tổng số 8 thi thể. Tiếp đó, đội tiến hành thu gom, xử lý rác thải; phun khử trùng, tẩy uế toàn bộ các khu vực tìm thấy thi thể nạn nhân; phun rắc cloramin B toàn bộ các hố xác động vật trước khi đưa đi chôn theo quy định... nên không để dịch bệnh gây ra sau thiên tai!...
Tôi xen lời: Tai họa cũng gây thiệt hại nặng nề cho cán bộ Trung tâm Y tế của huyện? Cứ A Hồng khẽ nhíu đôi lông mày đậm và dài như biểu tượng vốn có của người nhân hậu, trái tim dễ rung động, trọng nghĩa, trọng tình. Ông kể: Người ngành y trên đất này khó khăn lắm, ấy vậy mà trận lũ dữ dằn lại còn làm 9 gia đình cán bộ y tế bị thiệt hại nặng nề; trong đó có 3 gia đình mất cả nhà và tài sản. Chăm lo công việc chung, nhưng cán bộ trung tâm của chúng tôi đều cảm thông, chia sẻ, an ủi nhau trấn tĩnh tinh thần; gom góp mỗi người 100.000 đồng hỗ trợ các gia đình gặp nạn. Hơn nữa, sự có mặt kịp thời của lãnh đạo Bộ (bà Đào Thị Ngọc Dung - PCTCĐ YT VN) lên thăm, hỗ trợ trên 100 triệu đồng giúp các gia đình bị nạn... đem tới niềm khích lệ lớn lao cho cán bộ trung tâm y tế của chúng tôi!...
Từng biết Cứ A Hồng là bác sĩ chuyên khoa 1, người dân tộc Mông, sinh ra nơi lũng sâu, rừng thẳm xã Kim Nọi, nghèo khó nhất huyện. Phẩm chất tốt đẹp ở ông, khiến tôi quý trọng là từ một y sĩ tận tâm, tử tế, tốt tính, tốt bụng đi lên; gắng gỏi học hành đến nơi đến chốn, trở thành bác sĩ chuyên khoa thông thạo nghề nghiệp. Xứ núi này, ai cũng một ý: Cứ A Hồng là thầy thuốc trung thực, tử tế, trách nhiệm, hiệu quả trong công việc. Người bệnh dù là dân tộc Mông, Thái, Kinh, Dao... đều rãi bày: Cho dù bệnh tật ra sao, nhưng khi tiếp xúc với BS. Cứ A Hồng đều cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn để chống chọi với tất cả mọi nguyên nhân gây ra bệnh tật!...
Mỗi khi nhìn người có chức quyền, tôi thường để tâm tới sự mở hướng, dẫn đường của họ hơn là sự ngặt nghèo trong quản lý. Bởi thế, tôi nể trọng bác sĩ, Giám đốc Cứ A Hồng bằng tâm đức của mình gây dựng nên lòng tin với gần 60.000 dân, với 12 dân tộc, thuộc 14 đơn vị hành chính của huyện; trong đó 91% là dân tộc Mông, trên xứ núi thẳm sâu đặc biệt khó khăn này. Phục tài tổ chức và quản lý cán bộ của ông, nên Trung tâm Y tế có tới 138 giường bệnh (bao gồm 65 giường tại Trung tâm, 73 giường tại Trạm Y tế xã) tương đương Bệnh viện đa khoa hạng III tuyến huyện với những chức năng không hề nhỏ, như: phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện theo đúng Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Trong khi số cán bộ viên chức chỉ vẻn vẹn 160 người, vậy mà lòng tin của dân với Trung tâm vẫn không ngừng được xây đắp... Nể trọng khi tai họa lũ ống, lũ quét đổ sập lên đầu lên cổ người dân nghèo khổ, thì Cứ A Hồng đã triển khai nhanh đội hình ứng phó đâu vào đấy. Bởi chính Cứ A Hồng chứ không ai khác từ rất lâu đã tư vấn cho UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh từ huyện tới xã. Kiện toàn đội cấp cứu lưu động và thanh khiết môi trường, lập tổ cấp cứu lưu động tại Trạm Y tế xã.
Triển khai đồng loạt công tác phòng dịch bệnh và các bệnh phát sinh theo mùa. Điều tra, giám sát các ca bệnh truyền nhiễm gây dịch, các ổ dịch cũ như quai bị, thủy đậu, cúm, lỵ... trên địa bàn. Chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng lên, thu hút được bệnh nhân vào điều trị nội trú, nhất là người dân tộc Mông ở những bản xa. Công nghệ thông tin được áp dụng vào chuyên môn khi kê đơn, làm bệnh án trên hệ thống phần mềm “Bệnh viện điện tử” Viettel - HiS, tự động liên thông với hệ thống phần mềm của BHXH, quản lý thuốc, quản lý nhân sự, vật tư y tế tiêu hao... Phối hợp với Phòng Y tế huyện, lập các nhóm hỗ trợ, Trạm Y tế xã xây dựng xã Mỗ Đề thành xã đạt Tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã...
“Người Ngành y phải coi trọng việc cứu giúp người, đừng nhăm nhắm chỉ lo kiếm tiền”! Ấy là thâm tâm và cũng là lời bộc bạch của BS. Cứ A Hồng. Hẳn vì thế nên đồng nghiệp gần gũi, mến mộ, học hỏi và theo gương ông. Những ca mổ khó, phức tạp ông đều chủ trì. Những tốp trực đêm, gặp ca nặng, họ đều cậy nhờ tới ông... Nhiều bệnh nhân ở bản xa, đêm tối, bệnh tình nguy kịch cần đưa tới bệnh viện cấp cứu, nhưng gia cảnh quá khó khăn, ông cho xe tới cứu chữa tại nhà... Y tế thôn bản là đường dây kết nối, thông tin quan trọng với Trung tâm, họ phải được tập huấn, được chỉ bảo thường xuyên, nên Cứ A Hồng thường bố trí thời gian, kể cả ngày nghỉ để đến với dân bản. Nhiều thôn, bản phải mất ngày mất buổi leo bộ mới tới, thế nhưng 28 năm là bác sĩ (kể từ khi ở bệnh viện đa khoa của huyện), ông đã tới trên 90 bản/120 thôn bản. Bởi thế dân bản mới nhận ông là bác sĩ của người Mông!
