Sở Y tế Quảng Trị: Phenol vẫn là chất độc nguy hiểm!
Đ.Đức
Liên quan đến vụ phát hiện chất phenol ở trong lô cá nục 30 tấn, lãnh đạo ngành Y tế tỉnh Quảng Trị vẫn tái khẳng định, phenol là chất độc, nếu ăn vào sẽ tích lũy dần gây nguy hiểm đối với sức khỏe.
Ngày 13/6, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Quảng Trị, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Phòng cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm các lô cá tại cơ sở đông lạnh Dũng Thuộc (khu phố 3, Thị trấn Cửa Tùng, Quảng Trị).
Đối với lô hàng cá nục niêm phong vào ngày 11/6, biên bản được lập ước tính số lượng khoảng 25 tấn, nhưng trong quá trình chia lô lấy mẫu kiểm nghiệm lần này, đoàn kiểm tra xác định tổng số lượng cụ thể của lô hàng khoảng hơn 20 tấn.
Để đảm bảo tính chính xác, đoàn đã chia thành 5 lô, mỗi lô lấy 1 mẫu, mỗi mẫu lấy 1,5kg. Các mẫu này được chia làm 3 phần, một phần được lưu lại cơ sở bà Thuộc, một phần lưu tại cơ sở lấy mẫu, phần còn lại gửi đi kiểm nghiệm.
Sau khi chia lô và lấy mẫu, đoàn đã tiến hành niêm phong và yêu cầu chủ cơ sở tự bảo quản, không được tự ý xuất hàng khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng.
Trao đổi với chúng tôi về căn cứ pháp lý khẳng định phenol là chất gây độc vào cuối giờ chiều 13/6, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Sau khi nghiên cứu các cơ sở, Sở Y tế nhận thấy các văn bản liên quan hiện tại về QCVN quy định hàm lượng phenol trong một số loại hình, hàm lượng phenol có trong nước biển là 0,03 Milligam/lit (quy định tại QCVN 10-MT:2015/BTNMT); Hàm lượng phenol và dẫn xuất phenol có trong nước ăn là 1 Microgam/lit (µg) (quy định tại QCVN 01:2009/BYT); Hàm lượng phenol có trong bao bì tiếp xúc trực tiếp hoặc làm từ nhựa phenol là 5 Microgam/lit (QCVN 12-1: 2011/BYT). Như vậy, so với các căn cứ nêu trên đều thấp hơn hàm lượng phát hiện trong lô cá nục là 0,037 mg/kg”.
Ngay sau khi có kết quả kiểm nghiệm và dựa các căn cứ trên, Sở Y tế có báo cáo gửi UBND tỉnh đề nghị tiêu hủy. Trước lúc tiêu hủy đã niêm phong, đồng thời làm việc với các ngành để có căn cứ tiêu hủy.
Ông Thành cũng nhấn mạnh, phenol là chất ít phân hủy, tác động đến thần kinh, tim mạch, máu,… dù chất này có thể không gây độc ngay nhưng tích lũy dần, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ông Trần Văn Thành cho biết, lần lấy mẫu kiểm nghiệm này cũng sẽ kiểm tra, xét nghiệm tất cả các chất khác, riêng về chất phenol sẽ kiểm tra kỹ hơn.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/so-y-te-quang-tri-phenol-van-la-chat-doc-nguy-hiem-20160614071239002.htm
Vụ sai phạm đấu thầu thuốc và trang thiết bị: Chuyển cơ quan công an điều tra
Thúy Diễm
Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Kết luận Thanh tra về việc đấu thầu thuốc và mua sắm trang thiết bị y tế tại Sở Y tế tỉnh. Qua đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo làm rõ những sai phạm đói với từng cá nhân, tập thể và chuyển hồ sơ qua cơ quan công an để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Tổ chức đấu thầu thuốc sai quy định
Về đấu thầu thuốc, từ năm 2011 đến tháng 9/2015, Sở Y tế tổ chức 3 đợt đấu thầu thuốc gồm: Năm 2011 – 2012, năm 2012 – 2013 và năm 2013 – năm 2014. Trên cơ sở lựa chọn nhà thầu trúng thầu thuốc, Sở Y tế ký hợp đồng nguyên tắc với các đơn vị trúng thầu và các cơ sở y tế căn cứ hợp đồng nguyên tắc để ký hợp đồng mua bán hàng hóa với đơn vị trúng thầu. Việc mua sắm và thanh quyết toán do các cơ sở y tế thực hiện.
Đối với gói thầu năm 2011 - 2012, Thanh tra tỉnh phát hiện 514 triệu đồng của 12 loại giá trúng thầu cao hơn giá bán buôn kê khai với cục Quản lý Dược sau khi so sánh giá các loại thuốc trong 13 gói thầu. Số tiền này đã được Sở Y tế thu hồi và chuyển vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ Tài chính.
Gói đấu thầu thuốc năm 2013 - 2014 đã vi phạm quy định khi gia hạn các gói thầu năm 2011-2012 thay vì tổ chức đấu thầu thuốc bằng tờ trình đề nghị và được UBND tỉnh cho phép thực hiện và bổ sung kế hoạch đấu thầu thuốc năm 2012 - 2013. Hậu quả là có đến 506 mặt hàng thuốc không trùng tên đã được thanh toán cho nhà thầu với giá cao so với giá trúng thầu thấp nhất tại các tỉnh giáp ranh với số tiền lên đến hơn 5,5 tỷ đồng.
Về gói đấu thầu thuốc năm 2014 - 2015, Sở Y tế đã lập kế hoạch đấu thầu mua thuốc chưa đủ các thủ tục, không phù hợp với niên độ tài chính và không đúng quy định.
Mua sắm trang thiết bị y tế gây lãng phí
Sở Y tế Đắk Lắk cũng có những sai phạm trong việc mua sắm trang thiết bị y tế trong giai đoạn 2011 - 2014. Cụ thể, Sở Y tế đã chi hàng trăm tỷ đồng để mua sắm các máy móc ghi sản xuất tại Nhật nhưng kiểm tra lại là hàng Trung Quốc; nhiều loại máy trong hợp đồng không ghi rõ năm sản xuất mà chỉ ghi hàng mới 100%... gây thất thoát hàng chục tỷ đồng.
Có nhiều đơn vị được bàn giao thiết bị y tế nhưng khi kiểm tra đã hư hỏng dù chưa sử dụng đến và một số trang thiết bị chưa được sửa chữa gây lãng phí. Điển hình như Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Năng mua đầu đốt lò rác thải, ống khói trị giá hơn 111 triệu đồng năm 2011 đã bị hỏng và đã phải thanh lý; Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắk vào năm 2011 mua bộ dụng cụ phẫu thuật ngoại khoa mắt 90 triệu đồng và bộ dụng cụ phẫu thuật khoa xương 190 triệu đồng nhưng đến nay vẫn chưa một lần được sử dụng...
Trước những sai phạm về việc đấu thầu thuốc và mua sắm trang thiết bị tại Sở Y tế Đắk Lắk, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu Giám đốc Sở Tài chính hằng năm tham mưu cho UBND tỉnh giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho Sở Y tế; Giao Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị tham mưu UBND tỉnh tổ chức họp kiểm điểm và có hình thức xử lý đối với các cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Y tế và UBND tỉnh trong việc không tổ chức đấu thầu mua thuốc.
Giao Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức họp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, các nhân trong việc cho phép Sở Y tế được gia hạn thực hiện, bổ sung kế hoạch đấu thầu thuốc gói năm 2012 - 2013 không đúng quy định.
Đồng thời, Giám đốc Sở Y tế phải chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ nhất là bộ phận trực tiếp tham mưu đấu thầu; chỉ đạo Giám đốc các bệnh viện đơn vị trực thuộc hàng năm phải dự trù nhu cầu sử dụng thuốc và thiết bị y tế với thực tế, nhu cầu sử dụng. Giám đốc Sở phải tổ chức họp kiểm điểm, quy rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với các cá nhân, tập thể có liên quan đến các sai phạm.
UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã chuyển cơ quan điều tra công an tỉnh để xem xét, làm rõ các sai phạm về 506 mặt hàng thuốc không trùng tên đã thanh toán trong thời gian chậm đấu thầu có giá trị cao hơn giá đấu thầu thuốc thấp nhất của các tỉnh giáp ranh với số tiền trên 5,5 tỷ đồng và việc mua sắm trang thiết bị y tế từ 2011 - 2015 tại Sở Y tế Đắk Lắk.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/vu-sai-pham-dau-thau-thuoc-va-trang-thiet-bi-chuyen-co-quan-cong-an-dieu-tra-20160614141005026.htm
TP Vinh: Phát hiện kho thực phẩm cho trẻ hết đát nhập từ Trung Quốc
Nguyễn Duy
Đội cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường công an TP Vinh (Nghệ An) vừa bắt giữ một khối lượng lớn thức ăn và nguyên liệu chế biến thức ăn cho trẻ em có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đã hết đát.
Theo đó, trong quá trình kiểm tra tại kho hàng số 1A đường Thái Phiên, phường Hồng Sơn - TP Vinh của chị Hoàng Thị Mỹ (SN1982, trú tại Quảng Thọ, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) -Đội cảnh sát môi trường công an thành phố Vinh đã phát hiện trong kho đang chứa một số lượng lớn hàng hóa do Trung Quốc sản xuất đã hết đát.
Số lượng hàng hoá này gồm: 50kg quẩy ngô; 800 gói kẹo các loại; 2000 hộp C ngậm cho trẻ em; 6 hộp bột sữa, một số đồ chơi bạo lực là súng đạn nhựa và 250kg mứt chùm ruột, 200kg dứa là nguyên liệu để chế biến các loại chè thập cẩm.
Điều đáng nói, qua kiểm tra, chị Hoàng Thị Mỹ không xuất trình và không có bất cứ loại giấy tờ nào chứng minh nguồn xuất xứ của lô hàng nói trên. Đặc biệt, lô toàn bộ số hàng này đã hết hạn sử dụng.