Chia xa Mù Cang Chải, tôi đem về lòng ngưỡng mộ, mến yêu Cứ A Hồng, bác sĩ người dân tộc Mông bởi trái tim nhân hậu luôn vì sự sống và sức khỏe của con người; bởi lý trí luôn vươn tới để hiểu biết cặn kẽ về khoa học, về tiến bộ của y học, vận dụng để phục vụ người dân nơi xứ núi xa xôi, gập ghềnh nghèo khổ nhất nước này! Cho dù, mỗi năm khi mùa thu sang, ruộng bậc thang của đồng bào Mông nơi đây, lúa vẫn chan chan vào vụ chín, nhuộm “Sóng vàng trên non”, rôm rả khách tứ phương!
Bác sỹ có “đôi bàn tay vàng” hoá giải hàng ngàn ca bệnh khó
http://infonet.vn/bac-sy-co-doi-ban-tay-vang-hoa-giai-hang-ngan-ca-benh-kho-post239641.info
Hơn 30 năm gắn bó vì sự nghiệp y tế ở thành phố Hải Phòng, PGS.TS Nguyễn Văn Học, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, Trưởng bộ môn Sản Phụ khoa Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực sản khoa.
Năm 1984, tốt nghiệp Đại học y Hà Nội, bác sỹ Học về công tác và gắn bó với Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.Trải qua nhiệm vụ công tác ở các phòng, ban và sau này là lãnh đạo bệnh viện, bác sỹ Học luôn dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công việc chuyên môn, đồng thời luôn gần gũi, thân thiện với người bệnh. Một số người bệnh quý trọng thường gọi ông với biệt danh trìu mến: Bác sỹ có đôi bàn tay vàng”.
Hơn 30 năm gắn bó với ngành y, cho đến nay, PGS.TS Nguyễn Văn Học đã phẫu thuật trên 2 vạn an toàn về lĩnh vực phụ khoa bệnh lý. Trong đó, có những ca phẫu thuật đặc biệt, sự sống của bà mẹ và thai nhi ở thế “nghìn cân treo sợi tóc”. Người nhà bệnh nhân lo lắng, hoang mang. Các y, bác sỹ đầy trăn trở. Nhưng bằng tất cả nhiệt huyết, bác sỹ Học vận dụng tài năng chuyên môn của mình để cứu sống người bệnh, đem đến niềm vui ngập tràn cho những gia đình có sản phụ sinh khó (vừa mang thai vừa mang khối u ở phần phụ).
Chị Nguyễn Thị Hoà, ở phố Trường Chinh (quận Kiến An) nhớ lại, ngày ấy, khi chị vừa mang thai bé thứ 2 thì phát hiện khối u. Bác sỹ Học đã động viên, chia sẻ ân cần, theo dõi tình trạng sức khoẻ của mẹ và con cả giai đoạn thai kỳ; đồng thời trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật khó mất nhiều giờ đồng hồ để cắt bỏ khối u, bảo toàn sự sống của 2 mẹ con qua cơn nguy kịch trong niềm vui vỡ oà của gia đình. Nhưng khi gia đình chị tìm gặp, cảm ơn bác sỹ, ông từ chối và dặn dò: “Gia đình cứ yên tâm chăm sóc sức khoẻ, việc làm của tôi cũng như bao bác sỹ khác trong bệnh viện mong muốn người bệnh sớm hồi phục, ca phẫu thuật đạt hiệu quả chuyên môn cao”.
Để có những kiến thức chuyên môn uyên thâm, bác sỹ Học không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu những sáng tạo trong nghiệp vụ. Ông quan niệm, lĩnh vực y học không ngừng phát triển với những tiến bộ công nghệ vượt bậc của thế giới, đòi hỏi các bác sỹ luôn luôn phải nghiên cứu, đổi mới phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Vì vậy, bác sỹ Học tích cực nghiên cứu các đề tài khoa học, áp dụng thiết thực, hiệu quả nhất cho người bệnh. Hai đề tài khoa học đạt giải cao ở cấp thành phố của ông là: “Nghiên cứu phương pháp cải tiến kỹ thuật cắt tử cung trong mổ mở có chọn lọc (Năm 2006)”; “Nghiên cứu phương pháp cắt tử cung hoàn toàn đường âm đạo có hỗ trợ phẫu thuật nội soi (Năm 2011)”, sau này được áp dụng thực tiễn và có tác dụng thiết thực đối với người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
Trong đề tài Nghiên cứu phương pháp cải tiến kỹ thuật cắt tử cung trong mổ mở có chọn lọc, PGS.TS Nguyễn Văn Học cho biết, bệnh lý u xơ tử cung là bệnh thường gặp trong phụ khoa; gây ra các biến chứng. Có những trường hợp dính các tổ chức như bang quang, niệu quản, đại trực tràng … vào tử cung làm ca phẫu thuật trở lên rất phức tạp.
Để khắc phục nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật trước đây, với nghiên cứu, tìm tòi của mình, bác sỹ Học đã khẳng định những ưu điểm trong đề tài nghiên cứu khoa học của mình không gây biến chứng tổn thương các tạng, tỉ lệ nhiễm trùng rất thấp (4,8%), thời gian, chi phí phù hợp và có tính thẩm mĩ cao. Với đề tài này, bác sỹ Học đạt kết quả nghiệm thu xuất sắc thành phố năm 2006. Ông còn 5 lần được nhận bằng lao động sáng tạo do Liên đoàn Lao động thành phố và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng. Ông vừa đạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học công nghệ Hải Phòng năm 2017.
Với tâm huyết của mình, PGS.TS Học mong muốn những kiến thức chuyên môn tốt của các bác sỹ giỏi tại các bệnh viện nên được truyền đạt cho các sinh viên. Ông đã sắp xếp thời gian dành để tham gia giảng dạy tại trường Đại học Y dược Hải Phòng, truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức cho các thế hệ sinh viên, bác sĩ.
Ông quan niệm, mỗi một sinh viên được đào tạo tốt kiến thức chuyên môn ngay từ trong trường Đại học sẽ trở thành những bác sỹ giỏi sau này đóng góp thiết thực cho sự nghiệp y tế và người bệnh. Vì vậy, chăm lo sự nghiệp đào tạo hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục luôn là tâm huyết của người thầy.
Bác sỹ Học còn nhiệt tình chuyển giao chuyên môn, kỹ thuật cho các đồng nghiệp ở những nơi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cách chuyển giao chuyên môn, kỹ thuật của ông không hề lý thuyết mà thường cầm tay, chỉ việc để các bác sỹ trẻ, đồng nghiệp của mình có thể lĩnh hội được tốt nhất những kiến thức chuyên môn.
Ở huyện đảo Cát Hải xa trung tâm thành phố Hải Phòng, kinh tế còn nhiều khó khăn, phương tiện giao thông thiếu thốn, trình độ chuyên môn, trang thiết bị y tế còn nhiều hạn chế, PGS. TS Học đã tổ chức chuyển giao chuyên môn, kĩ thuật cho nhiều bác sĩ tại huyện đảo, tổ chức đoàn bác sỹ khám chữa bệnh về địa phương; phẫu thuật cho nhiều trường hợp người bệnh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt được khám chữa bệnh, phẫu thuật tại chỗ.
Hình ảnh PGS. TS bác sỹ Nguyễn Văn Học để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân thành phố Cảng từ khắp nội thành đến ngoại thành, hải đảo xa xôi. Không ít các đồng nghiệp khi nói về PGS.TS, bác sỹ Nguyễn Văn Học luôn dành những tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, trân trọng ông là người có học vấn, chuyên môn uyên thâm, người thầy đáng kính, tận tụy với các thế hệ học trò, say mê công việc, hết lòng vì bệnh nhân.
Ông xứng đáng nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Y tế, UBND thành phố Hải Phòng; hàng loạt các danh hiệu, phần thưởng cao quý như 3 lần được Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng vinh danh tri thức tiêu biểu năm 2003, 2005, 2012. 2 lần là đại biểu chính thức đại diện cho khối công nhân viên chức Lao động thành phố Hải Phòng tham dự Đại hội thi đua yêu nước trong CNVC-LĐ Toàn quốc lần thứ 7 (2005) và lần thứ 8 (2010) tại Hà Nội. Đại biểu duy nhất của ngành Y tế Hải Phòng về học tập tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh năm 2010…
Đua nhau làm đẹp - Tiền mất, họa mang
http://www.sggp.org.vn/dua-nhau-lam-dep-tien-mat-hoa-mang-475433.html
Bầm giập, rỉ máu, lở loét khắp vùng ngực, đó là tình trạng của chị N.N.L. (36 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi tốn kém tới gần 300 triệu đồng để thực hiện phẫu thuật nâng ngực và nâng mũi...
Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhiều người không chỉ có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, mà còn phải... làm người đẹp. Phong trào làm đẹp nở rộ không chỉ trong giới chị em, ngay các đấng nam nhi cũng ngày càng chú trọng hơn tới hình thức bên ngoài. Vì thế các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, spa chăm sóc sắc đẹp đang “trăm hoa đua nở”. Sự bùng nổ của các cơ sở thẩm mỹ, spa có phép và không phép đang gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.
Nô nức đi làm đẹp
Chập tối nhưng thẩm mỹ viện M.K trên phố Kim Mã (Hà Nội) vẫn nườm nượp người ra, kẻ vào.
Có nước da trắng mịn, vóc dáng khá chuẩn nhưng chị L.T.H. (nhân viên một công ty du lịch) vẫn tới đây để làm đẹp. Trò chuyện với chúng tôi, chị H. tâm sự: “Công việc của em thường xuyên phải tiếp xúc với du khách nước ngoài, khuôn mặt luôn được mọi người để ý đầu tiên và nhiều nhất. Trong khi khuôn mặt của em lại không có nét lắm nên sau khi được bạn bè tư vấn, em đã quyết định tới đây để bơm môi và xăm mí mắt để đẹp và có hồn hơn. Bước đầu, em cứ làm như vậy đã, nếu thấy đẹp thì sau đó em sẽ nâng mũi và tạo má lúm đồng tiền để đẹp hơn”.
Còn chị B.M.Hà (25 tuổi, ở Hàng Gai, Hà Nội), cũng là một khách hàng thường xuyên của trung tâm thẩm mỹ này, cho biết: “Sau hơn 2 tháng tới đây để tắm trắng và chăm sóc da mặt, tôi thấy khá hiệu quả khi da tôi đã bớt đen và khuôn mặt cũng không còn mụn nữa. Sắp tới, tôi sẽ nhờ các kỹ thuật viên ở đây tư vấn để nâng ngực to hơn. Dù vẫn biết rằng chi phí là khá tốn kém, nhưng đổi lại mình sẽ hấp dẫn hơn trong mắt mọi người”.
Không chỉ có phái yếu, ngày nay còn có không ít đấng nam nhi cũng nô nức đi làm đẹp. Tuy nhiên khác với chị em, nhu cầu làm đẹp của phái mạnh thường đơn giản hơn, chủ yếu là trị sẹo, trị mụn, trị lão hóa hay giảm béo bụng và chỉ số ít là thực hiện các kỹ thuật “nặng” như bơm ngực, nâng cơ.