Lực lượng cảnh sát môi trường công an thành phố Vinh đã lập biên bản thu giữ toàn bộ để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/phat-hien-kho-thuc-pham-cho-tre-het-dat-nhap-tu-trung-quoc-20160614133325155.htm
Đắk Lắk: 8 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn thịt chó
Thúy Diễm
Để đãi bà con, láng giềng đã giúp gia đình mình dựng trụ tiêu ông A Ma Rom đã mua 2 con chó về làm thịt. Sau khi ăn xong, 8 người đã bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu.
Chiều 14/6, bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, bệnh viện đã cấp cứu cho 8 bệnh nhân ngộ độc do ăn thịt chó và đã có 3 bệnh nhân được cho xuất viện.
Theo bác sĩ Anh, vào chiều ngày 13/6, 8 bệnh nhân được đưa vào bệnh viện đều có chung triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn và tiêu chảy cấp. Các bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thịt chó, sau khi điều trị đến nay 3 người đã ra viện và 5 người đang nằm theo dõi thêm.
Theo thông tin ban đầu, vào sáng ngày 13/6, gia đình ông AMa Rom (38 tuổi, trú tại buôn Đung B, xã Ea Khal, huyện EaH'leo) đã nhờ họ hàng, láng giềng tới giúp dựng trụ tiêu. Ông AMa Rom đã mua 2 con chó (1 còn sống, 1 đã chết) của một người dân ở thị trấn Ea Đrăng (huyện Ea H’leo) đem về làm thịt đãi cơm trưa.
Sau khi ăn xong, 8 người có biểu hiện của ngộ độc và được người thân nhanh chóng đưa đi bệnh viện cấp cứu.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/8-nguoi-nhap-vien-cap-cuu-sau-khi-an-thit-cho-20160614142508249.htm
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/8-nguoi-bi-ngo-doc-sau-khi-an-thit-cho-3419977.html
Bệnh viện Trung ương Huế: Lấy thành công chiếc nhíp mắc trong... ruột
Đại Dương
Sáng ngày 13/6, kíp mổ khoa Ngoại nhi - Cấp cứu bụng, Bệnh viện Trung ương Huế do Th.s. Phạm Xuân Đông mổ chính đã tiến hành phẫu thuật nội soi hoàn toàn thành công một trường hợp hy hữu dị vật trôi xuống ruột.
Theo đó, bệnh nhân là Trần Kim H. (29 tuổi, ở Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã nuốt dị vật là cây nhíp đã gần 1 tháng nay. Bệnh nhân đau bụng tăng dần không đỡ nên vào nhập viện Khoa Ngoại nhi - Cấp cứu bụng, bệnh viện Trung ương Huế. Tại đây các bác sĩ đã theo dõi sát, tiến hành lấy dị vật bằng nội soi qua đường miệng nhưng thất bại.
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi lấy dị vật. Ekíp phẫu thuật và ekip gây mê của BS. Nguyễn Trung Hậu đã tiến hành phẫu thuật hoàn toàn nội soi qua ổ bụng lấy dị vật cho bệnh nhân.
Do bệnh nhân nuốt dị vật đã lâu nên tá tràng viêm dính sát vào thành bụng. Sau hơn 1 tiếng phẫu thuật cuộc mổ đã thành công tốt đẹp, bệnh nhân hậu phẫu hoàn toàn ổn định.
Đây là trường hợp đặc biệt thứ 2 trong năm do khoa Ngoại nhi – Cấp cứu bụng thực hiện thành công hoàn toàn bằng nội soi ổ bụng.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/lay-thanh-cong-chiec-nhip-mac-trong-ruot-20160614075735458.htm
Phó Thủ tướng gặp gỡ 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu
Chiều 14/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp mặt đoàn 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu Việt Nam năm 2016.
Ghi nhận và đánh giá cao những hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Bộ Y tế và Đoàn 100 người hiến máu tình nguyện của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh máu là thuốc quý nhất, cần nhất của con người.
Giọt máu của những người hiến máu tình nguyện không chỉ đơn thuần là liều thuốc để cứu người mà đó còn là tấm lòng yêu nước thương nòi, ý thức dân tộc. Ý thức vì cộng đồng này cần được lan tỏa, và nhân rộng trong toàn xã hội.
Hoan nghênh phong trào vận động hiến máu tình nguyện đã được thực hiện tốt trong thời gian qua và sáng kiến về việc thành lập ngân hàng máu sống, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ hiến máu là hoạt động rất ý nghĩa nhưng còn nhiều điều trăn trở như cần trang bị tiếp các phương tiện để dự trữ, thu gom máu ở các địa phương...
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện và Bộ Y tế cần đẩy mạnh hoạt động tình nguyện này.
Bên cạnh đó, các nhà báo, cơ quan truyền thông cần tiếp tục tuyên truyền, làm cho giá trị của hoạt động hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện lan tỏa trong cộng đồng xã hội.
Báo cáo tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết đến nay, 100% tỉnh, thành phố, 98% số quận huyện, 71% số xã, phường đã lập Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện.
Trong 8 năm trở lại đây, từ khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 235/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, tổng lượng máu vận động và tiếp nhận của toàn quốc đạt hơn 6,7 triệu đơn vị. Từ hơn 5.000 đơn vị máu năm 2008 đã tăng lên hơn 1,3 triệu đơn vị năm 2015.
Lượng máu thu được hàng năm góp phần cứu chữa cho hàng triệu người bệnh cần truyền máu, không để xảy ra tình trạng thiếu máu trầm trọng như những năm trước đây. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp to lớn của những người hiến máu tình nguyện.
Bắt đầu từ 2007 đến nay, Ban chỉ đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương đều tổ chức các hoạt động hưởng ứng nhằm ghi nhận, tôn vinh những người hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện.
Năm nay, Ban chỉ đạo đã tổ chức các hoạt động tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu Việt Nam năm 2016, trong đó, phần lớn là những người hiến máu từ 20-84 lần./
http://www.vietnamplus.vn/pho-thu-tuong-gap-go-100-nguoi-hien-mau-tinh-nguyen-tieu-bieu/391102.vnp
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160614/ton-vinh-100-nguoi-hien-mau-tinh-nguyen-tieu-bieu/1118308.html
http://www.vietnamplus.vn/ton-vinh-100-nguoi-hien-mau-tieu-bieu-viet-nam-nam-2016/391044.vnp
http://www.baohaiquan.vn/pages/ton-vinh-100-nguoi-hien-mau-tieu-bieu6142016828%20pm.aspx
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/837502/ton-vinh-100-nguoi-hien-mau-tieu-bieu-viet-nam-nam-2016
http://khampha.vn/tin-nhanh/ton-vinh-100-nguoi-hien-mau-tieu-bieu-cua-viet-nam-nam-2016-c4a418337.html
Khuyến cáo với du khách tiêm vắc xin trước khi vào Panama
Thảo Linh
Ngày 13/6, Tổng cục Du lịch đã có công văn số 586/TCDL-HTQT gửi các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có kế hoạch đưa khách tới Panama.
Theo đó, Tổng cục Du lịch nêu rõ, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về tình hình dịch bệnh sốt vàng da, Bộ Y tế Panama đã yêu cầu các du khách trên một tuổi bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng bệnh sốt vàng da ít nhất 10 ngày trước khi nhập cảnh Panama.
Theo khuyến cáo trên, Tổng cục Du lịch yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có kế hoạch đưa khách tới Panama thông báo và hướng dẫn du khách Việt Nam thực hiện quy định về việc tiêm vắc–xin trước khi nhập cảnh Panama./.
http://toquoc.gov.vn/sites/vi-vn/details/103/cam-nang-du-lich/147879/khuyen-cao-voi-du-khach-tiem-vac-xin-truoc-khi-vao-panama.aspx
Bộ Y tế tuyên bố không cấm phenol trong thực phẩm
Q. Nam - T. Lộc
Chiều 13-6, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Hùng Long cho biết như vậy.
Ông Long nói:
- Theo báo cáo của Sở Y tế Quảng Trị mà chúng tôi nhận được, trong 6 mẫu cá nục thuộc lô hàng trên 25 tấn được kiểm tra có 1/6 mẫu có phenol hàm lượng 0,037mg/kg cá. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có kiến nghị lên UBND tỉnh đề nghị tiêu hủy lô hàng.
Sáng 13-6, chúng tôi có cuộc họp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả xác định là phenol không có trong danh sách các chất cấm.
Hiện chúng tôi vẫn đang yêu cầu dừng lưu thông lô hàng này và cho lấy tiếp mẫu, gửi kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Trường hợp kết quả không cao hơn hàm lượng đã phát hiện tại Quảng Trị, không ảnh hưởng tới sức khỏe sẽ cho lưu thông.
Cuối tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Quảng trị khẳng định phenol là chất cực độc, chất này cũng có mặt trong sản phẩm công nghiệp và có gây ảnh hưởng tới sức khỏe...
Hiện chưa có bằng chứng phenol gây ra ung thư, nên Viện Nghiên cứu ung thư quốc tế và cơ quan quản lý môi trường của Mỹ không xếp phenol vào nhóm chất gây ung thư.
Liều gây chết 50% đối với sinh vật thử nghiệm là 300-600mg/kg thể trọng nhưng hiện chưa có cơ quan nào quy định giới hạn phenol, ngoại trừ Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu có nghiên cứu về lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được của cơ thể người là 0,18mg/kg thể trọng.
Như vậy, với trọng lượng cơ thể người VN bình thường khoảng 50-60kg và hàm lượng phát hiện được trong cá là 0,037mg/kg cá, mỗi ngày mỗi người ăn 200 gam cá nục trong lô hàng kể trên là không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phenol là một chất rắn/dạng dung dịch không màu hoặc màu trắng, có thể tổng hợp được hoặc có trong tự nhiên và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, có trong nước, không khí hoặc ngay trong nước ngầm. Người ta có thể bị phơi nhiễm phenol qua nhiều đường, như không khí (hít thở), qua đất, nước hoặc môi trường làm việc (môi trường sản xuất nilông, nhựa...).