Anh Huy Linh, một kỹ thuật viên phần mềm, cho biết: “Công việc của tôi phải ngồi nhiều, suốt ngày cắm mặt vào máy tính, khuôn mặt thường trông hốc hác, già nua, nên vào cuối tuần hay những lúc rảnh rỗi, tôi cùng đồng nghiệp lại đi spa để thư giãn và cũng là dịp “tút tát” lại để không bị già trước tuổi. Còn anh N.X. Hòa là nhân viên kinh doanh của một công ty điện tử, vừa mới đi hút mỡ bụng và nâng cơ ngực, lại có suy nghĩ: “Nam giới bây giờ nếu không có body chuẩn thì khó có thể tìm được bạn gái. Ngay cả trong công việc nhiều khi cũng không được thuận lợi...”.
Biến chứng khôn lường
Bầm giập, rỉ máu, lở loét khắp vùng ngực, đó là tình trạng của chị N.N.L. (36 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi tốn kém tới gần 300 triệu đồng để thực hiện phẫu thuật nâng ngực và nâng mũi tại một bệnh viện thẩm mỹ ở Hà Nội, được quảng cáo là có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên làm đẹp đến từ xứ sở kim chi.
Theo tìm hiểu, trước đó chị L. đã tới bệnh viện thẩm mỹ trên và nộp 13.000USD để được bác sĩ Hàn Quốc làm phẫu thuật nâng ngực và nâng mũi. Ngay sau đó, chị L. được thực hiện ca phẫu thuật nâng ngực kéo dài tới 7 tiếng. 2 ngày sau, chị L. được ra viện trong tình trạng sức khỏe yếu, ngực sưng tấy bất thường so với tư vấn ban đầu của bác sĩ.
Chưa dừng lại ở đó, đúng một tuần sau ca phẫu thuật, ngực chị L. xuất hiện tình trạng bầm giập, vết mổ chảy máu và lở loét nên không thể cắt chỉ được. Trong khi đó, vị bác sĩ người Hàn Quốc phẫu thuật cho chị L. bỗng dưng bỏ về nước và không rõ ngày trở lại.
Cũng là một nạn nhân của phẫu thuật thẩm mỹ nhưng tình trạng của chị T.T.Đ. ở quận Thủ Đức (TPHCM) lại nghiêm trọng hơn. Chỉ sau ít giờ được thực hiện ca phẫu thuật “chỉnh hình xương 2 hàm” tại BV Thẩm mỹ EMCAS, chị Đ. đã bị rơi vào tình trạng hôn mê sâu, giãn đồng tử nên phải chuyển tới cấp cứu tại BV Nhân dân 115, sau đó được chuyển tiếp sang Singapore điều trị mới giữ lại được tính mạng.
Biến chứng xấu không chỉ xảy ra ở những ca phẫu thuật, một số trường hợp dù chỉ dám thực hiện những thủ thuật như xăm môi, xăm mắt, luồn chỉ mí mắt, nâng mũi... cũng đã gặp những biến chứng nguy hại, khiến nhan sắc ngày càng trở nên “thảm họa”, còn sức khỏe thì giảm sút.
Suốt ngày phải đeo khẩu trang, kể cả lúc đi ngủ, hơn tuần nay, chị N.T.M. ở Hà Nội luôn trong tình trạng ăn không ngon, ngủ không yên vì đôi môi sưng tấy và mưng mủ. “Chỉ vì mong muốn được môi căng mọng, hồng hào, em đã tới một cơ sở thẩm mỹ để xăm môi. Ai ngờ đẹp đâu chẳng thấy mà bây giờ môi em sưng to quá, ăn uống, trò chuyện rất khó khăn vì đau lắm. Khi đi khám, các bác sĩ cho biết em đã bị nhiễm trùng mực xăm, phải điều trị lâu dài mới khỏi được”, chị M. mệt mỏi chia sẻ.
Bát nháo, lừa bịp
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cả nước hiện có hơn 300 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó TPHCM chiếm gần 50%. Điều đáng lo ngại là có rất nhiều spa, thẩm mỹ viện, cơ sở làm đẹp không được cơ quan chức năng cấp phép nhưng vẫn hoạt động trá hình dưới nhiều hình thức khác nhau, quảng cáo tràn lan sai sự thật và thực hiện nhiều kỹ thuật y tế không được cấp phép, gây nguy hiểm cho khách hàng.
Theo quy định, tất cả các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ có triển khai những kỹ thuật y tế đều phải được Sở Y tế cấp phép thì mới được hoạt động. Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra, kể cả những cơ sở chuyên khoa thẩm mỹ được cấp phép cũng có nhiều vi phạm như: hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được cấp phép; bác sĩ hành nghề chưa có chứng chỉ. Nhiều cơ sở, cơ quan quản lý chỉ cấp chứng chỉ hành nghề cho một người, nhưng khi kiểm tra phát hiện có tới 4 - 5 người đang thực hiện hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, thậm chí điều dưỡng viên cũng dám “cầm dao, đụng kéo” với khách hàng…
Bệnh viện Lao và Phổi Hải Phòng: Viên chức, nhân viên bị bắt vì đánh bạc
Vụ đánh bài ăn tiền diễn ra trong bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Phòng có sự tham gia của 1 viên chức, 2 nhân viên của đơn vị này.
Được biết, ngày 12/8 công an quận Kiến An, TP. Hải Phòng đã tiến hành bắt một vụ đánh bạc diễn ra trong bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Phòng.
Đáng chú ý, trong vụ đánh bạc này có sự tham gia của Vũ Văn Tiến – Điều dưỡng trung học, nhân viên phòng Chỉ đạo tuyến thuộc Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Phòng; Nguyễn Hữu Thắng – Nhân viên bảo vệ hợp đồng phòng Tổ chức bảo vệ; Nguyễn Anh Tú – Nhân viên hợp đồng tại khóa khám bệnh 33 Lê Đại Hành thuộc bệnh viện Lao và bệnh Phổi.
Cùng bị bắt vì tham gia đánh bạc còn có Vũ Xuân Tấn (làm ở căng tin Bệnh viện) Trao đổi với PV, ông Mạc Huy Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh Phổi xác nhận có sự việc trên.
Sau khi sự việc xảy ra Ban lãnh đạo bệnh viện đã thành lập Hội đồng xử lý kỉ luật viên chức và người lao động đối với các cá nhân liên quan.
Liên quan đến sự việc này, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị khi để xảy ra sự việc ra sao. Sở Y tế TP. Hải Phòng đã có những chỉ đạo gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin…
Sặc bột khi ăn, bé 7 tháng bị suy hô hấp nặng
http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/sac-bot-khi-an-be-7-thang-bi-suy-ho-hap-nang-229772.html
http://www.phunutoday.vn/sac-bot-be-trai-7-thang-tuoi-bi-tac-duong-tho-suy-ho-hap-d158997.html
https://laodong.vn/suc-khoe/be-7-thang-tuoi-sac-bot-nguy-kich-570049.ldo
http://toquoc.vn/y-te/quang-ninh-cuu-song-be-trai-suyt-tu-vong-vi-sac-bot-trong-khi-an-259017.html
http://suckhoedoisong.vn/be-trai-7-thang-tac-duong-tho-do-sac-bot-khi-an-n137282.html
http://phunuvietnam.vn/nhat-ky-benh-vien/sac-bot-be-7-thang-tuoi-nguy-kich-post33934.html
Trong quá trình ăn bột, bé T. bị ho dẫn đến sặc bột và được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng.
Thông tin từ Khoa Hồi sức Cấp cứu (BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, vừa tiếp nhận bé Ngô Tuấn T.,7 tháng tuổi (thường trú tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Bé nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, suy hô hấp, tím tái, phải thở oxy, co kéo cơ hô hấp rất nhiều, tiên lượng rất nặng… do trong quá trình ăn bột trẻ bị ho dẫn đến sặc bột.
Theo lời kể của gia đình, do trong quá trình ăn bột cháu bé bị ho dẫn đến sặc bột. Ngay sau đó bé được đưa đến Trung tâm y tế Quảng Yên xử trí cấp cứu, rồi chuyển tới BV Sản Nhi. Tại đây, các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu cho thở oxy qua Mask, khí dung thuốc giãn phế quản, hút dịch mũi họng.
BS Phạm Đăng Hùng cho biết, tình trạng suy hô hấp của bé càng nặng. Kết quả nội soi phế quản ghi nhận, trong phổi của bệnh nhân chứa rất nhiều dịch lẫn bột thức ăn màu trắng mà bệnh nhân đã hít vào. Sau khi xác định được nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ.
Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi hít do sặc bột và chỉ định nội soi phế quản cấp cứu cho bé.
Kíp nội soi diễn ra trong khoảng gần 1h đồng hồ, các bác sĩ tiến hành bơm rửa, hút sạch dịch lẫn bột trắng tại hạ họng, thanh quản, khí quản và phế quản cho bé. Hiện tại sức khỏe toàn trạng bệnh nhân ổn định, tình trạng khó thở của bé đã giảm đáng kể và đang được theo dõi tại Khoa Hồi sức Cấp cứu.
Theo BS Hùng, sặc thức ăn vào đường thở là 1 cấp cứu hô hấp, bởi khi thức ăn vào đường thở sẽ kích thích gây co thắt thanh khí phế quản. Trường hợp bé T. bị tắc đường thở do sặc bột được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên nhanh chóng cung cấp oxy cho não, não không bị thiếu oxy quá lâu. Nếu đến bệnh viện chậm, thiếu oxy lâu sẽ để lại di chứng ở não, rất khó hồi phục hoàn toàn, nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao.
Các BS khuyến cáo, các bậc cha mẹ bệnh nhi khi đang cho con ăn mà thấy cháu ho sặc sụa, khó thở, tím tái cần thực hiện ngay nghiệm pháp vỗ lưng, ấn ngực, kích thích trẻ ho, để loại bỏ thức ăn bị sặc, sau đó cần đưa ngay trẻ tới trung tâm y tế để được xử trí kịp thởi.
Bé trai chào đời với cân nặng kỷ lục 7,1kg ở Vĩnh Phúc
Sản phụ vào viện có những cơn co bình thường và các bác sĩ tiến hành mổ đẻ một bé trai chào đời với cân nặng kỷ lục 7,1kg.
Chiều 14/10, trao đổi với chúng tôi, anh Quân (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), bố của bé trai nặng 7,1kg cho biết, sáng nay khi vợ anh đau bụng chuyển dạ, gia đình đã đưa vợ anh đến Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) để sinh con.
Tại đây, vợ anh đã được các bác sĩ thăm khám và tiến hành mổ lấy thai. “Sau khi vợ tôi sinh con trai, bác sĩ đã chụp ảnh cháu và đăng lên mạng xã hội. Hiện tại, hai mẹ con vẫn đang trong phòng cách ly, chúng tôi cũng chưa được vào gặp hai mẹ con. Gia đình chỉ được bác sĩ thông báo, con tôi nặng 7,1kg”, anh Quân cho hay.
Đại diện Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho biết thêm, bé trai sơ sinh đã chào đời với cân nặng tới 7,1kg, tương đương với cân nặng của trẻ 4 tháng.
Sau khi mổ đẻ sức khỏe cháu bé và mẹ tính đến thời điểm này vẫn đều ổn định, không phát hiện những bệnh lý bẩm sinh.
Lãnh đạo BV Đa khoa huyện Vĩnh Tường chia sẻ thêm, từ trước đến nay bệnh viện đã từng đỡ đẻ nhiều ca thai to, nhưng cháu bé nặng 7,1kg thì là lần đầu tiên.
Suýt chết vì bệnh sodoku do chuột cắn
http://phunuvietnam.vn/khoe/suyt-chet-vi-benh-sodoku-do-chuot-can-post33912.html
Vài ngày sau khi bị chuột cắn, bệnh nhân sốt, người khi nóng bừng bừng, khi lạnh run. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị bệnh sodoku do chuột cắn.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ) cho biết, BV đang điều trị cho bệnh nhân N.M (40 tuổi, ở Hưng Yên) mắc bệnh sodoku do chuột cắn.