Đối với thực phẩm, phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, gà rán, thịt rán, hoặc có tự nhiên trong dâu, cà chua, táo, đậu phộng (lạc), ca cao, nho đỏ, sữa.
* Lô hàng này được đánh bắt xa bờ và có chứng nhận an toàn, nhưng thực tế là nhiễm phenol. Theo ông, chứng nhận đánh bắt xa bờ, an toàn như vậy có đảm bảo?
- Đúng, đây là lô cá được đánh bắt xa bờ và chúng tôi đã hỏi bên nông nghiệp xem họ xác định nguồn gốc. Thực tế xét nghiệm 7 loại kim loại nặng trong cá đều không có vấn đề gì. Chúng tôi đề nghị họ vẫn tiếp tục lấy mẫu cá trên thị trường để kiểm tra, trường hợp nào khó có thể gửi các viện chuyên môn ở Hà Nội, TP.HCM để xác định.
* Ông nói phenol không gây ung thư, nhưng những ảnh hưởng sức khỏe khác mà phenol gây ra là gì?
- Phenol không có trong danh mục chất cho phép dùng, nhưng không có nghĩa thực phẩm không có phenol. Nhưng nếu phơi nhiễm phenol ở hàm lượng cao, phenol sẽ làm bỏng/hỏng da, gây phá hủy ruột và nhiều ảnh hưởng khác.
Ngành y tế Quảng Trị vẫn khẳng định phenol là chất cấm
Ngày 13-6, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, cho biết vào sáng cùng ngày đơn vị này vừa cùng với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Phòng cảnh sát môi trường tỉnh Quảng Trị lấy thêm các mẫu cá trong lô cá nục suôn 25 tấn tại kho đông lạnh của bà Lê Thị Thuộc (trú tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh) để gửi ra trung ương kiểm nghiệm.
Chiều cùng ngày, ngành y tế Quảng Trị đã có văn bản gửi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế. Văn bản nói rõ các căn cứ để ngành y tế Quảng Trị khẳng định chất phenol không thể được phép có trong thực phẩm.
Trước thông tin lãnh đạo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm vừa cho rằng chất phenol có thể được dùng trong thực phẩm ở hàm lượng cho phép, ông Thành một lần nữa khẳng định ngành y tế Quảng Trị vẫn giữ quan điểm rằng phenol là chất độc, không được phép có trong thực phẩm.
“Chất này chỉ gây ngộ độc cấp khi uống nhầm hoặc tự tử. Còn với hàm lượng nhỏ như thế này vẫn sẽ gây những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe người sử dụng về lâu dài” - ông Thành nói.
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160614/bo-y-te-tuyen-bo-khong-cam-phenol-trong-thuc-pham/1117852.html
Nghệ An: Gia tăng trẻ bị bệnh quai bị
Từ đầu tháng 6 đến nay, Khoa Truyền Nhiễm - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã điều trị cho khoảng gần 50 ca mắc quai bị, trong đó nhiều ca đã biến chứng sang viêm não.
Hiện tại Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho 10 trẻ mắc và biến chứng do bệnh quai bị.
Mẹ cháu Trần Võ Khánh Huyền (8 tuổi) ở Thanh Chương cho biết: “Ban đầu cháu sưng nóng 2 bên mang tai và kêu đau, có sốt nhẹ. Gia đình đã đưa cháu lên trạm y tế khám và lấy thuốc kháng sinh, thuốc dán về tự điều trị. Sau 1 tuần cháu không thuyên giảm, tình trạng bệnh nặng hơn: sốt cao, nôn mửa, li bì... Gia đình đưa cháu lên khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Sản Nhi thì được biết cháu bị quai bị và đã bị biến chứng viêm não. Hiện tại sau 2 tuần điều trị, cháu đã tỉnh táo, khỏe trở lại, ăn uống tốt”.
BSCKII Nguyễn Văn Sơn- Trưởng Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Sản Nhi khuyến cáo: “Với những trẻ đã mắc bệnh quai bị cần vệ sinh sạch sẽ, cách ly với trẻ khác, người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa sự lây lan của virus.
Đặc biệt, sau khi điều trị khỏi ít nhất 2 tháng cần phải tránh vận động mạnh, không uống đồ có ga để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh cho trẻ từ 12 tháng trở lên, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng bệnh quai bị”.
http://baonghean.vn/y-te-suc-khoe/201606/nghe-an-gia-tang-tre-bi-benh-quai-bi-2705056/
2 cuộc mổ sinh tử xuyên đêm cứu mạng người đàn ông đau tim
iếp nhận bệnh nhân vừa nhồi máu cơ tim nặng vừa phình quai động mạch chủ, tình trạng nguy kịch đến nỗi các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy quyết định tiến hành hai cuộc mổ liên tục kéo dài 10 giờ để cứu người bệnh.
Đau ngực liên tục rồi lan sau lưng, khó thở, vã mồ hôi nhiều, bệnh nhân Huỳnh Văn Ánh được chuyển khẩn từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ lên Chợ Rẫy (TP HCM). Với chẩn đoán choáng tim, phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp, phình quai động mạch chủ ngực dọa vỡ, bệnh nhân 56 tuổi đặt các bác sĩ trước nhiều thử thách khó lường.
Bác sĩ Nguyễn Thái An, Trưởng Khoa Hồi sức Phẫu thuật Tim Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nhồi máu cơ tim có nhiều thể khác nhau, thể nhẹ chỉ có nhồi máu, đau ngực, huyết áp không thay đổi. Riêng bệnh nhân này ở thể nặng, bị choáng tim, phù phổi cấp, tụt huyết áp. Điều trị nội khoa ban đầu không đáp ứng nên đây được xem là một thách thức lớn, cần được nhanh chóng xử lý để tránh nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Về vấn đề phình quai động mạch chủ, với kích thước thông thường 3 cm đã dẫn đến nguy cơ vỡ túi phình và tử vong rất cao. Bệnh nhân Ánh lại phình quai động mạch chủ dạng túi đến 7 cm.
"Chỉ cần mắc một trong hai bệnh lý, bệnh nhân đã đứng trước nhiều nguy cơ tử vong. Làm sao để vừa giải quyết tình trạng nhồi máu cơ tim cấp vừa đồng thời giải quyết túi phình cứu sống bệnh nhân là không hề đơn giản", bác sĩ An nhận định. Nếu chỉ giải quyết nhồi máu cơ tim cấp thì trong thời gian hậu phẫu, bệnh nhân có thể bị vỡ túi phình gây tử vong. Đặt vấn đề giải quyết tình trạng túi phình lên hàng đầu thì cuộc mổ trên một bệnh nhân đang nhồi máu cơ tim cấp là không có khả năng sống sót.
Phải nhanh chóng đưa ra phương án tối ưu trong lúc tính mạng bệnh nhân đang nguy cấp, các bác sĩ quyết định nhờ đến sự hỗ trợ của phương tiện hồi sức hiện đại hơn là máy tuần hoàn ngoài cơ thể ECMO. Kỹ thuật ECMO đã được áp dụng tại bệnh viện nhiều năm nay và trong trường hợp này đã đem lại hiệu quả kỳ diệu.
"Bệnh nhân đang nhồi máu cơ tim cấp nếu ngưng tim, ngưng phổi thì sẽ có nguy cơ tim không đập trở lại. Với máy ECMO hỗ trợ tim phổi, cả hai cuộc mổ đều diễn ra thuận lợi", bác sĩ An chia sẻ. Cuộc mổ đầu tiên kéo dài khoảng hơn 4 giờ, ê kíp cho chạy máy ECMO để phẫu thuật bắt cầu mạch vành trong lúc tim đang đập. Sau đó, bác sĩ tiếp tục ca mổ tiếp theo để dời các mạch máu nuôi não và đặt stent động mạch chủ cho bệnh nhân. Nhờ tim không ngừng đập nên cơ tim và tạng được đảm bảo tưới máu suốt các ca mổ.
Trải qua hai cuộc mổ xuyên đêm đầy căng thẳng từ 18h đến 4h sáng hôm sau, bệnh nhân được duy trì dùng máy ECMO liên tục 7 ngày và các biện pháp hỗ trợ khác. Hiện ông Ánh hồi phục tốt, không đau ngực, không khó thở. Đây là trường hợp cứu sống đầu tiên được báo cáo ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp kèm phình quai động mạch chủ dạng túi.
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/2-cuoc-mo-sinh-tu-xuyen-dem-cuu-mang-nguoi-dan-ong-dau-tim.html
http://plo.vn/suc-khoe/cuu-song-benh-nhan-bi-nhoi-mau-co-tim-rat-nang-634677.html
Xác minh nhân viên y tế ‘nấu cháo’ điện thoại, bệnh nhân dài cổ chờ
Nhị Xuân
Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi BV Bạch Mai yêu cầu khẩn trương xác minh thông tin liên quan đến việc một số báo điện tử có đưa thông tin “Dân xếp hàng chờ nhân viên Bệnh viện Bạch Mai buôn điện thoại”.
Trước đó vào ngày 9/6, chị N.T.A đăng tải bức xúc trên trang cá nhân khi chứng kiến hình ảnh một nữ nhân viên khoa sản, BV Bạch Mai “buôn” điện thoại trong giờ hành chính, trong khi hàng chục bệnh nhân đang xếp hàng chờ phía ngoài.
Thông tin này cũng đã được nhiều bạn đọc chia sẻ đến trang fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế và đề nghị Bộ trưởng xử lý nghiêm tình trạng này.
Công văn của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, ngày 11/6, trên một số báo điện tử đã đưa thông tin phản ánh việc “Dân xếp hàng chờ nhân viên Bệnh viện Bạch Mai “buôn” điện thoại”; “bệnh nhân “tố” nhân viên Bệnh viện Bạch Mai “nấu cháo” điện thoại trong giờ khám bệnh?”… Nội dung báo phản ánh cho rằng nhân viên y tế tại khoa Sản của Bệnh viện “có thái độ khiếm nhã với bệnh nhân”.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai khẩn trương xác minh và giải quyết việc các báo nêu, xử lý nghiêm cá nhân và tập thể nếu có vi phạm theo đúng quy định.
Cục cũng yêu cầu công khai thông tin và kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan báo chí, báo cáo về Cục trước ngày 15/6/2016.
Được biết, sau vụ việc, lãnh đạo Khoa sản đã xác nhận, nữ nhân viên nói trên là nhân viên hợp đồng của khoa./.
http://toquoc.gov.vn/sites/vi-vn/details/66/thoi-su-y-te/147863/xac-minh-nhan-vien-y-te-%E2%80%98nau-chao-dien-thoai-benh-nhan-dai-co-cho.aspx
Gọi 19001740 khi phát hiện sản phẩm sai phạm của URC
Trần Ngọc
“Kết luận của Bộ Y tế ghi nhận một lô sản phẩm Rồng đỏ ly hương dâu (240 ml, sản xuất tại URC Hà Nội ngày 10-11-2015) và một lô sản phẩm trà xanh hương chanh (360 ml, sản xuất tại URC Hà Nội ngày 4-2-2016) có hàm lượng chì cao hơn mức công bố”.
Đó là nội dung trong thông cáo được ông Jai Gamboa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH URC Việt Nam, gửi cho báo chí chiều 14-6.
Theo ông Jai Gamboa, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, URC đang tiến hành thu hồi hai lô hàng nói trên từ các nhà phân phối và bán lẻ. Nếu người tiêu dùng tìm thấy bất cứ sản phẩm trong hai lô hàng sai phạm còn lưu hành, vui lòng liên hệ đường dây chăm sóc khách hàng 19001740 để URC tiến hành thu hồi ngay lập tức.
http://plo.vn/suc-khoe/goi-19001740-khi-phat-hien-san-pham-sai-pham-cua-urc-634697.html
Niêm phong bệnh án cô gái tử vong sau truyền dịch
Lê Phương
Kiểm tra phòng khám Thành Mỹ nơi nữ bệnh nhân 20 tuổi tử vong sau truyền dịch, Sở Y tế TP HCM đã tiến hành niêm phong phiếu điều trị và hồ sơ bệnh án.
Ông Lê Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết ngày 13/6 Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra và yêu cầu Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ cùng Bệnh viện quận Tân Phú báo cáo khẩn về quá trình xử trí khi tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị Tố Uyên. Bệnh viện quận Tân Phú cũng được yêu cầu kiểm thảo tử vong đối với trường hợp bệnh nhân này và gửi về Sở trước ngày 15/6.
Ban Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo lập hội đồng chuyên môn để xác định có hay không sai sót chuyên môn kỹ thuật, lý do bệnh nhân tử vong cũng như nguyên nhân và hậu quả của sai sót chuyên môn kỹ thuật. Kết quả đánh giá của hội đồng chuyên môn và kết quả xử lý của Thanh tra Sở Y tế sẽ được công khai sau khi được Giám đốc Sở Y tế TP HCM phê duyệt.
Ngày 12/6, bệnh nhân 20 tuổi Trần Thị Tố Uyên được bố đưa vào Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ sau khi sốt cao 3-4 ngày. Với tình trạng tụt huyết áp, bệnh nhân được chỉ định truyền dịch song mới chỉ truyền 50-70 cc thì tình trạng trở nặng. Uyên được đưa vào Bệnh viện quận Tân Phú cấp cứu trong tình trạng đã ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ hồi sức tích cực nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/niem-phong-benh-an-co-gai-tu-vong-sau-truyen-dich-3419427.html
Vụ nữ sinh viên tử vong sau truyền dịch: Lập hội đồng khoa học làm rõ
Nguyễn Thạnh
Sở Y tế TP HCM vừa vào cuộc khẩn cấp về vụ nữ sinh tư vong sau truyền dịch tại một phòng khám, đồng thời sơm lập hội đồng khoa học làm rõ nguyên nhân
Liên quan đến trường hợpnữ sinh viên Trần Thị Tố Uyên (20 tuổi, sinh viên một trường Cao đẳng trên địa bàn TP HCM) sau khi truyền dịch tại Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ (quận Tân Phú) và chuyển đến Bệnh viện Tân Phú đã tử vong, sáng 13-6, Sở Y tế TP HCM đã khẩn trương vào cuộc. Theo đó, Thanh tra Sở Y tế đã trực tiếp đến kiểm tra tại Phòng khám Thành Mỹ và Bệnh viện Quận Tân Phú. Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành thu thập các thông tin cần thiết và niêm phong phiếu điều trị của bệnh nhân Trần Thị Tố Uyên tại Phòng khám Thành Mỹ và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân này tại Bệnh viện quận Tân Phú. Đồng thời, Thanh tra Sở Y tế cũng yêu cầu Phòng khám đa khoa Thành Mỹ và Bệnh viện quận Tân Phú báo cáo khẩn về quá trình xử trí bệnh nhân tại cơ sở cho Thanh tra Sở Y tế. Bệnh viện quận Tân Phú cũng được yêu cầu tiến hành kiểm thảo tử vong đối với trường hợp bệnh nhân Trần Thị Tố Uyên và gửi về Sở Y tế TP.HCM trước ngày 15-6
Ngoài ra, Ban Giám đốc Sở Y tế cũng chỉ đạo sớm lập hội đồng chuyên môn của Sở Y tế để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật, xác định nguyên nhân tử vong cũng như xác định nguyên nhân và hậu quả của sai sót chuyên môn kỹ thuật. Kết quả đánh giá của hội đồng chuyên môn và kết quả xử lý của Thanh tra Sở Y tế sẽ được công khai ngay.
Trước đó, sáng 12-6, nữ sinh Trần Thị Tố Uyên đi bưng quả cho đám cưới và có biểu hiện mệt mỏi nên được bạn đưa về. Ngay sau đó, ông Trần Thanh Bình (52 tuổi, cha Tố Uyên) đã đưa con gái đến Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ (số 131 Tân Hương, P.Tân Quý, Q.Tân Phú) kiểm tra sức khỏe. Tại đây, Tố Uyên được xét nghiệm máu và truyền dịch. Sau đó người cha về nhà ăn cơm trưa rồi quay lại đón con. Tuy nhiên, khoảng 30 phút sau, phía phòng khám gọi điện thông báo tình trạng sức khỏe con ông không tốt. Tức tốc trở lại phòng khám, ông được thông báo con mình đã được chuyển đến Bệnh viện quận Tân Phú. Thông tin từ Bệnh viện Tân Phú cho hay bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ ở đây đã tích cực cấp cứu hồi sinh tim, phổi suốt 1 tiếng đồng hồ nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
http://nld.com.vn/suc-khoe/vu-nu-sinh-vien-tu-vong-sau-truyen-dich-lap-hoi-dong-khoa-hoc-lam-ro-20160614105333973.htm
Phớt lờ lệnh cấm lựa chọn giới tính thai nhi
Tường Lâm
Trước thực trạng mất cân bằng giới tính đang ngấp nghé ở mức 109 - 110 trẻ trai/100 trẻ gái và ngày càng có xu hướng chênh lệch nghiêm trọng, UBND TPHCM vừa ban hành chỉ thị về việc tăng cường giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh. Trước đó, Bộ Y tế cũng đã “cấm tiệt” các cơ sở y tế công bố giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, kể cả “ám hiệu, ám chỉ”, nhưng xem ra vẫn chưa đủ tính răn đe.
Đủ trò “ám hiệu, ám chỉ” giới tính
Vừa chở người vợ trẻ về tới nhà ở quận 7 sau khi đi khám thai định kỳ ở một bệnh viện phụ sản lớn của TPHCM, anh Hùng hớn hở khoe cùng cả xóm: “Thằng cu nhé. Kỳ này phải báo cho ông bà nội ở quê ăn mừng to mới được”. Thai kỳ đang ở tháng thứ hai nhưng xem ra vợ anh Hùng đã có bụng lùm lùm, tăng cân thấy rõ. Khi được hỏi sao biết được trai gái sớm vậy, anh Hùng cười khà: “Trong khi ngồi ngoài chờ đến lượt vợ vô siêu âm nghe mấy ông chồng bàn tán rằng bác sĩ không cho biết giới tính, nhưng nếu muốn biết chỉ cần hỏi bâng quơ là đái ngồi hả bác. Nếu bác sĩ gật đầu thì là gái, lắc đầu là trai. Thế thôi”… Tương tự, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Nh. (ngụ Gò Vấp) mới cưới 3 tháng đã dính bầu cũng cho biết vừa đi khám ở một phòng khám phụ sản trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp) và vui mừng vì có con trai đầu lòng. “Ôi! Phòng khám sản nào chả thế. Tháng trước tụi em khám bên Tân Bình cũng đã biết giới tính rồi. Bác sĩ nói thẳng toẹt trai - gái luôn. Nếu không thì ai mà thèm tới khám”, chị Nhung cười…
Ghi nhận tại các cơ sở sản phụ khoa cho thấy hầu hết thai phụ đi khám định kỳ đều nôn nóng biết giới tính thai nhi. Khi được hỏi, một thai phụ hồi hộp đang chờ khám ở Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ nói: “Thai nhi đã tròn 14 tuần tuổi, hôm nay bác sĩ hẹn tái khám và siêu âm nhưng liệu có được biết trai hay gái không thì nhờ bác sĩ thương tình”. Tiếp xúc với nhiều thai phụ, họ cũng thừa nhận đã biết giới tính con mình thông qua những ám hiệu của bác sĩ. Chẳng hạn như: chúc mừng có người chống gậy; tương lai làm bà nội nhá; đái đứng nhá; quả ớt cay thế;…
Trước sự nghiêm cấm của Bộ Y tế, các bệnh viện phụ sản còn lo ngại, “úp mở” tiết lộ giới thai nhi, nhưng theo một thanh tra Sở Y tế TPHCM, tại các phòng khám phụ sản tư nhân việc công bố giới tính là “chuyện thường ngày”. Với công nghệ tiên tiến như siêu âm 3D, 4D (siêu âm 3 chiều, 4 chiều) cùng với các kỹ thuật xét nghiệm, việc biết giới tính trước sinh trở nên dễ dàng, thậm chí chỉ trong vài phút. Hơn nữa chi phí cũng không đắt đỏ lắm nên không ít thai phụ muốn biết giới tính con mình. Điều này cũng như “con dao hai lưỡi” vì vẫn còn tình trạng lựa chọn giới tính ở một bộ phận người dân.