Bệnh nhân cho biết, bị chuột cắn vào ngón chân. Sau một tuần, chỗ ngón chân bị chuột cắn sưng đỏ, sốt, người khi nóng bừng bừng khi lạnh run. Nghĩ do sốt virus, bệnh nhân tự mua thuốc về uống nhưng hai ngày vẫn không thấy đỡ nên đến BV địa phương. Tuy nhiên, các bác sĩ không xác định được nguyên nhân gây bệnh nên chuyển lên tuyến trên. Tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, bệnh nhân được xác định mắc bệnh sodoku do chuột cắn.
Đến ngày 14/10, bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại BV.
Theo bác sĩ Cấp, Sodoku là bệnh do một loại xoắn khuẩn có tên là Spirillum minus gây ra. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 5 ngày đến 4 tuần. Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, ớn lạnh, sốt thành từng cơn, sốt không có tính chu kỳ, xen kẽ là thời kỳ không sốt. Ở chỗ bị cắn, các tổn thương ngoài da có thể tự khỏi, nhưng bên trong có thể bị hoại tử và có phản ứng của hạch khu vực. Bệnh nhân có thể có các biểu hiện đau cơ, đau khớp và thường diễn biến dẫn tới viêm khớp.
Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu của hệ thống thần kinh: Đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1 đến 2 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 6 đến 10%.
Tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, mỗi năm BV tiếp nhận khoảng 20 ca bị sodoku do chuột cắn.
Để phòng bệnh, người dân nên tránh bị chuột cắn. Khi bắt chuột thì không dùng tay không mà phải đeo găng dày. Ngoài ra, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi chuột trú ngụ, sinh sản. Khi ngủ, nên chèn màn chặt kín 4 góc giường ngăn ngừa không cho chuột chui vào cắn. Nếu không may bị chuột cắn thì nên rửa sạch bằng nước muối, thuốc sát trùng, nước xà phòng, sau đó đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Kỳ 1: Dòng người tấp nập tìm về núi Tản để xin phương thuốc xương khớp
Nổi tiếng là người kế thừa tinh hoa nghề thuốc gia truyền người Dao về phương thuốc xương khớp, lương y Lý Thị Bích Huệ mỗi ngày tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân. Nhiều người bị hành hạ bởi căn bệnh xương khớp may mắn được lương y cứu giúp.
Khỏi bệnh sau 30 thang thuốc
Kết hợp tinh hoa nghề thuốc gia truyền người Dao với những kiến thức học được từ thực tiễn, lương y Lý Thị Bích Huệ (ngụ xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) đã trở thành một lương y giỏi, được rất nhiều bệnh, đặc biệt là căn bệnh xương khớp tin tưởng. Theo lời lương y, nếu dùng Tây y, những chứng bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong khi thuốc tây chỉ có thể hạn chế cơn đau, Nam y sẽ giúp căn bệnh từ từ được loại bỏ hoàn toàn. Kết hợp việc dùng thuốc Tây y và Nam y sẽ giúp căn bệnh xương khớp được loại bỏ nhanh chóng.
Lương y Huệ cho biết: “Thật vậy, thuốc Nam rất lành, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, việc dùng phương thuốc này, bệnh sẽ được chữa trị từ bên trong. Liệu trình thuốc dành cho mỗi người khác nhau, trung bình từ 2 – 5 tháng. Tuy nhiên, có người hợp thuốc thì chỉ cần uống 30 thang là đã khỏi bệnh rồi”.
Như để minh chứng thông tin trên, lương y Huệ mang ra quyển sổ ghi chép rất tỉ mỉ hàng loạt các trường hợp bệnh nhân khác nhau.Trong cuộc trao đổi với lương y, PV mạn phép xin một số thông tin của bệnh nhân để gọi phỏng vấn, tìm hiểu. Qua đó, PV được biết trường hợp của anh Nguyễn Văn Tưởng (40 tuổi, ngụ tại quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) mắc bệnh vôi hóa cột sống từ nhiều năm nay.
Theo đó, anh phát hiện mình mắc bệnh được 2 năm nay. Do lao động quá sức, nên dù còn trẻ, xương cột sống của anh đã bị thoái hóa. Hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, dù bệnh tật khiến anh đau đớn, anh Tưởng không có đủ kinh phí để chữa trị. Sau đó, anh vô tình đọc được hình ảnh của bà lang dân tộc Dao, nổi tiếng chữa căn bệnh về xương khớp. Người đó chính là là lương y Huệ. Tin tưởng, gia đình đưa anh lên núi Tản, tìm gặp lương y. Qua chẩn đoán, lương y điều chỉnh lại thang thuốc, và chia nhỏ liệu trình cho anh sử dụng.
Kể lại trong vui mừng, anh Tưởng cho biết: “Sau khi sử dụng bài thuốc của lương y, tôi cảm giác như phép màu đã xảy đến với gia đình tôi. Tôi không ngờ chỉ dùng đến thang thứ 20, cơ thể tôi đã trở nên khỏe mạnh. Tinh thần của tôi cũng vui tươi, thoải mái hơn. Và, uống được 30 thang, bệnh vôi hóa cột sống của tôi biến mất hoàn toàn”. Anh chia sẻ, anh không còn thấy mỏi mệt, thiếu sức sống mà còn thấy cơ thể dẻo dai hơn, lao động khỏe mạnh hơn trước.
Bốc thuốc, điều phối thuốc phải khéo léo và linh hoạt
Cũng theo lương y Huệ, thuốc Tây tuy có thể hạn chế được cơn đau nhất thời cho bệnh nhân, nhưng khi sử dụng nhiều, thuốc ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới gan, dạ dày, phổi,… của người bệnh. Lương y cho biết: “Hầu hết, các bệnh nhân đến đây, đều có dấu hiệu về viêm loét dạ dày và nhiều bệnh lý khác do sử dụng thuốc Tây quá nhiều”.