Lo ngại gia tăng chênh lệch giới tính
Mặc dù Pháp lệnh Dân số đã “mở” hơn khi cho các cặp vợ chồng có quyền lựa chọn số con. Vậy nhưng qua thống kê mới đây của Tổng Cục dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ - Bộ Y tế) cho thấy đang có xu hướng tỷ lệ sinh giảm, nhất là ở các khu vực thành thị. Đặc biệt, tỷ lệ sinh giảm đáng kể ở các cặp vợ chồng trẻ do nhiều yếu tố. Hơn nữa, tỷ lệ chênh lệch giới tính nam/nữ vẫn chưa được cân bằng và có nguy cơ ngày càng giãn cách xa khi số trẻ sơ sinh nữ nhiều hơn trẻ nam. Theo Chi cục DS-KHHGĐ TPHCM, tỷ số giới tính khi sinh hàng năm của thành phố đang ở xấp xỉ 109 - 110 trẻ trai/100 trẻ gái. Đây là một thực tế mà các nhà quản lý dân số đang rất “đau đầu” bởi nguy cơ ảnh hưởng cân bằng dân số trong tương lai.
Theo ông Trần Văn Trị, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TPHCM, mức sinh ở TPHCM có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới và tác động trực tiếp đến cơ cấu dân số của TP. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở TPHCM năm 2015 vào khoảng 1,35-1,36 con/phụ nữ. “Nếu mức sinh không được cải thiện, sẽ dẫn đến nguy cơ dân số suy giảm, thiếu nguồn lao động, giai đoạn cơ cấu dân số vàng ngắn lại, già hóa dân số diễn ra nhanh… gây bất lợi đối với sự phát triển kinh tế-xã hội”, ông Trị cho biết.
Trong khi đó, theo Tổng cục DS-KHHGĐ, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh của cả nước đã là 112,6 bé trai/100 bé gái. Tỷ lệ này gia tăng rất cao so với kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 ở mức 110,5 bé trai/100 bé gái và không có sự chênh lệch đáng kể giữa khu vực thành thị và nông thôn. Theo các chuyên gia y tế, với các kỹ thuật xét nghiệm và chẩn đoán y khoa tiên tiến, thai phụ có thể biết trước được giới tính con mình gần như chính xác đến 100%. Cùng với đó là có thể can thiệp lựa chọn để tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ theo ý muốn!
Trước thực trạng nói trên, UBND TPHCM vừa có chỉ thị yêu cầu Sở Y tế TP hướng dẫn các cơ sở y tế có chuyên khoa sản trên địa bàn không cung cấp dịch vụ liên quan đến khả năng lựa chọn giới tính thai nhi; tập huấn bắt buộc các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn thai nhi cho đội ngũ cán bộ y tế; đẩy mạnh truyền thông giáo dục về hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính và quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ liên quan chẩn đoán giới tính thai nhi... Tại hội nghị về DS-KHHGĐ mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cũng nhấn mạnh Bộ Y tế cấm tuyệt đối các cơ sở y tế, phòng khám siêu âm công bố giới tính thai nhi dưới mọi hình thức nhằm tránh việc lựa chọn giới tính.
http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/6/424133/
Đã xác minh được bác sĩ mạt sát, ước nhà báo 'yên nghỉ'
Nguyễn Huệ
Sở Y tế TP. HCM đã truy tìm ra vị bác sỹ nói câu: "Tối nay đi trực mà gặp nhà báo ngừng tim thì tôi sẽ theo ý trời”.
Trên mạng xã hội facebook, facebooker B.N.T. đã bình luận câu: “Giá mà cả ngành báo này yên nghỉ thì cái xã hội này sẽ đỡ điên loạn”, trên vào một dòng trạng thái về một bài báo mà người này cho là đặt tít không đúng sự thật.
Anh ta còn viết thêm “…Tối nay đi trực mà gặp nhà báo ngừng tim thì tôi sẽ theo ý trời”. Cũng trong status trên, B.N.T. không tiếc lời chê bai, mắng chửi các nhà báo là không có não…
Nhiều nhà báo bức xúc về bình luận này của nickname B.N.T. Theo tìm hiểu, được biết người này công tác trong ngành y tế tại TP. HCM.
“Sở Y tế TP. HCM hoàn toàn không đồng ý với bình luận của nickname B.N.T trên facebook. Sở Y tế TP. HCM luôn trân trọng và đánh giá cao sự hỗ trợ của các nhà báo, phóng viên báo, đài trong việc việc phản ánh các thông tin liên quan đến tình hình khám chữa bệnh, bệnh dịch, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ.
Các hoạt động truyền thông của báo, đài về những thành quả và ngay cả những góp ý, phản ánh, phản biện về tồn tại, hạn chế của ngành y tế, chắc chắn đã cùng ngành y tế góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân”.
Đồng thời, ông Lê Anh Tuấn cũng nêu, trên thực tế, Sở Y tế TP. HCM luôn có sự hợp tác tốt với phóng viên các, báo đài và mong muốn trong thời gian sắp tới, sự hỗ trợ, hợp tác sẽ ngày càng tốt đẹp và vững bền hơn.
Riêng về bác sĩ có nickname B.N.T, qua rà soát của Sở Y tế TP. HCM, hiện bác sĩ này không còn công tác tại các cơ sở y tế công lập của thành phố.
Sở Y tế TP. HCM khẳng định ý kiến của nickname B.N.T chỉ là ý kiến cá nhân, không đại diện cho đại đa số cán bộ y tế thành phố đang ngày đêm tận tụy chăm lo cho sức khỏe của nhân dân, và luôn coi công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân là nghĩa vụ thiêng liêng của chính mình.
“Bác sĩ có nickname B.N.T phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về các phát biểu của mình khi tham gia các mạng xã hội”, ông Tuấn cho hay.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Sở Y tế TPHCM cũng gửi lời chúc mừng những thành tựu to lớn đạt được của ngành báo chí. Sở Y tế TP. HCM cũng gửi lời chúc tới tất cả phóng viên cùng các đồng nghiệp sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
http://www.nguoiduatin.vn/tin-moi-da-xac-minh-duoc-bac-si-mat-sat-uoc-nha-bao-yen-nghi-a245275.html
Số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đã lên tới con số 500
Phương Thu
Ngày 14/6, Nhóm Chống thực phẩm bẩn tiếp tục công bố 43 điểm vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước, nâng tổng số vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm lên con số gần 500 vụ.
Trong lần công bố này, ngoài những thực phẩm luôn đứng đầu danh sách vi phạm vệ sinh ATTP như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, thịt bò hay mỡ bẩn, dầu bẩn với số lượng lớn đã quá quen thuộc với người tiêu dùng thì đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của chất Phenol. Đây là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được phép có trong thực phẩm nhưng lại phát hiện chất này có trong cá nục đông lạnh với khối lượng lên tới 30 tấn với hàm lượng là 0.037mg/kg.
30 tấn cá - 30.000kg - ít nhất 30.000 hộ gia đình có thể bị nhiễm độc nếu số cá này được tuồn ra thị trường một cách chót lọt. Tuy nhiên, đây chỉ là lô hàng bị phát hiện, câu hỏi đặt ra là liệu có bao nhiêu tấn cá nhiễm độc đã và đang trên đường đến với mâm cơm mọi nhà mà cơ quan chức năng không phát hiện?
Đứng thứ 2 là tình trạng thực phẩm bị làm giả cũng đang ở mức báo động: Nước khoáng giả, dấm ăn giả, rượu giả, bột ngọt giả, đường giả... Còn lại vẫn là các mặt hàng như: trứng, măng, bột mỳ, mỳ sợi, rau củ quả...
Đến nay đã là lần thứ 10 công bố danh sách địa chỉ đen về ATTP bóc trần gần 500 cơ sở kinh doanh vi phạm vệ sinh ATTP nhưng thực phẩm bẩn vẫn đang có những diễn biến hết sức phức tạp, cuộc chiến chống thực phẩm bẩn có lẽ là cuộc chiến cam go trường kỳ nhất và rất cần sự chung tay của cả cộng đồng.
Ngày 10/6, lực lượng Công an tỉnh Nghệ An phát hiện tại cơ sở chế biến măng tươi do ông Nguyễn Văn Thi (trú khối 2, phường Bến Thủy, TP Vinh) làm chủ có hàng chục thùng phuy đang ngâm măng trong hóa chất, đồng thời phát hiện hàng chục bao tải chứa măng đã hư hỏng đang bốc mùi hôi thối.
Lực lượng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an tỉnh Nghệ An và Công an phường Bến Thủy đã niêm phong, thu giữ 13 thùng phuy (loại 150 lít) măng ngâm hóa chất và 18 bao tải vàng chứa măng (trọng lượng gần 3 tấn) không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày 11/6, CSGT TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) phát hiện xe tải do Hồ Văn Dũng (người địa phương) điều khiển, nghi vấn chở hàng hóa không rõ nguồn gốc nên yêu cầu dừng kiểm tra. Trên thùng xe, lực lượng chức năng phát hiện chở 8 tấn thịt mỡ động vật, đã bốc mùi hôi thối. Thời điểm kiểm tra, tài xế Dũng đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số mỡ.
Ông Dũng là chủ một cơ sở chế biến mỡ động vật ở TP Tam Kỳ. Kiểm tra tại đây, lực lượng chức năng phát hiện giấy phép kinh doanh của cơ sở đã hết hạn. Cũng tại cơ sở trên, lực lượng thu giữ 5 tấn mỡ động vật bốc mùi, đang được các công nhân chế biến để mang đi tiêu thụ.
http://tuoitrethudo.vn/suc-khoe/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/so-vu-vi-pham-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-%C4%91a-len-toi-con-so-500-33919-110.html
Cấp thẻ BHYT miễn phí cho người dân khu bãi rác Đông Thạnh
D.N.Hà
UBND H. Hóc Môn (TP.HCM) xem xét cấp miễn phí thẻ BHYT cho người dân sống quanh bãi rác Đông Thạnh, có chính sách hỗ trợ 100% người dân thuộc diện chính sách, diện nghèo, cận nghèo và người yếu thế do UBND xã Đông Thạnh đề xuất.
Đó là một trong những chỉ đạo của UBND TP.HCM về giải quyết tình hình ô nhiễm quanh bãi rác trên.
UBND TP cũng giao các cơ quan chức năng vận động các hộ dân chưa khám sức khỏe tiếp tục đến khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần, thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh ung thư của người dân tại khu vực này.
Sở Tài nguyên và môi trường nghiên cứu và đề xuất với UBND TP phương án phục hồi môi trường tại khu vực bãi rác, di dời xử lý chất thải nguy hại khỏi nơi này.
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160614/cap-the-bhyt-mien-phi-cho-nguoi-dan-khu-bai-rac-dong-thanh/1118305.html
Ung thư tuyến giáp không đáng sợ
Thùy Dương
Tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, năm 2014 phát hiện hơn 2.700 ca ung thư tuyến giáp thì năm 2015 con số này lên đến 3.700 ca.
Bệnh ung thư tuyến giáp đang được coi là “cơn dịch” không phải do lây lan mà vì ngày càng nhiều người mắc bệnh được phát hiện sớm.
Ngồi chờ tới lượt điều trị tại khoa y học hạt nhân Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, chị L.T.M.V. (24 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) kể chị “tình cờ” phát hiện mắc bệnh ung thư tuyến giáp vào tháng 11-2015.
Phát hiện bệnh qua xem clip
V. nhớ buổi sáng hôm đó chị cùng chị gái vào mạng Internet xem một clip về bệnh bướu cổ. V. xem rồi sờ lên cổ kiểm tra như clip này hướng dẫn và bất ngờ thấy một cục chạy lên chạy xuống ngay ở cổ. Cục này “hiện rõ” khi V. nuốt nước miếng.
Lo lắng, V. đến một phòng khám tư nhân chuyên về ung bướu ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM siêu âm. Buổi chiều đến lấy kết quả, bác sĩ thông báo V. có u trên cổ nhưng để biết u lành tính hay ác tính phải chích dịch của u này đi xét nghiệm (sinh thiết). Kết quả sinh thiết cho thấy V. bị ung thư tuyến giáp.
V. nhập viện Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để phẫu thuật và tiếp tục uống iốt phóng xạ. Lúc đầu nghe bác sĩ thông báo V. mắc bệnh ung thư, V. lo lắng và rất buồn. Tuy nhiên, khi nghe bác sĩ tư vấn đa số người mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ được điều trị khỏi nên V. có rất nhiều hi vọng.
Theo TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khỏi cao nhất nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Cụ thể, ung thư tuyến giáp nếu phát hiện ra loại tế bào tốt (dạng nang, dạng nhú) và người bệnh không bị tái phát, di căn thì khả năng chữa khỏi bệnh là 90-97%.
Ung thư tuyến giáp nếu rơi vào những dạng đặc biệt hơn, tức là dạng tủy hay gọi là dạng kém biệt hóa thì kết quả điều trị lại rất xấu. May mắn là 90% người mắc bệnh ung thư tuyến giáp là tuyến giáp dạng nhú, dạng nang.
Những trường hợp ung thư tuyến giáp phát hiện được khi nhỏ xíu (chỉ có kích cỡ 2mm), bệnh nhân chỉ phải cắt một bên thùy của tuyến giáp có ung thư, thùy còn lại vẫn hoạt động bình thường nên không phải uống thuốc.
Với bệnh nhân ung thư tuyến giáp bị cắt cả hai thùy, ngoài việc dùng thuốc hỗ trợ tuyến giáp suốt đời, còn lại sức khỏe và mọi sinh hoạt vẫn gần như bình thường.
Có một cục nhỏ nhỏ ở cổ
Hầu hết người mắc bệnh ung thư tuyến giáp đến Bệnh viện Ung bướu khám với lý do “có cục nhỏ nhỏ ở cổ”. Cục này có thể nhỏ như hạt bắp hoặc to như ngón tay cái dưới da ngay dưới vùng cổ.
TS Quốc Thịnh lưu ý không phải ai sờ thấy một cục ở cổ cũng bị ung thư tuyến giáp. Hiện nay, 90% dân số đều có một cái hạt trong tuyến giáp, tuy nhiên hầu hết những hạt này đều bình thường và chỉ khoảng 1-2% người có hạt này bị ung thư.
Đến bệnh viện vì có một cục ở vùng cổ, bệnh nhân sẽ được siêu âm. Nếu trên hình ảnh siêu âm có gợi ý là ung thư, bệnh nhân sẽ được sinh thiết xem có tế bào ung thư không và tùy sự lớn nhỏ của tế bào ung thư sẽ có cách điều trị khác nhau.
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ gần trọn tuyến giáp và nếu có hạch bác sĩ sẽ nạo thêm hạch. Tùy mức độ ăn lan của tế bào ung thư, bác sĩ quyết định có điều trị thêm bằng chất đồng vị phóng xạ (iốt phóng xạ) hay không.
Khi nghe bác sĩ thông báo phải điều trị bằng chất đồng vị phóng xạ, nhiều người lo sợ sẽ nguy hiểm nhưng thật ra cách điều trị này an toàn.
Theo TS Quốc Thịnh, khác với các tế bào khác trong cơ thể, chỉ tế bào của tuyến giáp mới hấp thu chất iốt phóng xạ. Vì vậy, các bác sĩ mới đưa chất đồng vị phóng xạ vào cơ thể bệnh nhân. Ngoài ra, phương pháp điều trị này cũng đơn giản.
Bệnh ung thư tuyến giáp gặp nhiều ở lứa tuổi khá trẻ từ 30-40 tuổi và ở nữ nhiều gấp 3 lần nam. Đến nay, y học chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp nhưng ghi nhận bệnh hay gặp ở người có tiền căn tiếp xúc với chất phóng xạ trước đây.
Ví dụ người bệnh ung thư ở vùng đầu cổ được xạ trị, nhiều năm sau có thể bị ung thư tuyến giáp, hoặc người sống ở khu vực có rò rỉ hạt nhân của lò hạt nhân hoặc vụ nổ hạt nhân thì tỉ lệ ung thư tuyến giáp tăng lên rất nhiều.
TS Quốc Thịnh khuyên người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những hạt giáp, sau đó nếu bác sĩ nghi ngờ thì cần đến các bác sĩ chuyên khoa về nội tiết hoặc ung thư để khám những hạt giáp này lành hay ác tính.
TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh cho biết ung thư là bệnh có thể phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh như không hút thuốc lá, không uống rượu bia, không ăn thực phẩm nhiều chất béo, không ăn những thức ăn có nguồn gốc không an toàn. Ngoài ra, cần tăng cường vận động, tập thể dục thể thao, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi vì trong rau xanh, trái cây tươi có những chất gắn kết với độc tố trong cơ thể do chuyển hóa và giúp đào thải chúng tốt hơn. Nếu những chất độc không được đưa ra ngoài cơ thể, tới lúc nào đó sẽ làm đột biến tế bào, gây ung thư. |
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160614/ung-thu-tuyen-giap-khong-dang-so/1117762.html
Các chuyên gia thống nhất chất phenol trong cá nục không nguy hại sức khoẻ
Hồng Hải
Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia hóa học, chuyên gia Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tài liệu quốc tế, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế khẳng định hàm lượng Phenol trong cá nục được phát hiện ở Quảng Trị không nguy hại đến sức khỏe.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trước khi công bố thông tin Cá nục nhiễm 0,037mg/kg Phenol không gây hại sức khoẻ, Cục ATTP đã tham khảo ý kiến và có sự đồng nhất ý kiến của các chuyên gia này.
Viện nghiên cứu ung thư quốc tế, cơ quan quản lý môi trường của Mỹ không xếp Phenol vào nhóm hóa chất gây ung thư ở người. Liều gây chết cho khoảng 50% sinh vật thử nghiệm ở trên loài ngặm nhấm là dùng Phenol ở ngưỡng 300 - 600mg/1kg thể trọng.
Đến nay, Việt Nam chưa áp dụng tiêu chuẩn hàm lượng Phenol trong thực phẩm (Việt Nam tuân theo tiêu chuẩn của Codex). “Không áp dụng tiêu chuẩn hàm lượng Phenol trong thực phẩm, không có nghĩa là thực phẩm không được hiện diện của chất này bởi Phenol hoàn toàn có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm phổ biến. Theo đó, Phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, thịt hun khói, ba chỉ rán, gà rán và một số loại trái cây như cà chua, táo lạc, chuối, cam, ca cao, nho đỏ, một số loại quả có màu sẫm đều sẵn có phenol, với hàm lượng khá cao", ông Phong nói.