Theo lương y Huệ, bốc một thang thuốc để đẩy nhanh tiến trình điều trị bệnh, không phải là điều đơn giản. Người thầy thuốc phải chú ý điều chỉnh các loại thuốc bổ trợ cho gan, thận,… để việc tiếp nhận thuốc của bệnh nhân được hiệu quả hơn. Một trường hợp bệnh nhân khác may mắn được bàn tay khéo léo của lương y cứu giúp là bà Nguyễn Thu Miên (66 tuổi, ngụ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa).
Khi nói đến câu chuyện này, bà Miên vẫn còn ám ảnh về quãng thời gian bị bệnh tật hành hạ. Bà Miên kể: “Cách đây khoảng 25 năm, chân trái của tôi bỗng dưng sưng tấy, đau nhức từ đùi tới bàn chân. Sau đó, chân tôi lở loét như muốn hoại tử. Bệnh mỗi ngày một nặng khiến tôi dường như chẳng thể đi lại được. Tiêm mãi nhưng bệnh tôi mãi vẫn không bớt. Sau đó, bệnh viện trả về. Tôi rơi vào tuyệt vọng. Lúc này, tôi được người quen giới thiệu đến bài thuốc của lương y Huệ, người vẫn luôn được ca ngợi với khả năng chữa khỏi các bệnh về xương khớp bằng các bài thuốc Nam gia truyền”.
“Tôi bị bệnh nặng quá nên phải nhờ người thân điện đến nhà lương y Huệ nhờ cứu giúp. Sau đó, tôi đặt mua hơn 30 thang thuốc Nam để về sắc uống. Tôi chẳng biết đó là bài thuốc gì, chỉ nhớ hồi đó tôi đem về uống được chừng 2 tháng thì bớt đau. Sau đó, tôi gọi điện nhờ lương y gửi thêm cho tôi 30 thang. Uống hết số thuốc này, đến bây giờ, bệnh tình của tôi gần như đã khỏi hẳn”, bà Miên thuật lại.
Để chữa trị các căn bệnh về xương khớp, bài thuốc của gia đình lương y Huệ là sự hội tụ của nhiều vị thuốc quý trong dân gian. Trong đó, phải kể tới các thành phần chính như: dây đau xương, dây đơn xương, hồng cốt nhân, thạch xương bồ, hồng cốt nhân và rất nhiều vị thuốc quý hiếm khác.
Theo bật mí của lương y, các cây thuốc trên, sau khi thu hái về rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô và đóng vào túi ni lông bảo quản. Cũng theo lương y Huệ, có hàng trăm bệnh lý viêm khớp nhưng thường thấy là các loại: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp do vi trùng sinh mủ, nhiễm trùng khớp do lao, khô khớp, thấp khớp, gai đôi cột sống, gai gót, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, gút…
“Dù bệnh nặng hay nhẹ, người thầy thuốc cần chú ý quan sát, theo dõi liệu trình thuốc của bênh nhân để nhanh có sự điều chỉnh thuốc cho hợp lý. Người bệnh khỏi, coi như niềm vui của thầy thuốc”, lương y Huệ chia sẻ thêm.
Nấm ma thuật có khả năng ‘tẩy não’ người trầm cảm
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/nam-ma-thuat-co-kha-nang-tay-nao-nguoi-tram-cam-733696.html
Theo Daily Mail, một nghiên cứu mới đây cho thấy hoạt chất psilocybin có trong nấm ma thuật (Psilocybe pelliculosa) đem lại nhiều lợi ích trong việc chữa trị chứng trầm cảm.
BS Robin Carhart-Harris, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Hoàng gia London, đã tiến hành nghiên cứu trên 20 bệnh nhân mắc chứng trầm cảm và đã không thành công với thuốc chống trầm cảm thông thường.
Sau khi cho các bệnh nhân trải nghiệm nấm ma thuật, các nhà nghiên cứu nhận thấy một số vùng não bộ bệnh nhân đang được tái tạo và trở nên ổn định hơn. Đặc biệt, bệnh nhân khi sử dụng nấm ma thuật không rơi vào tình trạng ảo giác, hưng phấn sau khi sử dụng. Mặt khác, họ còn thấy giảm hẳn chứng trầm cảm ngay lập tức, không giống các thuốc chống trầm cảm thông thường thường phải mất vài tuần mới thấy rõ sự cải thiện.
BS Robin cũng cho biết psilocybin cũng có tiềm năng sử dụng nhằm điều trị chứng nghiện rượu và một số cơn nghiện khác. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất gây ảo giác như psilocybin vẫn còn là bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia và không được chấp thuận cho sử dụng lâm sàng.
Khôi phục ý thức cho bệnh nhân thực vật
http://thanhnien.vn/doi-song/khoi-phuc-y-thuc-cho-benh-nhan-thuc-vat-889979.html
Một bệnh nhân 35 tuổi đã sống thực vật suốt 15 năm vừa thể hiện các dấu hiệu có lại ý thức sau khi tiếp nhận liệu pháp điều trị bằng việc cấy thiết bị kích thích thần kinh ở cổ.
Cách tiếp cận mới đang thách thức quan niệm lâu nay vốn cho rằng vô phương khôi phục ý thức của những người liên tục trong trạng thái thực vật hơn 12 tháng. Kể từ khi bị chấn thương não nghiêm trọng trong tai nạn ô tô, nam bệnh nhân người Pháp hoàn toàn mất đi năng lực nhận biết thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, khi được cấy thiết bị kích thích dây thần kinh sọ số X, còn gọi là dây thần kinh phế vị chạy đến cuống não, trong 6 tháng người này có dấu hiệu quay lại trạng thái có ý thức. Theo báo cáo đăng trên chuyên san Current Biology, bệnh nhân bắt đầu dõi mắt theo các vật thể, thức tỉnh khi nghe đọc truyện, mắt mở to vì bất ngờ khi bác sĩ đột ngột đưa mặt tiếp cận. Thậm chí anh còn phản ứng trước những yêu cầu đơn giản, như xoay đầu khi được hỏi, dù quá trình này phải mất khoảng 1 phút.