Trên thế giới cũng chưa một cơ quan, tổ chức nào quy định mức giới hạn của phenol trong hải sản. Duy chỉ có cơ quan quản lý thực phẩm của Châu Âu có nghiên cứu về lượng ăn vào hàng ngày của cơ thể người qua thực phẩm là 0,00018mg/1kg cân nặng của cơ thể. Như vậy, với mẫu cá nục tại Quảng Trị, phát hiện với hàm lượng 0,037mg/kg, nếu so sánh với ngưỡng mà Cơ quan Quản lý thực phẩm châu Âu nghiên cứu thì một người Việt có cân nặng khoảng 50 - 55kg ngày nào cũng ăn 200gram cá có chứa 0,037mg phenol/kg (tương đương nạp vào cơ thể 0.0074mg phenol) thì vẫn ở dưới ngưỡng này và không có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm – ĐH Bách khoa Hà Nội, hợp chất phenol rất dễ hoà tan trong nước. Với hàm lượng 0,037mg/kg cá, 1 gia đình 4 người ăn hết 1kg cá có phenol thì chia đều cũng chỉ có 0,009mg ngấm vào cơ thể 1 người. Đây là lượng phenol rất nhỏ, có thể dễ dàng bài tiết qua da, nước tiểu nên không có khả năng gây ngộ độc cho người dân.
Do đó ông khuyên người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, để cẩn trọng có thể xử lý phenol bằng cách giã đông cá tự nhiên. Theo đó, khi giã đông, để cá không bị nát, có thể lấy nước đá lạnh ngâm cá rồi tháo nước đi, làm 2-3 lần sẽ khiến phenol giảm nồng độ. Đặc biệt nên vứt bỏ da, các mô xốp như ruột, mang cá vì những mô này dễ nhiễm độc hơn.
Trước đó, Chi Cục An toàn thực phẩm Quảng Trị công bố mẫu kiểm nghiệm cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg. Ngay sau khi có xét nghiệm này, Chi cục An toàn thực phẩm đã báo cáo với Sở Y tế, báo cáo lên UBND tỉnh Quảng trị để xin ý kiến tiêu hủy.
Hiện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã chỉ đạo các viện chuyên môn xét nghiệm thêm các mẫu cá nục từ Quảng Trị gửi ra để có câu trả lời chính xác, thông báo đến người dân.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/cac-chuyen-gia-thong-nhat-chat-phenol-trong-ca-nuc-khong-nguy-hai-suc-khoe-2016061418462622.htm
19 năm tủi nhục của người đàn ông bị 'án oan' nhiễm HIV
Năm 1997, ông Khanh được đưa đi xét nghiệm máu và kết luận bị nhiễm HIV.
Sau 19 năm, thấy mình không uống thuốc điều trị mà vẫn khỏe mạnh bình thường, ông Khanh đi xét nghiệm tại 4 bệnh viện trên cả nước thì đều được khẳng định âm tính với HIV.
Sống trong tủi hổ 1/3 đời người
Năm 1997, ông Trần Ngọc Khanh (65 tuổi, thôn Vĩnh Hải, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) được cán bộ y tế của tỉnh Bình Thuận và xã Vĩnh Hảo đến nhà đưa đi lấy máu xét nghiệm HIV. Ông Khanh cho rằng lý do bị xét nghiệm HIV có thể là do ông từng sử dụng ma túy trước đây (ông Khanh nói bỏ ma túy từ trước năm 1997).
Sau đó, cán bộ y tế tới nhà thông báo ông Khanh bị nhiễm HIV và đưa vào diện giám sát ca bệnh tại địa phương, hàng tháng cán bộ y tế tới xem qua một lần. “Nghe tin như vậy tôi bỏ ăn, suy sụp dữ lắm. Người ta nhìn tôi bằng ánh mắt khác, ngay cả vợ con cũng thay đổi thái độ đối với tôi. Thời đó người ta nói với nhau về bệnh siđa rất kinh khủng”,ông Khanh nói.
Sau khi ông Khanh bị kết luận nhiễm HIV, các con và vợ không ăn cơm chung với ông nữa. Nhà vệ sinh trong gia đình chỉ có ông Khanh và vợ sử dụng, 2 người con trai của ông Khanh chạy sang nhà nội hoặc tìm chỗ khác để tắm, đi vệ sinh.
“Tôi hỏi ổng có đi chơi bời gì ở ngoài để mang bệnh HIV không thì ổng trả lời không. Từ khi biết ổng bị nhiễm HIV, tui cũng không dám sinh hoạt vợ chồng với ổng, vì nghĩ tới HIV là tui ớn lắm. Nhưng rồi tôi thấy ổng vẫn cứ sống khỏe chứ không có biểu hiện gì mắc bệnh”, bà Lê Thị Anh (65 tuổi) - vợ ông Khanh nói.
Con trai đầu của ông Khanh là Trần Ngọc Khoan (35 tuổi) cho hay, lúc cha anh bị kết luận nhiễm HIV thì anh mới 16 tuổi. Khi đó, anh Khoan thấy rất bất mãn do nghi cha mình đi chơi bời ngoài đường mang bệnh về nhà. Phần nữa người ngoài biết chuyện xì xào nên anh Khoan luôn sống trong tâm trạng khó chịu.
“Tôi buồn lắm nhưng không có nói ra. Gia đình tôi chỉ buồn vậy thôi chứ không có ghẻ lạnh gì cha tôi thái quá, còn về sinh hoạt chung phải kiêng do ai cũng nghĩ cần phòng tránh cho nhau”, anh Khoan chia sẻ.
Tháng này qua tháng khác, nhân viên y tế đều đặn đến xem tình trạng của ông Khanh, ghi thông tin trên giấy rồi ra về. Ông Khanh nói: “Có đợt một người làm trong trạm y tế xã đến nhà nhìn qua vẻ mặt tôi rồi tặc lưỡi nói tôi sẽ chết sớm hơn mẹ tôi. Mỗi khi đến thăm khám, họ hỏi tôi có bị tiêu chảy không, có phát bệnh gì không, nhưng tôi thấy cơ thể mình vẫn bình thường. Sau đó mẹ tôi già mất đi rồi mà tôi vẫn sống khỏe cho tới nay”.
Theo ông Khanh, cán bộ y tế địa phương hướng dẫn ông Khanh đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận (đường Nguyễn Hội, TP. Phan Thiết) để lấy thuốc uống điều trị HIV, tuy nhiên ông Khanh không đi lấy thuốc vì thấy mình vẫn khỏe.
Mặc dù thấy sức khỏe vẫn rất tốt nhưng người dân xung quanh bảo rằng bệnh này chết từ từ chứ chưa chết hẳn, nên ông Khanh vẫn thấy lo lắng, sống thấp thỏm. Ông Khanh tìm tòi đọc các bài báo về căn bệnh HIV/AIDS, lên mạng tìm hiểu thêm thì được biết bệnh nhân nhiễm HIV nếu uống thuốc điều trị thì khoảng chưa tới 10 năm sau đã tử vong, trong khi đó ông đã sống qua hơn 10 năm rồi vẫn “chưa thấy gì”.
“Hai vợ chồng tui lo cơm áo gạo tiền nuôi mấy đứa con, chứ không nghĩ đến chuyện đi xét nghiệm lại cho ổng. Công việc làm ăn của gia đình cũng gặp khó khăn nhiều lắm vì người ta nói nhà có người bị HIV nên ngại tới”, bà Lê Thị Anh bày tỏ.
Ông Khanh trước đây làm nhân viên bưu tá đi phát báo, bưu phẩm, tại nhà có mở sạp báo bán. Sau khi bị kết luận nhiễm HIV ông chuyển sang làm đại lý bán vé số, tuy nhiên công việc làm ăn không được suôn sẻ do nhiều người ngại tiếp xúc với ông.
“Tôi đi ăn giỗ, vừa đặt đũa gắp miếng thịt gà thì mấy người ngồi cùng bàn sau đó không ai dám gắp đĩa thịt gà đó. Có người còn nói thẳng mặt với tôi là ông bị nhiễm HIV mà giấu phải không. Tui sống nhiều năm trong tủi nhục như vậy”, ông Khanh tâm sự.
“Họ quá vô cảm với thân phận của tôi”
Trong một đêm khuya không ngủ vào tháng 5/2016, ông Khanh suy nghĩ sao đã 19 năm bị nhiễm HIV rồi mà mình không chết, hay người ta đã xét nghiệm nhầm mẫu máu của mình từ năm 1997? Ông Khanh đặt nghi vấn rồi ngay sáng hôm sau ông bắt xe từ Vĩnh Hảo vào TP. HCM làm xét nghiệm.
Cầm phiếu xét nghiệm của Công ty TNHH Y tế Hòa Hảo (TP.HCM) ngày 16/5 cho kết quả âm tính với HIV, ông Khanh quá vui mừng vì đã thoát án tử hình treo lơ lửng suốt 19 năm qua.
“Để cho chắc ăn hơn, 2 ngày sau khi đi Hòa Hảo, tôi đón xe đi Phan Rang tìm đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận làm xét nghiệm tại khoa Hóa sinh - Vi sinh và cũng cho ra kết quả âm tính. Tôi nghĩ bệnh viện ở Ninh Thuận và Bệnh viện Hòa Hảo một nơi là tỉnh lẻ, một nơi là tư nhân nên chưa chắc ăn lắm, do đó tôi đi tiếp vào TP. HCM tìm đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới”, ông nói.
Ngày 19/5, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP. HCM) sau khi xét nghiệm đã cho kết quả ông Trần Ngọc Khanh âm tính với HIV. Ông Khanh bày tỏ những ngày đi xét nghiệm và nhận được kết quả âm tính như trên, dù đã tuổi 65 rồi nhưng ông vẫn cảm thấy ông được hồi sinh để sống lại cuộc đời mới.
“Hồi trước tôi bị kết luận HIV nghe ai nói đến bệnh này tôi đều nghĩ họ đang ám chỉ tôi. Mấy hôm nay tôi nói cho mấy người tôi quen là tôi mới đi xét nghiệm lại thì không có HIV, ai cũng mừng cho tôi”, ông Khanh hồ hởi.
Lục lại hồ sơ căn bệnh HIV của mình, ông Trần Ngọc Khanh thấy nơi lấy mẫu xét nghiệm khẳng định ông bị nhiễm HIV là Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận. Ngày 25/5, ông Khanh đến nơi này đề nghị lấy mẫu xét nghiệm HIV đối với ông.
“Nếu nơi này năm 1997 đã xét nghiệm nhầm lẫn cho tôi thì tôi cũng muốn đến đây để xét nghiệm lại. Nếu kết quả lần này của họ với tôi là âm tính, cũng giống như kết quả 3 nơi kia tôi đã xét nghiệm, thì sẽ chứng tỏ sự nhầm lẫn của họ trong quá khứ”,ông Khanh nêu quan điểm.
Sáng ngày 30/5, ông Khanh đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận lấy kết quả xét nghiệm HIV thì phiếu kết quả ghi kỹ thuật xét nghiệm test nhanh SD Bioline HIV, kết quả âm tính.
Bà Nguyễn Thị Thanh Loan, quyền Trạm trưởng Trạm y tế xã Vĩnh Hảo cho biết nơi này được giao quản lý người bệnh HIV, còn điều trị phát thuốc thì ông Trần Ngọc Khanh phải vào Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận. Bà Loan cho hay ông Khanh có đưa cho bà xem các kết quả xét nghiệm mới đây âm tính với HIV.
Bà cũng hướng dẫn ông Khanh đến Trung tâm y tế huyện Tuy Phong, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận để báo sự việc, xét nghiệm lại để đưa ra khỏi diện theo dõi bệnh HIV. “Ông Khanh được chúng tôi quản lý từ đó đến giờ, thấy sức khỏe ông Khanh cũng tốt, bình thường. Chúng tôi chưa biết là do nhầm hay do ông Khanh uống thuốc điều trị hết nữa”, bà Nguyễn Thị Thanh Loan cho hay.
Ông Nguyễn Quốc Việt - Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, cho biết nếu trường hợp ông Trần Ngọc Khanh xét nghiệm lại không nhiễm HIV thì cơ quan chức năng phải thông báo công khai tại địa phương để cho mọi người biết. Ông Việt cũng gọi điện thoại chỉ đạo cho Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận làm rõ trường hợp của ông Khanh.
Ông Khanh cho hay từ khi ông có kết quả âm tính với HIV đến nay không có cán bộ y tế nào đến hỏi han, giải thích về trường hợp của ông.
“Tôi cần được công bố công khai là tôi không nhiễm HIV. Đây là sự nhầm lẫn chứ HIV không thể tự hết được”, ông Khanh bức xúc. Còn Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận Nguyễn Quốc Việt thì cho rằng sở dĩ không tổ chức đến nhà thăm hỏi ông Khanh vì cho rằng người khác sẽ nghĩ làm gì sai nên mới đến nhà.
http://phununews.vn/19-nam-tui-nhuc-cua-nguoi-dan-ong-bi-an-oan-nhiem-hiv-242925.html
Những thầy thuốc mang quân hàm xanh ở Bù Đốp
Hoàng Liêm
Trong công tác kết hợp quân - dân y bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới, các đơn vị quân - dân y thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước đã tích cực khắc phục những khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, hai trạm xá quân - dân y nằm trên địa bàn huyện Bù Đốp đã nhiều năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đồng bào các dân tộc tại địa phương tin yêu. |
Dân cần là có Nằm trong khu vực tập trung đông đồng bào dân tộc Xtiêng sinh sống của ấp Bù Tam, xã Hưng Phước, Trạm xá quân - dân y Bù Tam thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoàng Diệu đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng khi ốm đau, bệnh tật của bà con từ gần 10 năm nay. Trong vài giờ đồng hồ buổi chiều, chúng tôi ghé thăm trạm xá đã có gần 10 người qua để khám bệnh và xin thuốc. Ngoài những trường hợp đi khám bệnh ngẫu nhiên, trạm cũng thường xuyên chăm sóc và cấp thuốc cho những người dân bị bệnh mãn tính. Cầm trên tay bọc thuốc do trạm xá cấp, cụ Điểu Thị Sơn (70 tuổi) xúc động nói: "Già lớn tuổi rồi nên nhiều bệnh lắm, hay đau đầu, nhức khớp, viêm họng... Gia đình cũng khó khăn cho nên không đi xa để chữa bệnh được. Cũng may là cán bộ ở trạm xá này có cái bụng tốt nên sức khỏe của già ngày càng khá hơn...". Ngoài những trường hợp kể trên, Trạm cũng thường xuyên phải xử lý những ca bệnh đột xuất vào ban đêm. Trung úy, y sĩ đa khoa Cao Văn Phương, Trạm trưởng Trạm quân - dân y Bù Tam nhớ lại: "Có lần, gần nửa đêm, trong khi trời đang mưa tầm tã thì có một bà cụ tới trạm xá xin thuốc cho người cháu đang bị sốt ở nhà. Tôi nhanh chóng lấy xe máy chở bà cụ về nhà, cách trạm xá khoảng ba km, mang theo nhiệt kế, dụng cụ đo huyết áp, que gỗ khám họng... Với kinh nghiệm đã có, tôi xác định người cháu của bà bị sốt rét, một căn bệnh phổ biến ở vùng đất này. Tôi liền quay về Trạm lấy thêm dụng cụ xác định (test) sốt rét và thuốc điều trị rồi trở lại nhà bà cụ...”. Tuân thủ nguyên tắc “Người dân bị bệnh kêu lúc nào, ở đâu thì cán bộ y tế cũng phải đến”, Trạm xá quân - dân y Phước Thiện ở thôn Mười Mẫu, xã Phước Thiện thuộc Đồn Biên phòng Đác Quýt cũng để lại nhiều tình cảm đẹp trong lòng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn. Mới sáng sớm, để có thể chữa trị kịp thời cho cụ Điểu Thị Đinh (bị gai cột sống mãn tính), Đại úy, bác sĩ Vũ Văn Thống Trạm trưởng Trạm quân - dân y Phước Thiện đã chạy xe máy tới nhà cụ Đinh rồi chở cụ tới Trạm để khám và tiêm thuốc... Bác sĩ Thống tâm sự: "Bà con ở đây còn nghèo khổ, không ít gia đình chưa có nhà để ở mà còn sống trong chòi, còn du canh du cư, hái lượm... Vì vậy, đối với đồng bào, mình phải “thương thì thương cho trót”, bà con bị bệnh ở đâu và lúc nào thì mình cũng hết sức cố gắng chạy tới và xử lý kịp thời...". Sau khi được tiêm thuốc giảm đau, cụ Đinh cảm động: "Không chỉ già mà cả gia đình già đều biết ơn cán bộ lắm! Nhờ có cán bộ ở trạm xá mà vợ chồng già còn sống được, chứ tiền bạc đâu mà đi chữa bệnh". Còn già làng Điểu Dương ở xã Hưng Phước xúc động: Đến nay dù những hủ tục nguy hiểm đã vắng bóng, nhưng nếu không có cán bộ biên phòng và trạm xá quân - dân y thì cuộc sống bà con mình vẫn sẽ còn nhiều khốn khổ. Bà con ở vùng biên giới này rất cảm ơn Đảng, cảm ơn cán bộ". Chữa bệnh gắn với an dân Trạm xá quân - dân y Phước Thiện nằm lọt thỏm giữa những cánh rừng cao-su, muốn tới Trạm xá phải vượt qua con đường mới trải sỏi cấp phối ngoằn ngoèo gần 10 km, trước đó là đường đất đỏ, mưa thì sình lầy, nắng thì bụi mù trời… Nước sạch (giếng khoan) cũng mới có đầu năm nay mà phải sử dụng nhờ giếng khoan của trường tiểu học bên cạnh, trước đó sử dụng nước mưa hoặc nước ao, còn điện lưới thì có hơn một năm... Đại úy, bác sĩ Vũ Văn Thống là nhân sự y tế duy nhất được tăng cường từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An về trạm xá từ tháng 5-2013. Gia đình anh Thống ở huyện Quế Phong (Nghệ An). Do xa xôi và hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên hơn ba năm nay, vợ con chưa thể vào thăm anh được mà mỗi năm anh được về phép một hoặc hai lần. Trung úy Cao Văn Phương, dù gia đình ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước), nhưng nhà cách Trạm xá khoảng 40 km và do yêu cầu công việc nên anh cũng chỉ được về phép mỗi tháng một lần, có khi hai tháng mới được về. Vợ anh Phương cũng làm nhân viên y tế ở một trường mầm non nên rất đồng cảm với anh. Cùng với việc khám, chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc, các trạm xá quân - dân y cũng thường xuyên phối hợp hai trưởng trạm y tế xã tiêm chủng vắc-xin; vận động người dân ngủ trong mùng chống muỗi; tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách và quy định pháp luật... Bênh cạnh đó, Đội vận động quần chúng còn thường xuyên giúp dân trồng cũng như thu hoạch lúa, hoa màu, hồ tiêu...; giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai... Trong sáu tháng đầu năm nay, hai Đồn Biên phòng Hoàng Diệu và Đác Quýt còn vận động quần chúng triển khai tốt chương trình “Hũ gạo tình thương”, nhận đỡ đầu các em học sinh người dân tộc thiểu số nghèo hiếu học trên địa bàn… Nhờ vậy, những năm gần đây, tình hình an ninh chính trị, an ninh trật tự ở các xã biên giới của huyện Bù Đốp được giữ vững và bình yên. |
|
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/29873502-nhung-thay-thuoc-mang-quan-ham-xanh-o-bu-dop.html