Bác sĩ Angela Sirigu, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu tại Viện Khoa học nhận thức Marc Jeannerod ở Lyon (Pháp), cho biết: “Người bệnh vẫn bị liệt, không thể nói chuyện nhưng đã phản ứng được”. Theo bà, cuộc nghiên cứu chứng minh được một điều quan trọng: Có thể cải thiện được tình trạng của một bệnh nhân (bị hôn mê sâu) bằng một biện pháp hầu như không gây nguy hiểm. Dây thần kinh phế vị kết nối não bộ với hầu hết các cơ quan nội tạng then chốt của cơ thể, chạy từ cuống não xuống hai bên cổ, dọc theo lồng ngực và đến bụng. Trong não, dây thần kinh này kết nối trực tiếp với hai khu vực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tỉnh thức và cảnh giác của con người.
Trong cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng 20 phút, một thiết bị nhỏ được đặt xung quanh dây thần kinh số X quanh cổ bệnh nhân. Sau 1 tháng kích thích dây thần kinh đặc biệt này, khả năng tập trung, hoạt động não bộ và sự vận động của bệnh nhân được cải thiện đáng kể, giúp đối tượng chuyển từ tình trạng hôn mê sang có ý thức tối thiểu. Số liệu cũng ghi nhận hoạt động não thay đổi mạnh mẽ, với các dấu hiệu gia tăng liên lạc giữa những vùng não bộ cũng như ở các khu vực liên kết với vận động, cảm giác và nhận thức. Biện pháp kích thích tương tự cũng đã chứng minh hỗ trợ một số bệnh nhân mắc chứng động kinh và trầm cảm.
Giờ đây, Giáo sư Sirigu và nhóm của bà mong muốn có thể áp dụng liệu trình trên cho các bệnh nhân bị tổn thương não nhẹ hơn trường hợp của bệnh nhân Pháp. Phát hiện mới đã mang lại hy vọng cho gia đình của các bệnh nhân bị tình
trạng thực vật kéo dài, và một ngày nào đó có thể thiết lập lại một số hình thức trao đổi cơ bản với người bệnh.
Bé trai 5 tháng có làn da mỏng như cánh bướm
http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/be-trai-5-thang-co-lan-da-mong-nhu-canh-buom-811052.html
Căn bệnh lạ khiến cho bé trai 5 tháng tuổi có làn da mỏng manh như cánh bướm mà ngay cả cái ôm của mẹ cũng khiến bé bị tổn thương.
Bé trai Lennon Gregory, ở Masontown, thị trấn Pennsylvania, quận Fayette, tiểu bang Pennsylvania, Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh epidermolysis bullosa (EB) chỉ 26 giờ sau khi chào đời.
Việc chẩn đoán này đồng nghĩa với việc những thứ đơn giản như tã, cách tắm, cho ăn hay thậm chí là ôm ấp bé cũng phải thay đổi. Chỉ cần chạm không hơi mạnh vào người cũng có thể khiến cho da của Lennon bị rách. Không những thế, nếu không cẩn thận vệ sinh vết thương hoặc ngăn chặn những vết thương mới thì bé dễ bị nhiễm trùng có thể tử vong.
Mặc dù con mắc bệnh oái oăm nhưng trên tất cả, chị Lennon Shelby, mẹ của Lennon vẫn nói rằng “Con là một đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới”.
EB là chứng bệnh do khiếm khuyết của gen hiện chưa có khả năng điều trị. Bệnh khiến cho làn da mỏng manh như cánh bướm và rất dễ bị rách da gây đau đớn mà phải mất thời gian dài mới có thể chữa lành. Nguyên nhân của bệnh là do thiếu collagen trong da. EB có thể do di truyền từ cha mẹ hoặc do đột biến gen như trường hợp của Lennon.
“Chúng tôi có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Không có bất kỳ lý do gì để chúng tôi nghi ngờ con sẽ mắc một căn bệnh khủng khiếp như vậy”, chị Shelby bày tỏ.
Bé Lennon sinh ngày 4.3 và khi sinh ra bé hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi trở về với mẹ từ phòng chăm sóc sau sinh, các bác sĩ đã thông báo với cha mẹ về sự bất thường này.
“Họ nói rằng da của con có vấn đề và nghi ngờ bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc herpes. Thế nhưng sau đó tình trạng này càng lan rộng ra. Lennon được đưa vào phòng cách ly. Khi các bác sĩ cởi tất khỏi chân cho con thì mới hiểu sự việc rất nghiêm trọng”, chị Shelby kể lại.
Chị Shelby chia sẻ thêm: “Tôi chưa bao giờ nghe đến bệnh này trước đây. Lúc đầu các bác sĩ nói rằng tôi có thể không bao giờ được phép bế con vì sẽ khiến da con bị tổn thương. Dù vậy chúng tôi nghĩ rằng phải tìm mọi cách chứ không thể đứng im nhìn con mà không được ôm con vào lòng”. Lennon là con đầu lòng của vợ chồng chị Shelby.
Đến nay đã 4 tháng kể từ ngày bác sĩ thông báo Lennon mắc bệnh EB và càng ngày bé càng cần sự chăm sóc của mẹ. Mỗi ngày bé cần được bôi kem để bảo vệ da và uống 3 loại thuốc khác nhau. Hầu như lúc nào trên người bé cũng có vết thương.
Đôi khi chúng tôi mua quần áo mới cho con và đường may cũng có thể khiến cho da con bị cứa rách. Chúng tôi đã phải rất cẩn trọng trong mọi việc. Thậm chí trong mũi, miệng của con cũng có mụn nước và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào. Con rất khó khăn trong việc ti bình sữa.
Ngoài ra chúng tôi rất khó khăn trong việc nói với con không được ngậm tay. Lennon chưa đủ lớn để hiểu được lời mẹ nói”. Cha mẹ của Lennon cũng chỉ được phép tắm cho con vài lần mặc dù cậu bé rất thích tắm.